Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ của nhân viên y tế tham gia giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.72 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 514 - THÁNG 5 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

THỰC TRẠNG HÀNH VI VI PHẠM AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THAM GIA GIAO THƠNG
Nguyễn Thị Bích Liên1, Nguyễn Thu Hà1, Trần Văn Đại1,
Nguyễn Thị Thắm1, Trần Thanh Hương2
TÓM TẮT

20

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực
trạng hành hành vi vi phạm an tồn giao thơng
đường bộ của nhân viên y tế tham gia giao thông
được tiến hành trên 105 nhân viên y tế tham gia
giao thông hàng ngày có tuổi trung bình 34,9±8,9
tuổi và số năm lái xe trung bình 13,5±6,9.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 1 năm
gần đây 65,7% các đối tượng nghiên cứu trả lời
có hành vi vi phạm ATGT. Lỗi thường vi phạm
cao nhất là vượt đèn đỏ 71,0%, sau đó đến đi sai
làn là 36,2%; nghe và gọi điện thoại khi đang lái
xe. Lỗi vi phạm ít nhất là chở vượt số người qui
định (4,3%) và các lỗi khác (2,9%). Lí do vi
phạm an tồn giao thơng được nêu ra ở những
người tham gia nghiên cứu: cao nhất là do đang
vội (79,7%); tiếp đến là không chú ý (60,9%); do
tắc đường (43,5%); thấp nhất do chất lượng xe
(11,6%) và các yếu tố khác (1,4%). Những người
đã từng bị tai nạn giao thơng có hành vi vi phạm
ATGT gấp 3,2 lần những người khơng có hành vi
vi phạm ATGT (p<0,01; 95%CI: 1,4-7,4).


Từ khóa: Vi phạm an tồn giao thơng, tham
gia giao thơng, nhân viên y tế

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Bệnh viện trung ương quân đội 108
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Bích Liên
Email:
Ngày nhận bài: 22/3/2022
Ngày phản biện khoa học: 08/4/2022
Ngày duyệt bài: 15/4/2022
1
2

SUMMARY
ACTUAL SITUATION OF
VIOLATIONS OF ROAD TRAFFIC
SAFETY OF MEDICAL STAFF
PARTICIPATING IN TRAFFIC
A cross-sectional descriptive study to describe
the current status of road traffic safety violations
of medical staff participating in traffic was
conducted on 105 medical staff participating in
traffic daily with average age. 34.9±8.9 years old
and average driving years 13.5±6.9 years.
Research results show that: In the last 1 year,
65.7% of research subjects responded that they
had committed traffic safety violations. The most
common violation is running a red light at
71.0%, then going in the wrong lane is 36.2%;
make and receive phone calls while driving. The

least violation is carrying over the specified
number of people (4.3%) and other errors (2.9%).
The reason for traffic safety violations was stated
in the study participants: the highest was due to
being in a hurry (79.7%); followed by not paying
attention (60.9%); due to traffic jam (43.5%);
lowest due to vehicle quality (11.6%) and other
factors (1.4%). Those who have experienced
traffic accidents have traffic safety violations 3.2
times more than those who have no traffic safety
violations (p<0.01; 95%CI: 1.4-7.4).
Key words: traffic safety violations, traffic
participants, medical staff

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm qua, tai nạn giao thông
(TNGT) vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử
145


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ X - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

vong do tai nạn thương tích (TNTT) tại Việt
Nam. Nghiên cứu của Trần Thị Bích Thủy
cho thấy giai đoạn 2015-2017 trung bình mỗi
năm cả nước có 15.403 trường hợp tử vong
do TNGT chiếm 34,28% tổng số trường hợp
tử vong do TNTT. Nhóm tuổi 20-59 là nhóm
tuổi có số trường hợp tử vong do TNGT cao
nhất với 11.180 trường hợp (tỉ suất 21

người/100.000 dân) [5]. Mỗi năm bệnh viện
cấp cứu trên 30,000 trường hợp tai nạn
thương tích, tai nạn giao thông chiếm đa số
(60%). Năm 2015 bệnh viện đã khám và cấp
cứu 15.468 trường hợp tai nạn giao thông,
chiếm 51,7% tổng số trường hợp tai nạn
thương tích. Các trường hợp tử vong và nặng
xin về có 1.360 trường hợp, tử vong tại viện
là 145 trường hợp, chiếm 11,9% [2].
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ
yếu là do ý thức chấp hành luật giao
thông của phần lớn mọi người khi tham gia
giao thơng. Tình hình vi phạm pháp luật về
an tồn giao thơng, tai nạn giao thơng và ùn
tắc giao thông ở Việt Nam, đặc biệt ở các đô
thị lớn của Việt Nam mặc dù đã có nhiều
chuyển biến nhưng vẫn còn nghiêm trọng và
trở thành một vấn đề lớn của xã hội. Theo
kết quả phân tích nguyên nhân gây TNGT
của 13.713 vụ năm 2010 thì 70,3% là do
người điều khiển phương tiện trong đó: đi sai
phần đường chiếm 18,1%; tránh vượt sai quy
định chiếm 16,4%; vi phạm tốc độ chiếm
19,1%; chuyển hướng không quan sát chiếm
16,8%.[1]
Nhân viên y tế là một trong những đối
tượng có nguy cơ stress cao (do thời gian
làm việc kéo dài, trực đêm, nguy cơ mắc các
bệnh truyền nhiễm cao,…) đặc biệt là ở các
nhân viên y tế thuộc các bệnh viện tuyến


146

trung ương (do sự quá tải trong công việc,
cường độ làm việc lớn, trách nhiệm cao trước
tính mạng bệnh nhân, phải xử lý tình huống
nhanh chóng,…) [3]. Vậy dưới áp lực cơng
việc thì nhân viên y tế khi tham gia giao
thông sẽ như thế nào? Do đó, mơ tả thực
trạng hành vi vi phạm an tồn giao thơng
đường bộ của nhân viên y tế tham gia giao
thông là cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Mơ tả thực trạng
hành vi vi phạm an tồn giao thông đường
bộ của nhân viên y tế tham gia giao thông
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
105 nhân viên y tế làm việc trong các đơn
vị sự nghiệp tham gia giao thông hàng ngày.
- Địa điểm:
+ Bệnh viện Nhi trung ương: 18/879
đường La Thành, Láng Thượng, Đống Đa,
Hà Nội
+ Trung tâm y tế dự phòng Bắc Ninh:
Nguyễn Quyền, Phường Võ Cường, thành
phố Bắc Ninh, Bắc Ninh
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt
ngang
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Nhân viên y tế tự trả lời vào bộ câu hỏi
có sẵn
- Mơ tả một số hành vi vi phạm an tồn
giao thơng: Sử dụng bộ câu hỏi báo cáo hành
vi của người tham gia giao thơng DBQ –
Driver Behaviour Questionnair có chỉnh sửa.
Bộ câu hỏi gồm 27 câu, mỗi câu hỏi người trả
lời được yêu cầu cho biết mức độ thường
xuyên có hành vi vi phạm và sai sót khi lái xe.
2.2.3. Xử lý số liệu: bằng phần mềm
SPSS16.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 514 - THÁNG 5 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung
Bảng 1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=105)
Hà Nội
Bắc Ninh
Các đặc điểm
Chung
(n=55)
(n=50)
Tuổi
34,6±8,6
35,3±9,2
34,9±8,9
Nam
4

7,3
21
42,0
25
23,8
Giới
Nữ
51
92,7
29
58,0
80
76,2
Ô tô
2
3,6
9
18,0
11
10,5
Phương tiện
Xe máy
53
96,4
41
82,0
94
89,5
Số năm lái xe
12,6±6,1

14,5±7,6
13,5±6,9
Kết quả bảng 1 cho thấy tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 34,9 tuổi. Trong đó ở
Hà Nội tuổi trung bình là 34,6 và Bắc Ninh là 35,3. Giới chiếm phần lớn là Nữ (76,2%): ở Hà
Nội là 92,7%; Bắc Ninh 58,0%. Phương tiện chủ yếu là xe máy 89,5%; ô tô chiếm tỷ lệ rất
thấp 10,5%. Số năm lái xe trung bình là 13,5 năm. Chưa thấy sự khác biệt giữa Hà Nội và
Bắc Ninh có ý nghĩa thống kê.
3.2. Thực trạng hành vi vi phạm an tồn giao thơng đường bộ của nhân viên y tế
tham gia giao thông
Bảng 2: Hành vi vi phạm ATGT trong 1 năm gần đây (n=105)
Vi phạm an tồn GTĐB 1 năm gần đây
n
%
Có hành vi vi phạm ATGT
69
65,7
Khơng có hành vi vi phạm ATGT
36
34,3
Tổng
105
100
Trong 1 năm gần đây 65,7% các đối tượng nghiên cứu trả lời có hành vi vi phạm ATGT và
có 34,3% khơng có hành vi vi phạm ATGT.
Bảng 3: Các lỗi thường vi phạm
Các lỗi thường vi phạm
n
%
Vượt quá tốc độ
7

10,1
Vượt đèn đỏ
49
71,0
Đi sai làn
25
36,2
Đè vạch
13
18,8
Dừng xe sai quy định
8
11,6
Chở vượt số người quy định
3
4,3
Nghe và gọi điện thoại khi đang lái xe
14
20,3
Không đội mũ bảo hiểm
8
11,6
Khác:
2
2,9

147


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ X - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN


Trong số những người từng vi phạm luật GTĐB thì lỗi thường vi phạm cao nhất là vượt
đèn đỏ 71,0%, sau đó đến đi sai làn là 36,2% và nghe và gọi điện thoại khi đang lái xe. Lỗi vi
phạm ít nhất là chở vượt số người qui định (4,3%) và các lỗi khác (2,9%).
Bảng 4: Lí do vi phạm an tồn giao thơng
Lý do vi phạm
n
%
Do khơng biết luật
21
30,4
Sử dụng rượu, bia, chất kích thích trước khi lái xe
9
13,0
Đang vội
55
79,7
Căng thẳng, mệt mỏi
22
31,9
Tắc đường
30
43,5
Chất lượng xe
8
11,6
Chất lượng đường
14
20,3
Thói quen

27
39,1
Khơng chú ý
42
60,9
Các yếu tố khác
1
1,4
Lí do vi phạm an tồn giao thơng được nêu ra ở những người tham gia nghiên cứu: cao
nhất là do đang vội (79,7%); tiếp đến là không chú ý (60,9%) và do tắc đường (43,5%) và
thấp nhất do chất lượng xe (11,6%) và các yếu tố khác (1,4%).
Bảng 5: Tình hình tai nạn giao thơng của đối tượng nghiên cứu (n=105)
Tình hình tai
Có hành vi vi
Khơng hành vi vi
X2
p
OR 95%CI
nạn
phạm ATGT
phạm ATGT

51
73,9
17
47,2
7,4
<0,01
3,2 1,4-7,4
Khơng

18
26,1
19
52,8
Có thể thấy trong số những người tham
gia nghiên cứu thì có 73,9% người có hành
vi vi phạm ATGT đã từng gặp tai nạn giao
thông (không kể tai nạn lớn hay nhỏ) và
26,1% người có hành vi vi phạm ATGT chưa
gặp tai nạn giao thông. Những người từng bị
tai nạn giao thông có hành vi vi phạm ATGT
gấp 3,2 lần những người khác (p<0,01;
95%CI: 1,4-7,4). Những người có hành vi vi
phạm ATGT đã bị tai nạn giao thông gấp 3,2
lần những người khơng có hành vi vi phạm
ATGT (p<0,01; 95%CI: 1,4-7,4).

148

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy về hành vi vi phạm
giao thông có hơn 65% vi phạm, kết quả này
cao hơn so với nghiên cứu của Dandona R
59,9% lái xe báo cáo có hành vi phạm luật
giao thơng ít nhất một lần trong vòng 3 tháng
qua [6]. Kết quả này cũng cao hơn trog
nghiên cứu của Phan Thị Thúy Chinh 50,9%
đối tượng đã từng bị cảnh sát giao thông
nhắc nhở/xử phạt do vi phạm luật giao thông
đường bộ [4]. Trong số những người từng vi

phạm luật GTĐB thì lỗi thường vi phạm cao
nhất là vượt đèn đỏ 71,0%, dựa trên những


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 514 - THÁNG 5 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

thống kê về xử lý vi phạm ở Sở Công an Hà
Nội, các vi phạm chủ yếu ở Hà Nội như sau:
Chạy quá tốc độ, đi sai làn, vượt ẩu, quá tải
(Chở hàng), quá số người quy định (Chở
khách), uống rượu bia khi lái xe, khơng có
GPLX, phương tiện chất lượng kém, phương
tiện khơng đăng ký [6]. Trong nghiên cứu
của Phan Thị Thúy Chinh: Lỗi vi phạm chính
là lỗi đi sai làn đường chiếm 46,8%; sau đó
là lỗi khơng đội mũ bảo hiểm (18,9%) [4]. Lí
do vi phạm an tồn giao thơng được nêu ra ở
những người tham gia nghiên cứu: cao nhất
là do đang vội (79,7%), thấp nhất do chất
lượng xe (11,6). Theo nghiên cứu Iversen H
một số nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp
luật về giao thơng đường bộ điển hình như:
khơng hiểu rõ luật; ý thức tự giác chưa cao;
việc thực hiện luật giao thông về ATGT chưa
đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; tiết kiệm
thời gian do việc gấp; thói quen; cố tình vi
phạm pháp luật về ATGT (coi thường, nhờn
luật); hệ thống giao thông chưa hợp lý; chế
tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, giáo dục, việc
thực thi pháp luật chưa nghiêm (cưỡng chế,

xử phạt vi phạm),…[7]. Từ kết quả nghiên
cứu cho thấy những hành vi không tuân thủ
Luật giao thông đường bộ của người điều
khiển phương tiện giao thông là nguyên nhân
đầu tiên được nhắc đến trong các nguyên
nhân gây tai nạn GTĐB và kết quả này cũng
thống nhất với các nghiên cứu trước đó [1].
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 105 nhân viên y tế tham
gia giao thông hàng ngày.
- Trong 1 năm gần đây 65,7% các đối
tượng nghiên cứu trả lời có hành vi vi phạm
ATGT.

- Lỗi thường vi phạm cao nhất là vượt đèn
đỏ 71,0%, sau đó đến đi sai làn là 36,2% và
nghe và gọi điện thoại khi đang lái xe. Lỗi vi
phạm ít nhất là chở vượt số người qui định
(4,3%) và các lỗi khác (2,9%).
- Lí do vi phạm an tồn giao thông được
nêu ra ở những người tham gia nghiên cứu:
cao nhất là do đang vội (79,7%); tiếp đến là
không chú ý (60,9%) và do tắc đường
(43,5%) và thấp nhất do chất lượng xe
(11,6%) và các yếu tố khác (1,4%).
- Những người đã từng bị tai nạn giao
thơng có hành vi vi phạm ATGT gấp 3,2 lần
những người khơng có hành vi vi phạm
ATGT (p<0,01; 95%CI: 1,4-7,4).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giao thơng vận tải (2011), Tình hình trật
tự ATGT đường bộ năm 2010, những nguyên
nhân

một
số
kiến
nghị.
/>nhung-nguyen-nhan-va-mot-so-kiennghi.aspx
2. Nguyễn Đức Chính, Trịnh Hồng Sơn, Ngô
Thị Huệ, Lương Mai Anh, Phạm Xuân
Thành, Nguyễn Thị Thu Huyền (2016).
Nâng cao chất lượng báo cáo số liệu tai nạn
giao thơng từ bệnh viện. Tạp chí y học dự
phòng Tập XXVI, số 11 (184) 2016.
/>3. Nguyễn Thu Hà, Tạ Tuyết Bình, Nguyễn
Khắc Hải (2005). Điều tra stress nghề nghiệp
ở nhân viên y tế. Báo cáo khoa học toàn văn –
Hội nghị quốc tế Y học lao động và Vệ sinh
môi trường lần thứ 2.

149


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ X - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

4. Phan Thị Thúy Chinh (2012), Kiến thức, thái
độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến
phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ở
thanh niên thị trấn Chúc Sơn-Chương Mỹ-Hà

Nội, năm 2011. Luận văn Thạc sĩ YTCC, Đại
học y tế công cộng, Hà Nội.
5. Trần Thị Bích Thuỷ*, Nguyễn Thị Liên
Hương, Lương Mai Anh, Đỗ Thị Điệp,
Nguyễn Thị Thu Huyền (2019). Nghiên cứu
thực trạng tử vong do tai nạn giao thông được
ghi nhận tại trạm y tế của 63 tỉnh/thành phố
giai đoạn 2015-2017. Tạp chí y học dự phòng
Tập
29,
số
8
2019.
/>
150

trang-tu-vong-do-tai-nan-giao-thong-duocghi-nhan-tai-tram-y-te—o81E20838.html
6. Dandona R, Kumar GA, Dandona L (2006).
Risky behavior of drivers of motorized two
wheeled vehicles in India. J Safety
Res. 2006;37(2):149-58. Epub 2006 May 2.
/>20
7. Iversen H, Rundmo T (2004). Attitudes
towards traffic safety, driving behaviour and
accident involvement among the Norwegian
public. Ergonomics. 2004 Apr 15;47(5):55572.
/>03.




×