Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Cách đọc báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 13 trang )

o
o

Định nghĩa chính xác báo cáo tài chính là gì ?
2. Các bước phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hiệu quả
 Bước 1: Ý KIẾN TỪ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
 Bước 2: CÁCH ĐỌC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
 Tài sản ngắn hạn
 Tài sản dài hạn
 Nợ phải trả
 Bước 4: CÁCH ĐỌC BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH
 Bước 5: CÁCH ĐỌC BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
 Hướng dẫn cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Cách vào ra của dòng tiền được thể hiện như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ?
 Phân tích các mục trên báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
 Các khoản biến động dòng tiền vào ra của doanh nghiệp
 Các chỉ số cần phân tích khi đánh giá dịng tiền hoạt động kinh doanh
 Phân tích các hạng mục trên dịng tiền thơng qua các hoạt động đầu tư
 Phân tích dịng tiền trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
 Bước 6: CÁC ĐỌC THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Định nghĩa chính xác báo cáo tài chính là gì ?
Theo cách hiểu dành cho những nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu, thì báo cáo tài chính được
hiểu là một tập hợp bảng biểu và các loại báo cáo thể hiện các chỉ số phản ánh thực trạng của
doanh nghiệp (Tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ…), khả năng sinh lời (Doanh thu, lợi nhuận, đầu tư tài
chính, hoạt động sản xuất kinh doanh….) cho các nhà đầu tư từ phía đơn vị kinh doanh và có sự
kiểm sốt của các đơn vị kiểm tốn. Báo cáo tài chính được cơng bố theo định kỳ vào cuối mỗi quý
và mỗi năm. Từ các kỳ công bố này, nhà đầu tư thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp để thực hiện đánh giá. Một bộ báo cáo tài chính hồn chỉnh bao gồm:








Báo cáo của Ban giám đốc cơng ty
Báo cáo của cơng ty kiểm tốn độc lập
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính.

2. Các bước phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp hiệu
quả
Bước 1: Ý KIẾN TỪ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Đây là hoạt động đầu tiên mà một nhà đầu tư cần thực hiện bởi vì một bộ báo cáo tài chính đã được
kiểm toán đánh giá theo 4 hướng là:





Chấp nhận tồn phần
Ngoại trừ
Khơng chấp nhận
Từ chối
Chính vì vậy, khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, ý kiến của đơn vị kiểm toán giúp bạn
đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính để phân tích cho phù hợp.



Kiểm toán sẽ nếu ý kiến theo 4 hướng trong báo cáo tài chính

Bước 2: CÁCH ĐỌC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN
Bảng cân đối kế tốn thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hay nói một cách đơn giản là thể
hiện nguồn lực của doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp thể hiện trên tài sản và nguồn vốn.
Phương trình cân bằng của bảng cân đối kế tốn là :
Tài sản ngắn + Tài sản dài hạn = Nợ + Vốn chủ sở hữu.
Trong đó, khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cụ thể là bảng cân đối kế toán, cần hiểu rõ
các khái niệm trong công thức tạo lập trên

Tài sản ngắn hạn
Là những loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng dưới 1 năm hoặc 1 chu
kỳ kinh doanh. Bao gồm:




Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất của
doanh nghiệp. Nếu tiền nhiều có nghĩa doanh nghiệp đang có hoạt động đều đặn tạo ra tiền mặt
nhưng cũng có thể doanh nghiệp đang chưa biết cơ cấu sử dụng tiền hợp lý. Theo Warren Buffet
thì tiền mặt nên chiếm ít nhất 10% nợ ngắn hạn và nên có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên,
cịn ít dần tiền mặt là nguy cơ mất ổn định.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Là số tiền mà khách hàng, hoặc nhà phân phối chưa thanh tốn
(Cịn nợ) cho doanh nghiệp. Khoản này nên được giảm dần, thể hiện công ty đang không bị
chiếm dụng vốn. Các doanh nghiệp lớn để bán được nhiều hàng có thể chiết khấu hoặc trả
chậm, nên nhà đầu tư cần đánh giá tỷ lệ khoản phải thu / doanh thu. Tỷ lệ khoản phải thu chiếm
dưới 30% doanh thu là tốt, từ 30 – 50% là chấp nhận được, nếu trên 50% là …. có vấn đề.








Hàng tồn kho: Là giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp. Đó có thể là nguyên vật liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm hoặc hàng hóa. Bạn cần đánh giá tỷ lệ giữa hàng tồn kho và doanh thu, nếu
ổn định thì rất tốt, nếu doanh thu giảm mà tồn kho tăng là một vấn đề nghiêm trọng cần đánh giá.
Khi đánh giá hàng tồn kho cần lưu tâm thêm về đặc tính của sản phẩm, sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh tốt thì hàng tồn kho ln ổn định (Coca)
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn khác gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế
và các khoản phải thu nhà nước.

Các loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

Tài sản dài hạn
Là những tài sản của doanh nghiệp có thời gian sử dụng trên 1 năm, khi phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp cần lưu ý tài sản cố định là một khoản mục rất quan trọng. Tài sản cố định bao gồm:









Tài sản hữu hình (Như máy móc thiết bị, nhà xưởng, máy tính). Phần tài sản này cần lưu ý về tỷ
lệ giữa tài sản hữu hìn
Tài sản vơ hình (Ví dụ: Bằng sáng chế, bản quyền, phát minh): Đặc biệt quan tâm đến quyền sử

dụng đất và các giá trị trên đất, bởi giá trị của đất có thể tăng và tạo ra khoản lợi nhuận lớn tiềm
ẩn. Giá trị vơ hình càng lớn, doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh.
Các khoản phải thu dài hạn
Bất động sản đầu tư (Phải dài hạn)
Đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dở dang dài hạn
Tài sản dài hạn khác


Các loại tài sản dài
hạn của doanh nghiệp

Nợ phải trả
Thể hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với các đối tác bên ngồi. Ví dụ như chủ nợ, nhà
nước, nhà cung cấp hay người lao động. Tương tự tài sản, nợ phải trả cũng được chia làm hai loại,
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn Là những khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính phải thanh
toán dưới 1 năm. Cần lưu ý đánh giá vòng quay khoản phải trả trong một thời gian ngắn. Đối với tổ
chức tài chính, ngân hàng nếu có nợ vay ngắn hạn cao thì nên tránh xa. Bao gồm:











Phải trả người bán ngắn hạn

Người mua trả tiền trước ngắn hạn
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Phải trả người lao động
Chi phí phải trả ngắn hạn
Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn
Phải trả ngắn hạn khác
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
Dự phịng phải trả ngắn hạn
Quỹ khen thưởng, phúc lợi


Nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp
Nợ dài hạn là những khoản nợ và nghĩa vụ tài chính được phép thanh tốn trên 1 năm. Khi phân
tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững thường có
rất ít hoặc khơng có nợ vay dài hạn, bởi vì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp rất cao, ổn định và
hoạt động kinh doanh luôn tạo ra dòng tiền dương đủ để tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình, kể
cả trong các trường hợp thâu tóm doanh nghiệp khác. Nhà đầu tư nên đánh giá nợ vay dài hạn của
doanh nghiệp trong 1 khoảng thời gian từ 5 – 10 năm. Nếu trong khoảng thời gian này, doanh
nghiệp sử dụng ít hoặc khơng có nợ vay mà vẫn có thể mở rộng kinh doanh chắc chắn doanh
nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn trong ngành. Trong trường hợp doanh nghiệp có nợ dài hạn lớn đi
kèm với nó cũng phải có dịng tiền mặt tạo ra lớn, ban lãnh đạo ưu tiên sử dụng tiền để trở nợ sớm
các khoản nợ dài hạn để tránh áp lực địn bẩy cho doanh nghiệp. Nếu có thể hãy ưu tiên những
doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm đủ để trả toàn bộ nợ vay dài hạn trong khoảng 3 – 4 năm
Bao gồm









Phải trả người bán dài hạn
Chi phí phải trả dài hạn
Doanh thu chưa thực hiện dài hạn
Phải trả dài hạn khác
Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
Thuế thu nhập hỗn lại phải trả
Dự phòng phải trả dài hạn

Nợ
dài hạn của doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu: là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong
công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.





Vốn góp chủ sở hữu: hay cịn gọi là vốn cổ phần, là số vốn thực tế được góp vào doanh nghiệp
Lợi nhuận chưa phân phối: Nếu trong năm tài chính, doanh nghiệp quyết định tái đầu tư thì phần
lợi nhuận giữ lại sẽ được chuyển từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào tài khoản này.
Hướng dẫn cách đọc bảng cân đối kế toán







Bước đầu tiên: Liệt kê những mục lớn trong phần tài sản và nguồn vốn để xác định phần lớn tài
sản doanh nghiệp đang tập trung ở đâu? Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp chủ yếu
đến từ nguồn nào ? Những sự thay đổi lớn đến từ những khoản mục này thường sẽ “cực kỳ
quan trọng” và thể hiện rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bước thứ hai: Hãy tính toán tỷ trọng các mục này trong tài sản và nguồn vốn, sự thay đổi của
các mục quan trọng này tại thời điểm báo cáo được lập.
Bước thứ ba: Ghi chú và gạch đỏ những mục chiếm tỷ trọng lớn hoặc có sự biến động lớn có
thể bất thường hoặc không bất thường tại thời điểm lập báo cáo.
Lưu ý: Trong q trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, vấn đề của nhà đầu tư khơng
phải chỉ nhìn vào các con số tuyệt đối, mà cần nhìn vào xu hướng đánh giá trong 3- 10 năm và có
sự so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành Một số chỉ số cần lưu ý khi phân tích bảng cân đối
kế toán:







Vốn lưu động: Vốn lưu động thuần âm cho thấy công ty đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản
dài hạn, từ đó dẫn đến mất cân bằng tài chính doanh nghiệp.
Hệ số nợ = Nợ / Tổng tài sản. Buffett ưa thích doanh nghiệp có hệ số nợ < 0.5 và càng thấp thì
càng tốt.
Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động ( tổng TS Ngắn hạn)/ Tổng nợ hiện hành
(hay tổng nợ ngắn hạn) . Nếu tỉ số này > 1 là tốt, > 2 rất tốt, < 1 là không tốt. Nhưng nó khơng
cho ta biết cơng ty có lợi thế cạnh tranh bền vững hay không.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / VCSH. Buffett thích cơng ty có hệ số này càng thấp
càng tốt. Và nếu hệ số này < 0.8 rất có khả năng đây là cơng ty có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Bước 4: CÁCH ĐỌC BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH

Bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn lực và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, còn bảng kết quả
kinh doanh thì thể hiện những con số về việc sử dụng các nguồn lực đó để sản sinh lợi nhuận (Hiệu
quả hoạt động). Cụ thể là báo cáo tổng kết doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo
kết quả kinh doanh chia hoạt động của doanh nghiệp thành 3 vấn đề chính:




Hoạt động kinh doanh chính (Hoạt động cốt lõi)
Hoạt động tài chính
Hoạt động khác
Cơng thức tổng qt: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Q trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp thì phần này đối với Trần Việt thì đơn thuần
chúng ta sẽ đánh giá xem doanh nghiệp đã tạo ra doanh thu như thế nào và việc kiểm sốt chi phí
ra sao. Một doanh nghiệp theo cơng thức trên muốn có lợi nhuận cao thì có duy nhất hai cách, một
là tạo ra doanh thu lớn hơn, hai là giảm được chi phí hoạt động để tạo ra lợi thế. Hoạt động kinh


doanh chính bao gồm các khoản mục:



Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là doanh thu từ hoạt động kinh doanh
“nòng cốt” của doanh nghiệp (sau khi trừ các Khoản giảm trừ doanh thu). Thông thường, đây là
hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu.
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
(Chiết khấu bán hàng, Hàng bán phải trả lại, Giảm giá hàng bán, Thuế gián thu)















Giá vốn bán hàng: Giá vốn bán hàng chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp liên quan tới nguyên liệu
thơ, nhân cơng và chi phí vận chuyển nhằm tạo ra doanh thu cho mặt hàng kinh doanh chính của
Doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng: Sau khi lấy doanh thu bán hàng trừ đi chi phí giá vốn
hàng bán, ta sẽ thu được Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Khoản mục này sẽ cho biết khả năng
sinh lời của doanh nghiệp trước khi tính tới các chi phí hoạt động và các chi phí khác.
Chi phí hoạt động: Chi phí này bao gồm các chi phí như chi phí quản lý và vận hành, chi phí
bán hàng, chi phí nhân cơng và các chi phí khác cần thiết để duy trì hoạt động liên tục của doanh
nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tạo lợi nhuận từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận từ các hoạt động cốt lõi của
đơn vị chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng lợi nhuận thì chất lượng của lợi nhuận càng cao và
càng bền vững.
Chi phí lãi vay: Để duy trì hoạt động liên tục, các doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vay được tài trợ
từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Chi phí lãi vay là tồn bộ chi phí lãi mà Doanh
nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong kỳ kinh doanh mà BC Kết quả hoạt động kinh doanh ghi
nhận.
Lợi nhuận trước thuế: Khoản thu nhập trước khi phải nộp thuế cho các cơ quan quản lý.
Thuế thu nhập và lợi nhuận sau thuế: Sau khi nộp thuế cho cơ quan quản lý, phần cịn lại

chính là Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính đó.


Note 1: Cách đọc sẽ được thực hiện từ trên xuống dưới, theo phương pháp trừ để tính ra lợi nhuận
ròng của doanh nghiệp. Cụ thể







Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu = Doanh thu thuần
Doanh thu thuần – Giá vốn = Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp – Chi phí hoạt động = Lợi nhuận từ Hoạt động kinh doanh (Lưu ý lợi nhuận hoạt
động kinh doanh có thể cộng thêm các lợi nhuận từ hoạt động tài chính, hoạt động khác để tạo
thành)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh – Chi phí lãi vay = Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế – Thuế = Lợi nhuận sau thuế
Note 2: Các chỉ số đặc biệt quan tâm trên báo cáo kết quả kinh doanh ảnh hưởng đến q trình
phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp







Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận từ HĐKD / Doanh thu thuần

Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
EPS (Thu nhập trên một cổ phần) = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức trả cổ đông) / Số lượng cổ
phiếu đang lưu hành
P/E (Chỉ số giá trên thu nhập) = Giá thị trường / EPS
Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp Về mặt nguyên tắc, khi doanh nghiệp tạo ra dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh chính, để tối ưu hóa lợi nhuận theo ngun tắc khơng để dịng tiền nằm im
mà ln vận chuyển. Các doanh nghiệp thực hiện thêm các hoạt động tài chính như mua trái phiếu,
chứng khốn, lãi tiền gửi, chênh lệch tỷ giá … để gia tăng thu nhập. Hoạt động tài chính bao gồm:




Doanh thu tài chính từ các nguồn như lãi gửi, lãi từ đầu tư tài chính (trái phiếu, chứng khốn), lãi
từ chênh lệch tỷ giá….
Chi phí tài chính gồm có chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản đầu tư tài chính
phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp
Phần hoạt động tài chính này thường được hạch tốn song song với lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh để tính ra tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Khi xem xét đánh giá giữa hoạt
động tài chính và hoạt động kinh doanh, bạn cần xem xét tỷ trọng của 2 hoạt động này. Một doanh
nghiệp bền vững là doanh nghiệp tập trung và có lợi nhuận chính từ hoạt động kinh doanh chính ,
cốt lõi.
Hướng dẫn các bước độc báo cáo kết quả kinh doanh
Mục tiêu: Theo dõi sự biến động giữa các chỉ số có tỷ trọng lớn.





Bước 1: Tách riêng doanh thu và chi phí
Bước 2: Tính tốn tỷ trọng của từng doanh thu trong tổng doanh thu, tỷ trọng chi phí trong tổng

chi phí và sự thay đổi của chúng so với cùng kỳ
Bước 3: Đánh giá sự thay đổi.

Bước 5: CÁCH ĐỌC BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


Nếu như bảng cân đối kế toán thể hiện cơ cấu tài sản và vốn của doanh nghiệp, bảng báo cáo kết
quả kinh doanh thể hiện hiệu quả hoạt động, thì bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dịng tiền
ra vào trong một doanh nghiệp khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Có thể lấy ví dụ về
dòng tiền như thế này để bạn hiểu, trên báo cáo kết quả kinh doanh thì doanh thu và lợi nhuận sẽ
được doanh nghiệp ghi nhận ngay khi bán hàng, kể cả chưa nhận được tiền từ khách hàng và
ngược lại doanh nghiệp cũng có thể chưa thanh tốn hết tiền nhưng đã có hàng để bán. Hiểu nơm
na là mua chịu, bán nợ là như vậy. Nếu việc quản trị dịng tiền khơng tốt, việc mua chịu bán nợ có tỷ
lệ q cao thì việc doanh thu, lợi nhuận kê của doanh nghiệp ở hai báo cáo kia sẽ không thể hiện
được nhiều.

Hướng dẫn cách đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ có 3 phần chính:






Dịng tiền từ hoạt động kinh doanh: Là dịng tiền phát sinh trong q trình giao dịch với đối tác
hoặc khách hàng, người lao động hoăc chi trả các chi phí lãi vay, các khoản thuế cho nhà nước.
Khoản này là các doanh nghiệp tập trung vào nhất bởi nó sẽ thể hiện các hoạt động cốt lõi, nên
việc điều chỉnh, bút toán sẽ tập trung vào phần này.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư : là dịng tiền vào và dịng tiền ra có liên quan đến hoạt động
đầu tư, mua sắm, thanh lý tài sản cố định hoặc các tài sản dài hạn khác. Dòng tiền này khó bị

làm giả do các giao dịch từ hoạt động đầu tư khơng có nhiều, mua/bán tài sản cố định một năm
khơng nhiều, và các chứng từ ít và kiểm tốn có thể kiểm tra kỹ các khoản này. Tuy nhiên cũng
phải lưu ý trường hợp một số doanh nghiệp đẩy báo cáo lưu chuyển từ hoạt động đầu tư sang
hoạt động kinh doanh để dòng tiền kinh doanh đẹp hơn.
Dịng tiền từ hoạt động tài chính: Liên quan đến việc tăng giảm vốn chủ sở hữu, (Vốn góp mới,
phát hành cổ phiếu, trái phiếu, cổ tức cho cổ đông) và vay nợ (Chi trả nợ gốc vay, hay vay nợ
mới nhận được) . Phần này khó bị làm giả do chỉ có các khoản vay/trả nợ với ngân hàng (nếu
kiểm tốn làm tốt thì rất khó làm giả khoản này vì phải đối chiếu chứng từ), các khoản trả cổ
tức/góp vốn cũng tương tự khó bị làm giả.

Cách vào ra của dòng tiền được thể hiện như thế nào trên báo cáo lưu
chuyển tiền tệ?


Khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong q trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp , thì
dịng tiền ra sẽ là một có số âm (Được để trong ngoặc đơn) đi kèm với các từ ngữ như tiền để chi
trả, đã trả


Cách thể hiện dòng
tiền ra của báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Dịng tiền vào sẽ được thể hiện thơng qua các từ ngữ như tiền thu từ…, tiền nhận được… ” và
khơng có dấu ngoặc đơn, số tiền là dương.

Phân tích các mục trên báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh.






Lợi nhuận trước thuế: Thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều chỉnh cho các khoản: Đây là những khoản mục khơng làm phát sinh dịng tiền ra vào.
Khấu hao tài sản cố định: Đây là số tiền mua sắm tài sản cố định thực chất đã được chi trả ra
từ lâu. Trong quá trình sử dụng, tài sản đó được trích khấu hao theo hàng năm. Như vậy, chi phí
khấu hao là có những các khoản tiền khơng chảy ra bên ngồi, do đó được cộng bổ sung vào lợi
nhuận trước thuế.







Khoản dự phịng chính là các chi phí dự phịng được doanh nghiệp trích lập nhưng thực tế là
khơng chi
Lỗ / (Lãi) chênh lệch tỷ giá xuất phát từ việc tỷ giá đồng ngoại tệ thay đổi. Giả sử lúc doanh
nghiệp nhận tiền trả USD là 1000 USD, mỗi USD là 23.000 thì nếu tỷ giá tăng lên 25.000 thì
khoản chênh lệch 2000 này chính là chênh lệch tỷ giá.
Chi phí lãi vay: Đây là dịng tiền ra, tuy nhiên đã được trừ khi tính lợi nhuận của doanh nghiệp,
thể hiện ở chi phí tài chính trên báo cáo kết quả kinh doanh, nên sẽ được cộng trở lại.
Cộng tất cả các khoản trên chúng ta được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu
động. Note: Theo quan điểm của Trần Việt thì trong các hạng mục trên, khi phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp chúng ta vẫn tiếp tục để ý các khoản mục tăng trưởng hoặc giảm đi một cách
bất thường, trong đó đặc biệt là phần khấu hao TSCĐ. Khoản mục này cho thấy với tài sản cố định
của doanh nghiệp, thì hàng năm doanh nghiệp cần bao nhiêu tiền để duy trì các hoạt động.

Các khoản biến động dịng tiền vào ra của doanh nghiệp










Biến động các khoản phải thu: Sự tăng lên hay giảm đi của các khoản phải thu ngắn hạn hoặc
dài hạn của doanh nghiệp
Biến động hàng tồn kho:
Biến động các khoản phải trả và nợ phải trả khác
Biến động chi phí trả trước
Tiền lãi vay đã trả
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
Tiền chi cho các hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển thuần từ các hoạt động kinh doanh.

Các chỉ số cần phân tích khi đánh giá dịng tiền hoạt động kinh doanh
Khi chúng ta đọc các số liệu, chúng ta cần rèn luyện để hình thành tư duy tính tương quan ra các
chỉ số quan trọng để đánh giá xem có vấn đề gì bất thường trong hoạt động lưu chuyển tiền tệ của
doanh nghiệp không. Cụ thể có một số chỉ số cần lưu ý khi đánh giá dịng tiền thơng qua hoạt động
kinh doanh




Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh = Lưu chuyển tiền từ HĐKD/ Tổng lưu
chuyển tiền

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh = Dòng tiền thu từ HĐKD / Tổng dòng tiền thu
từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh = Dòng tiền chi từ HĐKD / Tổng dòng tiền chi
từ các hoạt động.
Như vậy, dòng tiền của một doanh nghiệp cần tập trung chú ý dòng tiền của hoạt động kinh doanh
cốt lõi, thu và chi của doanh nghiệp trong các hoạt động này.

Phân tích các hạng mục trên dịng tiền thông qua các hoạt động đầu tư


Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài sản cố định,
đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính. Các hạng mục của dòng tiền trong hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp bao gồm: – Tiền chi mua sắm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. – Tiền thu
do thanh lí, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. – Tiền chi cho vay hoặc mua các công
cụ nợ, trừ những công cụ nợ được coi là tương đương tiền. – Tiền thu hồi lại vốn cho vay hoặc bán
các công cụ nợ, trừ những công cụ nợ được coi là tương đương tiền. – Tiền chi góp vốn đầu tư vào
đơn vị khác – Tiền thu hồi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác – Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi
nhuận được chia
Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư (Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư) = Dòng
tiền thu vào từ hoạt động đầu tư – Dòng tiền chi ra của hoạt động đầu tư
– Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương thể hiện đầu tư của doanh nghiệp bị thu hẹp vì doanh
nghiệp đã bán bớt tài sản cố định hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính. Tiền thu từ hoạt động
đầu tư có thể dùng để bù đắp sự thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh, để trả nợ vay hoặc để trả cổ
tức. – Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm thể hiện doanh nghiệp mở rộng đầu tư, do doanh
nghiệp phải chi tiền ra để mua sắm xây dựng thêm tài sản cố định hoặc gia tăng đầu tư vốn ra bên
ngồi.

Phân tích dịng tiền trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Dịng tiền từ hoạt động tài chính là dịng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra sự thay đổi kết cấu

và qui mô của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Dịng tiền từ hoạt động tài chính bao gồm: – Tiền thu từ vốn góp của chủ sở hữu – Tiền chi trả vốn
góp cho các chủ sở hữu, kể cả tiền chi mua cổ phiếu quĩ – Tiền thu từ các khoản vay ngắn và dài
hạn – Tiền chi trả nợ gốc vay ngắn và dài hạn – Tiền chi trả nợ thuê tài chính – Cổ tức, lợi nhuận đã
trả cho các chủ sở hữu


Dịng tiền thuần từ hoạt động tài chính = Dịng tiền thu từ hoạt động tài chính – Dịng tiền chi
cho hoạt động tài chính
Ý nghĩa của Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đo lường lượng vốn được cung ứng từ
bên ngoài sau khi trừ lượng vốn từ doanh nghiệp ra bên ngoài. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
tài chính dương (> 0) thể hiện doanh nghiệp đã được tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp phải huy
động thêm vốn bằng cách đi vay hoặc tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu.

Bước 6: CÁC ĐỌC THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Thuyết minh Báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung các thơng tin về tình hình hoạt
động, tình hình tài chính, cung ứng – kinh doanh cũng như kết quả marketing của một doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo mà những bản báo cáo khác không thể mô tả rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu
tư hiểu rõ và chuẩn xác hơn về tình hình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
Một bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm có:









Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
Kỳ kế tốn, tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán.
Các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đang áp dụng.
Các chính sách kế tốn áp dụng.
Thơng tin bổ sung cho những khoản mục được trình bày trong bảng cân đối kế tốn.
Thơng tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong báo cáo kết quả HĐKD.
Thơng tin bổ sung cho khoản mục được trình trong BCTC lưu chuyển tiền tệ.
Khi đọc thuyết minh báo cáo tài chính, chúng ta cần tập trung đọc về đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp để xác định hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Sau đó tập trung vào việc phân
tích các chỉ số bất thường, chiếm tỷ trọng lớn của bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một lưu ý nhỏ khi đọc thuyết minh báo cáo tài chính đó là
thường các doanh nghiệp sẽ làm ở mức tối thiểu theo quy định của pháp luật, nên nhà đầu tư cần
có sự tìm hiểu thêm từ các nguồn khác.



×