Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế vào ví dụ trong giảng dạy môn Kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.27 KB, 5 trang )

Kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế
vào ví dụ trong giảng dạy mơn kiểm tốn.
Phạm Minh Vương
Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TPHCM

Đinh Thị Thu Hiền
Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TPHCM

Tóm tắt
Giảng dạy là thay đổi. Thay đổi tư duy và nhận thức của người học để từ
đó hình thành kỹ năng hoặc kiến thức mới. Việc thay đổi này không phải do
ngẫu nhiên và tính chất của việc thay đổi sẽ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng
học. Giảng dạy không phải là năng khiếu bẩm sinh mà cần có q trình hình
thành (Bruner, 2002). Người giảng viên giỏi là người biết hồn thiện kiến thức
và kỹ năng trong q trình cố gắng khơng ngừng. Có nhận định cho rằng một
trong những tiền đề quan trọng để trở thành người giảng viên giỏi là việc thấu
hiểu quá trình dạy và học (Sequeira, 2012). Điều này có thể đưa đến cái nhìn tốt
hơn về nghề giáo nói chung cũng như của q trình giáo dục nói riêng. Vai trị
truyền thống của người thầy là nguồn cung cấp tri thức; có thể hình dung về vai
trị truyền thống này với hình ảnh học trị ngồi thành hàng và lắng nghe các kiến
thức được truyền thụ bởi người thầy cùng với các minh họa trên phấn trắng và
bảng đen. Điều này ngày nay khơng cịn đúng. Vai trò của người thầy hiện đại
nên là người hỗ trợ, người cố vấn cho người học để việc học trở nên dễ dàng. Có
nhiều phương thức để giúp việc học dễ dàng hơn từ việc thiết kế slide bài giảng
hấp dẫn đến việc đưa tình huống thực tế vào nội dung giảng dạy. Bài viết này
nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong việc đưa tình huống thực tế vào giảng
dạy mơn kiểm tốn.
Từ khóa: Phương pháp giảng dạy; Kiểm tốn; Nghiên cứu Tình huống.

1. Tổng quan
Kiểm tốn là môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhằm


giúp người học nắm bắt được các khía cạnh, u cầu của ngành nghề kiểm tốn.
Đặc điểm của mơn học này mang tính chất ngành nghề và điều này khiến cho
63


việc tìm hiểu và học tập gặp khó khăn, đặc biệt với người học chưa có kinh
nghiệm thực tế. Do đó, nhiệm vụ của người giảng viên là lồng ghép các tình
huống thực tế vào bài giảng để tăng tính minh họa cũng như tính hấp dẫn. Các
tình huống thực tế có thể đến từ kinh nghiệm nghề nghiệp hoặc đến từ việc tham
khảo các tình huống thực tế của các giảng viên có kinh nghiệm khác. Một điều
có thể nhận ra rằng việc có kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế là một lợi điểm cho
việc giảng dạy nói chung và cho việc giảng dạy mơn kiểm tốn nói riêng. Một
trong những lợi điểm chính của việc đưa tình huống thực tế vào bài giảng là sự
tăng cường khả năng phân tích của người học (Ruder, 2006) – đây cũng là một
trong những kỹ năng mềm thiết thực cho quá trình làm việc trong tương lai. Tuy
nhiên, các tình huống, ví dụ thực tế cần được đưa vào nội dung giảng dạy theo
một nguyên tắc nhất định nếu không muốn gây phản tác dụng.
Các tình huống thực tế đưa ra cần nhắm vào mục tiêu của bài giảng và
thông thường có ba loại tình huống thực tế: tình huống thực tế dùng để minh họa
về các khái niệm trừu tượng, tình huống thực tế mang tính khái qt và tình
huống thực tế phục vụ việc thảo luận. Phần dưới đây sẽ thảo luận về từng loại
tình huống nói trên.
2. Tình huống thực tế để minh họa về các khái niệm trừu tượng
Rất nhiều thuật ngữ giảng dạy trong môn kiểm tốn mang tính trừu tượng
và khó nắm bắt. Tuy nhiên, việc hiểu các thuật ngữ này chính là một trong
những mục tiêu cơ bản của mơn học. Bài tốn này có thể giải quyết bằng các
tình huống thực tế minh họa. Chẳng hạn như trong trường hợp sau. Một trong
các thuật ngữ được đánh giá khó hiểu thuộc dạng bậc nhất trong mơn kiểm tốn
là “kiểm sốt nội bộ”. Kiểm sốt nội bộ được định nghĩa là một q trình được
thiết kế và vận hành bởi con người trong một tổ chức nhằm đảm bảo hợp lý việc

đạt được ba mục tiêu cơ bản về hoat động hữu hiệu và hiệu quả, độ tin cậy thơng
tin và tính tn thủ phát luật và các quy định của tổ chức đó (Vũ Hữu Đức và
cộng sự, 2011). Đây là một khái niệm rắc rối và gây khó hiểu cho người học.
Khái niệm này có thể được tiếp thu tốt hơn nếu giảng viên sử dụng một tình
huống thực tế để minh họa. Kiểm sốt nội bộ thực chất là nói đến các quy định,
chính sách và quy trình trong bất kỳ một đơn vị nào. Do đó, giảng viên có thể sử
dụng một tình huống thực tế gần gũi để giải thích về thuật ngữ này. Một trong số
đó là quy định về việc mang thẻ sinh viên, học viên khi đến lớp. Quy định này
nhằm giúp trường đại học đảm bảo việc hạn chế các đối tượng không phải là
sinh viên và học viên vào lớp học từ đó có thể hạn chế các tổn thất về tài sản và
giúp cho các lớp học diễn ra hiệu quả. Rõ ràng, với việc sử dụng tình huống thực

64


tế gần gũi như kể trên có thể giúp cho người học phần nào nắm bắt được các
khái niệm trừu tượng trong mơn kiểm tốn một cách tốt hơn.
Cách sử dụng tình huống loại này khơng mất nhiều thời gian trên lớp.
Điều cần thiết là giảng viên cần chuẩn bị chu đáo cho ví dụ sẽ đưa ra. Tránh các
ví dụ quá phức tạp hoặc không liên quan mật thiết với khái niệm sẽ làm người
học sao lãng và không hiểu được khái niệm. Ví dụ có thể điều chỉnh theo đặc
điểm của người học để họ thích thú hơn. Chẳng hạn, khi giảng cho các sinh viên
ngành ngân hàng, một ví dụ về lĩnh vực ngận hàng có thể thu hút hơn sự quan
tâm của người học.
3. Tình huống thực tế mang tính khái qt
Có nghiên cứu đã chỉ ra một trong mười một tiêu chí của một tình huống
tốt, đó là “Một tình huống có tính khái qt”. Hiện nay, hầu hết phương pháp ôn
tập truyền thống củng cố lý thuyết cũng chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn tổng hợp,
khái quát hóa các nội dung lý thuyết đã truyền thụ, trên cơ sở đó giúp sinh viên
khắc họa lại các lý thuyết đã được học. Do vậy, sau mỗi chương lý thuyết thì

giảng viên cũng cần giúp sinh viên có thể hiểu kỹ hơn về bài học bằng cách đưa
ra tình huống thực tế khái quát được nội dung của chương. Đây là một tình
huống đã được đưa vào trong mơn học kiểm tốn: “Tại ngày 10/01/2015, Cơng
ty kiểm tốn An Bình ký hợp đồng với Cơng ty Nam Hà thực hiện kiểm toán
BCTC kết thúc ngày 31/12/2014 nên KTV đã không thực hiện được chứng kiến
kiểm kê Hàng tồn kho tại ngày 31/12/2014. Trong quá trình kiểm tốn KTV An
phát hiện Cơng ty A khơng trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho vì cho rằng
cơng ty đang thua lỗ vì vậy Ban giám đốc khơng đồng ý trích lập dự phịng”.
Kèm theo tình huống trên là câu hỏi về loại báo cáo kiểm toán được phát hành.
Thơng thường, giảng viên có thể gợi nhớ lại lý thuyết cho sinh viên về các loại ý
kiến trên báo cáo kiểm toán bao gồm những loại ý kiến nào, trong trường hợp
nào thì phát hành loại ý kiến báo cáo kiểm tốn đó. Từ đó có thể giúp sinh viên
có thể nhớ và vận dụng vào tính huống thực tế để giải quyết. Tình huống trên
chứng minh mang lại hiệu quả trong thực tế giảng dạy. Người học rất tích cực tư
duy ứng dụng quy định của Chuẩn mực vào giải quyết tình huống thực tế của
cơng việc kiểm tốn.
Tình huống mang tính khái qt nên đưa ra vào cuối chương hoặc sau
một phần của chương khi kiến thức truyền đạt đã đạt được một mức đáng kể.
Lượng thời gian sử dụng trong loại tình huống này nhiều hơn loại thứ nhất
nhưng rất xứng đáng vì lợi ích của nó trong hệ thống hóa kiến thức và giúp
người học vận dụng chúng ở những mức độ khác nhau và bước đầu chuyển
65


thành hiểu biết của chính mình. Cần lưu ý tính kết nối của các khái niệm trong
loại tình huống này để người học có một cái nhìn bao qt nhất.
4. Tình huống thực tế phục vụ việc thảo luận
Ngồi ra, giảng viên có thể tiến hành theo phương pháp thảo luận nhóm
và phản biện. Giảng viên dành thời gian khoảng 5-10 phút để sinh viên thảo
luận, sau đó các nhóm lên trình bày và các nhóm khác phản biện. Chúng ta có

thể xem xét một tình huống cụ thể. Sau phần lý thuyết về cơ cấu của hệ thống
kiểm soát nội bộ tiếp cận theo COSO (một tổ chức chuyên nghiên cứu về hệ
thống kiểm soát nội bộ), giảng viên có thể đưa ra một tình huống thực tế về hệ
thống kiểm soát nội bộ tại một doanh nghiệp như sau:
Hoạt động xuất hóa đơn của cơng ty An Đạt được nhân viên mơ tả như
sau: Nhân viên phịng bán hàng lập hóa đơn làm 3 liên dựa vào đơn đặt hàng
của khách hàng gởi tới.
+ Liên 1 và 3: lưu tại cuốn và chuyển cho phịng kế tốn hạch tốn
+ Liên 2: Hóa đơn bán hàng sau khi lập xong chuyển thẳng cho khách
hàng.
Yêu cầu: Nhận xét về thủ tục kiểm sốt nội bộ liên quan đến xuất hóa đơn
tại công ty An Đạt và đưa ra các giải pháp cần thiết (nếu có).”
Trong q trình các nhóm thảo luận, giảng viên đóng vai trị là người
hướng dẫn, điều hành chung và có thể đưa ra các gợi ý để giúp sinh viên tham
gia trao đổi sôi nổi và thảo luận đúng trọng tâm của yêu cầu tình huống đặt ra.
Với từng nhóm thảo luận được điều khiển bằng một nhóm trưởng và có một
người ghi lại nội dung của phần thảo luận. Nhóm trưởng chỉ định các nhóm lên
trình bày, hướng dẫn thảo luận, tổng kết ý kiến tranh luận của các cá nhân trong
nhóm. Giảng viên yêu cầu các nhóm lên trình bày nội dung đã thảo luận trong
từng nhóm. Sau đó nhóm có nhiệm vụ phản biện sẽ phản biện các nhóm cịn lại,
giảng viên cũng có thể hỏi những đề trong nội dung trình bày trên cơ sở đó tạo
hứng thú cho sinh viên mạnh dạn trình bày ý kiến và để khơng khí lớp học trở
nên sơi nổi hơn; Các thành viên trong nhóm có thể thảo luận nội dung và cách
thức trả lời sau đó cử đại diện nhóm trả lời hoặc chỉ điểm từng cá nhân trong
nhóm trả lời làm sao từng thành viên trong nhóm đều đứng lên trả lời và cùng
nhau thảo luận đưa ra ý kiến, tránh trường hợp một hay vài người trong nhóm trả
lời liên tục mà các thành viên khác khơng làm việc. Qua đó, giảng viên có thể
đánh giá được nhóm nào làm việc nhóm có hiệu quả. Sau khi nhóm trình bày trả
lời phản biện xong, các nhóm khác nếu thấy khơng thỏa mãn với cách trả lời đó
có thể trình bày cách giải quyết của nhóm mình hoặc tranh luận thêm. Cuối buổi

66


thảo luận, giảng viên tổng kết, đánh giá kết quả của buổi thảo luận về các mặt
như đánh giá các vấn đề, giải pháp… của nhóm thảo luận tình huống đưa ra hoặc
đánh giá chất lượng, kết quả buổi thảo luận, tinh thần, thái độ tham gia buổi thảo
luận của các sinh viên.
Trong các loại tình huống thực tế, đây là loại mất nhiều thời gian nhất.
Giảng viên cần dự tính và kiểm sốt thời gian chặt chẽ, chủ động can thiệp để
giảm thời gian lãng phí hoặc những tranh luận không cần thiết. Khi tổng kết,
không nên phê phán trực tiếp những ý kiến chưa đúng mà chỉ gợi ý những khía
cạnh cần lưu ý thêm khi nhận định.
5. Kết luận
Các tình huống thực tế giúp mang lại hiệu quả cho quá trình dạy và học.
Tình huống thực tế thường giúp người học nắm bắt các ý niệm trừu tượng cũng
như nâng cao khả năng phân tích. Việc vận dụng hợp lý các tình huống thực tế
vào giảng dạy mơn kiểm tốn giúp cải thiện tính hấp dẫn của mơn học. Các tình
huống thực tế nên đảm bảo việc đạt được các mục tiêu học tập đã đề ra của từng
chuyên đề hay từng chương học. Tuy nhiên, cần có sự áp dụng một cách hợp lý
nếu khơng muốn gây phản tác dụng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm
và khả năng thích ứng của từng giảng viên. Ngồi ra, bên cạnh khả năng sư
phạm, tính hài hước trong các tình huống minh họa cũng góp phần không nhỏ
trong việc quyết định mức độ thành công của các tình huống này (Bruner, 2002).

Tài liệu tham khảo
Vũ Hữu Đức và cộng sự, (2011) Kiểm toán. Nhà xuất bản Lao động
Sequeira, A. H. (2012). Introduction to Concepts of Teaching and Learning.
Available at SSRN 2150166.
Bruner, R. F. (2002). Transforming thought: The role of humor in teaching.
Available at SSRN 298761.

Ruder, P. J. (2006). Teaching economics with short stories. Available at SSRN
926220.

67



×