Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Các khái niệm về không gian màu, phổ màu và chiều sâu BIT. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.65 KB, 4 trang )






Các khái niệm về không gian màu, phổ
màu và chiều sâu BIT.


Không gian màu là gì ?
Không gian màu là những
phương pháp định lượng màu
sắc được thiết lập công thức một
cách khoa học. Hệ thống không
gian màu cho phép mỗi màu
được xác định theo số học, bằng
cách đó ta có thể chọn và lặp lại
những màu nào đó thật chính
xác. Bạn sẽ tiếp xúc với những
không gian màu chính sau đây:
HLS (sắc thái, quang độ và độ
bão hòa), HSB (sắc thái, độ bão
hòa và độ đậm nhạt), RGB (đỏ,
lục, lam) và CYMK (xanh hóa
học, vàng, tím sen, đen). CMYK
là không gian màu được sử dụng
trong công nghiệp in ấn và bị
giới hạn bởi mức độ thể hiện của
mực in và chất màu. Không gian
RGB - hệ thống màu thường gặp
nhất trong nghệ thuật nhiếp ảnh


số - sử dụng ánh sáng, do vậy
cho ta phổ màu rộng hơn các chất màu CYMK. Điều quan trọng là bạn phải lưu ý sự khác
biệt giữa những hệ thống màu mà bạn đang làm việc với những biến đổi màu có thể sẽ
xảy ra giữa màn hình hiển thị và kết xuất in ấn.
“Gamut” có nghĩa là gì?


Gamut (phổ màu) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả toàn bộ một dãy màu sắc mà một
thiết bị ảnh số hay một loại chất liệu nào đó có thể tạo ra. Mỗi thiết bị chỉ có thể tạo sẵn
một nhóm nhỏ thuộc không gian màu. Ví dụ: nhiều loại màn hình màu sử dụng phốt-pho
để thể hiện màu sắc và gamut của màn hình màu thậm chí sẽ lớn hơn so với gamut của
một máy in loại tốt, do đó bản in của bạn bao giờ cũng ít màu hơn (nhưng chuyển tông
mịn hơn) so với cùng hình ảnh được thể hiện trên màn hình màu.
Độ sâu bit là gì?
Độ sâu bit hay còn gọi là độ sâu của màu là sự đo lường khả năng một ảnh có thể chứa
bao nhiêu màu chuyên biệt. Một ảnh chỉ chứa màu đen và màu trắng, như một ảnh hình
bóng đen trên nền trắng, chỉ cần tối thiểu 1 bit cho mỗi ảnh điểm, chính vì vậy mà loại
ảnh này được gọi là ảnh 1-bit (Thuật ngữ ‘bit’ đại diện cho cụm từ ‘binary digit’ và 1 bit
là đơn nhỏ nhất dùng để tính dung lượng lưu trữ).

10a-Hình ảnh thang độ xám 8-bit: Có tới 256 tông xám khác biệt có sẵn trong các ảnh
8-bit. Chi tiết này, đã được convert thành thang độ xám, cho ta thấy vô số độ đậm nhạt có
trong bức ảnh phong cảnh.
10b-Hình ảnh màu indexed 4-bit: Việc giới hạn số lượng màu trong phạm vi 16 sẽ tạo
ra một ảnh 4-bit. Phần mềm convert đã sử dụng sử dụng bất cứ màu nào mà nó có thể
dùng, điều này cho kết quả là màu đỏ tươi của của cái cây đã bị chuyển thành màu nâu
cam. Lưu ý sự thay đổi tông thiếu mịn màng giữa các màu do thiếu các màu có sẵn.
10c-Hình ảnh trắng và đen 1-bit: Giảm số lượng màu xuống chỉ còn trắng và đen thôi
ta sẽ tạo ra một ảnh 1-bit. Xin lưu ý rằng tất cả các giá trị tông đều đã được convert thành
hoặc là đen hoặc là trắng mà không có sự chuyển êm của tông.

Các ảnh chụp trắng đen cần 256 thang độ xám để tạo ra các tông mịn êm, được gọi là ảnh
8-bit vì chúng cần 8 bits để lưu giữ 1 ảnh điểm. Các ảnh màu RGB sử dụng thông tin
thang độ xám 8-bit cho mỗi kênh màu, do vậy chúng cần dung lượng nhiều hơn gấp 3 lần
so với ảnh thang độ xám nên được gọi là ảnh 24-bit.
Nhiều thiết bị ghi ảnh sử dụng độ sâu bit cao hơn, như 48 bits chẳng hạn, để trích nhiều
thông tin hơn từ nguyên bản. Những thiết bị này sử dụng 16 bits cho mỗi màu (dựa trên 3
màu) để ghi lại hình ảnh. Tuy thế những ảnh 48-bit thường phải được convert thành các
ảnh 24-bit trước khi tiến hành chỉnh sửa mặc dù phần mềm chất lượng cao có thể làm
được một vài việc trực tiếp trên ảnh 48-bit.
Người dịch: Phạm Xuân Bách
Trích dịch từ bản tiếng Anh cuốn “Digital photography problem solver” của tác giả Les
Meehan.

×