Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.72 KB, 11 trang )

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN ĐỨC VŨ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên là một trong những yếu tố
quan trọng nhất đảm bảo thành công của đổi mới giáo dục và đào tạo. Phát
triển chương trình bồi dưỡng giáo viên theo nhu cầu là phương thức bồi dưỡng
thích hợp, có hiệu quả. Để phát triển chương trình bồi dưỡng này, cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp về xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, tổ
chức bồi dưỡng, môi trường bồi dưỡng và giải pháp về hành chính, thi đua.
Từ khố: bồi dưỡng giáo viên theo nhu cầu, phát triển chương trình.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đội ngũ giáo viên (GV) là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo thành cơng của đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Lâu nay, đội ngũ này được đào
tạo và bồi dưỡng dạy học theo định hướng nội dung; do vậy, khi chuyển sang dạy học
theo định hướng năng lực, họ cần được bồi dưỡng và đào tạo lại với những tri thức, kĩ
năng và ý thức tích cực dạy học chú trọng rèn luyện kĩ năng và phương pháp cho học
sinh trên cơ sở đảm bảo những kiến thức cơ bản, thiết thực.
Bồi dưỡng giáo viên liên quan đến nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
như: chương trình, hình thức, phương pháp, điều kiện và mơi trường bồi dưỡng; trong
đó, chương trình là yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo chất lượng của việc bồi dưỡng.
Có một chương trình bồi dưỡng khoa học, sư phạm, thực tiễn và khả thi, đáp ứng đúng
nhu cầu cần bồi dưỡng của giáo viên là yếu tố quan trọng cho phép nâng cao năng lực
của giáo viên, góp phần thực hiện có hiệu quả đổi mới GD&ĐT.
Một chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên như vậy
được xây dựng trên những cơ cở lí luận nào, thực trạng bồi dưỡng giáo viên hiện nay có
những thế mạnh, hạn chế như thế nào và nguyên nhân của nó, vấn đề phát triển chương
trình bồi dưỡng là gì? cách làm và giải pháp thực hiện ra sao?... là những vấn đề cần
được quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể.
2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Giáo dục và đào tạo là một hệ thống mở gồm nhiều yếu tố
có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và quy định lẫn nhau. Trong nội bộ GD&ĐT, đó
là các quan hệ giữa người dạy và người học; giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp,
phương tiện và hình thức tổ chức dạy học; giữa kiểm tra, đánh giá với mục tiêu, nội
dung và phương pháp... tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, sự thay đổi một yếu tố sẽ
kéo theo thay đổi các yếu tố khác. GD&ĐT khơng phải là một hệ thống khép kín, biệt
570


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

lập mà nằm trong môi trường kinh tế - xã hội và môi trường khoa học kĩ thuật của thế
giới, quốc gia, địa phương; chịu sự chi phối trực tiếp, thường xuyên của mơi trường này
và đến lượt mình, sản phẩm GD&ĐT lại phục vụ cho sự phát triển của môi trường này.
- Quan điểm phát triển: Giáo dục và đào tạo nói chung, mỗi yếu tố trong đó nói
riêng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên (chất lượng, trình độ, năng lực...) ln ln vận động
và phát triển. Tính khách quan của vận động được quy định bởi sự phát triển của nhận
thức xã hội, của sự phát triển nhân loại; đến lượt mình, sự phát triển của GD&ĐT trở
thành động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Cũng như các loại hình xã hội khác,
GD&ĐT có sự kế thừa truyền thống và dự báo tương lai. Quan điểm phát triển của
GD&ĐT vừa đòi hỏi chú trọng đến viễn cảnh, nhưng không hề bỏ qua sự kế thừa và
phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của mỗi dân tộc. Một chương trình bồi dưỡng
năng lực giáo viên phù hợp không thể không cân nhắc đến sự kế thừa và dự báo phát
triển bền vững.
- Quan điểm hoạt động: Năng lực là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ
năng, thái độ trong việc giải quyết một vấn đề để đạt được những mục tiêu cần thiết.
Năng lực được biểu hiện qua hoạt động; những biểu hiện của quá trình và sản phẩm

hoạt động được xem là những căn cứ để đánh giá năng lực. Do vậy, chương trình bồi
dưỡng năng lực giáo viên cần được dựa trên các căn cứ về hoạt động, coi trọng và đề
cao hoạt động tự bồi dưỡng, tự học, tự nghiên cứu của giáo viên.
- Quan điểm thực tiễn: Thực tiễn là thước đo mọi kết quả hoạt động của con
người. Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên nhằm đến đối
tượng bồi dưỡng là GV, cần được thoả mãn nhu cầu bồi dưỡng của mỗi GV theo định
hướng đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT. Có nhiều hướng tiếp cận phát triển chương
trình bồi dưỡng giáo viên (BDGV); theo quan điểm thực tiễn, phù hợp với nâng cao
trình độ GV đáp ứng đổi mới GD&ĐT hiện nay, việc phát triển chương trình BDGV
hiện nay cần được tiếp cận theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế cầu người được bồi
dưỡng, của nhu cầu thực tế địa phương của cơ sở GD&ĐT.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu gồm: Hệ thống hoá và phân tích lí luận về
phát triển chương trình; khảo sát thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên hiện
nay ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ; hội thảo khoa học, lấy ý kiến
chuyên gia về phát triển chương trình kết hợp với tổng kết hoạt động thực tiễn về bồi
dưỡng giáo viên từ 2006 đến nay của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; xây dựng
các báo cáo chuyên môn.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Luận cứ khoa học của vấn đề phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp
ứng đổi mới giáo dục và đào tạo
3.1.1. Phát triển chương trình
Chương trình bồi dưỡng giáo viên là văn bản quy định những mục tiêu (kết quả
đầu ra mong đợi), những định hướng nội dung, tổ chức, phương pháp dạy học và đánh
giá của quá trình bồi dưỡng giáo viên. Một chương trình bồi dưỡng giáo viên bao gồm:
571


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ


2017

- Các mục tiêu bồi dưỡng (năng lực/trình độ sẽ phải phấn đấu đạt được).
- Các nội dung (các chủ đề/chuyên đề/đề tài có ý nghĩa cho việc đạt được các mục
tiêu bồi dưỡng).
- Những định hướng về phương pháp (tổ chức, phương pháp và phương tiện đạt
dược mục tiêu bồi dưỡng)
- Những định hướng về đánh giá (đánh giá kết quả đầu ra, đo lường kết quả dạy
học và học tập nhờ những quy trình khách quan).
“Phát triển chương trình giáo dục là một q trình liên tục nhằm hồn thiện khơng
ngừng chương trình giáo dục. Theo quan điểm này chương trình giáo dục là một thực
thể khơng phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi, mà được phát triển, bổ sung,
hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu
khoa học - kỹ thuật và công nghệ, và cũng là theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao
động. Nói cách khác, một khi mục tiêu đào tạo của nền giáo dục quốc dân thay đổi để
đáp ứng nhu cầu xã hội, thì chương trình giáo dục cũng phải thay đổi theo, mà đây lại là
quá trình diễn ra liên tục nên chương trình giáo dục cũng phải được khơng ngừng phát
triển và hồn thiện.
Nếu xem “Phát triển chương trình giáo dục” là một quá trình liên tục nó sẽ bao
gồm các yếu tố sau: 1) Phân tích nhu cầu (Need analysis); 2) Xác định mục đích và mục
tiêu (Defining aims and objectives); 3) Thiết kế (curriculum design); 4) Thực thi
(Implementation); 5) Đánh giá (Evaluation) [4].
“Phát triển chương trình bao gồm xây dựng chương trình, đánh giá, chỉnh sửa và
hồn thiện chương trình”. [1]
3.1.2. u cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo
Yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo một cách chung nhất là chuyển từ dạy
học theo định hướng nội dung sang dạy học theo định hướng năng lực, dạy học nhằm
vào việc phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết ở học sinh. Theo Chương trình
giáo dục phổ thơng tổng thể (dự thảo, 2015), các năng lực chung chủ yếu cần hình thành
cho học sinh, gồm: tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ, thể chất, giao tiếp,

hợp tác, tính tốn, cơng nghệ thơng tin và truyền thông. Đồng thời, ở các môn học khác
nhau cần hình thành cho học sinh các năng lực riêng được quy định bởi đặc trưng về nội
dung tri thức, kĩ năng của mỗi mơn học.
Để hình thành cho học sinh các năng lực như vậy, đòi hỏi giáo viên cũng phải có
các năng lực phù hợp. Khơng thể hình thành cho HS năng lực hợp tác, nếu GV khơng
có năng lực hợp tác; tương tự, GV khơng có năng lực cơng nghệ thơng tin và truyền
thơng thì cũng khơng thể bàn đến việc hình thành cho HS năng lực này.
Chính vì vậy, chương trình bồi dưỡng GV cũng cần được xây dựng theo định
hướng phát triển năng lực, chú trọng bồi dưỡng cho GV các năng lực chung lẫn các
năng lực riêng cần thiết. Kết quả phân tích yêu cầu của Chương trình tổng thể giáo dục
572


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

phổ thông (dự thảo, 7/2015) [1] cho thấy GV THPT cần có các năng lực: Phát triển
chương trình, xây dựng kế hoạch mơn học, đảm bảo kiến thức mơn học; dạy học tích
hợp, liên môn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng
phương tiện dạy học, xây dựng mơi trường học tập, quản lí hồ sơ dạy học, đổi mới kiểm
tra đánh giá, nghiên cứu khoa học...
3.1.3. Chương trình đào tạo giáo viên
Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm từ trước đến nay cịn ít đề cập đến việc
nâng cao năng lực dạy học cho giáo sinh. Kết quả phân tích chương trình đào tạo cử
nhân theo tín chỉ của 7 trường đại học sư phạm (ĐHSP) trọng điểm (trường ĐHSP Hà
Nội, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, trường ĐHSP ĐH Huế, trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Vinh, trường ĐHSP Hà Nội 2) [3]
cho thấy:
- Những nội dung liên quan đến các mô đun tương ứng với năng lực đã được đề
cập đến trong chương trình có thể kể đến là: Thiết kế bài dạy học, xác định hệ thống

kiến thức cơ bản, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá.
Những nội dung này chủ yếu được bố trí trong các học phần về Lí luận dạy học bộ mơn,
Phương pháp dạy học bộ môn; một số chuyên đề về phương tiện dạy học, sử dụng công
nghệ thông tin trong dạy học bộ mơn, phân tích chương trình bộ mơn...
- Những nội dung hiện nay chưa được cấu tạo vào trong chương trình thành một nội
dung độc lập (học phần, chun đề...), gồm: Dạy học tích hợp, liên mơn, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; phát triển chương trình, dạy học theo định hướng năng lực, mơ hình
dạy học tiên tiến, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, kĩ năng
quản lí hồ sơ dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
3.2. Khái quát thực trạng về phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên hiện nay
Bộ GD&ĐT trước đây (2011) đã có các Thơng tư số 30, 31, 32 về Bồi dưỡng GV
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đến nay (2015) thay thế bằng Thông tư
số 26/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm
non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong đó, ghi rõ “Tổng thời lượng bồi dưỡng
thường xuyên đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/ năm học, bao gồm: a) Nội dung bồi
dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (sau đây gọi là nội
dung bồi dưỡng 1): khoảng 30 tiết/năm học; b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu
thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung
bồi dưỡng do các dự án thực hiện (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): khoảng 30 tiết/
năm học; c) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của
giáo viên (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): khoảng 60 tiết/ năm học.” [2]. Các
chun đề cụ thể khơng có.
Từ năm 2006 đến nay, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế tổ chức bồi dưỡng
nâng cao năng lực cho GV các cấp phổ thơng dưới hình thức các chun đề cập nhật,
bám sát các đổi mới của giáo dục phổ thông. Từ năm 2014 đến nay, Trường đã hình
thành một Danh mục Các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên mầm
573


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ


2017

non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở tất cả các bộ môn (gồm 266
chuyên đề); tuy nhiên, cũng chưa có một chương trình hồn chỉnh bồi dưỡng nâng cao
năng lực giáo viên.
Kết quả điều tra nhanh cán bộ quản lí các sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và
thành phố Đà Nẵng trong tháng 4/2016; tỉnh An Giang và Kon Tum năm 2015, cho thấy
các Sở đều có nhu cầu cao về bồi dưỡng nâng cao năng lực GV, đáp ứng đổi mới
chương trình và sách giáo khoa sắp đến. Tất cả các Sở đều nhấn mạnh đến nhu cầu cần
bồi dưỡng các chuyên đề cần thiết cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa
mới dự kiến bắt đầu từ năm học 2018 - 2019.
3.3. Phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên theo nhu cầu
3.3.1. Mơ hình bồi dưỡng giáo viên theo nhu cầu
Đội ngũ giáo viên phổ thông nước ta đa dạng về nguồn đào tạo, loại hình đào tạo,
trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, thâm niên nghề nghiệp, trình độ thực tế chun
mơn và nghiệp vụ, hồn cảnh cơng tác... nên nhu cầu bồi dưỡng cả về phạm vi lẫn mức
độ không giống nhau. Không thể cào bằng nội dung, mức độ, phạm vi bồi dưỡng đối
với tất cả giáo viên, dù ngay trong một cơ sở giáo dục nhỏ.
Đáp ứng yêu cầu đó, việc bồi dưỡng cần được tiến hành theo mơ hình đáp ứng
nhu cầu thực tế bồi dưỡng của GV. Mơ hình này có sự kết hợp việc giới thiệu các
chuyên đề từ trường đại học sư phạm xuống các sở với việc lựa chọn chuyên đề, đề xuất
chuyên đề mới phù hợp với thực tế đội ngũ giáo viên địa phương. Sự thống nhất gữa
Trường và Sở, trong đó ưu tiên coi trọng đề xuất của Sở cho phép xác định được một hệ
thống danh mục chuyên đề bồi dưỡng giáo viên vừa phù hợp với yêu cầu của đổi mới
giáo dục và đào tạo, vừa đáp ứng đúng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tại cơ sở giáo
dục và đào tạo.
Mơ hình này đòi hỏi việc bồi dưỡng giáo viên được tiến hành theo một quy trình
gồm các bước: i) Trường đại học sư phạm căn cứ vào thực tế phổ thông, chỉ đạo chuyên

môn của Bộ GD&ĐT, kinh nghiệm của mỗi giảng viên... đề xuất một danh mục các
chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên (gọi tắt là danh mục chuyên đề); ii)
Gửi danh mục chuyên đề về các Sở GD&ĐT, các Sở GD&ĐT lấy ý kiến của mạng lưới
cốt cán bộ môn ở sở lựa chọn các chuyên đề cần bồi dưỡng theo sát nhu cầu, kết hợp đề
xuất thêm các chuyên đề khác theo nhu cầu thực tiễn bức thiết của địa phương; iii)
Danh mục chuyên đề được lựa chọn theo nhu cầu được phản hồi lại Trường Đại học Sư
Phạm; iv) Trường Đại học Sư phạm xác định các chuyên đề cần bồi dưỡng.
Trong các bước này, quan trọng nhất là đề xuất được các chuyên đề cần thiết cho
việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, đáp ứng đổi mới đào tạo, mang tính cập
nhật, thiết thực đối với giáo viên; tiếp đến là việc lựa chọn đúng các chuyên đề cần thiết
đáp ứng nhu cầu của phần lớn đội ngũ giáo viên của Sở GD&ĐT. Chuyên viên bộ môn
574


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

ở các sở cùng đội ngũ giáo viên cốt cán của Sở ở các trường phổ thơng là những người
có tiếng nói mang tính đại diện cho nhu cầu thực tế của đội ngũ giáo viên trong toàn Sở.
Việc lựa chọn đúng các chuyên đề phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của GV làm cho việc
bồi dưỡng thiết thực hơn đối với mỗi giáo viên, tạo ra động lực cần thiết trong việc
bồi dưỡng.
Mơ hình này cho phép phân hố tương đối trong bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng
nhu cầu thực tế của giáo viên ở các địa phương khác nhau, làm cho việc bồi dưỡng giáo
viên thích hợp hơn với vùng/miền... Mơ hình này tránh được việc bồi dưỡng theo kiểu
áp đặt khơng nhận được sự đồng tình của GV, tránh được sự khiên cưỡng trong bồi
dưỡng của nhiều GV; nhờ đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc bồi
dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ GV phổ thông hiện nay.
3.3.2. Các bước phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên theo nhu cầu

Phù hợp với các bước chung phát triển chương trình, việc phát triển chương trình
bồi dưỡng nâng cao năng lực của GV đáp ứng nhu cầu được thực hiện theo các bước: i)
Xác định mục tiêu bồi dưỡng; ii) Phân tích yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông đối
với GV và thực tế nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của GV THPT; iii) Xác định các
tiêu chí năng lực dạy học của GV THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông;
iv) Xác định các môđun kiến thức tương ứng với từng loại tiêu chí năng lực dạy học của
GV THPT; v) So sánh, đối chiếu với chương trình đào tạo cử nhân để chọn lọc các
mơđun cần bồi dưỡng; vi) Tổ hợp các môđun kiến thức đã được lựa chọn thành chuyên
đề bồi dưỡng; vii) Phối hợp với Sở GD&ĐT lựa chọn (và đề xuất thêm) các chuyên đề
bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu địa phương.
Kết quả làm việc theo quy trình trên trong các năm 2015, 2016 là Danh mục Các
chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực GV THPT đáp ứng nhu cầu đang thực hiện
trong bồi dưỡng GV hàng năm tại Đại học Sư Phạm - Đại học Huế, gồm các chuyên
đề dành cho các mơn Tốn, Tin, Lý, Hố, Sinh, Cơng nghệ, Văn, Sử, Địa, Giáo dục
cơng dân:
1) Dạy học tích hợp, liên môn;
2) Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo;
3) Nâng cao năng lực sáng tạo khoa học kĩ thuật cho học sinh;
4) Phát triển chương trình - Lí thuyết và thực hành;
5) Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực;
6) Các mơ hình học tập tiên tiến (VNEN, WebQuest, Blended Learning...);
7) Quản lý hồ sơ dạy học;
8) Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và PISA.

575


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017


3.4. Các giải pháp phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng nhu cầu
3.4.1. Giải pháp về xây dựng chương trình
Để có một chương trình bồi dưỡng GV đáp ứng nhu cầu, cần kết hợp chặt chẽ
việc phân tích các yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo với khảo sát nhu cầu thực tế
bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên tại địa phương.
Việc phân tích các yêu cầu của đổi mới được thực hiện do các chuyên gia giáo
dục có năng lực tại trường sư phạm, có sự thống nhất trong hội đồng khoa học đào tạo
của trường/viện. Việc khảo sát nhu cầu địa phương được thực hiện thông qua chuyên
viên bộ môn và đội ngũ giáo viên cốt cán của sở giáo dục; trong nhiều trường hợp, cần
được bổ sung thêm bằng các kết quả của điều tra nhanh, khảo sát có sự tham gia của
người được bồi dưỡng. Phiếu khảo sát và phiếu điều tra chuyên sâu cũng được xem là
một trong những loại hình có ý nghĩa trong khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
Xác định được một danh mục các chuyên đề bồi dưỡng và xây dựng được chương
trình bồi dưỡng là việc làm có ý nghĩa qaun trọng đầu tiên trong quá trình xây dựng
chương trình. Tuy nhiên, cần thiết phải có thử nghiệm và đánh giá chương trình; từ đó,
hồn thiện chương trình.
Tuy nhiên, do tính ổn định tương đối của thực tế giáo dục phổ thông hàng năm và
trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên, nên việc bổ sung, điều chỉnh, cập nhật
chương trình bồi dưỡng từng năm là việc làm cần thiết và tất yếu, đảm bảo chương trình
đáp ứng thường xuyên và kịp thời nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.
3.4.2. Giải pháp về biên soạn tài liệu
Có nhiều dạng cấu trúc tài liệu chuyên đề bồi dưỡng giáo viên. Kết quả thực tế
trong nhiều năm thực hiện bồi dưỡng GV các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ
của Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế cho thấy dạng cấu trúc tài liệu phù hợp và
có tác dụng tích cực đến việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên là dạng biên soạn theo
môđun.
Môđun là một phần hay một bộ phận trong tổng thể, một hệ thống, nhưng nếu
tách riêng thì nó vẫn có thể tự vận động để thực hiện các chức năng riêng của mình.
Mơđun dạy học là một đơn vị trong chương trình dạy học mang tính độc lập tương đối.

Môđun dạy học phải thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa hoạt động của người học với
nội dung dạy học. Nói cách khác, mơ đun dạy học là một chuỗi các hoạt động được thiết
kế nhằm khai thác nội dung bài học để đạt được mục tiêu đã được đề ra trong khi vẫn
tuân thủ các tiến trình của bài dạy học một cách bình thường.
Một môđun dạy học được sử dụng trong tập huấn BDGV phải mang các đặc trưng
cơ bản:
- Chứa đựng một hệ thống các hoạt động nhằm đạt đến một/ một số nội dung nhất
định của lớp tập huấn.
576


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

- Có mục tiêu rõ ràng, dễ dàng cho việc kiểm soát và đánh giá.
- Có sự thống nhất trong các hoạt động dạy, học và kiểm tra, đánh giá.
- Có tính mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng với nhiều con đường (hoặc trình độ) lĩnh
hội, theo những cách thức khác nhau, nhưng đều đi đến đạt mục tiêu chung.
Các mơđun có kích cỡ khác nhau, được thực hiện với thời lượng khác nhau. Các
mơđun được thống nhất về phương thức (khung) trình bày, nhưng đa dạng về hình thức
thể hiện.
Tài liệu được biên soạn theo mơđun dùng trong dạy học có tác dụng khuyến khích
tính độc lập, tích cực và sáng tạo của người học, rèn luyện các kĩ năng học cá nhân, phát
triển mối quan hệ giao tiếp của các thành viên trong lớp học. Ngồi ra, dạy học theo
mơđun cho phép người dạy và người học kiểm soát được quá trình hoạt động của mình,
tự kiểm tra, đánh giá và thấy được hiệu quả của việc học. Nói chung, dạy học theo
mơđun phát huy được tính tích cực chủ động của người học, đáp ứng được triết lí của
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của người học, góp
phần chuyển giao “cơng nghệ đổi mới phương pháp dạy học” từ chính các Giảng viên

đến Học viên.
Mỗi môđun được thực hiện theo đơn vị tiết/ buổi/ ngày, có cấu trúc như sau:
Tên mơđun:...........................
I. Mục tiêu: ghi rõ sau tiết/ buổi/ ngày học, HV phải có được gì về kiến thức, kĩ
năng, thái độ.
II. Giới thiệu chung về mơđun
Viết một đoạn ngắn (khoảng 10 dịng) giới thiệu chung về mơđun, bao gồm các
nội dung chính: Vị trí của mơđun trong tồn bộ tài liệu; các chủ đề (hoặc nội dung
chính) của mơđun; thời gian để học môđun; những điểm cần lưu ý khi học môđun.
III. Tài liệu và thiết bị để thực hiện môđun
- Thiết bị, phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo...
- Tài liệu tham khảo chỉ nên giới thiệu tài liệu thiết yếu nhất, dễ tìm kiếm. Khi
giới thiệu cần nêu cụ thể: tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, chương, mục,
từ trang... đến trang.... cần nghiên cứu.
IV. Hoạt động
- Hoạt động 1: (tên, thời gian).
 Nhiệm vụ: Chỉ ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hoạt động 1.
 Thông tin cho hoạt động (xem Phụ lục số....., tên..... / tài liệu tham khảo số...).

577


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

- Hoạt động 2: (tên, thời gian).
 Nhiệm vụ: Chỉ ra nhiệm vụ cụ thể để thực hiện hoạt động 2.
 Thông tin cho hoạt động 2 (xem Phụ lục số..., tên..... / tài liệu tham khảo số...)
...............

V. Đánh giá
 Ghi rõ hình thức, kĩ thuật đánh giá sau tiết/ buổi học. (Ví dụ: câu hỏi vận dụng
trong thực tế/ bài tập liên quan đến đánh giá thực tiễn đổi mới hiện nay ở cơ sở giáo
dục...).
Cần sử dụng đa dạng các câu hỏi và bài tập đánh giá như: Dùng câu hỏi tự luận
(thường dùng cho đánh giá kiến thức); dùng bảng kiểm (thường dùng khi đánh giá kĩ
năng, nhất là đối với các bài thực hành, thí nghiệm...); câu hỏi trắc nghiệm: trắc nghiệm
nhiều lựa chọn... (thường dùng đánh giá kiến thức và kĩ năng).
 Thông tin phản hồi của đánh giá môđun: Cung cấp đáp án/ những gợi ý cho
câu trả lời, bài tập.
VI. Phụ lục
 Ghi rõ những thông tin cần cho thực hiện các hoạt động trên. Các phụ lục có
tên và đánh số cụ thể để dễ phân biệt nhau.
3.4.3. Giải pháp về tổ chức bồi dưỡng giáo viên
- Thực hiện đa dạng các hình thức tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên:
Lớp tập trung bồi dưỡng, bồi dưỡng qua mạng internet, bồi dưỡng bằng các hình thức
băng hình, băng tiếng; bồi dưỡng qua bài học nghiên cứu tại cơ sở giáo dục...
+ Trong các lớp bồi dưỡng tập trung, cần coi trọng phương pháp dạy học đề cao
chủ thể hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo của người học dưới sự tổ chức, chỉ đạo,
điều khiển, quản lí các giảng viên (GgV)/báo cáo viên. Tăng cường các hình thức tổ
chức dạy học theo nhóm nhỏ, nhóm đơi, trao đổi giữa học viên (HV) với HV, giữa HV
với GgV. Trong quá trình làm việc trên lớp, cần coi trọng việc vận dụng kinh nghiệm
thực tiễn của HV vào làm sáng tỏ các vấn đề bồi dưỡng và tăng cường vận dụng các nội
dung bồi dưỡng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn giáo dục tại địa phương. Cần quan
tâm kết hợp giữa tự học là chính với việc tập trung trao đổi, giải đáp thắc mắc trên cơ sở
mỗi người học đều có tài liệu học tập và các phương tiện khác.
+ Bồi dưỡng ngay tại cơ sở giáo dục (hay tại trường) là một trong những hình
thức bồi dưỡng thường xuyên và thiết thực đối với cán bộ, GV; đồng thời, nâng cao
được năng lực tự học, tự nghiên cứu. Tư tưởng chủ yếu của hình thức này là coi tự bồi
dưỡng tại trường là cơ bản, lấy tổ chuyên mơn là đơn vị tế bào trong bồi dưỡng. Có

nhiều cách tổ chức loại hình bồi dưỡng này, như: tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn, bắt
buộc GV tham gia; trong các buổi sinh hoạt chun mơn, các tổ, nhóm bàn về các vấn
đề mới, khó và cách giải quyết; tổ chức các tiết thao giảng để rút kinh nghiệm về đổi
578


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...

03/2017

mới trong một tiết dạy học cụ thể, GV cùng dự giờ, cùng trao đổi, bàn luận đi đến thống
nhất xây dựng một giáo án tốt nhất theo kiểu nghiên cứu bài học; bồi dưỡng theo cụm
trường; bồi dưỡng thông qua các hoạt động có tính xã hội (tổ chức các cuộc thi; tạo các
website với diễn đàn trao đổi, thảo luận về dạy học; tổ chức các hội thảo khoa học
chuyên sâu với các nội dung cập nhật theo năm học ở địa phương...).
+ Tăng cường việc sử dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng giáo viên,
khuyến khích GV ở những nơi có điều kiện tăng cường sử dụng hình thức học tập điện
tử thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thah,
hình ảnh, video, đồ hoạ...) và hình thức m-Learning (học thơng qua thiết bị di động), uLearning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra ở bất kì nơi nào),
smart-Learning (phương tiện học tập thơng minh)...
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng gắn kết quả bồi dưỡng với thực tiễn hoạt
động dạy học, giáo dục tại cơ sở; vận dụng kiến thức vào việc phát hiện và giải quyết
các vấn đề thực tiễn. Thực tế cho thấy, các lớp bồi dưỡng có tổ chức kiểm tra, đánh giá,
cấp chứng chỉ thu hút sự quan tâm nhiều hơn của giáo viên; đồng thời, có chất lượng
cao hơn rõ rệt so với các lớp không tổ chức kiểm tra, đánh giá
3.4.4. Giải pháp về môi trường bồi dưỡng
Môi trường bồi dưỡng không chỉ là những điều kiện vật chất cụ thể (phòng học và
thiết bị học tập, tổ chức lớp, nguồn lực về tài chính... ), mà cịn khơng khí thân thiện của
lớp học, sự quan tâm của đồng nghiệp và các cấp quản lí tại cơ sở; cơng tác tổ chức
quản lí của Sở Giáo dục và Đào tạo... Tạo môi trường bồi dưỡng thuận lợi và minh bạch

là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho việc bồi dưỡng đạt hiệu quả.
3.4.5. Giải pháp về hành chính, thi đua
Kết nối kết quả bồi dưỡng với công tác thi đua (khen thưởng, xử phạt), các thông
tư quy định của Bộ, Sở, Trường về bồi dưỡng giáo viên... cũng là một giải pháp quan
trọng nhằm tạo động lực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học của
giáo viên.
4. KẾT LUẬN
Phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên là việc làm quan trọng nhất trong các
khâu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói chung và bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy
học nói riêng. Với số lượng lớn và đa dạng về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đội ngũ
GV cần được bồi dưỡng theo hướng đáp ứng nhu cầu. Việc xây dựng, đánh giá, chỉnh
sửa và hồn thiện chương trình theo mơ hình đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của GV địi
hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa đề xuất của trường sư phạm với sự lựa chọn và đề nghị
của Sở Giáo dục và Đào tạo theo các bước kế tục nhau một cách hợp lí.
Để phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên theo nhu cầu cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp về xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, mơi
trường bồi dưỡng và giải pháp về hành chính, thi đua.
579


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể (dự thảo).
Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 Ban
hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục
thường xuyên.

[3] Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm theo tín chỉ (2015) của các trường đại học sư
phạm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội 2, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng và đại
học Vinh.
[4] Nguyễn Đức Chính (2008), “Tập bài giảng Thiết kế và đánh giá chương trình giáo
dục", ĐHQG Hà Nội, Khoa Sư phạm.
[5] Nguyễn Đức Vũ (2015), “Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo
viên và cán bộ quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên và cán bộ QLGD”, Nxb Đại học Vinh.

Title: DEVELOPING TEACHER TRAINING PROGRAMS TO MEET EDUCATION AND
TRAINING INNOVATION
Abstract: Fostering capacity building of teachers is one of the most important factors to ensure
the success of education and training innovation. Developing teacher training programs on
demand is an appropriate and effective training methods. To develop this training program, it is
necessary to synchronize solutions for building programs, compiling documents, organizing
training, training environment and administrative and emulative solutions.
Keywords: Training teachers on demand , program development

PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
ĐT: 098.333.5705, Emai:

580



×