Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Kinh nghiệm trong phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi ở TP THAI BINH.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.08 KB, 2 trang )

Kinh nghiệm trong phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi ở TP.Thái Bình(02/11/2009)
(GD&TĐ) - Báo cáo thành tích trong
việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi (HSG) của ngành giáo dục TP
Thái Bình năm học 2008-2009 được
bắt đầu với những con số ấn tượng:
Đội tuyển giao lưu Toán tuổi thơ lớp 5
(TH LHP) giành vị trí thứ nhất trong
tỉnh (10 em thanh gia thì cả 10 đoạt
giải cao: 7 HCV, 3 HCB).
Đội tuyển HSG lớp 9 giành vị trí thứ nhất ở các môn Lý, Sinh, Địa, Tiếng Anh và nhì ở các môn Toán, Sử. TP
Thái Bình có 80 em tham dự kỳ thi HSG năm học 2008-2009 thì 65 em đoạt giải, trong đó có 63 em đoạt giải
cao, được tuyển thẳng vào THPT. Ngoài ra, 3 học sinh TH và 3 học sinh THCS của thành phố tham dự kỳ thi
giải Toán qua mạng do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 12/5/2009 cũng đoạt giải cao: 3 học sinh TH được lọt vào tốp
10 em có điểm cao nhất; 2 trong 3 học sinh THCS lọt vào tốp 10 em có thành tích cao nhất.
Có ý kiến nhận xét rằng, thành tích mà ngành giáo dục TP Thái Bình đạt được như vậy là quá hiển nhiên, bởi
dù gì đi chăng nữa thành phố vẫn là trung tâm của một tỉnh có bề dày truyền thống học tập, luôn đứng tốp đầu
trên cả nước trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Trao đổi với chúng tôi, ông
Nguyễn Hữu Tỵ, Trưởng phòng GD-ĐT TP Thái Bình kể lại: “Trong kỳ thi HSG lớp 9 năm trước, đội tuyển HSG
Toán của thành phố xếp thứ 8/8. Có em chỉ đạt vài điểm trong tổng số 20 điểm, nhưng khi thi vào chuyên Toán
của ĐHSP và ĐHKHTN thì cả 10/10 em đều đạt điểm cao. 9/10 em đỗ cả hai trường, trong đó có 2 em đỗ thủ
khoa”.
Tại sao lại có hiện tượng lạ lùng như vậy?
Ông Tỵ giải thích: TP Thái Bình là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh, do đó độ nhạy cảm trong việc tiếp nhận
thông tin khá cao. Người dân đặc biệt quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình nhưng thường hướng
con em học theo kiểu thực dụng: Học để thi đỗ vào THPT và sau này là thi đỗ vào ĐH, CĐ. Chính vì vậy, ngay
từ THCS, các em học sinh đã được định hướng theo kiểu học phân luồng, chú trọng những môn Toán, Lý, Hóa
nâng cao, còn những môn như Sinh, Sử, Địa... ít em theo học. Nhiều em có năng lực, đạt kết quả cao trong học
tập và được chọn vào đội tuyển thì phụ huynh học sinh lại tha thiết xin cho con em mình ra khỏi đội tuyển.
“Mùa thi HSG năm học 2007-2008, nhiều học sinh có lực học giỏi nhưng không dốc toàn tâm, toàn lực vào làm
bài, bài làm hời hợt. Khi công bố kết quả thi thấp, nhiều em tỏ ra thờ ơ, không quan tâm...”- Ông Tỵ nhấn mạnh


thêm.
Kết quả thi HSG những năm trước của TP Thái Bình thấp còn do yếu tố giáo viên. Quả thực, không có thầy giỏi
thì khó có trò giỏi. Đội ngũ giáo viên giỏi của trường Lương Thế Vinh, trường đóng vai trò nòng cốt trong công
tác phát hiện và bồi dưỡng HSG của TP bị thất thoát đáng kể: Người nghỉ hưu, người chuyển công tác...
Ông Nguyễn Hữu Tỵ ca cẩm: “Thành phố bị mất cả chục giáo viên dạy giỏi, trong khi tuyển về chỉ được 2-3
người”. Có một thực tế không thể phủ nhận rằng mấy năm qua, nạn “chảy máu chất xám” trong đội ngũ giáo
viên ở Thái Bình đã đến hồi báo động. Những giáo viên giỏi có xu hướng chuyển lên Hà Nội và các thành phố
lớn công tác, ở đó thu nhập của họ cao gấp cả chục lần ở quê nhà. Biết được điều đó nhưng “lực bất tòng tâm”,
khả năng tài chính của Thái Bình nói chung, TP Thái Bình nói riêng còn rất hạn chế để có thể giữ chân người
tài. Sau khi nghe chúng tôi kể chuyện một NCS Toán ở Nga chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ đã được một trường
chuyên của thành phố miền Trung mời gọi với mức lương khởi điểm là 9,0 thì ông Đặng Trọng Thăng- Bí thư
Thành ủy Thái Bình lắc đầu quầy quậy: “Thành phố (Thái Bình) không thể làm được như vậy!”.
Về phía học sinh, nhiều em không muốn vào đội tuyển HSG vì sợ học lệch sẽ trượt THPT. Ngoài ra, các đội
tuyển Sinh, Sử, Địa không thu hút được học sinh, bởi một lẽ đơn giản: Những môn ấy ít phục vụ cho kỳ thi ĐH,
một kỳ thi quyết định số phận của cả cuộc đời học sinh đang ở phía trước.
Trong bối cảnh ấy, Phòng GD TP Thái Bình nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của Thành ủy và UBND
TP. Ông Đặng Trọng Thăng cho rằng, phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có thành tích cao là nhiệm vụ sống
còn làm thay đổi diện mạo GD của Thành phố.
Một thuận lợi không nhỏ đối với công tác phát hiện, bồi dưỡng HSG của TP Thái Bình là từ năm học 2008-2009,
Sở GD-ĐT chính thức công bố chế độ khuyến khích cho HS lớp 9 đoạt giải trong kỳ thi HSG của tỉnh được
tuyển thẳng vào THPT. Quyết định của Sở GD-ĐT đã tạo nên không khí phấn khởi, đã xác định được động cơ
và quyết tâm cao trong đội ngũ học sinh và phụ huynh học sinh. Ông Tỵ khẳng định: “Kể từ khi có quyết định
của Sở, các em học tập hăng say hơn, gắn bó hơn với đội tuyển, phụ huynh học sinh quan tâm chăm chút cho
con em mình nhiều hơn”.
Phòng GD TP Thái Bình đã triển khai kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng HSG từ rất sớm. Đội tuyển HSG được các
thầy cô giỏi ngày đêm tận tâm, tận lực bồi dưỡng những kiến thức nâng cao hoặc bù đắp những kiến thức mà
các em còn bị hổng. Với những em có hoàn cảnh khó khăn, xa nhà, thành phố và nhà trường có chế độ ưu tiên,
khuyến khích thích đáng.
Kết quả là kỳ thi HSG năm học 2008-2009, đội tuyển HSG của TP Thái Bình đã đoạt giải nhất toàn tỉnh. Có
được thành tích đó là do sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và triệt để của Thành ủy, UBND, sự nỗ lực, quyết tâm

của Phòng GD-ĐT và các thầy cô giáo cùng các em trong đội tuyển HSG của TP Thái Bình. Thiết nghĩ, công tác
phát hiện, bồi dưỡng HSG ở TP Thái Bình cũng là bài học không nhỏ đối với các nhà quản lý GD trong công
cuộc tìm kiếm nhân tài, nguồn lực quan trọng làm vượng nguyên khí quốc gia.

×