Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực hành nghề sư phạm trong đào tạo giáo viên: Kinh nghiệm từ Cộng hoà Liên bang Đức và định hướng vận dụng cho các trường đại học sư phạm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.66 KB, 8 trang )

THỰC HÀNH NGHỀ SƯ PHẠM TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN:
KINH NGHIỆM TỪ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG
VẬN DỤNG CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Ở VIỆT NAM
NGUYỄN THANH HÙNG, PHẠM THỊ THUÝ HẰNG
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Nghiên cứu tóm tắt một số kinh nghiệm thực hành nghề sư phạm
trong đào tạo giáo viên của Cộng hoà Liên bang Đức, một trong số các quốc
gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, từ đó đưa ra những gợi ý cho việc
vận dụng các kinh nghiệm đó vào đào tạo giáo viên trong các trường Đại học
Sư phạm (ĐHSP) ở Việt Nam trong bối cảnh đối mới căn bản và tồn diện
giáo dục hiện nay.
Từ khố: kinh nghiệm, đào tạo giáo viên, thực tập, giáo viên, năng lực.

1. MỞ ĐẦU
Đổi mới giáo dục khơng thể khơng nhắc đến vai trị then chốt của người giáo viên.
Nói về vai trị của người giáo viên trong sự nghiệp phát triển giáo dục, gần như tất cả
các nhà giáo dục đều chia sẻ quan điểm: “chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng
giáo dục phổ thông, không thể vượt qua chất lượng của đội ngũ giáo viên”. Điều đó có
nghĩa, giáo viên là lực lượng quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Trên thế giới
ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nền kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ của đất
nước, các quốc gia luôn tập trung cho chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên, coi đó
như là nguồn duy nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thực hiện mọi kế
hoạch trong tương lai. Bước vào thế kỷ mới của công nghệ thơng tin, của hội nhập tồn
cầu và kinh tế tri thức thì vai trị của giáo dục, trong đó có vai trị của người giáo viên
lại càng giữ vị trí trọng tâm và có ý nghĩa đặc biệt [1].
Để có được đội ngũ giáo viên có chất lượng, một vấn đề đặt ra cho các trường Đại
học Sư phạm là công tác tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập nghề sư phạm, qua
q trình đó tồn bộ những tri thức, năng lực và những phẩm chất của người giáo viên
sẽ được củng cố và hoàn thiện. Giáo viên là sản phẩm của quá trình đào tạo trong các
trường sư phạm. Do vậy, để đảm bảo chất lượng cho q trình đào tạo này, khơng thể
khơng chú trọng khâu thực tập nghề cho sinh viên. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xin


đưa ra một số kinh nghiệm trong tổ chức thực tập nghề sư phạm của CHLB Đức và đề
xuất những gợi ý cho việc áp dụng những kinh nghiệm đó trong đào tạo giáo viên ở các
trường Đại học Sư phạm ở Việt Nam.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái quát về đào tạo giáo viên ở Cộng hoà Liên bang Đức
Cộng hoà Liên bang Đức là một nhà nước liên bang ở Trung Âu,thủ đô là Berlin.
Với gần 18,8 triệu dân, Đức thuộc vào số những nước đông dân trên thế giới. Đức là
202


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

thành viên sáng lập Liên minh châu Âu. Đo theo sản phẩm quốc nội, Đức là nền kinh tế
lớn nhất châu Âu và thứ 4 thế giới. Đức là nước luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu và
là nước nhập khẩu thứ 3 thế giới. Giáo dục của Đức theo chế độ liên bang, mỗi bang có
Bộ Giáo dục riêng chịu trách nhiệm về mặt giáo dục của tiểu bang. Những thay đổi về
giáo dục được quyết định bởi hội nghị KMK1 và hiến pháp của Đức, trong đó Hiến pháp
Đức ghi rõ về vấn đề “tự do học thuật và nghiên cứu”. Nước Đức có 11 triệu học sinh,
trong đó có 8,5 triệu học sinh học các trường phổ thông và 2,5 triệu học sinh học ở
trường nghề. Ngồi ra, cịn có 1,5 triệu học sinh vừa học vừa làm. Nước Đức có 2,6
triệu sinh viên; 787 nghìn giáo viên phổ thông (tỉ lệ giáo viên : học sinh là 1: 14); 97,3
nghìn giảng viên đại học, trong đó có 45 nghìn giáo sư. Ngân sách cấp cho giáo dục
năm 2012 là 177 tỉ EUR (so với ngân sách chi phúc lợi xã hội là 780 tỉ EUR, quốc
phòng là 31,7 tỉ EUR). Kinh phí đào tạo cho mỗi học sinh/sinh viên là 11 nghìn USD.
Như vậy, ngân sách dành cho giáo dục của nước Đức là tương đối lớn [4].
* Mơ hình đào tạo giáo viên của Đức là: 3 năm đào tạo cử nhân (gồm 180 tín chỉ)
+ 2 năm đào tạo thạc sĩ (gồm 120 tín chỉ). Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có 18 tháng
tập sự tại trường phổ thông trước khi thi sát hạch để lấy chứng chỉ làm giáo viên (theo

lộ trình năm 2019 sẽ rút thời gian tập sự xuống còn 12 tháng). Nghề giáo viên của Đức
được trả lương rất tốt (cao thứ ba thế giới, trong khoảng từ 2000 - 5000 EUR/tháng).
Việc đào tạo giáo viên mầm non không nằm trong hệ thống giáo dục đại học mà thuộc
hệ thống dạy nghề. Đào tạo giáo viên tiểu học cũng ở trong các trường đại học tổng
hợp, chỉ có 4 tiểu bang là đào tạo tại các trường đại học sư phạm [4].
* Quy định về đào tạo GV: Quy chế chung của nước Đức là đào tạo giáo viên 2
môn (Sinh viên khi tốt nghiệp có thể dạy được đồng thời hai mơn học). Nội dung trọng
tâm bắt buộc phải có đào tạo khoa học chuyên ngành và lý luận dạy học chuyên ngành
(cầu nối/ khớp nối của khoa học chuyên ngành và khoa học giáo dục) để người giáo
viên xử lý được tình huống dạy học trong từng chuyên ngành. Ví dụ Trọng tâm của mơ
hình Postdam (tăng cường lý thuyết và thực hành trong đào tạo giáo viên và tăng cường
lý luận dạy học chuyên ngành).
* Quy định về các giai đoạn đào tạo GV: Đào tạo giáo viên ở nước Đức được chia
làm 3 giai đoạn. Bồi dưỡng và đào tạo nâng cao mở rộng cho giáo viên với nghĩa là giáo
dục suốt đời.
+ Giai đoạn 1: Đào tạo tại trường ĐH ;
+ Giai đoạn 2: Đào tạo tập sự do Bộ quản lý ;
+ Giai đoạn 3: Quá trình đào tạo và học tập suốt đời.
Mỗi Bang có một hệ thống giáo dục riêng, mỗi Bang chịu trách nhiệm về hệ thống
giáo dục của mình, có những lĩnh vực thống nhất ở tồn liên bang, cịn lại các bang chịu
1

Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa và Thể thao các tiểu bang.
203


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017


trách nhiệm. Để thống nhất trong tính đa dạng như vậy cần có những chuẩn chung ở
bình diện liên bang. Vì thế có một tổ chức để điều phối là Hội nghị thường trực các Bộ
trưởng giáo dục các Bang cần có thỏa thuận chung này để giáo viên đào tạo tại một
bang được thừa nhận và xin việc ở toàn liên bang. Vì thế trong quy định của KMK2 có
quy định cấu trúc dựa trên những thỏa thuận chung, những quyết định của KMK để các
bang quy định cho các trường. Ví dụ: Luật Đào tạo giáo viên quy định khung chung đào
tạo giáo viên. Trên cơ sở luật ra các văn bản dưới Luật, tức là các quy chế (Các văn bản
dưới luật này do các trường và các bang tự ban hành dựa trên căn cứ của Liên Bang).
Nghề giáo viên cần được nhà nước điều phối vì là dịch vụ cơng liên quan đến tồn xã
hội. Những quy chế luật này ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung dạy học và quy chế thi ở
trường đại học. Việc đào tạo giáo viên phải phù hợp với các bậc học ở trường Phổ thông
tại Bang [2],[3]
2.2. Các giai đoạn trong thực hành nghề sư phạm tại Cộng hoà Liên bang Đức
Đào tạo giáo viên tai Đức thường chia ra làm hai giai đoạn thực tập nghề, đó là
giai đoạn học Bachelor3 và master4. Cả hai giai đoạn được tiến hành qua 5 kỳ thực tập:

Sơ đồ mơ hình tiếp thu năng lực trong giai đoạn thực hành nghề giáo viên

2

Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa và Thể thao các tiểu bang. Hội nghị này đã quyết định 4 nhóm
năng lực trong đào tạo giáo viên: Chuẩn về năng lực giáo dục; năng lực dạy học; năng lực tư vấn và
chuẩn đoán; năng lực đánh giá và phát triển bản thân. Dựa trên 4 nhóm năng lực này hội nghị còn đưa ra
11 tiêu chuẩn như: tri thức nghề nghiệp (chương trình mới bổ sung tri thức tổ chức và tri thức tư vấn);
niềm tin, thái độ và giá trị nghề nghiệp; định hướng về động cơ; năng lực tự điều chỉnh…
3
Cử nhân đại học.
4
Thạc sỹ.
204



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

2.2.1. Thực tập nghề ở giai đoạn Bachelor
Trong giai đoạn này sinh viên phải thực hiện 3 kỳ thực tập:
a) Thưc tập định hướng: Giai đoạn này giúp sinh viên làm quen với hoạt động
nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trong tương lai. Giai đoạn này được thực hiện ngay
sau học kỳ 1 và 2. Thời gian dành cho kỳ thực tập này là 3 tuần trong đó hai tuần là sinh
viên tham gia dự giờ và một tuần đánh giá, phân tích các giờ dạy. Thời gian của kỳ thực
tập định hướng được tích hợp ngay trong học kỳ 1 và 2, được trải đều cho toàn học kỳ.
Trong mỗi tuần sinh viên sẽ có một buổi thực tập tại trường phổ thơng, sau đó sẽ tham
gia Seminar với giảng viên đại học. Qua đợt thực tập này sinh viên sẽ hình thành được
“năng lực quan sát”. Khi tham gia thực tập sinh viên sẽ phải quan sát giờ dạy của giáo
viên phổ thông với tư cách là nhà sư phạm, những gì quan sát được có thể liên hệ với
bản thân. Định hướng quan trọng qua kỳ thực tập này là nhằm hình thành tâm lí nghề
nghiệp cho sinh viên. Đây là giai đoạn giúp sinh viên thay đổi giác độ từ học sinh sang
nhân cách người giáo viên.
b) Thực tập trong các lĩnh vực hành động sư phạm - tâm lý học: Quá trình thực
tập này thường được tổ chức trong học kỳ 3 đến kỳ 5, thời gian cho kỳ thực tập này là 3
tuần. Thời kỳ thực tập này sinh viên chưa tiến hành hoạt động dạy nhưng phải tiến hành
một hoạt động sư phạm, chẳng hạn như lãnh đạo và điều hành các hoạt động như âm
nhạc, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi... hoặc đến nhà học sinh để
thực hiện công tác giáo dục, hoặc tham gia hỗ trợ học sinh giải quyết các bài tập về nhà.
Sản phẩm phải có của kỳ thực tập này là báo cáo thực tập và một bài trình bày.
Qua kỳ thực tập này những năng lực chính của sinh viên sẽ được hình thành như:
Lĩnh vực năng lực (tự cảm nhận và tự phản ánh), sinh viên biết tổ chức và chịu trách
nhiệm về tổ chức hoạt động sư phạm. Chẳng hạn khi sinh viên tổ chức một hoạt động

cho học sinh thì phải rút ra được những kết luận về những điều làm được và chưa làm
được, từ đó sẽ bổ sung và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho bản thân.
c) Thực tập về lý luận dạy học chuyên ngành: Giai đoạn này được tiến hành trong
10 tuần và được thực hiện trong học kỳ 3 đến kỳ 5. Đây là giai đoạn mà lần đầu tiên
sinh viên được phác thảo một bài dạy của mình, trực tiếp tham gia dạy trên lớp, giai
đoạn này sinh viên cũng phải đối mặt với rất nhiều tình huống xảy ra mà nhiều khi
khơng có trong giáo án. Đây là giai đoạn kết nối đầu tiên năng lực từ chuyên ngành, lý
luận dạy học chuyên ngành và khoa học giáo dục. Trong mỗi tuần của học kỳ sinh viên
sẽ xuống trường phổ thông 1 ngày, mỗi nhóm chỉ gồm 3 sinh viên, khi một sinh viên
dạy thì 2 sinh viên cịn lại sẽ dự giờ cùng với giáo viên hướng dẫn, sau đó sẽ tiến hành
đánh giá và rút kinh nghiệm. Đây cũng là giai đoạn ngồi việc hình thành cho sinh viên
về năng lực dạy học, còn hướng đến trang bị thêm kỹ năng chuẩn bị, thực hiện và biết
phân tích và đánh giá một giờ dạy [2], [3].
2.2.2. Thực tập nghề ở giai đoạn master
Trong giai đoạn học master sinh viên sẽ thực hiện hai kỳ thực tập:
205


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

a) Thực tập chẩn đoán tâm lý: Thời gian của đợt thực tập này thường được tổ
chức vào kỳ đầu của giai đoạn master, được thực hiện trong vòng khoảng 1 tuần. Trong
đợt thực tập này sinh viên phải quan sát và đánh giá tâm lý học sinh; sinh viên phải biết
cách tìm hiểu học sinh thơng qua hệ thống các câu hỏi, từ đó có những đánh giá, phân
tích và đưa ra những chuẩn đoán về tâm lý của học sinh. Trước khi thực hiện kỳ thực
tập này sinh viên sẽ được huấn luyện để biết cách đặt câu hỏi, quan sát học sinh và phân
tích kết quả từ đó có thể đưa ra các chuẩn đoán tâm lý của học sinh. Trong thời gian
thực tập này sinh viên không chỉ tham gia dự giờ mà còn là tiếp xúc với học sinh ngoài

giờ để nắm bắt tâm lý học sinh. Năng lực trọng tâm sẽ được hình thành ở giai đoạn này
là vận dụng các phương pháp chuẩn đoán tâm lý. Kết thúc kỳ thực tập này sinh viên
phải có biên bản và lý giải được các kết quả
b) Thực tập giảng dạy tại trường phổ thông: Thời gian thực tập ở giai đoạn này là
14 tuần. Trong đợt thực tập này sinh viên không chỉ tham gia dự giờ, thực hiện các giờ
dạy với sự chỉ đạo của giáo viên hướng dẫn và cuối cùng là sinh viên phải tự thực hiện
các giờ dạy của mình trên đối tượng học sinh. Đồng thời sinh viên cịn thực hiên cơng
việc chủ nhiệm lớp. Mỗi sinh viên phải dạy 30 giờ cho mỗi bộ môn (tổng cộng là 60 giờ
cho hai bộ mơn), ngồi ra sinh viên cịn phải hồn thành hồ sơ mơ tả về tiến trình thực
tập của bản thân. Các năng lực trọng tâm của kỳ thực tập này mà sinh viên hướng tới
tập luyện một cách phức hợp các năng lực: dạy học; giáo dục; tư vấn; đánh giá; đổi mới.
Tập hợp được các lĩnh vực năng lực trên sẽ giúp sinh viên trên đường hướng tới chuyên
nghiệp trong thực hành nghề giáo viên [5].
Như vậy, có thể nhận thấy rằng quá trình đào tao giáo viên ở Đức rất chú trọng cho
việc bồi dưỡng năng lực của người giáo viên một cách khá bài bản và đều tuân thủ, để
đảm bảo cho sinh viên tiếp cận và phát triển được các nhóm năng lực theo chuẩn KMK
đã ban hành. Trong mỗi giai đoạn thực tập đều được xem xét rất kỹ càng xem có phù
hợp với chuẩn mà KMK đề xuất không. Với các giai đoạn thực tập được trải đều cho
các học kỳ trong suốt 6 năm học của cả hai cấp học, đã giúp sinh viên có thời gian để
hồn thiện và trang bị các nhóm kỹ năng cần thiết của nghề dạy học.
2.3. Những định hướng vận dụng để nâng cao chất lượng thực tập nghề sư phạm ở
Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, các trường ĐHSP đều đào tạo giáo viên giảng dạy một môn
và thời gian học là 4 năm, sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân và có thể
tham gia giảng dạy tài trường phổ thơng sau khi tham gia kỳ thi tuyển của trường hoặc
của sở/ phịng giáo dục và đào tạo. Tại Đức thì đào tạo giáo viên lại được thực hiện
trong vòng 6 năm sinh viên tốt nghiệp sẽ được nhận cả bằng cử nhân và bằng thạc sỹ,
đặc biệt sinh viên có thể giảng dạy được cả hai môn tại trường phổ thông. Tuy nhiên,
trước khi trở thành giáo viên thực thụ họ phải trải qua một năm tập sự dưới sự giám sát
chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy, có thể thấy đào tạo giáo viên của chúng

ta “vừa thừa, vừa thiếu”, thừa vì 4 năm chúng ta mới đào tạo được giáo viên dạy một
môn, thiếu vì chưa có những điều kiện tốt nhất để sinh viên rèn luyện thực hành nghề.
206


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

Nội dung chương trình trong thực tập sư phạm mới chỉ tập trung về kiến thức
chuyên ngành, chưa chú trọng kiến thức của khoa học giáo dục, đặc biện kiến thức về
chuẩn đoán tâm lý. Các sinh viên ngành sư phạm hầu như chưa được trang bị những
kiến thức này nên sẽ gặp những khó khăn trong q trình tiếp xúc với học sinh
phổ thơng.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm của Việt
Nam vẫn còn quá nặng về lý thuyết, thiếu thực tập và thực tiễn, chưa cân đối giữa khoa
học chuyên ngành và khoa học giáo dục. Thời gian thực tập và thực tế tại trường phổ
thông khoảng 10 đến 12 tuần (tương đương khoảng 10 tín chỉ). Ở một số trường thì hoạt
động kiến tập và thực tập ghép lại một đợt, số trường khác thì chia làm hai đợt. Hoạt
động này khơng đươc thống nhất trong các cơ sở đào tạo giáo viên.
* Giai đoạn thực tế (kiến tập sư phạm): Giai đoạn này thường đươc tổ chức ở học
kỳ III và IV được thực hiện trong 2 tuần. Trong khoảng thời gian này SV chủ yếu là làm
quen với hoạt động ở trường phổ thông như dự giờ và công tác chủ nhiệm lớp.
* Giai đoạn thực tập sư phạm: Được tổ chức vào kỳ cuối của năm thứ 4 và được
thực hiện trong vịng 8 tuần. SV xuống trường phổ thơng làm công việc của một người
giáo viên thực thụ. Lúc này, SV sẽ phải vận dụng các kiến thức đã được học vào quá
trình thực tập của mình, trong hoạt động này mỗi SV thường yêu cầu phải thực hiện yêu
cầu giảng dạy để đánh giá từ 8-10 tiết và làm thêm cơng tác chủ nghiệm lớp. Như vậy
có thể nhận thấy rằng với khoảng thời gian là 10 tuần để tiến hành hoạt động thực tiễn
có thể nói là quá ít đối với mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp ở trường sư phạm muốn trở

thành một giáo viên thực thụ.
Từ những kinh nghiệm tiếp cận này, chúng tôi có những đề xuất, để điều chỉnh
hoạt động thực hành nghề giáo viên cho các trường ĐHSP:
- Hoàn thiện và đưa vào hoạt động Trung tâm phát triển nghiệp vụ sư phạm trong
các trường Đại học Sư phạm. Trung tâm này sẽ là nơi điều phối tất cả các hoạt động liên
quan đến rèn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Đặc biệt là sự kết
nối trong công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giữa Trung tâm và hệ thống các trường
phổ thông, qua hệ thống camera trực tuyến, nhằm giúp SV xem và phân tích video các
hoạt động dạy học của giáo viên phổ thơng. Trung tâm rèn luyện Nghiệp vụ Sư phạm
(NVSP) cịn là nơi để nhóm SV tập giảng, phân tích bài học cùng giáo viên phổ thông,
sinh hoạt chuyên môn theo nhóm, nghiên cứu tài liệu và hồ sơ học sinh.
- Đẩy mạnh công tác phối kết hợp giữa trường Đại học Sư phạm và các trường
phổ thông như:
+ Giảng viên và nhóm SV cần thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn ở
trường phổ thông để xuống quan sát, dự giờ và phân tích bài học sau tiết dự giờ.
+ Phối hợp chặt chẽ với trường phổ thông để cử SV tham gia các hoạt động ở
trường phổ thông như: trợ giảng, giúp đỡ tổ chức sự kiện, tình nguyện viên, tư vấn và
gia sư cho nhóm học sinh.
207


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

+ Mời các giáo viên phổ thông tham gia giảng mẫu tại trường Đại học Sư phạm
cho sinh viên tham khảo.
+ Đưa các giảng viên của trường Đại học Sư phạm cùng tham gia giảng dạy một
số giờ nhất định tại trường phổ thông.
- Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nên được thực hiện và trải đều qua tất

cả các kỳ của 4 năm học.
- Điều chỉnh lại thời gian cho hoạt động thực tập sư phạm ở trường phổ thơng, để
mỗi SV sư phạm có nhiều thời gian hơn cho hoạt động này.
3. KẾT LUẬN
Thông qua kết quả học tập của khoá đào tạo ngắn hạn tại trường Đại học Tổng
hợp Potsdam và Đại học Wollonggong và đúc kết từ những tài liệu nghiên cứu, chúng
tôi mạnh dạn tổng kết lại một số kinh nghiệm trong đào tạo giáo viên ở Đức, đặc biệt là
quá trình thực hành nghề sư phạm trong đào tạo giáo viên tại Cộng hoà Liên bang Đức.
Qua đó cho thấy rằng muốn nâng cao chất lượng trong đào tạo giáo viên phụ thuộc và
nhiều yếu tố, nhưng có một yếu tố quyết định trực tiếp đến việc hình thành một người
giáo viên thực thụ chính là hoạt động rèn luyện thực tiễn về nghề sư phạm. Do vậy, để
có được một người giáo viên đáp ứng yêu cầu của đối mới giáo dục phổ thông hiện nay,
các trường ĐHSP nhất thiết phải chú trọng đến việc tăng cường và nâng cao chất lượng
hoạt động thực hành nghề sư phạm cho mỗi sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Thị Bích, (2016), Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội (Tr 11).
[2] Bernd Meire, Nguyễn Văn Cường (2015), Đào tạo giáo viên tại bang Brandenburg (bài
giảng cho khoá học Establishment of centrers for pedagogical excellence, under 2929 VIE (ES) second unper secondary Education devolopment project), University of
Potsdam.
[3] Bernd Meire, Nguyễn Văn Cường (2015). Đào tạo giáo viên ngày nay - những vấn đề
thời sự trong đào tạo giáo viên tại Đức và việc thử giải quyết chúng theo cách tiếp cận
mới (bài giảng cho khoá học Establishment of centrers for pedagogical excellence,
under 2929 - VIE (ES) second unper secondary Education devolopment project),
University of Potsdam.
[4] Nguyễn Văn Cường (2015), Ngành giáo dục ở CHLB Đức - ngành giáo dục trong bối
cảnh xã hội, (bài giảng cho khoá học Establishment of centrers for pedagogical
excellence, under 2929 - VIE (ES) second unper secondary Education devolopment
project), University of Potsdam.
[5] Frank Tosh (2015), Phát triển năng lực tích luỹ trong khn khổ học thực tiễn (bài

giảng khoá học Establishment of centrers for pedagogical excellence, under 2929 - VIE
(ES) second unper secondary Education devolopment project), Univecity of Postsdam.
208


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

Title: PEDAGOGIC PRACTICE IN TEACHERS TRAINING: EXPERIENCE FROM THE
FEDERAL REPUBLIC OF GERMANY AND ORIENT TO APPLY FOR UNIVERSITIES IN
VIETNAM
Abstract: This article summarizes some experience from pedagogic practice in teachers training
of the Federal Republic of Germany, one of the countries with advanced education in the world,
and then gives recommendations to apply those experience for teachers training at Colleges of
Education in Vietnam in the situation in basic and comprehensive education renovation
currently.
Keywords: experience, teachers training, intership, teachers, competence.

TS. NGUYỄN THANH HÙNG
Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0985555400, Email:

209



×