Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đề thi HSG tỉnh lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2013 môn địa lý vòng 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.08 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT
QUẢNG BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Số báo danh
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng I
(Khóa ngày 11 tháng 10 năm 2012)
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm).
a. So sánh quy luật địa ô và quy luật đai cao.
b. Tại sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ?
Câu 2 (1,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Phân biệt sự khác nhau của 2 khối không khí hoạt động trong gió mùa mùa hạ ở nước ta.
b. Giải thích vì sao gió mùa Đông Bắc ở nước ta nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô,
còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm?
Câu 3 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày những điểm khác nhau về tự nhiên giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long.
b. Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều đất phèn, mặn?
Câu 4 (1,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Cho biết hướng di chuyển của các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta. Giải thích vì sao
mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
b. Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, các dạng địa hình và hệ sinh thái
vùng ven biển nước ta.
Câu 5 (1,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006.
Vùng ĐB sông Hồng


Bắc Trung Bộ

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Dân số (nghìn người)

18 208 10 600 4 869 12 068
Diện tích (km
2
)
14 863 51 500 54 660 23 608
a. Tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên.
b. Trình bày hậu quả của sự chênh lệch mật độ dân số giữa các vùng đến phát quá trình
triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
Câu 6 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Lao động và việc làm ở nước ta, giai đoạn 1996 - 2009.
Năm Số lao động đang làm
việc (triệu người)
Tỉ lệ thất nghiệp ở
thành thị (%)
Thời gian thiếu việc
làm ở nông thôn (%)
1996
33,8 5,9 27,7
2000
37,6 6,4 25,8
2005
42,7 5,3 19,4

2009
47,7 4,6 15,4
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lao động đang làm việc, tỉ lệ thất nghiệp ở
thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta, giai đoạn 1996 - 2009.
b. Nêu nhận xét và giải thích tình trạng lao động và việc làm của nước ta trong thời gian trên.
Hết
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

SỞ GD&ĐT
QUẢNG BÌNH



KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2012-2013
Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng I
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Đáp án gồm có 03 trang)

Câu 1
(2,0đ)

Ý Nội dung
Điểm

a. So sánh giữa quy luật địa ô và quy luật đai cao.






1,25

* Giống nhau:
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của
các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Do nguồn năng lượng bên trong TĐ tạo ra sự phân chia bề mặt TĐ thành lục
địa, đại dương và địa hình núi (độ cao và hướng núi)
* Khác nhau :

Quy luật địa ô Quy luật đai cao
Khái
niệm
là sự thay đổi có quy luật của
các thành phần tự nhiên và cảnh
quan theo kinh độ
là sự thay đổi có quy luật của các
thành phần tự nhiên theo độ cao
địa hình
Nguyên
nhân
Do sự phân bố đất liền, đại dương
làm cho khí hậu ở lục địa phân
hóa từ đông sang tây; các dãy núi
chạy theo hướng kinh tuyến.
Do sự giảm nhanh nhiệt độ theo
độ cao cùng với sự thay đổi về
độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.
Biểu
hiện

Sự thây đổi các kiểu thảm thực
vật theo kinh độ.
Sự phân bố các vành đai đất và
thực vật theo độ cao


0,25


0,25



0,25




0,25




0,25

b. Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì :



0,75


- Ảnh hưởng của các dòng biển (dòng biển nóng đi qua có mưa, ngược lại dòng
biển lạnh đi qua mưa ít).
- Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn) và tính chất mặt đệm (sự phân
bố mặt đệm là lục địa hay đại dương).
- Gió và khí áp: gió Tây ôn đới mưa nhiều, gió Mậu dịch mưa ít, các dãi cao áp
mưa ít, áp thấp mưa nhiều.
0,25


0,25


0,25

Câu 2
(1,5đ)
a. Phân biệt sự khác nhau của 2 khối không khí hoạt động trong gió mùa mùa hạ ở nước ta







1,0
Đặc điểm Đầu mùa hạ Giữa và cuối mùa hạ
Thời gian Tháng 5 đến tháng 7 Tháng 8 đến tháng 10
Nguồn gốc Từ trung tâm cao áp Ấn Độ
Dương qua vịnh Bengan

Từ trung tâm cao áp cận chí
tuyến nửa cầu Nam.
Tính chất
và phạm vi
hoạt động
Ẩm, gây mưa cho Nam Bộ và
Tây Nguyên. Sau khi vượt dãy
Trường Sơn và các dãy núi
chạy dọc biên giới Việt-Lào
trở nên nóng khô
Vượt qua vùng biển xích đạo,
khối khí trở nên nóng, ẩm, gây
mưa vào mùa hạ cho cả hai
miền Nam, Bắc và mưa vào
tháng IX cho Trung Bộ.



0,25


0,25



0,5

b. Gió mùa Đông Bắc ở nước ta nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nử
a sau mùa
đông thời tiết lạnh ẩm vì :


0,5
- Nửa đầu mùa đông: cao áp Xibia di chuyển qua lục địa rộng lớn đến nước ta
gây thời tiết lạnh và khô.
- Nửa sau mùa đông: cao áp Xibia dịch chuyển ra phía đông, vượt qua vùng biển
vào nước ta bị biến tính nên gây thời tiết lạnh và ẩm.
0,25


0,25

Câu 3
a. Những điểm khác nhau về tự nhiên giữa ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long
(2,0đ)


























1,5
- Nguồn gốc: ĐBSH được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, ít
kênh rạch; còn ĐBSCL được bồi đắp bởi phù sa sông Tiền và sông Hậu với
mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
- Địa hình: ĐBSH cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển, bề mặt có
nhiều ô trũng, có hệ thống đê ngăn lũ và hệ thống đê biển ngăn mặn. ĐBSCL
thấp và bằng phẳng hơn, có nhiều vùng trũng, không có hệ thống đê ngăn lũ và
ngăn mặn.
- Khí hậu: ĐBSH có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh trong khi
ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nắng nóng quanh năm. ĐBSH chịu
ảnh hưởng của bão nhiều hơn ĐBSCL.
- Thổ nhưỡng: ĐBSH có đất chua, đất mặn ít và phân bố các dãi song song
đường bờ biển, trong khi ĐBSCL diện tích đất phèn, mặn lớn và bao bọc xung
quanh phù sa sông.
- Sinh vật: ĐBSH có sinh vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trong khi ĐBSCL
có sinh vật nhiệt đới và cận xích đạo.
- Khoáng sản: ĐBSH ít khoáng sản hơn ĐBSCL (chủ yếu là sét, than nâu, khí
đốt. ĐBSCL có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, than bùn lớn
0,25




0,25




0,25



0,25



0,25


0,25


b. Đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều loại đất phèn, mặn vì:

0,5
- Ba mặt giáp biển; địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước.
- Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước làm tăng độ chua mặn; xâm nhập sâu của
thuỷ triều

0,25

0,25


Câu 4
(1,5đ)
a. Hướng di chuyển của các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta . Giải thích mùa bão ở nướ
c
ta chậm dần từ Bắc vào Nam


0,75

* Hướng di chuyển của các cơn bão
- Chủ yếu theo hướng tây, ngoài ra còn có các hướng tây bắc, tây nam.
* Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam vì:
- Do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ Bắc vào Nam (cùng với
sự mạnh lên hay yếu đi của hoạt động gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc)

0,25


0,5

b. Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, các dạng địa hình và hệ sinh thái vùng ven biể
n
nước ta


0,75

- Khí hậu: mang tính chất hải dương, điều hoà.
- Các dạng địa hình vùng ven biển: bãi biển phẳng lì, cồn cát, vách biển mài

mòn, tam giác châu,
- Các hệ sinh thái vùng ven biển: rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn,
ngoài ra còn có hệ sinh thái trên các đảo,
0,25

0,25


0,25

Câu 5

(1,0đ)
a. Mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên.

0,5
Vùng ĐB. sông Hồng

Bắc Trung Bộ

Tây Nguyên Đông Nam Bộ

Mật độ dân số

(ng/km
2
)
1 225 206 89 511



0,5


b. Hậu quả của sự chênh lệch mật độ dân số giữa các vùng


0,5
- Vùng có mật độ dân số cao: thừa lao động, thất nghiệp, thiếu việc làm, nhà ở,
tác động đến môi trường môi trường, các vấn đề xã hội khác
- Vùng có mật độ dân số thấp: đất đai rộng, tài nguyên phong phú nhưng lại thiếu
nguồn lao động, nhất là lao động có kỉ thuật dẫn đến kinh tế chậm phát triển

0,25


0,25

Câu 6

(2,0đ)
a. Vẽ biểu đồ:

1,0
- Biểu đồ thích hợp nhất: cột kết hợp đường (các biểu đồ khác không cho điểm)
- Yêu cầu: chính xác khoảng cách năm, tỉ lệ, tên biểu đồ, chú thích, đơn vị
(Lưu ý: nếu thiếu 1 ý trừ 0,25đ)
1,0
b. Nhận xét và giải thích :






1,0
* Nhận xét:
- Số lao động đang làm việc ở nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 1996 – 2009
(dẫn chứng).
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng giảm dần, tuy nhiên vẫn còn chậm
(dẫn chứng)
- Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta giảm nhanh (dẫn chứng)
* Giải thích:
Do quá trình CNH, HĐH, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng
hoá các ngành nghề ở nông thôn đang góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành
thị và thời gian dư thừa lao động ở nông thôn.

0,25


0,25


0,25


0,25

Lưu ý: Thí sinh diễn đạt bằng cách khác nhưng đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa.
HẾT



×