Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐỒ án xây DỰNG các DỊCH vụ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ASTERISK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VIỄN THƠNG II
_____________

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THƠNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2012-2016

Đề tài:

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI NỘI BỘ TRÊN NỀN ASTERISK
VÀ XÂY DỰNG CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Mã số đề tài:

16 N14LDVT001

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN CHIẾN
MSSV:

N14LDVT001

Lớp:

L14CQVT01-N

Giáo viên hướng dẫn: Ths. LÊ DUY KHÁNH



HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VIỄN THƠNG II
_____________

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THƠNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2012-2016

Đề tài:

XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI NỘI BỘ TRÊN NỀN ASTERISK
VÀ XÂY DỰNG CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Mã số đề tài:

16 N14LDVT001

NỘI DUNG:
-

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI NỘI BỘ ASTERISK
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN NỀN
ASTERISK
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN CHIẾN
MSSV:

N14LDVT001
Lớp:
L14CQVT01-N
Giáo viên hướng dẫn: Ths. LÊ DUY KHÁNH


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành đồ án tốt nghiệp của mình, Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới tập thể các thầy giáo, cô giáo Học viện Cơng Nghệ Bưu Chính Viễn
Thơng nói chung, khoa Viễn Thơng II nói riêng, đã đào tạo cho em những kiến
thức, những kinh nghiệm qúy báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thầy LÊ DUY KHÁNH đã tận tình hướng dẫn, cho em
những nhận xét góp ý quý báu trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn nên đồ án này chắc chắn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cơ và toàn thể
các bạn. em xin chân thành cảm ơn.

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2016
Sinh viên: Nguyễn Văn Chiến


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK.......................................... 2
1.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG ..................................................................................... 2
1.2. GIỚI THIỆU ASTERISK .................................................................................... 2
1.3. KIẾN TRÚC CỦA ASTERISK ........................................................................... 4
1.4. MỘT SỐ TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA ASTERISK ........................................... 5
1.4.1.


VOICEMAIL (HỘP THƯ THOẠI) ................................................................ 6

1.4.2.

CALL FORWARDING(CHUYỂN CUỘC GỌI) ............................................ 6

1.4.3.

CALLER ID (HIỂN THỊ SỐ GỌI).................................................................. 6

1.4.4.

IVR ................................................................................................................. 6

1.4.5.

TIME AND DATE.......................................................................................... 7

1.4.6.

CONFERENCE (ĐÀM THOẠI NHIỀU NGƯỜI) .......................................... 7

1.4.7.

CALL RECORDING ...................................................................................... 7

1.5. CÁC NGỮ CẢNH ỨNG DỤNG ......................................................................... 7
1.5.1.

TỔNG ĐÀI VOIP IP PBX .............................................................................. 7


1.5.2.

KẾT NỐI IP PBX VỚI PBX ........................................................................... 8

1.5.3.

KẾT NỐI GIỮA CÁC SERVER ASTERISK ................................................. 9

1.6. CÁC KHÁI NIỆM TRONG HỆ THỐNG ASTERISK ........................................ 9
1.6.1.

PBX - PRIVATE BRANCH EXCHANGE ..................................................... 9

1.6.2.

VOIP –VOICE OVER INTERNET PROTOCOL ......................................... 10

1.7. CÁC HÌNH THỨC BÁO HIỆU GIAO TIẾP TDM ........................................... 10
1.7.1.

FXO VÀ FXS ............................................................................................... 10

1.7.2.

BÁO HIỆU ANALOG GIỮA ĐẦU CUỐI VÀ TỔNG ĐÀI ......................... 11

1.7.3.

BÁO HIỆU GIỮA CÁC TỔNG ĐÀI ............................................................ 11


1.8. BÁO HIỆU TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI VOIP .............................................. 12
1.8.1.

SIP (SESSION INITIATION PROROCOL) ................................................. 12

1.8.2.

PROXY SERVER ......................................................................................... 12

1.8.3.

RTP VÀ NAT ............................................................................................... 12

1.8.4.

IAX – INTER ASTERISK EXCHANGE ...................................................... 13

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI NỘI BỘ ASTERISK ................................... 14
2.1. CÀI ĐẶT TỪNG PHẦN ................................................................................... 14
2.2. CÀI ĐẶT ASTERISK TRÊN CENTOS 6.7 ...................................................... 14
2.2.1.

CHUẨN BỊ MÁY ẢO CENTOS 6.7 64BIT .................................................. 14


2.2.2.

CÀI ĐẶT ASTERISK 13.X .......................................................................... 15


2.2.2.1. TẢI CÁC GÓI PHẦN MỀM CẦN THIẾT TRƯỚC KHI CÀI ĐẶT ............. 15
2.2.3.

CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ VẬN HÀNH VÀ CẤU HÌNH ASTERISK ........ 17

2.2.3.1. MOBAXTERM............................................................................................. 17
2.2.3.2. CÁC PHẦN MỀM SOFTPHONE ................................................................. 18
2.3. CÁCH CẤU HÌNH ASTERISK ........................................................................ 19
2.3.1.

SIP.CONF ..................................................................................................... 19

2.3.2.

EXTENSIONS.CONF .................................................................................. 20

2.3.3.

CẤU HÌNH TRUNG KẾ .............................................................................. 24

2.4. THI CÔNG HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI ASTERISK CƠ BẢN ............................ 25
2.4.1.

MƠ HÌNH THI CƠNG ................................................................................. 25

2.4.2.

CẤU HÌNH TỔNG ĐÀI ............................................................................... 25

2.4.2.1. CẤU HÌNH FILE SIP.CONF ........................................................................ 26

2.4.2.2. CẤU HÌNH FILE EXTENSIONS.CONF ...................................................... 27
2.4.2.3. THIẾT LẬP CÁC SOFTPHONE VÀ KIỂM TRA CUỘC GỌI .................... 28
2.5. PHÂN TÍCH BẢN TIN SIP .............................................................................. 30
2.5.1.

QUÁ TRÌNH REGISTER ............................................................................. 30

2.5.2.

THIẾT LẬP CUỘC GỌI............................................................................... 31

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN NỀN
ASTERISK ................................................................................................................ 34
3.1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 34
3.2. TỔNG QUAN MYSQL VÀ PHPAGI ............................................................... 34
3.2.1.

MYSQL CƠ BẢN ......................................................................................... 34

3.2.1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU (CSDL) ................................. 34
3.2.1.2. CÁC LỆNH CƠ BẢN TRONG MYSQL ...................................................... 35
3.2.1.3. CÀI ĐẶT MYSQL TRÊN CENTOS 6 .......................................................... 35
3.2.2.

PHPAGI- LỚP THƯ VIỆN SỬ DỤNG NGÔN NGỮ PHP ........................... 36

3.2.2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHPAGI ........................................................................... 36
3.2.2.2. CẤU TRÚC FILE CỦA PHPAGI ................................................................. 36
3.2.2.3. GỌI MỘT AGI SCRIPT TỪ DIAPLAN ....................................................... 36
3.2.2.4. LẬP TRÌNH AGI SCRIPT BẰNG PHP ........................................................ 36

3.3. XÂY DỰNG DỊCH VỤ TRA CỨU KẾT QUẢ XỔ SỐ VIETLOTT, THÔNG
TIN TUYỂN DỤNG .................................................................................................. 37


3.3.1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG .............................................. 37

3.3.2.

DỊCH VỤ TRA CỨU KẾT QUẢ XỔ SỐ ..................................................... 38

3.3.2.1. TẠO DATABASE CHO DỊCH VỤ .............................................................. 39
3.3.3.

DỊCH VỤ TRA CỨU THÔNG TIN TUYỂN DỤNG ................................... 41

3.3.4.

CẤU HÌNH HỆ THỐNG CHO HAI DỊCH VỤ ............................................ 43

3.3.4.1. CẤU HÌNH FILE EXTENSIONS.CONF ...................................................... 43
3.3.4.2. CẤU HÌNH AGI SCRIPT ............................................................................. 44
3.3.5.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................ 51

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI............................... 52
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG ........................................................................................ 52
4.1.1.


ƯU ĐIỂM ..................................................................................................... 52

4.1.2.

NHƯỢC ĐIỂM ............................................................................................. 52

4.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ....................................................................... 53
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 54
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 56
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 58


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ giao tiếp tổng qt của Asterisk............................................... 3
Hình 1.2: kiến trúc Asterisk .............................................................................. 4
Hình 1.3: Hệ thống chuyển mạch Voip ............................................................. 7
Hình 1.4: Kết nối tổng đài IP PBX với PBX ..................................................... 8
Hình 1.5: Kết nối giữa các server asterisk ......................................................... 9
Hình 1.6: Card FXO và FXS ............................................................................. 11
Hình 1.7: Đăng ký từ Client đến SIP Proxy....................................................... 12
Hình 2.1: Giao diện CentOS 6.7........................................................................ 14
Hình 2.2: Cài định dạng đi .mp3 ................................................................... 16
Hình 2.3: Giao diện server Asterisk .................................................................. 17
Hình 2.4: Giao diện Mobaxterm khi ssh vào server ........................................... 17
Hình 2.5a: phần mềm Zoiper ............................................................................ 18
Hình 2.5b: phần mềm Jitsi ................................................................................ 18
Hình 2.5c: phần mềm X-Lite ............................................................................ 18
Hình 2.5d: phần mềm PortGo ........................................................................... 18

Hình 2.6: Mơ hình IP PBX Asterisk .................................................................. 25
Hình 2.7: Thiết lập X-Lite................................................................................. 28
Hình 2.8: Thiết lập Zoiper................................................................................. 28
Hình 2.9: Account 201 call Account 202 .......................................................... 29
Hình 2.10: Account 202 call ra PSTN ............................................................... 39
Hình 2.11: Giao diện Sngrep ............................................................................. 30
Hình 2.12: Bản tin Register............................................................................... 30
Hình 2.13: Bên trong bản tin Register ............................................................... 30
Hình 2.14: Bản tin INVITE ............................................................................... 31
Hình 2.15: Quá trình thiết lập và giải phóng cuộc gọi ....................................... 32
Hình 3.1: Lưu đồ giải thuật menu chính của hệ thống ....................................... 37
Hình 3.2: Lưu đồ giải thuật dịch vụ xổ số vietlott ............................................. 38
Hình 3.3: Các thuộc tính của bảng kqxs ............................................................ 39
Hình 3.4: Bảng database kqxs ........................................................................... 40
Hình 3.5: Lưu đồ giải thuật dịch vụ tuyển dụng ................................................ 41
Hình 3.6: Kết quả Demo dịch vụ xổ số ............................................................. 50
Hình 3.7: kết quả Demo dịch vụ tuyển dụng ..................................................... 51


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tham số context general ................................................................... 19
Bảng 2.2: Tham Số Dành Riêng Cho Từng Thuê Bao ....................................... 20
Bảng 2.3: Các Dạng Của Extension .................................................................. 21
Bảng 2.4: Các Application Thường Dùng ......................................................... 23
Bảng 3.1: Ngữ cảnh hướng dẫn nghe lại dịch vụ xổ số ...................................... 29
Bảng 3.2: Ngữ cảnh chọn công ty ..................................................................... 42
Bảng 3.3: Ngữ cảnh chọn chuyên ngành ngành ................................................. 42
Bảng 3.4: Ngữ cảnh hướng dẫn nghe dịch vụ tuyển dụng ................................. 42



LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhiều danh nghiệp đã thay đổi và phát triển nhiều
chi nhánh với địa bàn hoạt động rộng hơn. Cùng với sự phát triển của các giải pháp IP,
sự phát triển của hệ thống mạng truyền dữ liệu đặc biệt là Internet. Tất cả đã tạo điều
kiện để những giải pháp trên nền IP hình thành và phát triển. một trong số đó là IP PBX
Asterisk cung cấp cho danh nghiệp giải pháp điện thoại trên nền VoIP, phù hợp với chi
phí và yêu cầu của doanh nghiệp. Công nghệ VoIP ra đời đã mang lại những hữu ích
cho người sử dụng với nhiều tính năng hữu ích như: các cuộc gọi nội bộ khơng mất phí,
chuyển tiếp cuộc gọi. Cuộc gọi chờ… đặc biệt, hệ thống tổng đài dựa trên công nghệ
voip mang tính ứng dụng rất cao, có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thiết
thực trong cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở những dịch vụ đơn thuần, người sử dụng
mong muốn có được nhiều tiện ích hơn, nhiều dịch vụ tốt hơn, hệ thống asterisk có thể
đáp ứng vấn đề này cho khách hàng của mình một cách tốt nhất.
Vì những lý do trên mà em đã đi đến thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài :
“XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI NỘI BỘ TRÊN NỀN ASTERISK VÀ XÂY DỰNG CÁC
DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN TỔNG ĐÀI ASTERISK”
Chương 1: Tổng Quan Về Tổng Đài Asterisk
Chương 2: Xây Dựng Tổng Đài Nội Bộ Asterisk
Chương 3: Xây Dựng Các Dịch Vụ Giá Trị Gia Tăng Trên Nền Asterisk
Chương 4: Kết Luận Và Hướng Phát Triển Đề Tài
Các dịch vụ này được thực hiện dựa trên giao tiếp giữa Asterisk và AGI, sử dụng
ngôn ngữ lập trình PHPAGI để cung cấp những thơng tin trên cơ sở dữ liệu của hệ thống
cho khách hàng. Dựa trên PHPAGI, các dịch vụ có thể được mở rộng một cách linh
hoạt, đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng. Qua đó, các doanh nghiệp có thể
sử dụng để tăng tính năng cho tổng đài nhằm chăm sóc khách hàng tốt hơn.

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN


LỚP: L14CQVT01-N

Page | 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK
1.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG
Trong chương này sẽ giải thích rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến hệ thống Asterisk,
cung cấp những kiến thức nền tảng, những khái niệm cần thiết để thiết kế triển khai xây
dựng hệ thống tổng đài với Asterisk.
1.2. GIỚI THIỆU ASTERISK
Asterisk là phần mềm thực hiện chức năng tổng đài điện thoại nội bộ (PBX), cho phép
các máy điện thoại nhánh (extension) thực hiện cuộc gọi với nhau và kết nối với các hệ
thống điện thoại khác bao gồm cả mạng điện thoại analog thơng thường (PSTN) và
VoIP.
Asterisk có đầy đủ tính năng của tổng đài PBX thương mại: hộp thư thoại, hội đàm,
tương tác thoại (menu thoại)…Đặc biệt, Asterisk còn hỗ trợ nhiều giao thức VoIP như
SIP và H.323, hoạt động như trạm kết nối giữa các điện thoại IP và mạng PSTN.
Asterisk là hệ thống chuyển mạch mềm, là phần mềm nguồn mở được viết bằng ngôn
ngữ C chạy trên hệ điều hành Linux. Cũng như nhiều dự án nguồn mở, Asterisk thoạt
đầu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân.
Khi còn là sinh viên khoa kỹ thuật máy tính tại đại học Auburn ở Alabama(Mỹ), Mark
Spencer đã thành lập công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ người dùng Linux qua điện thoại.
Để tiết kiệm chi phí, thay vì mua tổng đài PBX có sẵn, Mark đã quyết định tự xây dựng
phần mềm thực hiện chức năng tổng đài chạy trên PC dùng hệ điều hành Linux và kết
quả là Asterisk ra đời.
Asterisk là một PBX và hơn thế nữa. Asterisk là một phần mềm mang tính cách mạng,
tin cậy, mã nguồn mở và miễn phí. Biến một PC rẻ tiền thơng thường chạy Linux thành

một hệ thống điện thoại doanh nghiệp mạnh mẽ.
Astreisk là một bộ công cụ mã nguồn mở cho các ứng dụng thoại và là một server xử lý
cuộc gọi đầy đủ chức năng Asterisk là một nền tảng tích hợp điện thoại vi tính hóa kiến
trúc mở.
Nhiều hệ thống Asterisk đã được cài đặt thành công trên khắp thế giới. Công nghệ
Asterisk đang phục vụ cho nhiều doanh nghiệp.
Asterisk không chỉ gói gọn thơng tin liên lạc trong cơng ty mà các ứng dụng cịn có thể
giao tiếp với mạng PSTN hoặc mạng VOIP cho phép gọi ra bất cứ số điện thoại nào có
trên mạng PSTN.
Asterisk thoạt đầu được phát triển trên GNU/Linux nền x86(Intel), nhưng giờ đây nó
cũng có thể biên dịch và chạy trên OpenBSD, FreeBSD và Mac OSX và Microsoft
Windows.
SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

Ta có thể thấy được sơ đồ giao tiếp tổng quát của Asterisk qua hình sau:

Hình 1.1: Sơ đồ giao tiếp tổng quát của Asterisk
Asterisk là hệ thống chuyển mạch tích hợp, vừa là cơng nghệ truyền thống TDM vừa là
chuyển mạch VoIP.
Hình trên cũng cho thấy khả năng giao tiếp của hệ thống. Giao tiếp với điện thoại analog
thông thường, giao tiếp với thiết bị điện thoại VoIP, ngồi ra cịn có thể giao tiếp với
mạng PSTN và các nhà cung cấp VoIP khác.
Asterisk cho phép ngay cả công ty hay tổ chức nhỏ cũng có thể thiết lập hệ thống điện

thoại đa năng, hỗ trợ đồng thời điện thoại thông thường (analog) và điện thoại IP
(VoIP).Theo M.Spencer, Asterisk là giải pháp “viễn thơng cho đại chúng” ngồi chi phí
rẻ và dễ dàng thiết lập.

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

1.3. KIẾN TRÚC CỦA ASTERISK

Hình 1.2: kiến trúc Asterisk
Về cơ bản kiến trúc của Asterisk là sự kết hợp giữa nền tảng công nghệ điện thoại và
ứng dụng điện thoại. Công nghệ điện thoại cho VoIP như SIP, H323, IAX, MGCP…
các công nghệ điện thoại cho hệ thống chuyển mạch TDM như T1, E1, ISDN và các
giao tiếp đường truyền thoại Analog. Các ứng dụng thoại như chuyển mạch cuộc gọi,
tương tác thoại, caller ID, voicemail, chuyển cuộc gọi…
Asterisk có một số chức năng chính đóng vai trị quan trọng trong hệ thống chuyển mạch
cuộc gọi. Khi khởi động hệ thống Asterisk thì chức năng Dynamic Module Loader thực
hiện nạp driver của thiết bị, nạp các kênh giao tiếp, các format, codec và các ứng dụng
liên quan, đồng thời các hàm API cũng được liên kết nạp vào hệ thống .
Sau đó hệ thống PBX Switching Core của Asterisk chuyển sang trạng thái sẵn sàng hoạt
động chuyển mạch cuộc gọi, các cuộc gọi được chuyển mạch tùy vào kế hoạch quay số
(Dialplan) được thực hiện cấu hình trong tập tin cấu hình extensions.conf.
Chức năng Application Launcher để rung chuông thuê bao, quay số, định hướng cuộc
gọi, kết nối với hộp thư thoại …

Scheduler and I/O Manager đảm nhiệm các ứng dụng nâng cao, các chức năng được
phát triển bởi cộng đồng phát triển Asterisk.
Codec Translator xác nhận các kênh nén dữ liệu ứng với các chuẩn khác nhau có thể kết
hợp liên lạc được với nhau.
SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

Tất cả các cuộc gọi định hướng qua hệ thống Asterisk đều thông qua các giao tiếp như
SIP, Zaptel, IAX, nên hệ thống Asterisk phải đảm trách nhiệm vụ, liên kết các giao tiếp
khác nhau đó để xử lý cuộc gọi.
Mọi cuộc gọi được xuất phát hoặc được nhận qua một giao tiếp trên kênh riêng biệt của
chính nó. Một kênh có thể được kết nối đến một kênh vật lí -ví dụ như một đường dây
POTS, hoặc đến một kênh logic-ví dụ như một kênh IAX hoặc SIP.
Phân biệt sự xuất hiện của một cuộc gọi trên một kênh với cái gì sẽ xảy ra với cuộc gọi
vào đó, là rất quan trọng. Khi một cuộc gọi đến Asterisk qua một kênh, một kế hoạch
đánh số (Dialplan) quyết định cái gì sẽ thực hiện với cuộc gọi. Ví dụ một cuộc gọi có
thể đến qua một kênh SIP: cuộc gọi có thể được đến từ một SIP-Telephone hoặc từ một
SIP-Softphone hoạt động trên một máy tính. Kế hoạch đánh số quyết định cuộc gọi nên
được trả lời, được kết nối với điện thoại khác, được chuyển cuộc gọi hay được định
hướng tới Voicemail.
Asterisk cung cấp nhiều ứng dụng khác nhau. Các ứng dụng này sẵn sàng cho kế hoạch
đánh số khi xử lý cuộc gọi vào. Kế hoạch đánh số và các ứng dụng được lựa chọn để sử
dụng trong kế hoạch đánh số quyết định Asterisk thi hành những hành động nào.
Hệ thống cũng bao gồm 4 chức năng API chính:

Codec Translator API: các hàm đảm nhiệm thực thi và giải nén các chuẩn khác nhau
như G723, GSM, MP3, ADPCM…
Asterisk Chanel API: Giao tiếp với các kênh liên lạc khác nhau, đây là đầu mối cho việc
kết nối các cuộc gọi tương thích với nhiều chuẩn khác nhau như SIP, IAX, H323,
Zaptel…
Asterisk file foramt API: Asterisk tương thích với việc xử lý các loại file có định dạng
khác nhau như MP3, WAV, GSM…, đem đến sự linh hoạt cho các ứng dụng trên nền
Asterisk trong việc xử lý âm chuông, DTMF…
Asterisk Aplication API: bao gồm tất cả các ứng dụng được thực thi trong hệ thống
Asterisk như voicemail, conference, callerID…, cho phép viết các ứng dụng mới có thể
tương tác trực tiếp với phần lõi PBX. Ngồi ra Asterisk cịn có thư viện Asterisk
Gateway Interface (AGI, tương tự như CGI)- cơ chế kích hoạt ứng dụng bên ngồi, cho
phép viết kịch bản phức tạp với một số ngôn ngữ như PHP hay Perl. Nói chung, khả
năng viết các ứng dụng tùy biến rất lớn.
1.4. MỘT SỐ TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA ASTERISK
Asterisk có rất nhiều tính năng đã được giới thiệu ở trên nhưng để hiểu rõ hết
tất cả các tính năng trên thật sự là thách thức đối với em. Trong phần này
em sẽ giới thiệu một số tính năng với các ứng dụng cụ thể để hiểu hơn về hệ
thống asterisk.

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

1.4.1. VOICEMAIL (HỘP THƯ THOẠI)

Aterisk là một hệ thống Voicemail bao gồm các chức năng đầy đủ. Đây là tính năng cho
phép hệ thống nhận các thông điệp tin nhắn thoại, mỗi máy điện thoại được khai báo
trong hệ thống Asterisk cho phép khai báo thêm chức năng hộp thư thoại. Mỗi khi số
điện thoại bận hay ngồi “vùng phủ sóng” thì hệ thống asterisk định hướng trực tiếp các
cuộc gọi đến hộp thư thoại tương ứng đã khai báo trước. Voicemail cung cấp cho người
sử dụng nhiều tính năng lựa chọn như: password xác nhận khi truy cập vào hộp thư
thoại, gửi mail báo khi có thơng điệp mới.
1.4.2. CALL FORWARDING(CHUYỂN CUỘC GỌI)
Khi không ở nhà, hoặc đi công tác mà người sử dụng không muốn bỏ lỡ tất cả
các cuộc gọi đến thì hãy nghĩ ngay đến tính năng chuyển cuộc gọi. Đây là tính năng
thường được sử dụng trong hệ thống Asterisk. Chức năng cho phép chuyển một cuộc
gọi đến một hay nhiều số máy điện thoại được định trước. Một số trường hợp cần chuyển
cuộc gọi như: Chuyển cuộc gọi khi bận, chuyển cuộc gọi khi không trả lời, chuyển cuộc
gọi tức thời, chuyển cuộc gọi với thời gian định trước.
1.4.3. CALLER ID (HIỂN THỊ SỐ GỌI)
Chức năng này rất hữu dụng khi một ai đó gọi đến và ta muốn biết chính xác là gọi từ
đâu và trong một số trường hợp biết chắc họ là ai. Ngoài ra Caller ID còn là chức năng
cho phép chúng ta xác nhận số thuê bao gọi đến có nghĩa là dựa vào caller ID chúng ta
có tiếp nhận hay khơng tiếp nhận cuộc gọi từ phía hệ thống Asterisk. Ngăn một số cuộc
gọi ngoài ý muốn.
1.4.4. IVR
IVR (Interactive Voice Response) là tính năng đáp ứng thoại tương tác. Chúng ta có thể
dùng Asterisk để cung cấp dịch vụ trong suốt 24 giờ. Asterisk cho phép chúng ta phát
lại các file, đọc văn bản, và ngay cả truy lục thông tin từ cơ sở dữ liệu. Chức năng tương
tác thoại có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, khi gọi điện thoại đến một cơ quan hay xí
nghiệp thuê bao thường nghe thông điệp như “Xin chào mừng bạn đã gọi đến cơng ty
chúng Tơi hãy nhấn phím 1 để gặp phịng kinh doanh, phím 2 gặp phịng kỹ thuật…”
sau đó tuỳ vào sự tương tác của thuê bao gọi đến, hệ thống Asteisk sẽ định hướng cuộc
gọi theo mong muốn. Khi muốn xem điểm thi, muốn biết tiền cước điện thoại của thuê
bao, muốn biết tỉ giá Dollar hiện nay như thế nào, hay kết quả xổ số… tất các những

mong muốn trên đều có thể thực hiện qua chức năng tương tác thoại.

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

1.4.5. TIME AND DATE
Vào từng thời gian cụ thể cuộc gọi sẽ định hướng đến một số điện thoại hay một chức
năng cụ thể khác, ví dụ trong cơng ty giám đốc muốn chỉ cho phép nhân viên sử dụng
máy điện thoại trong giờ hành chánh cịn ngồi giờ thì sẽ hạn chế hay khơng cho phép
gọi ra bên ngồi.
1.4.6. CONFERENCE (ĐÀM THOẠI NHIỀU NGƯỜI)
Nếu chúng ta cần gọi điện tới nhiều người nhưng chỉ để thông báo cho họ cùng một nội
dung.Thật là mất thời gian và bất tiện khi phải lần lượt bấm số của từng người để
gọi.Chức năng Conference, sẽ giúp chúng ta giải quyết điều này. Các cuộc đàm thoại
nhiều người được thiết lập cho phép người nhận cuộc gọi tham gia đàm thoại xuyên suốt
cuộc gọi đó hoặc có thể được thiết lập để người nhận cuộc gọi chỉ được phép nghe mà
khơng được nói.
1.4.7. CALL RECORDING
Asterisk đưa đến cho chúng ta khả năng để ghi âm các cuộc gọi. Tính năng này được sử
dụng để chứng minh nội dung cuộc gọi làm thõa mản một yêu cầu nào đó của khách
hàng khi cần thiết cũng như khả năng giúp đỡ trong các trường hợp có liên quan đến
pháp luật.
1.5. CÁC NGỮ CẢNH ỨNG DỤNG
Asterisk thực hiện rất nhiều ngữ cảnh ứng dụng khác nhau tuỳ vào nhu cầu sử dụng,

dưới dây là những ngữ cảnh ứng dụng thường được sử dụng trong thực tế triển khai hệ
thống asterisk.
1.5.1. TỔNG ĐÀI VOIP IP PBX

Hình 1.3: Hệ thống chuyển mạch Voip
SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

Đây là hệ thống chuyển mạch voip được xây dựng phục vụ các cơng ty có nhu cầu thực
hiện trên nền tảng mạng nội bộ đã triển khai. Thay vì lắp đặt một hệ thống PBX cho nhu
cầu liên lạc nội bộ thì nên lắp đặt hệ thống voip điều này sẽ làm giảm chi phí đáng kể.
Hệ thống có thể liên lạc với mạng PSTN qua giao tiếp TDM.
1.5.2. KẾT NỐI IP PBX VỚI PBX

Hình 1.4: Kết nối tổng đài IP PBX với PBX
Một ngữ cảnh đặt ra ở đây là hiện tại Công ty đã trang bị hệ thống PBX bây giờ cần
trang bị thêm để đáp ứng nhu cầu liên lạc trong cơng ty sao cho với chi phí thấp nhất,
giải pháp để thực hiện đó là trang bị hệ thống asterisk và kết nối với hệ thống PBX đang
tồn tại qua luồng E1. Ngoài ra để tăng khả năng liên lạc với mạng PSTN và VOIP khác,
Cơng Ty có thể thực hiện kết nối với nhà cung cấp dịch vụ voip service providers.

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N


Page | 8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

1.5.3. KẾT NỐI GIỮA CÁC SERVER ASTERISK

Hình 1.5: Kết nối giữa các server asterisk
Phương pháp trên ứng dụng rất hiệu quả cho các công ty nằm rãi rác ở các vị trị địa lý
khác nhau nhằm giảm chi phí đường dài. Ví dụ Cơng ty có 2 trụ sở với các địa điểm
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thơng qua mạng WAN của Công Ty các cuộc gọi
nội bộ giữa các vị trí khác nhau sẽ làm giảm chi phí đáng kể.
1.6. CÁC KHÁI NIỆM TRONG HỆ THỐNG ASTERISK
1.6.1. PBX - PRIVATE BRANCH EXCHANGE
PBX (Private Branch Exchange) là hệ thống tổng đài nội bộ được đặt tại nhà thuê bao.
Một PBX có thể được xem như là một tổng đài điện thoại riêng, kết nối một hay nhiều
điện thoại nội bộ bên trong.
PBX với mục tiêu chia sẻ nhiều thuê bao nội bộ gọi ra thế giới bên ngồi thơng qua một
vài đường trung kế hay nói một cách khác PBX là hệ thống trung chuyển giữa các đường
dây điện thoại bên ngồi từ cơng ty điện thoại và máy điện thoại nội bộ trong tổng đài
PBX. Vì thế nên số lượng máy điện thoại nội bộ luôn nhiều hơn số đường dây nối đến
PBX từ bên ngoài.
PBX thực hiện chuyển mạch cuộc gọi các máy điện thoại nội bộ với nhau và với các
máy điện thoại bên ngồi thơng qua đường trung kế. Đồng thời thực hiện chuyển mạch
các cuộc gọi điện thoại từ bên ngoài vào các máy điện thoại nội bộ.
Ngoài việc chuyển mạch cuộc gọi PBX cung cấp nhiều tính năng sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau của khách hàng mà bản thân các đường dây điện thoại từ công ty
điện thoại kết nối đến không thể thực hiện được, các tính năng như tương tác thoại(IVR),
Voicemail, phân phối cuộc gọi tự động(ADC)…

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

Hiện nay với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ VoIP, chúng ta cịn có thêm thuật
ngữ IP PBX. Đây là hệ thống chuyển mạch PBX với công nghệ Voip.
1.6.2. VOIP –VOICE OVER INTERNET PROTOCOL
VoIP là một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ
tầng của mạng Internet.VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan
tâm nhất hiện nay không chỉ đối với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà cịn cả với người
sử dụng dịch vụ.
VoIP có thể vừa thực hiện mọi loại cuộc gọi như trên mạng điện thoại kênh truyền thống
(PSTN) đồng thời truyền dữ liệu trên cơ sở mạng truyền dữ liệu. Do các ưu điểm về giá
thành dịch vụ và sự tích hợp nhiều loại hình dịch vụ nên VoIP hiện nay được triển khai
một cách rộng rãi.
Dịch vụ điện thoại VoIP là dịch vụ ứng dụng giao thức IP, nguyên tắc của VoIP bao
gồm việc số hóa tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ các gói nếu
cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này được ráp lại theo đúng
thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói ban đầu.
Các cuộc gọi trong VoIP dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp cả chuyển mạch kênh và chuyển
mạch gói.Trong mỗi loại chuyển mạch đều có ưu và nhược điểm riêng của nó.
Trong kỹ thuật chuyển mạch kênh dành riêng cho một kênh truyền giữa hai thiết bị đầu
cuối thông qua các node chuyển mạch trung gian. Trong chuyển mạch kênh tốc độ
truyền dẫn luôn luôn cố định (nghĩa là băng thông không đổi), với mạng điện thoại PSTN
tốc độ này là 64 kbps, truyền dẫn trong chuyển mạch kênh có độ trễ nhỏ.

Trong chuyển mạch gói các bản tin được chia thành các gói nhỏ gọi là các packet,
nguyên tắc hoạt động của nó là sử dụng hệ thống lưu trữ và chuyển tiếp các gói tin trong
node mạng. Đối với chuyển mạch gói khơng tồn tại khái niệm kênh riêng, băng thông
không cố định có nghĩa là có thể thay đổi tốc độ truyền, kỹ thuật chuyển mạch gói phải
chịu độ trễ lớn vì trong chuyển mạch gói khơng qui định thời gian cho mỗi gói dữ liệu
tới đích, mỗi gói có thể đi bằng nhiều con đường khác nhau để tới đích, chuyển mạch
gói thích hợp cho việc truyền dữ liệu vì trong mạng truyền dữ liệu khơng địi hỏi về thời
gian thực như thoại, để sử dụng ưu điểm của mỗi loại chuyển mạch trên thì trong VoIP
kết hợp sử dụng cả hai loại chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.
1.7. CÁC HÌNH THỨC BÁO HIỆU GIAO TIẾP TDM
1.7.1. FXO VÀ FXS
FXO (Foreign Exchange Office) là thiết bị nhận tín hiệu từ tổng đài gửi đến như dịng
chng, tín hiệu nhấc gác máy, tín hiệu mời quay số, gửi và nhận tín hiệu thoại…
FXO giống như máy Fax hay modem dial-up 56k vậy. Dùng để kết nối với đường dây
điện thoại.
SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

FXS (Foreign Exchange Station) là thiết bị tại nơi cung cấp đường dây điện
thoại, thiết bị FXS sẽ cung cấp tín hiệu mời quay số (dialtone), dịng chng, hồi âm
chng(ring tone). Trong đường dây Analog FXS cung cấp dịng chng và điện áp
cho điện thoại hoạt động ví dụ FXS cung cấp điện áp -48VDC đến máy điện thoại
Analog trong suốt thời gian đàm thoại và cung cấp 90VAC(20hz) để phát điện áp
rung chng. Thiết bị FXS phát cịn thiết bị FXO nhận.

Muống cho phép các máy điện thoại nội bộ trong hệ thống IP PBX Asterisk kết nối và
thực hiện cuộc gọi với mạng PSTN, chúng ta cần phải có thiết bị phần cứng tương thích.
Thiết bị phần cứng này là các FXO/FXS card cho phép hệ thống IP PBX Asterisk giao
tiếp với mạng PSTN.

Hình 1.6: Card FXO và FXS
1.7.2. BÁO HIỆU ANALOG GIỮA ĐẦU CUỐI VÀ TỔNG ĐÀI
Khi chúng ta nhấc mấy điện thoại để gọi thì nghe tín hiệu mời quay số, khi cuộc gọi gọi
đầu bên kia bị bận thì chúng ta nghe tín hiệu bận (busy tone) các loại tín hiệu như vậy
gọi là các tín hiệu báo hiệu analog. Các tín hiệu như: Mời quay số, tín hiệu bận, rung
chuông, trạng thái nhấc gác máy. Các loại tín hiệu trên được trao đổi giữa thiết bị FXO
và FXS.
1.7.3. BÁO HIỆU GIỮA CÁC TỔNG ĐÀI
SS7 hệ thống báo hiệu số 7 được phát triển bởi AT&T và ITU là hệ thống báo hiệu
chuyển các cuộc gọi giữa các tổng đài trong mạng PSTN. Trong hệ thống báo hiệu số 7
tín hiệu chuyển tải trên đường trung kế kết nối giữa hai tổng đài gồm có hai mạch riêng,
một cho thoại và một cho báo hiệu, như vậy thoại và báo hiệu có thể chuyển trên hai
kênh vật lý khác nhau.

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 11


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

1.8. BÁO HIỆU TRÊN MẠNG ĐIỆN THOẠI VOIP
1.8.1. SIP (SESSION INITIATION PROROCOL)

SIP là giao thức Internet dành cho báo hiệu VoIP được phát triển bởi IETF cung cấp vài
chức năng giống hệ thống báo hiệu số 7 nhưng dựa trên nền IP. Một chức năng giống
báo hiệu số 7 đó là báo hiệu và thoại chuyển tải trên hai kênh riêng. Giao thức SIP thực
hiện chức năng thiết lập và báo hiệu cuộc gọi, khi nói đến báo hiệu cuộc gọi là chỉ định
các tín hiệu báo hiệu như: tín hiệu mời quay số, tín hiệu bận… SIP là phần thiết lập mặc
định của Astersik (SIP được hỗ trợ trong Asterisk với module chan_sip.so). Hầu hết
thiết bị VoIP mới đều có hỗ trợ giao thức SIP. Nó có một số ưu điểm, như: code thì nhỏ
hơn. Lý do là SIP chỉ hỗ trợ các tính năng rất cơ bản. Các tính năng tiên tiến được hổ
trợ qua các chuẩn Internet riêng biệt.
Cú pháp điều khiển SIP giống như SMTP, HTTP, FTP và các giao thức IETF khác. SIP
là một tiêu chuẩn nổi bật trong VoIP vì nó đơn giản so với giao thức khác ví dụ như
H.323. Chúng ta cấu hình giao thức SIP bằng cách soạn thảo trong tập tin
/etc/asterisk/sip.conf. Tập tin này có một số thiết lập trong một session [general], tiếp
theo là các định nghĩa của chúng ta cho người sử dụng (sẽ phân tích kỹ hơn trong phần
cấu hình Asterisk) .
1.8.2. PROXY SERVER
Mặc dầu hai thiết bị SIP có thể liên lạc trực tiếp với nhau để khởi tạo cuộc gọi nhưng
trong giao thức SIP cịn có chức năng Proxy để linh hoạt hơn trong thiết lập cuộc gọi.
Proxy Server sẽ làm nhiệm vụ ghi nhận tất cả các số điện thoại được phía client đăng ký
đến qua bản tin “Registration”. Khi một client khác thực hiện cuộc gọi thì thực sự Client
đó khơng biết số điện thoại cần gọi đang ở đâu nên thông qua Proxy server để tìm kiếm
thiết lập cuộc gọi.

Hình 1.7: Đăng ký từ Client đến SIP Proxy

1.8.3. RTP VÀ NAT
RTP (Real Time Transport Protocol): Các cuộc gọi trên Internet với giao thức SIP được
chia thành các gói thoại và được chuyển qua giao thức RTP. RTP là giao thức không chỉ
thực hiện chuyển các gói thoại qua Internet mà cịn có cả Video nữa. Một cuộc gọi thông
SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN


LỚP: L14CQVT01-N

Page | 12


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI ASTERISK

thường có hai hướng thông tin là nhận và phát, RTP làm việc chuyển các gói dữ liệu
thoại cũng trên hai hướng. RTP cố gắng đảm bảo dữ liệu sẽ được truyền và nhận trong
một chu kỳ thời gian ngắn. Rõ ràng độ trễ trong liên lạc thoại có thể là một vấn đề. Vì
vậy RTP ngăn ngừa độ trễ này ở mức tối đa có thể.
NAT (Network Address Translator) Mạng sử dụng NAT là một mạng chia sẻ nhiều địa
chỉ IP nội bộ với một địa chỉ IP công cộng để kết nối với thế giới bên ngoài. NAT dùng
để chia sẻ nhiều máy tính trong mạng LAN nội bộ sử dụng được Internet, nhưng cũng
chính vì thế mà các máy tính nội bộ gặp khó khăn trong việc thực hiện cuộc gọi VoIP
qua Inetrnet. Đó chính là vấn đề trở ngại khi truyền thoại qua giao thức RTP.
Trong Giao thức RTP như chúng ta đã biết đó là thoại được chuyển trên hai
đường khác nhau là đường phát và đường thu, Vấn đề NAT nằm ở chỗ tín hiệu
thoại từ bên ngồi vào bên trong qua giao thức RTP khơng thực hiện được cịn chiều
ngược lại thì thực hiện tốt. Hay nói cách khác vấn đề NAT làm cho các cuộc gọi từ
Internet đàm thoại vào các máy nội bộ qua NAT thì khơng nghe được, cịn trong
trường hợp các cuộc gọi từ các máy nội bộ ra các máy internet thì nghe tốt.
Vấn đề NAT trên được giải quyết trong Asterisk bằng việc khai báo thơng số
NAT=yes trong cấu hình kênh giao thức SIP.
1.8.4. IAX – INTER ASTERISK EXCHANGE
IAX là một giao thức được tạo bởi các tác giả của phần mềm Asterisk. Bởi vì sự hạn
chế của SIP và H.323. Họ chọn để tạo ra một chuẩn mới cho phép Asterisk server làm
được rất nhiều thứ mà không thể làm được với các chuẩn khác. IAX xuyên qua NAT
một cách dễ dàng. Hầu hết các tường lửa (firewall) và các Gateway Internet tại nhà đều

sử dụng NAT, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ. SIP và H.323 phải làm việc gian khổ
để phát triển các chuẩn cho phép chúng đi qua các dạng khác nhau của NAT. Trong khi
đó, IAX có thể làm việc qua hầu hết các thiết bị NAT để ra ngồi .
IAX có khả năng cấu hình hơn là các giao thức khác khi giao tiếp với Asterisk. Kể từ
khi mã nguồn (source code) được biết đến, chúng ta có thể sửa nó nếu muốn, và sau đó
đệ trình những thay đổi này để được đánh giá với mục đích là bao gồm trong các version
tương lai của Asterisk. IAX hỗ trợ trung kế cho các cuộc gọi (trunking of call). Điều này
có nghĩa là nhiều cuộc gọi có thể được kết hợp trong một luồng đơn.Thông qua khả năng
của trung kế, một số lượng băng thơng đáng kể có thể được tiết kiệm bởi khơng có các
overhead của nhiều luồng. IAX kết nối giữa các server hỗ trợ chức năng “ switch
command ”, để các cuộc gọi được định tuyến một cách hiệu quả giữa các Asteriskserver.

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 13


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ASTERISK

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI NỘI BỘ ASTERISK
2.1. CÀI ĐẶT TỪNG PHẦN
Do đề tài thực hiện cài tổng đài Asterisk trên máy tính cá nhân chạy hệ điều hành
Windows 10 của Microsoft, nên cần cài thêm phần mềm máy ảo Oracle VM VirtualBox
để cài hệ điều hành CentOS sau đó dựng tổng đài Asterisk trên đó.
Để cài đặt thành cơng một tổng đài IP PBX Asterisk tiến hành cài đặt các phần sau:
✓ Cài đặt máy ảo Oracle VM VirtualBox, hướng dẫn cài tại địa chỉ :
/>✓ Cài đặt một hệ điều hành Linux lên máy ảo, ở đây em dùng CentOS 6.7
Hướng dẫn cài tại địa chỉ: />✓ Cài đặt các gói tổng đài Asterisk.

✓ Cài đặt công cụ hỗ trợ vận hành, cấu hình Asterisk.
- Phần mềm MobaXterm, phần mềm softPhone (X-lite, Zoiper).
2.2. CÀI ĐẶT ASTERISK TRÊN CENTOS 6.7
Mục tiêu: Cài đặt Asterisk từ source trên CentOS 6.7
2.2.1. CHUẨN BỊ MÁY ẢO CENTOS 6.7 64BIT

Hình 2.1: Giao diện CentOS 6.7
Tiến hành đăng nhập với usename và password đã đăng ký khi cài CentOS
Tiến hành update cho CentOS6.7 bằng lệnh sau:
- #Yum update –y

: lệnh dùng nâng cấp CenOS lênh phiên bản cao nhất

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 14


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ASTERISK

- #Reboot

: khởi động lại CentOS

2.2.2. CÀI ĐẶT ASTERISK 13.X
2.2.2.1. TẢI CÁC GÓI PHẦN MỀM CẦN THIẾT TRƯỚC KHI CÀI ĐẶT
▪ Tạo thư mục lưu trữ các tập tin cài đặt Asterisk
#yum install wget vim -y

#cd /usr/src
▪ Dùng lệnh wget để tải các gói cài đặt Asterisk. Các gói này được lấy từ trang
web chính của Asterisk bằng cách click
chuột phải vào dịng download của các gói cài đặt và chọn Copy link location.
▪ Lần lượt download các gói tin về thư mục /usr/src/asterisk gồm:
✓ Asterisk 13.x
✓ dahdi-linux-complete
Gói dahdi-linux-complete này chứa các driver cho các phần cứng giao tiếp với
asterisk do Digium phân phối, và một số thư viện cho việc có thực hiện giao
tiếp với phần cứng hay không.
✓ libpri-1.5.0

“Thư viện libpri cung cấp các driver cho các card giao tiếp trung kế PRI và một
số phần cứng khác. Ngay cả Asterisk không giao tiếp với card PRI nào chúng ta
cũng nên cài đặt gói này bởi một số module của Asterisk yêu cầu thư viện này.”
Ta dùng các lệnh sau:
# wget /># wget /># wget />current.tar.gz
▪ Vì các gói tin download về dưới dạng nén nên ta phải giải nén trước khi
compile vào hệ thống. ta dùng các câu lệnh sau để giải nén các gói cài đặt:
# tar -zxvf asterisk-13-current.tar.gz
# tar -zxvf dahdi-linux-complete-current.tar.gz
# tar -zxvf libpri-current.tar.gz


Cài đặt các gói phụ
# yum groupinstall "Development Tools" –y
# cd dahdi-linux-complete-*
# make && make install && make config
# cd ..
# cd libpri-*


SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 15


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ASTERISK

# make && make install
# cd ..
▪ Cài đặt các gói cần thiết cho Asterisk:
#cd /usr/src/asterisk-*
#./contrib/scripts/install_prereq install
#./contrib/scripts/install_prereq install-unpackaged
#./configure --libdir=/usr/lib64
(./configure --libdir=/usr/lib nếu bạn sử dụng CentOS 32bit)
#make menuselect
#./contrib/scripts/get_mp3_source.sh
(Chọn như Picture để cài thêm format .mp3)

Hình 2.2: Cài định dạng đuôi .mp3
#make && make install && make config && make install-logrotate
#make samples
(cai đặt các file cấu hình mẫu)
#chkconfig asterisk on
(tự start asterisk khi khởi động server)
#sed -i -e s,'SELINUX=enforcing','SELINUX=disabled', /etc/selinux/config
#chkconfig iptables off

#service iptables stop
#reboot
(restart lại server)
#service asterisk start
(start asterisk)

SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 16


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG TỔNG ĐÀI ASTERISK

Sau khi cài xong Asterisk sẽ có giao diện như sau:

Hình 2.3: Giao diện server Asterisk
2.2.3. CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ VẬN HÀNH VÀ CẤU HÌNH ASTERISK
2.2.3.1. MOBAXTERM
Đây là một SSH Client , ứng dụng quản trị máy chủ từ xa thông qua SSH dành cho
máy khách, MobaXterm có các tính năng sau:


Lưu trữ thông tin của nhiều server theo dạng profile. Muốn kết nối vào server
nào thì click 1 cái, nó sẽ tự mở tab mới.



Có tính năng Multi Execution – Nghĩa là gõ một lệnh thực thi cùng lúc trên

nhiều server.



Hỗ trợ lưu session, không cần gõ lại mật khẩu mà chỉ cần nhập username là nó
tự tìm session phù hợp.



Remote vào máy tính khác, giống như Teamviewer.

Hình 2.4: Giao diện Mobaxterm khi ssh vào server
SVTH: NGUYỄN VĂN CHIẾN

LỚP: L14CQVT01-N

Page | 17


×