Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh nghiệm giảng dạy môn học Kế toán chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.33 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm giảng dạy mơn học Kế tốn chi phí
Hồng Huy Cường
Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TPHCM

Tóm tắt
Mơn Kế tốn chi phí là mơn học tập trung vào việc phân loại chi phí, tập
hợp chi phí, phân bổ chi phí và tính giá thành theo các đối tượng như sản phẩm,
bộ phận, khách hàng... Thông tin kế tốn chi phí xử lý và cung cấp cho hai mục
tiêu cơ bản, đó là: (a) cho đối tượng bên ngồi, đó chính là thơng tin trình bày
trên các BCTC và (b) cho đối tượng bên trong doanh nghiệp để ra các quyết định
quản trị nội bộ. Bài viết này chia sẻ một số vấn đề trong quá trình giảng dạy mà
chúng tơi tin rằng chúng hữu ích giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập của
mình. Cụ thể, các nội dung được trao đổi bao gồm: Việc lựa chọn phương pháp
giảng dạy, cách thức trình bày bài thuyết giảng, đánh giá kết quả học tập và khơi
gợi khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Từ khóa: Giảng dạy, Kế tốn chi phí

1. Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp cho mỗi lớp
Buổi giảng đầu tiên chúng tơi thường thăm dị khả năng nắm bắt vấn đề
của lớp để nhận biết được khả năng tiếp thu của lớp, từ đó chúng tơi có cách
giảng dạy phù hợp cho từng lớp, hệ học. Cách giảng dạy phù hợp chủ yếu dành
cho các lớp đó bao gồm: tốc độ giảng nhanh hay chậm, cách tiếp cận và giải
thích các nội dung môn học như thế nào cho hiệu quả. Sau khi nhận diện được
khả năng của lớp, chúng tơi tiến hành chia nhóm. Các nhóm này sẽ có nhiệm vụ
trả lời các câu hỏi khi giáo viên đặt ra, làm bài tập và sửa bài tập mà giáo viên đã
phân cơng. Các nhóm tích cực sẽ có điểm khuyến khích, thường đó là điểm cộng
vào bài kiểm tra giữa kỳ.

54



2. Cách thức trình bày bài thuyết giảng
Chúng tơi trình bày bài giảng chủ yếu thơng qua việc trình chiếu slide,
các slide chứa các nội dung cơ bản của môn học, các nội dung này được trình
bày ngắn gọn, chúng tơi giải thích kỹ lưỡng nội dung trên slide, sau đó là các ví
dụ minh hoạ kèm theo. Các ví dụ minh hoạ thường gắn chặt với nội dung môn
học giúp sinh viên hiểu và thực hành. Thường là cá nhân hoặc nhóm sẽ giải các
ví dụ này, sau đó chúng tơi sẽ phân tích, chỉnh sửa và kết luận. Khi giải thích các
nội dung thường gắn với ví dụ minh hoạ, chúng thường cho ví dụ gần gũi với
sinh viên giúp sinh viên dễ hiểu vấn đề, chẳng hạn khi giải thích về vấn đề “kế
tốn bộ phận phục vụ”, chúng tôi đặt câu hỏi Trường Đại học Mở TPHCM có
những bộ phận phục vụ nào? Sau đó chúng tơi mới bắt đầu cho ví dụ bộ phận
phục vụ liên quan tới một số doanh nghiệp.
Các định nghĩa, khái niệm cơ bản và quan trọng thì chúng tơi nhấn mạnh
và cho nhiều ví dụ minh hoạ để sinh viên hiểu rõ vấn đề hơn.Những nội dung
khó diễn đạt bằng lời, chúng tơi vẽ những mơ hình, sơ đồ từ đó phân tích vấn đề
giúp sinh viên hiểu rỏ được bản chất vấn đề. Chẳng hạn như nội dung “tính sản
lượng hồn thành tương theo phương pháp trung bình và FIFO”, chúng tơi vẽ sơ
đồ minh hoạ và giải thích cách tính trên sơ đồ theo hai phương pháp để sinh viên
tiếp cận trực quan và do đó dễ hiểu hơn so với chỉ giải thích bằng lời. Các sơ đồ
minh hoạ đơn giản chúng tôi sử dụng phấn bảng, cịn những sơ đồ phức tạp sẽ vẽ
trên slide. Ngồi ra, một số từ ngữ, nội dung dễ nhầm lẫn chúng tơi cho ví dụ để
sinh viên dễ phân biệt, chẳng hạn như “loại sản phẩm khác nhau” và “các sản
phẩm có quy cách, kiểu dáng khác nhau”, để phân biệt hai khái niệm này chúng
tơi cho ví dụ thực tế về công ty sản xuất nước giải khát để sinh viên nhận biết,
theo đó sản phẩm nước giải khát Trà Xanh và nước tăng lực Numberone là hai
“loại sản phẩm khác nhau”. Nước tăng lực đóng chai và nước tăng lực dạng lon
hoặc nước tăng lực đóng chai theo các dung tích khác nhau là “các sản phẩm có
quy cách, kiểu dáng khác nhau”.
Mục tiêu môn học là vấn đề quan trọng mà sinh viên phải đạt được, sau
khi giảng xong nội dung gì, nội dung đó đã giải quyết mục tiêu học tập nào,

chúng tôi thường đặt một số câu hỏi hoặc tổng kết lại nội dung đã học để sinh
viên nắm chắc vấn đề. Tương tự như vậy, sau khi kết thúc chương chúng tôi
cũng tổng kết lại toàn bộ các mục tiêu học tập để sinh viên nhìn nhận lại tồn bộ
chương. Đầu mỗi buổi học, hoặc sang chương tiếp theo, chúng tôi thường nhắc
lại những kiến thức cốt lõi của bài, chương hôm trước, sau đó liên kết với nội
dung bài học hơm nay. Bài tập cuối chương sẽ giao cho các nhóm trong lớp, tới
giờ sửa bài tập các nhóm sẽ lên bảng sửa bài tập và giáo viên sẽ nhận xét và
55


đánh giá. Các bài tập khó, câu hỏi khó, hoặc ví dụ khó chúng tơi thường gợi ý
giúp sinh viên định hướng vấn đề, để từ đó có cách giải quyết tốt nhất. Khi giải
thích vấn đề gì chúng tơi ln giải thích vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết chứ
không dựa trên quan điểm, kinh nghiệm thực tế một cơng ty nào đó.Tuy nhiên,
lấy một ví dụ thực tế tại một công ty phù hợp với lý thuyết cũng được sử dụng
để làm tăng sức sống cho bài giảng.
Nội dung bài giảng được trình bày bằng cơng cụ phấn bảng thường là
những nội dung mang tính thực hành, chẳng hạn như tập hợp chi phí sản xuất,
tổng hợp và kết chuyển chi phí sản xuất. Diễn đạt những vấn đề khó, mang tính
trừu tượng thì chúng tơi cũng sử dụng phấn bảng để hỗ trợ thêm để sinh viên dễ
nắm bắt vấn đề, chẳng hạn như phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ, lựa
chọncác phương pháp tính giá thành thì chúng tơi cũng giải thích kỹ điều kiện
vận dụng của từng phương pháp, cách thức lựa chọn phương pháp, để từ đó có
thể áp dụng trong thực tế trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp.
3. Đánh giá kết quả học tập
Đánh giá môn học được chia thành hai đợt, đợt 1 là kiểm tra giữa kỳ
chiếm 40% số điểm môn học. Điểm kiểm tra giữa kỳ sẽ được cộng điểm khuyến
khích cho một số cá nhân, nhóm có thành tích tốt trong q trình học tập trên
lớp. Nội dung kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận được rải đều trong
các nội dung đã học. Đợt thứ 2 là thi cuối kỳ chiếm 60% số điểm môn học, nội

dung thi cuối kỳ dưới hình thức trắc nghiệm và tự luận được rải đều trong tồn
bộ chương trình học, nhưng nội chủ yếu là những nội dung chưa được đánh giá ở
đợt 1.
4. Khơi gợi khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
Chúng tôi cho rằng cần khơi gợi khả năng tự học, tự tìm hiểu về kiến thức
mới của mơn học. Để đạt được điều này, chúng tôi giới thiệu những vấn đề mới
về môn học cho sinh viên để sinh viên tìm kiếm tài liệu và đọc thêm kiến thức
mơn học. Ví dụ, chúng tơi giới thiệu cho sinh viên các tài liệu sau:
• Hướng dẫn “Evaluating and Improving Costing in Organizations” được
Liên đồn Kế tốn quốc tế (IFAC) cơng bố hướng dẫn vào tháng 7 năm
2009. Hướng dẫn này đưa ra các nguyên tắc về đo lường, tập hợp và phân
bổ chi phí, nguồn lực tới các đối tượng chịu chi phí, từ đó các cấu trúc và
hoạt động của doanh nghiệp được giải thích, hiểu một cách thấu đáo và
cải tiến liên tục. Các nguyên tắc chi phí trong hướng dẫn này được áp

56


dụng cho mục đích báo cáo bên ngồi và cho mục đích ra các quyết định
quản trị bên trong nội bộ doanh nghiệp.
• Hướng dẫn “Evaluating the Costing Journey: A Costing Levels
Continuum Maturity Model” cũng do IFAC công bố cùng thời điểm, đưa
ra 12 cấp độ phát triển của hệ thống kế tốn chi phí, từ cấp độ đơn giản
cho tới cấp độ cao nhất. Mức độ cao nhất thì thơng tin chi phí sẽ giúp nhà
quản trị ra các quyết định hợp lý. Hướng dẫn này được cập nhật phiên bản
2.0 vào tháng 12 năm 2013.
• Cơng bố “Generally Accepted Cost Accounting Principles (GACAP)” do
Viện Kế Tốn Chi Phí Ấn Độ (ICAI) ban hành vào tháng 6 năm 2011.
GACAP được xem là các nguyên tắc kế chi phí chung được thừa nhận
được áp dụng cho các doanh nghiệp ở Ấn Độ, là cơ sở để phát triển các

chuẩn mực kế tốn chi phí, là nguồn tư liệu quan trọng cho doanh nghiệp
và các nhà thực tiễn soạn thảo các báo cáo chi phí, cung cấp nguồn tư liệu
cho cổ đơng đọc hiểu các báo cáo chi phí.
• Bộ chuẩn mực kế tốn chi phí “Cost Accounting Standard” (CAS), do
Hội Đồng Chuẩn Mực Kế Tốn Chi Phí Ấn Độ (CASB) ban hành từ năm
2001 đến nay, và các hướng dẫn “Guidance Note on Cost Accounting
Standard”…
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng giới thiệu một số vấn đề mà các nhà khoa
học hiện nay đang quan tâm và một số hướng nghiên cứu trong lĩnh vực này
giúp những sinh viên có khả năng nghiên cứu tìm hiểu và phát triển khả năng
của mình.
5. Kết luận
Trên đây là những cơng việc chúng tơi đã làm, một số kinh nghiệm mà
chúng tôi rút ra trong thực tế. Các nội dung mang tính chủ quan của người viết,
cần tiếp tục trao đổi thêm để hoàn thiện và có thể ứng dụng rộng rãi hơn.

57



×