Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

(SKKN mới NHẤT) một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến (dạy học online) trong ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.72 KB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY- HỌC TRỰC TUYẾN
(DẠY- HỌC ONLINE) TRONG ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN NGỮ VĂN.

MỤC LỤC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HỐ NĂM 2020

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Nội dung

Trang
1.MỞ ĐẦU.
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.


2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2
2.1.1. Khái niệm dạy-học trực tuyến.
2
2.1.2. Ưu điểm của dạy-học trực tuyến so với dạy-học trên truyền
3
hình, dạy-học truyền thống.
2.1.3. Mặt hạn chế của dạy-học trực tuyến.
3
2.2.Thực trạng của vấn đề.
3
2.2.1. Thuận lợi.
3
2.2.2. Khó khăn.
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
2.3.1. Các giải pháp chung.
4
2.3.2. Các giải pháp cụ thể.
4
2.3.2.1. Một số kinh nghiệm dạy-học trực tuyến phần đọc-hiểu
5
văn bản.
2.3.2.2. Một số kinh nghiệm dạy-học trực tuyến phần làm văn.

10
2.3.2.2.1. Một số kinh nghiệm dạy-học viết đoạn văn nghị luận xã
10
hội (200 chữ).
2.3.2.2.2. Một số kinh nghiệm dạy-học viết bài văn nghị luận văn
14
học.
2.3.2.3. Một số kinh nghiệm kiểm tra viết bài (thời gian: 120
18
phút).
2.3.3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
19
2.4.1. Đối với học sinh.
19
2.4.2. Đối với đồng nghiệp.
20
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
20
3.1. Kết luận.
20
3.2. Kiến nghị.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
PHỤ LỤC.

TIEU LUAN MOI download :



CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
HS:
GV:
GDĐT:
BGDĐT:
THPT:
SGK:
SGV:
KTĐG:

Học sinh
Giáo viên
Giáo dục đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Kiểm tra đánh giá

TIEU LUAN MOI download :


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ra đời của mạng
internet, đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện ích. Trong đó, dạy-học trực
tuyến (dạy học online) trở thành một giải pháp của giáo dục nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn lực cho xã hội, phù hợp với bối cảnh hội nhập và xu thế
phát triển của thế giới.

Đối với Việt Nam, dạy-học trực tuyến cịn là một hình thức tiến hành
cơng nghiệp hóa giáo dục theo hướng phát triển. Trong Hội nghị tổng kết, đánh
giá dạy-học trực tuyến, truyền hình với các Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các
trường Đại học do BGDĐT chủ trì chiều ngày 3-6-2020, Bộ trưởng Phùng Xuân
Nhạ khẳng định: “Việc triển khai dạy- học trực tuyến trong thời gian giãn cách
xã hội vì dịch Covid-19 bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định, vì vậy trong
thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục triển khai dạy-học trực tuyến và truyền hình như
một phương thức cộng hưởng với dạy-học trực tiếp có hiệu quả… Bởi vậy,
phương thức dạy-học trực tuyến không phải là giải pháp tạm thời trong mùa
dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng từ mầm non đến đại
học”1. Chính vì thế, việc triển khai dạy-học trực tuyến là cần thiết và hình
thức học qua mạng đang ngày càng phát triển, phổ biến tại Việt Nam, mang
đến cho người học nguồn thông tin kiến thức đa dạng của nhiều quốc gia trên
thế giới.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, BGDĐT kêu
gọi mỗi thầy cơ, gia đình và tồn xã hội chung tay, hỗ trợ, động viên, giúp đỡ
học sinh học tập thuận lợi và đạt hiệu quả. Với chủ trương chỉ đạo “Tạm dừng
đến trường, không dừng học…”2 của BGDĐT, nhiều giáo viên, học sinh trên
cả nước, cũng như địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang kết nối để dạy và học mỗi
ngày thông qua Internet. Đặc biệt, với các bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị thi
THPT thì đây là thời cơ để ôn tập môn Ngữ Văn - môn được đánh giá là môn dễ
ghi điểm nhất-được tốt hơn. Vì vậy, dạy-học trực tuyến đã giúp các em học sinh
có thêm những kinh nghiệm khi ơn tập tại nhà hiệu quả, đạt điểm cao nhất trong
kì thi sắp tới.
Bên cạnh đó, có nhiều GV sử dụng cơng nghệ thơng tin chưa thành thạo,
chưa có nhiều kinh nghiệm nên rất lúng túng khi xử lí tình huống xảy ra trong
q trình dạy-học trực tuyến. Có một số GV đã thực hiện dạy-học trực tuyến
nhưng hiệu quả chưa cao, tiết học nhàm chán, HS không muốn học hoặc chỉ học
đối phó. Tơi cũng nhận thấy, dù dịch bệnh Covid-19 chấm dứt, khơng phải thực
hiện giãn cách xã hội thì những kinh nghiệm để tổ chức một giờ dạy-hoc trực

tuyến trong ôn thi THPT quốc gia môn Ngữ văn là rất cần thiết, giúp HS có thể
học mọi lúc, mọi nơi, và trong mọi hoàn cảnh.
Hưởng ứng chủ trương của BGDĐT trong thời gian học sinh nghỉ để
phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, tôi đã tiến hành dạy-học trực
tuyến để ôn tập cho học sinh thi THPT quốc gia môn Ngữ văn, kết hợp với thực
tế dạy-học trên lớp và những buổi dự giờ, trao đổi chuyên môn cùng đồng
1
2

Mục 1.1. Đoạn “Việc triển khai….hiệu quả”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 8.
Mục 1.1. Đoạn “Tạm dừng….không dừng học”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 7.

1

TIEU LUAN MOI download :


nghiệp, tơi đã tích lũy cho mình một số kinh nghiệm hữu ích trong dạy-học trực
tuyến, giúp học sinh đạt hiệu quả cao nhất trong qúa trình ơn tập mơn Ngữ văn
tại nhà.
Từ những những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên, tôi chọn
đề tài “Một số kinh nghiệm dạy-học trực tuyến (dạy-học online) trong ôn thi
THPT quốc gia môn Ngữ văn” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với những tiết dạy-học trực tuyến ôn thi THPT quốc gia, GV đã giúp HS
hệ thống lại kiến thức, vận dụng kiến thức lí thuyết vào làm bài một cách hiệu
quả hơn, khơng khí lớp học sơi nổi, sinh động, HS cảm thấy u thích và say mê
mơn học.
Khơng những thế, tiết học cịn giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức
thông qua mạng internet, các kênh truyền hình, rèn luyện kĩ năng thực hành,

phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo.
Đối với GV, đây là những kinh nghiệm hữu ích để thi THPT quốc gia dù
ôn thi trực tiếp trên lớp hay dạy-học trực tuyến.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 12A3, 12A4 (ban cơ bản A) trường THPT Yên Định 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình dạy-học, tơi đã phối hợp nhiều phương pháp, trong đó
chủ yếu là phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo
có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề ra.
Phương pháp thực hành: Soạn và thiết kế bài dạy ôn tập phù hợp với
phương pháp dạy-học trực tuyến, vận dụng tích hợp kiến thức các phân mơn
Ngữ văn vào thực hành, tiến hành thực nghiệm tại lớp 12A3 và 12A4.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
2.1.1. Khái niệm dạy-học trực tuyến.
Giáo dục trực tuyến (Hay còn gọi là e-learning) là “phương thức học ảo
thơng qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ
sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học
viên học trực tuyến từ xa. Hoặc giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh
qua đường truyền băng thơng rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX),
mạng nội bộ (LAN) v.v…”3. Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể
tự lập ra một trường học trực tuyến (E-school), mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học
viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác.
Nói một cách dễ hiểu là dạy - học trực tuyến là thay cho dạy-học tại lớp
như truyền thống, GV vẫn giảng bài bình thường và HS vẫn có thể đặt câu hỏi
để được giải đáp ngay thông qua phần mềm hiện đại được sử dụng trên máy tính
hoặc điện thoại di động có kết nối internet.
3


Mục 2.1.1. Đoạn “phương thức….mạng nội bộ (LAN)”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 9.

2.1.2. Ưu điểm của dạy-học trực tuyến so với dạy-học trên truyền hình, dạyhọc truyền thống.
2

TIEU LUAN MOI download :


Tiến sĩ Phạm Long cho rằng: “Sự khác biệt lớn nhất là dạy-học trực tuyến
có Hệ thống E-Learning, cịn các bài giảng qua truyền hình thì khơng có”4.
Dạy-học trực tuyến chỉ có thể triển khai với các trường có hệ thống cơng
nghệ phần mềm hiện đại và mỗi học sinh cần có máy tính hay thiết bị di động
kết nối internet. Thay vì đến trường, giáo viên hồn tồn có thể ấn định thời gian
học và kết nối với tất cả các học sinh cùng lúc. Như vậy, giáo viên vẫn quản lý
được học sinh và báo cáo lại cho từng phụ huynh về việc tham gia lớp học trực
tuyến của các con, bất cứ học sinh nào vắng đều được kiểm soát ngay. Học sinh
bắt buộc phải tham gia nghiêm túc các bài học vì sẽ phải trả lời câu hỏi của giáo
viên ngay tại buổi học này.
Với bài giảng trên truyền hình, phụ huynh rất khó kiểm sốt được mức độ
tiếp nhận của con em mình ngay cả khi các cháu ngồi trước màn hình ti vi, học
sinh khơng thể đặt câu hỏi, do đó chắc chắn là kết quả bị hạn chế hơn so với học
trực tuyến. Hơn nữa, bài giảng trên truyền hình mang tính phổ qt, trong khi có
nhiều lớp học sinh ở mức khá giỏi lại cần được học nâng cao hơn, mà điều này
chỉ có thể giải quyết ở lớp học trực tuyến, được tổ chức riêng biệt từng lớp.
So với dạy-học truyền thống, dạy-học trực tuyến tiết kiệm chi phí hơn cả
về mặt thời gian đi lại và kinh tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng khơng địi hỏi
kinh tế cao như xây dựng trường học thật, khơng địi hỏi giấy phép phức tạp.
Mặt khác, phương pháp giáo dục truyền thống thường là giáo viên độc
thoại, chủ động truyền đạt kỹ năng còn người học tiếp thu một cách thụ động,
giáo viên làm mẫu còn học sinh làm theo. Cịn dạy-học trực tuyến có sự hỗ trợ

của thiết bị thơng minh nên hình ảnh sinh động, hấp dẫn và cách truyền tải đa
dạng hơn, kiến thức được minh họa bằng bảng biểu sơ đồ nên dễ hiểu hơn.
2.1.3. Mặt hạn chế của dạy-học trực tuyến.
Ngoài những ưu điểm, tiện ích thì dạy-học trực tuyến cũng có những hạn
chế cơ bản như:
Thứ nhất, học sinh khơng có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với
bạn bè, địi hỏi học sinh phải có tính chủ động, tự lập, tích cực rất cao, nếu
khơng hiệu quả tiếp thu kiến thức, kĩ năng sẽ không cao.
Thứ hai, môi trường học tập không triển khai thực hiện cho các vùng sâu,
vùng xa chưa có kết nối internet.
Thứ ba, dạy-học trực tuyến cũng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng
say mê nhiệt huyết của giáo viên đến học sinh. Giáo viên phải thành thạo máy
tính, xử lí các tình huống liên quan công nghệ mạng5.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên
Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:
2.2.1. Thuận lợi.
4
5

Mục 2.1.2. Đoạn “Sự khác biệt…..khơng có”, tác giả tham khảo ngun văn từ TLTK số 5.
Mục 2.1.3. Mặt hạn chế của dạy- học trực tuyến, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 6.

- Về phía GV: Tơi rất tâm huyết, u nghề, tích cực áp dụng các phương
pháp giảng dạy mới, tìm tòi, sáng tạo vận dụng hiệu quả phương pháp dạy-học
trực tuyến vào ôn tập cho HS thi THPT quốc gia. Đặc biệt là những ngày thực

3

TIEU LUAN MOI download :



hiện giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19 thì những buổi dạy-học trực tuyến
thật sự hữu ích đối với HS trong q trình ơn tập.
- Về phía HS: Trường THPT Yên Định 1, đa phần HS đều sử dụng thành
thạo máy tính, điện thoại di động và có đầy đủ điều kiện để triển khai dạy-học
trực tuyến để ôn tập cho HS kể cả khi HS nghỉ học ở trường nên việc dạy-học
trực tuyến tiến hành thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn:
- Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy xu
hướng hiện nay HS không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho rằng
môn Ngữ văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp, tâm lí ngại học, học một cách hời
hợt, nhàm chán nên GV cũng gặp khó khăn trong q trình truyền đạt tri thức.
- Một bộ phận HS quen với cách dạy-học truyền thống nên tiếp thu cịn
chậm. Q trình kiểm tra, đánh giá cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế vì phải
quan sát HS qua wedcam (camera).
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các giải pháp chung.
Để một giờ dạy-học trực tuyến thành cơng thì việc chuẩn bị bài dạy vơ
cùng quan trọng. Vì vậy, trước khi dạy, GV cần lưu ý chuẩn bị các nội dung sau:
Thứ nhất, GV thành lập nhóm zalo, facebook, messenger, đưa tất cả các
thành viên trong lớp vào nhóm, hướng dẫn HS cài đặt phần mềm mà GV dùng
để dạy trực tuyến. GV có thể thử nghiệm một hơm họp lớp bằng phần mềm này
trước khi tổ chức buổi học đầu tiên và tập cho HS quen cách sử dụng để khi vào
học chính thức HS khơng mất thời gian để vào lớp học.
Thứ hai, GV soạn bài dạy thật chi tiết trên phần mềm Powerpoint hoặc
Word, có cả tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ minh họa sinh động.
Thứ ba, GV lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp, có tính năng bảo mật
cao, dễ sử dụng. Theo tơi nên lựa chọn phần mềm “meet.google.com/” dễ sử
dụng mà tính bảo mật cao, hình ảnh đẹp, rõ nét, đường truyền tốt. GV nên lựa

chọn giờ dạy vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh dạy vào buổi tối mạng kém
giờ dạy sẽ không hiệu quả.
Thứ tư, GV nên chú ý đầu tóc, trang phục đúng tác phong như một giờ
dạy trực tiếp trên lớp vì đây vẫn là lớp học có rất nhiều HS và cịn có cả phụ
huynh theo dõi buổi dạy.
Thứ năm, GV chú ý điều chỉnh ánh sáng, âm lượng của micro vừa phải,
tránh to quá để âm thanh phát ra dễ nghe hơn, điều chỉnh khoảng cách camera
cuả máy tính sao cho hình ảnh rõ và đẹp.
Thứ sáu, GV chuẩn bị bút viết, danh sách lớp/nhóm, các tư liệu cần thiết
cho tiết dạy như sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo án.
2.3.2. Các giải pháp cụ thể.
Để bài dạy hiệu quả, bám sát cấu trúc đề thi THPT, GV thiết kế bài dạy
phù hợp với từng phần trong đề thi. Đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia bao
gồm hai phần, đó là phần đọc - hiểu và phần làm văn. Vì vậy, khi tiến hành dạy
mỗi phần tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, các kinh nghiệm này không
chỉ áp dụng cho dạy-học trực tuyến mà cịn áp dụng cho dạy-học ơn thi trực
4

TIEU LUAN MOI download :


tiếp trên lớp cũng rất hữu ích khi có cơng nghệ thơng tin hỗ trợ trong q
trình dạy-học, cụ thể như sau:
2.3.2.1. Một số kinh nghiệm dạy-học trực tuyến phần đọc-hiểu.
*Hoạt động 1: khởi động.
Để có một giờ dạy sơi động, HS hứng thú tích cực tham gia các hoạt động
học, GV nên chú trọng xây dựng hoạt động khởi động phong phú về chủ đề, đa
dạng về hình thức tổ chức, nhưng dù sao cũng bám sát kiến thức đọc-hiểu, vừa
tạo khơng khí sơi nổi, vừa giúp HS nhớ lại kiến thức đã học và HS khi thực hành
làm bài tập sẽ dễ dàng hơn.

Về chủ đề, GV chú ý xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn,
kiến thức liên quan đến phần đọc-hiểu trong thi THPT quốc gia như các khái
niệm, dấu hiệu nhận biết về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao
tác lập luận, biện pháp tu từ…
Về hình thức tổ chức, GV nên tổ chức theo hình thức các trị chơi “ Ai
nhanh tay hơn”, “Ai thơng minh hơn”, “Ơ chữ bí mật”. GV nêu luật chơi rõ
ràng, khi HS hiểu rõ luật chơi mới bắt đầu.
Vì đây là tiết học trực tuyến, GV yêu cầu HS bật camera nhưng tắt micro,
khi nào cần trả lời mới bật micro lên cho đỡ ồn. GV có thể yêu cầu HS trả lời
bằng phần chat (tin nhắn) cho công bằng (Xem Phụ lục 1; Hoạt động 1: khởi
động), HS nào gửi kết quả lên trước, máy tính đã được sắp xếp sẵn theo thứ tự
thời gian, GV dựa vào đó cơng bố HS trả lời nhanh nhất và đúng nhất, kèm theo
số điểm quy định cho mỗi câu trả lời. Kết thúc trò chơi, HS nào ghi được nhiều
điểm nhất sẽ được nhận một món quà nhỏ. GV sẽ trao vào buổi học sau ở trên
lớp.
GV ghi tên các HS trả lời sai hoặc không trả lời để nhắc nhở kịp thời, hạn
chế số lượng HS không tham gia và tránh sự nhàm chán của buổi học.
Sau đây là một trò chơi trong hoạt động khởi động tôi đã tổ chức cho HS
trong một giờ dạy đọc - hiểu:
Chủ đề dạy-học: “Ôn tập phần đọc - hiểu”.
Bước 1: GV tổ chức trò chơi: “Ai nhanh tay hơn”. Trò chơi chủ yếu
nhắc lại kiến thức phần phương thức biểu đạt cho HS, với 8 câu hỏi (trắc nghiệm
và tự luận ngắn), mỗi câu trả lời nhanh nhất và đúng nhất HS sẽ ghi được 5
điểm, GV sẽ chiếu lên từng câu hỏi, sau khi GV đọc câu hỏi xong và nói hiệu
lệnh “cơ nhận đáp án”, HS vào phần nhắn tin chọn đáp án đúng nhất (ví dụ: 1c,
2d, 3a,…), đối với câu trả lời tự luận HS phải gõ câu trả lời đầy đủ bằng tiếng
Việt, khơng viết tắt, có thể viết hoa hoặc viết thường để gửi lên. Nếu HS gửi
trước câu hiệu lệnh xem như phạm quy, dù đúng cũng không tính điểm.
Bước 2: GV bắt đầu chiếu câu hỏi, HS thực hiện nhiệm vụ.
Câu 1: “Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm, cảm xúc, thái độ và

sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.” là phương thức biểu
đạt:
a. Miêu tả.
b. Biểu cảm.
c. Tự sự.
d. Điều hành.
Câu 2: “Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục
người đọc, người nghe về một tư tưởng quan điểm.” là phương thức biểu đạt:
a. Thuyết minh.
b. Điều hành.
c. Tự sự.
d. Nghị luận.
5

TIEU LUAN MOI download :


Câu 3: “Ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, khơng chỉ có
chức năng thơng tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là
ngơn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ
thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ” là đặc trưng phong cách
ngơn ngữ:
a, phong cách ngơn ngữ chính luận
b, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
c, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
d, phong cách ngơn ngữ báo chí.
Câu 4: “Là phong cách ngơn ngữ được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội, có
tính cơng khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận,
tính truyền cảm, thuyết phục”. Đây là đặc trưng của phong cách ngơn ngữ:
a, phong cách ngơn ngữ chính luận

b, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
c, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
d, phong cách ngơn ngữ báo chí.
Câu 5: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong hai câu ca dao sau: “Qua đình
ngả nón trơng đình – Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” là….
Câu 6: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu thơ sau: “Heo hút cồn
mây súng ngửi trời”(Trích “Tây Tiến”- Quang Dũng) là……
Câu 7: Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong đoạn văn sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước
mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão
mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” (Trích “Lão Hạc”- Nam Cao)
Câu 8: “Đưa ra ý kiến đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở), bàn bạc
(trao đổi ý kiến) về một tình hình, một vấn đề” là thao tác lập luận…...
(Đáp án: 1b; 2d; 3.b; 4.a; 5.So sánh; 6.Nhân hóa; 7.Miêu tả; 8.Bình luận).
Bước 3: GV kiểm tra đáp án và công bố HS được điểm sau mỗi câu hỏi,
đánh dấu vào danh sách những HS trả sai, những HS khơng tham gia trả lời để
có biện pháp nhắc nhở kịp thời.
Bước 4: Hết 8 câu hỏi, GV công bố HS có số điểm cao nhất sẽ nhận một
phần qùa nhỏ vào sáng thứ 2 hàng tuần.
Trên đây chỉ là một trị chơi tơi đã tổ chức, GV có thể tổ chức nhiều trị
chơi khác nhưng tơi nhận ra hình thức trắc nghiệm và câu trả lời ngắn liên quan
kiến thức đọc –hiểu triển khai hiệu quả hơn, phù hợp hơn với chủ đề dạy- học,
HS cũng thích thú tham gia hơn. GV có thể tổ chức trị chơi khác vui nhộn hơn
nhưng chú ý trị chơi phải mang tính chất nhắc lại các kiến thức cơ bản hoặc bài
tập nhận biết trong phần đọc- hiểu để HS vừa củng cố, vừa vận dụng thành thạo
kiến thức lí thuyết vào thực hành bài tập.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm ở tiết học trước: HS hồn thành
sơ đồ, bảng biểu của mình về các kiến thức đã học liên quan đến phần đọc-hiểu,
đặc biệt các dấu hiệu nhận biết phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ,

biện pháp tu từ, thao tác lập luận, thể loại văn bản, phép liên kết…và gửi vào
nhóm lớp trước buổi học một ngày. Vì đây là giờ dạy ôn tập nên GV cho HS
nhắc lại để củng cố kiến thức trước khi làm bài tập cho tốt.
Bước 2: Vì các nhóm đã được xem sơ đồ của nhóm bạn trước đó nên GV
chiếu sơ đồ, bảng biểu của từng nhóm, gọi HS nhóm khác nhận xét bài nhóm
bạn.
6

TIEU LUAN MOI download :


Bước 3: Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và tổng kết lại kiến thức hệ
thống kiến thức bằng sơ đồ, bảng biểu (Xem Phụ lục 1; Hoạt động 2: hình
thành kiến thức) và kĩ năng trả lời một số dạng câu hỏi trong đọc- hiểu cho HS
dễ nhớ, dễ áp dụng. HS quan sát, nghe hướng dẫn và chép vào vở ghi nhớ.
Sau đây là bảng biểu minh họa về kiến thức và kĩ năng trả lời các dạng
câu hỏi đọc-hiểu chính xác, dễ nhớ nhất:
Các dạng câu
Kĩ năng trả lời
hỏi trong
đọc-hiểu
- Nêu tác
- Gọi tên và chỉ ra biện pháp tu từ cụ thể trong câu/đoạn.
dụng biện
- Nêu tác dụng: về hình thức và nội dung, có thể áp dụng công
pháp tu từ
thức: biện pháp tu từ ẩn dụ/so sánh/nhân hóa/hốn dụ góp
trong
phần cho câu/đoạn văn/thơ sinh động, gợi hình, hấp dẫn (phép
câu/đoạn

điệp từ/điệp ngữ/điệp cấu trúc góp phần tạo âm hưởng nhịp
(văn/thơ)
điệu cho câu/đoạn văn/ thơ), qua đó tác gải nhấn mạnh/khẳng
định/bày tỏ quan điểm về…(nêu nội dung, chủ đề cảu câu/đoạn
vào).
(GV có thể dùng cơng thức này thiết lập tác dụng các biện pháp
tu từ cịn lại)
- Theo tác
- Câu trả lời hồn tồn có trong văn bản nên HS tiến hành đọc,
giả/ theo văn gạch chân, định vị vấn đề đang hỏi trong văn bản, thường thì
bản,.…
câu trả lời nằm trước hoặc sau vấn đề đã định vị.
- Có dạng phải tổng hợp câu trả lời từ những ý nhỏ của văn bản
(nhưng ít gặp).
-Vì sao tác
- Đọc, gạch chân vấn đề đang hỏi trong văn bản, tìm câu trả lời
giả cho
ở trước hoặc sau vấn đề đã định vị
rằng…
- Đọc và tổng hợp câu trả lời từ những ý nhỏ trong văn bản,
nếu câu trả lời chưa đủ thuyết phục thì HS sẽ tự đưa ra những lí
lẽ để câu trả lời được đầy đủ, thuyết phục.
-Nêu nội dung - HS nên tìm câu trả lời theo cấu trúc: Văn bản đang bàn/đề
văn bản
cập/viết về vấn đề….qua đó, tác giả bày tỏ quan điểm/thái
độ/tình cảm/cảm xúc…
- Theo anh
- HS phải lập luận theo ý kiến cá nhân mình về vai trị, ý nghĩa,
(chị), vì sao
tác dụng/tác hại của vấn đề và đi đến kết luận như ý kiến của

tác giả cho
tác giả.
rằng…
- Dạng câu hỏi này thiên về bàn luận vấn đề.
- Anh (chị)
- HS giải thích từ/cụm từ khóa trong vấn đề đang hỏi, sau đó
hiểu như thế
tổng hợp lại nội dung, chủ đề mà ý kiến đang hỏi.
nào về …
- Đây là dạng câu hỏi thiên về thao tác gải thích vấn đề.
-Nêu thơng
- Tìm thơng điệp/ bài học dựa vào chủ đề văn bản, dựa vào các
điệp/bài học ý câu đầu đoạn, cuối đoạn, suy luận từ nhan đề bài viết.
nghĩa nhất
- Tìm thơng điệp dựa vào câu 1 (đoạn văn 200 chữ) của phần
của văn
làm văn.
bản…
- HS dựa vào nội dung trả lời câu hỏi: ta cần làm gì để cuộc
7

TIEU LUAN MOI download :


sống tốt đẹp hơn?
-Anh (chị)
- HS đưa quan điểm cụ thể: đồng tình/khơng đồng tình hoặc
đồng ý với ý
khơng hồn tồn đồng tình.
kiến….

- HS lí giải vì sao: HS đưa ra các lí lẽ để lập luận (Chú ý: Nếu
là vấn đề thuộc chuẩn mực đạo đức, chân lí của xã hội thì nên
đưa ra vai trị, tác dụng đối với cá nhân, gia đình, xã hội. Nếu
là vấn đề vi phạm chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực, chân lí của
xã hội thì nên lập luận mặt tiêu cực/mặt trái ảnh hưởng đến sự
phát triển cá nhân, gia đình, xã hội) từ đó kết luận thơng điệp ý
nghĩa và đưa ra một lời khuyên ngắn.
Bước 4: GV có thể hướng dẫn và giao cho HS về nhà lập bảng kĩ năng
trả lời các dạng câu hỏi khác trong đọc-hiểu, bởi lẽ, dù HS có thuộc khái niệm
mà khơng có kĩ năng trả lời đọc-hiểu thì cũng khơng thể lấy điểm phần đọc-hiểu
tối đa được nên GV cần chú trọng các kĩ năng này.
*Hoạt động 3: Luyện tập.
Bước 1: GV chiếu bài tập ứng dụng, yêu cầu HS đọc câu hỏi trước và xác
định dạng câu hỏi, ứng dụng kĩ năng trả lời nào, sau đó mới đọc văn bản và thực
hành làm bài tập. GV bấm thời gian khoảng 10 phút để HS làm bài tập (Lưu ý:
GV chú ý lựa chọn ngữ liệu phong phú ở các thể loại và các dạng câu hỏi, đảm
bảo các mực độ trong cấu trúc đề thi. HS có điều kiện thực hành và rèn luyện
được nhiều kĩ năng nhất. Từ đó, HS có thể đọc- hiểu bất cứ ngữ liệu nào). Ví dụ
như hai bài tập sau đây:
Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Dịch Covid-19 cho thấy một thực tế là, loài người, cho dù đã tiến những
bước dài trên con đường chinh phục tự nhiên, tích lũy được khối kiến thức khoa
học khổng lồ để hiểu và chế ngự thiên nhiên, nhưng, con người vẫn dễ bị tổn
thương và đe dọa bởi thiên nhiên đến nhường nào. Một dịch bệnh mới vẫn ln
có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu trên thế giới và sự chuẩn bị ứng
phó, ngăn ngừa bệnh dịch của con người chưa bao giờ có thể coi là đủ được.
Như thế, cuộc chiến chống lại dịch bệnh của con người là khơng khi nào ngừng
nghỉ.
Trên góc độ quốc tế, dịch bệnh là một trong những mối đe dọa an ninh phi
truyền thống, nổi lên trong những thập kỷ qua khiến nhân loại phải lo ngại sâu

sắc, mọi quốc gia đều phải đối mặt. Dịch Covid-19 bùng phát lần này, với hậu
quả và hệ lụy lớn hơn rất nhiều so với dịch SARS ở châu Á hay Ebola ở châu
Phi trong quá khứ, lại cho thấy các quốc gia tùy thuộc lẫn nhau ở mức độ cao
như thế nào. Nguy cơ và mối đe dọa lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia đã
lớn hơn rất nhiều, xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của trao đổi, giao thương
và du lịch quốc tế. Hệ lụy và sức tàn phá về kinh tế của dịch bệnh cũng nghiêm
trọng hơn rất nhiều và lâu dài hơn nhiều do độ mở lớn của các nền kinh tế và sự
tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước trong chuỗi cung ứng giá trị tồn cầu.
Đối phó với dịch bệnh, mỗi quốc gia đều có nỗ lực, biện pháp riêng để bảo
vệ sự an toàn của người dân. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất, xuất phát
từ đòi hỏi và nhu cầu tối thượng của người dân mà mọi chính phủ đều phải làm
8

TIEU LUAN MOI download :


cho tốt. Song, bên cạnh đó khơng thể khơng có vai trò rất quyết định của hợp tác
chung trong cộng đồng khu vực và quốc tế.
Đồng cảm, chia sẻ, tương trợ quốc tế và hợp tác ứng phó tập thể, trong thời
buổi dịch bệnh hiện nay, lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
(Trích “Đối phó với dịch bệnh Covid: cuộc chiến không ngừng nghỉ” baoquocte.vn)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: cuộc chiến chống lại dịch bệnh của con người là
không ngừng nghỉ?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Hệ lụy và sức tàn phá về kinh tế của
dịch bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều và lâu dài hơn nhiều?
Câu 4. Anh /chị có đồng tình với quan niệm: Đồng cảm, chia sẻ, tương trợ quốc
tế và hợp tác ứng phó tập thể, trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, lại càng quan
trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.? Vì sao?
Bài tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Len lén giữa vi rút, rác rưởi, lời đồn thổi
Dịch cúm gà, hacker, ngã sáu kẹt xe
Chúng ta sống
Ép mình xuống sàn nhà chạy trốn cái nóng thiêu thân
Chúng ta mơ mộng
Nhai thật kĩ miếng thịt biến đổi gene
Giặt siêu sạch quần áo sida
Chúng ta ăn diện
Đây, cuộc chiến đấu khơng tiền khống hậu
Để mình cịn là mình
Mình là sự sống
( “Sự sống” – Nguyễn Khoa Điềm , Cõi lặng , NXB Văn học 2007)
Câu 1 : Bài thơ trên đc sáng tác bằng thể thơ nào ?
Câu 2 : Chỉ ra những vấn đề con người đang phải đối mặt trong cuộc sống được
tác giả nêu trong bài thơ ?
Câu 3 : Tìm và nêu hiệu quả của phép Điệp được sử dụng trong 3 khổ thơ đầu .
Câu 4: Anh / chị hiểu nội dung những dòng thơ sau như thế nào ?
“Đây, cuộc chiến đấu khơng tiền khống hậu
Để mình cịn là mình
Mình là sự sống”
Bước 2: HS tiến hành làm bài tập vào giấy nháp của mình, GV quan sát
từng HS qua camera, nhắc nhở kịp thời những HS không làm bài tập.
Bước 3: Khi kết thúc thời gian HS làm bài tập, GV yêu cầu HS cả lớp vào
phần chat gõ đáp án các câu ngắn như phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ…
GV kiểm tra đáp án và công bố kết quả đúng nhất, nhanh nhất hoặc GV gọi các
HS có học lực yếu hơn trả lời các câu hỏi dễ trước, các câu hỏi khó gọi HS khác
trả lời sau.
Bước 4: GV nhận xét và đưa đáp án cụ thể, rút kinh nghiệm thêm về kĩ
năng đọc - hiểu cho HS. (Xem phụ lục 1; Hoạt động 3: luyện tập).
*Hoạt động 4: Vận dụng.

9

TIEU LUAN MOI download :


GV nên tìm các ngữ liệu mới để HS vận dụng các kĩ năng làm bài tập
đọc-hiểu, kích thích sự suy luận sáng tạo cho HS. Các bước thực hành giống
phần luyện tập.
*Hoạt động 5: Tìm tịi, mở rộng .
Sau khi HS làm bài tập xong, GV củng cố lại các kĩ năng đã học, GV ra bài
tập về nhà và khuyến khích HS tìm các ngữ liệu mới trên mạng, tự đặt câu hỏi
và trả lời, tuần sau nạp cho GV qua trang lớp học Classroom trên Google hoặc
qua nhóm messenger, nhóm zalo của lớp. GV kiểm tra và chấm điểm, góp ý cho
HS rút kinh nghiệm.
GV lưu ý: vì đây là hoạt động dạy-học trực tuyến nên sau buổi học GV yêu
cầu HS chụp lại vở ghi gửi vào zalo hoặc messenger riêng cho GV, kèm theo đó
là GV điểm danh trực tiếp HS. Làm như vậy sẽ hạn chế việc HS bỏ học, lười
nhác không ghi bài, không theo dõi buổi học. Đối với bài tập đọc-hiểu, HS
không phải chép đề, GV sẽ gửi đề cho HS qua gmail để HS tự in vào ghim vào
vở ghi.
2.3.2.2. Một số kinh nghiệm dạy-học trực tuyến phần làm văn.
2.3.2.2.1. Một số kinh nghiệm dạy-học viết đoạn văn nghị luận xã hội (đoạn
văn 200 chữ).
*Hoạt động 1: Khởi động.
Khác với phần đọc-hiểu, GV nên khởi động bằng các kiến thức liên quan
đến làm văn, đặc biệt các kiến thức liên quan đến đoạn văn như cách nhận biết
hình thức, cách viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành,
tổng-phân-hợp….
GV tổ chức trị chơi bằng các câu trắc nghiệm ngắn, hình thức tổ chức,
các dạng câu hỏi tương tự phần đọc-hiểu. Ví dụ như trị chơi sau đây mà tơi đã

tổ chức:
Bước 1: GV tổ chức trị chơi “Đi tìm nhà thơng thái của lớp?”. Có 6 câu
hỏi trả lời ngắn, GV sẽ tiến hành chiếu trên màn hình và đọc từng câu hỏi, sau
mỗi câu hỏi, HS nào muốn trả lời sẽ nhấn vào phần tin nhắn từ “Y”, nếu khơng
có câu trả lời nhấn “N”. HS nào nhấn lên trước thì được quyền gọi trả lời, lúc đó
HS mới bật micro để trả lời, nếu HS khơng có micro thì có thể nhấn đáp án vào
phần tin nhắn khi được GV gọi trả lời ( Lưu ý: GV không được cho HS bật
micro xin trả lời hoặc giơ tay, nếu HS bật micro cùng lúc sẽ ồn, nếu giơ tay GV
cũng không quan sát kịp thời HS nào giơ tay trước và như vậy trò chơi sẽ mất đi
sự công bằng). Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, nếu HS trả lời sai sẽ gọi HS
có tín hiệu trả lời nhanh thứ hai tiếp tục trả lời.
Bước 2: HS tiến hành khởi động theo luật chơi GV đã phổ biến.
Câu 1: Dấu hiệu nhận biết đoạn văn về mặt hình thức như thế nào?
Câu 2: Kể tên các kiểu kết cấu đoạn văn (phương pháp triển khai đoạn văn)?
Câu 3: Kể tên các thao tác lập luận trong văn nghị luận?
Câu 4: Đề văn nào dưới đây không thuộc loại nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
a, Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: Cái nết đánh chết cái đẹp
b, Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu khẩu hiệu : Học để biết, học để làm, học
để chung sống, học để tự khẳng định mình.
10

TIEU LUAN MOI download :


c, Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói : “Làm người thì khơng nên có cái
tơi...nhưng làm thơ thì khơng thể khơng có cái tơi”.
d, Qua bài thơ “Vội vàng”, anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống
của nhà thơ Xuân Diệu?
Câu 5: Điền cụm từ còn thiếu trong định nghĩa sau về kết cấu đoạn văn
“………..là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới

ý khái quát nằm ở cuối đoạn”.
Câu 6: Điền cụm từ còn thiếu trong định nghĩa sau về kết cấu đoạn văn
“…….. là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái
quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát
bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện
bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu
cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định
thêm giá trị của vấn đề”.
(Đáp án: câu 1: Về mặt hình thức đoạn văn được tính bắt đầu từ chỗ viết hoa
lùi vào và liên tục cho đến lúc chấm xuống dòng; câu 2: các phương pháp triển
khai đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng –phân –hợp; câu
3: so sánh, phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, bác bỏ; câu 4: c; câu 5:
đoạn văn quy nạp; câu 6: đoạn văn tổng- phân- hợp).
Bước 3: GV kiểm tra đáp án và công bố HS được điểm sau mỗi câu hỏi
Bước 4: Hết 6 câu hỏi, GV cơng bố HS có số điểm cao nhất sẽ nhận một
phần thưởng “Nhà thông thái của lớp” vào sáng thứ 2 hàng tuần.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Bước 1: - GV giao nhiệm vụ ở nhà cho HS tìm hiểu và phân biệt về hình
thức, cấu trúc, nội dung của bài văn và đoạn văn nói chung.
-GV yêu cầu HS phân biệt các phương pháp viết đoạn văn, các
thao tác lập luận trong văn nghị luận, tìm một vài dẫn chứng cho đoạn văn nghị
luận về một tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng đời sống.
Bước 2: HS báo cáo kết quả thực hành nhiệm vụ về nhà.
Bước 3: GV nhận xét, tổng hợp kiến thức, nhấn mạnh đặc điểm của đoạn
văn và bài văn bằng bảng phụ:
Đoạn văn
Bài văn
Hình
- Một đoạn văn bắt đầu từ chỗ - Gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết
thức,

viết hoa đầu dòng, viết lùi vào bài
cấu
cho đến khi kết thúc đoạn văn - Có nhiều đoạn văn liên kết với
trúc
chấm xuống dịng.
nhau chặt chẽ
- Có câu khái qt hoặc khơng
có câu khái qt, có các câu triển
khai…
Nội
-Tập trung một ý
- Các ý trong bài văn thường tập
dung
trung làm rõ một chủ đề.
Phương Diễn dịch, quy nạp, móc xích,
pháp
song hành, tổng-phân-hợp.
Thao
- Giải thích, bình luận, chứng - Giải thích, bình luận, chứng
11

TIEU LUAN MOI download :


tác lập minh, so sánh, phân tích, bác bỏ.
luận

minh, so sánh, phân tích, bác bỏ.

GV nhấn mạnh cấu trúc một đoạn văn nghị luận xã hội bằng sơ đồ cho dễ

nhớ. Ví dụ như sơ đồ6 đoạn văn nghị luận xã hội viết theo cấu trúc tổng- phânhợp:

*Hoạt động 3: Luyện tập.
Bước 1: Sau khi GV định hình kiến thức chung của phần viết đoạn văn
nghị luận xã hội (200 chữ), GV ra đề bài cụ thể, tổ chức cho HS luyện tập lập
dàn ý cho đoạn văn (Lưu ý: GV nên chọn các dạng đề về một hiện tượng đời
sống tiêu cực, một tư tưởng đạo lí), thời gian thực hành trong 5-6 phút. Ví dụ
như đề bài dạng cơ bản sau:
Đề bài: Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
của mình về chủ đề “Dũng cảm bước đi”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát HS qua camera, nhắc nhở kịp thời
những HS không làm bài.
Bước 3: Hết thời gian, GV gọi một số HS đọc bài của mình, HS khác
chụp giấy nháp lại gửi trong nhóm zalo, messenger của lớp, cuối buổi dạy GV sẽ
xem và nhận xét từng bạn vào giấy, rồi GV chụp bài nhận xét của mình gửi vào
nhóm lớp cho HS xem để HS vừa được tham khảo bài của bạn, vừa đọc nhận xét
của GV sẽ rút kinh nghiệm cho bản thân mình trong các bài sau.
Bước 4: GV hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết về đoạn văn. Sau đây là ví
dụ minh họa về dàn ý chi tiết cho đề bài trên theo phương pháp tổng-phân-hợp:
6

Mục 2.3.2.2.1. Sơ đồ tư duy, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 10.

Dàn ý chi tiết:
-  Mở đoạn: Lòng can đảm là cái giá mà cuộc đời đòi hỏi để trao cho ta sự
12

TIEU LUAN MOI download :



thanh thản. Bởi vậy, hãy “dũng cảm bước đi” ta sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc, sự
thanh thản của cuộc đời. (HS có thể nêu vấn đề trực tiếp, ngắn gọn)
- Thân đoạn:
+ Giải thích “dũng cảm”: Dũng cảm là khơng sợ nguy hiểm, khó khăn. Người
có lịng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu
tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ cơng lí, chính nghĩa
+ Bàn luận:
~ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người. Vì
sao để đi đến thành cơng chúng ta cần có lịng dũng cảm?
~ Lịng dũng cảm thơi thúc con người vượt qua khó khăn thử thách. Chừng nào
lịng dũng cảm cịn tơi luyện cho khát vọng thì thất bại chỉ là thành cơng tạm
thời bị trì hỗn, thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.
~ Lòng dũng cảm là nền tảng của các phẩm chất tốt đẹp khác của con người.
lòng dũng cảm là đức hạnh vĩ đại nhất trong mọi loại đức hạnh, bởi nếu bạn
khơng có lịng dũng cảm, bạn có thể sẽ khơng có cơ hội phát huy tất cả những
thứ còn lại.
~ “Dũng cảm bước đi” ta sẽ tìm thấy cơ hội trong khó khăn, khẳng định vị trí
của mình trong xã hội. ta sẽ đánh những dấu son chói lọi trên cuộc hành trình
ngàn dặm của đời người…
+ Dẫn chứng: những y, bác sĩ, công an, bộ đội, những người trên tuyến đầu
chống dịch Covid-19….
+ Bàn luận mở rộng: Phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với
hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát,
bạc nhược khơng dám đấu tranh, khơng dám đương đầu với khó khăn thử thách
để vươn lên trong cuộc sống.
-Kết đoạn:
+ Bài học nhận thức và hành động:
+ Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
+ Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày
nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết

điểm của bạn. Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát
huy truyền thống quý báu của dân tộc.
(HS cũng có thể chọn dàn ý viết theo phương pháp diễn dịch, quy nạp…)
Lưu ý: GV nên hướng dẫn chi tiết từng bước như dàn ý trên. Bởi vì nhiều
HS hiểu vấn đề nhưng thiếu ngôn từ và kĩ năng viết nên rất khó vận dụng để viết
thành thạo đoạn văn. GV chọn một đề bài khác liên quan đến hiện tượng đời
sống tiêu cực và cho HS lập dàn ý, các bước giống như luyện tập lập dàn ý cho
đề bài trên.
*Hoạt động 4: Vận dụng.
Bước 1: Ở hoạt động này, GV cho HS thực hành viết đoạn văn từ dàn ý ở
phần luyện tập trong khoảng thời gian 15-20 phút hoặc GV yêu cầu HS thực
hành làm bài tập tổng hợp có cả phần đọc- hiểu và phần viết đoạn văn (200 chữ)
rút ra từ phần đọc-hiểu, chú ý lựa chọn ngữ liệu từ dễ đến khó. (Xem phụ lục 2;
Hoạt động 4: vận dụng).
13

TIEU LUAN MOI download :


Bước 2: GV chiếu ngữ liệu lên và yêu cầu HS thực hành viết đoạn văn
hoặc làm đọc- hiểu và lập dàn ý cho đoạn văn rút ra từ đọc-hiểu. Thời gian hoàn
thành cả đọc-hiểu và đoạn văn (200 chữ) là 35 phút. GV quan sát qua camera và
nhắc nhở kịp thời các HS không tập trung làm bài.
Bước 3: Sau khi HS hoàn thành bài tập, GV gọi hai HS đọc mẫu, cả lớp
theo dõi. GV gọi HS khác nhận xét bài của bạn vừa đọc, sau đó GV nhận xét,
góp ý, HS ruts kinh nghiệm.
Bước 4: GV nhận xét và chiếu đáp án của bài tập vận dụng. HS so sánh
đáp án và rút kinh nghiệm cho các bài sau. GV yêu cầu các HS khác gửi bài của
mình vào nhóm lớp Classroom, hoặc vào zalo, messenger của GV. Sau buổi học,
GV tiến hành chấm điểm và nhận xét trong nhóm đó.

*Hoạt động 5: Tìm tịi, mở rộng.
GV khuyến khích HS tìm thêm đề trên mạng của các trường, GV giới
thiệu một số trang đề có chất lượng để HS vào tìm và tự thực hành làm bài tập
như: Tuyensinh247.com, hocmai.vn,…hoặc một số đề của các trường như Phan
Bội Châu – thành phố Vinh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Lê Hồng Phong - Thành
phố Hồ Chí Minh…. HS làm bài tập này vào vở riêng, GV sẽ kiểm tra vở bài tập
vào buổi học trên lớp.
2.3.2.2.2. Một số kinh nghiệm dạy-học viết bài văn nghị luận văn học.
*Hoạt động 1: Khởi động.
Ở hoạt động này, GV nên khởi động bằng các trò chơi xoay quanh kiến
thức liên quan đến tác giả, tác phẩm văn học hoặc cấu trúc, phương pháp viết
một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nghị luận về một đoạn trích, một
tác phẩm văn xi. GV tổ chức trị chơi bằng các câu hỏi trắc nghiệm, dạng câu
hỏi trả lời ngắn, hình thức tổ chức đa dạng như “Ơ chữ bí mật”, “Đường lên
đỉnh vinh quang”, “Đuổi hình bắt chữ”, “Mảnh ghép thần kì”, “Cuộc đua kì
thú”…..
GV lưu ý: các câu hỏi khởi động phải phù hợp với kiến thức về tác phẩm
văn học, kĩ năng làm văn có trong phần luyện tập thực hành của buổi học. Như
vậy, vừa củng cố được kiến thức văn học, vừa luyện được kĩ năng làm bài.
Sau đây là một trị chơi tơi đã tổ chức được HS tham gia sơi nổi, thích
thú, hiệu quả:
Chủ đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ (tác phẩm “Tây Tiến”)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
GV tổ chức trị chơi “Cuộc đua kì thú”. Có 6 câu hỏi trắc nghiệm, GV
sẽ tiến hành chiếu trên màn hình và đọc lần lượt từng câu hỏi, đọc liên tục không
dừng lại. Sau mỗi câu hỏi, HS nào có đáp án thì nhấn nhanh vào phần chat, cách
trả lời phải có thứ tự câu hỏi kèm đáp án (ví dụ:1a, 2b, 3c….), nếu câu trả lời chỉ
có mình đáp án xem như phạm quy, khơng tính kết quả. Mỗi câu trả lời đúng
được 5 điểm, chỉ tính điểm cho HS trả lời nhanh nhất và đúng nhất.
Câu 1: Đề bài nào sau đây thuộc kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?

a. Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ :"Lá lành đùm lá rách"
b. Anh/chị hãy bàn về “Lòng nhân ái”
c. Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng)
d. Suy nghĩ của anh (chị) về những dịng sơng bị ơ nhiễm hiện nay.
14

TIEU LUAN MOI download :


Câu 2: Dịng nào dưới đây nêu khơng đúng nội dung thường có của một bài văn
nghị luận về thơ?
a. Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
b. Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
c. Những sự kiện xung quanh sự ra đời của bài thơ
d. Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. 
Câu 3: Thao tác nào dưới đây ít được sử dụng trong khi nghị luận về thơ?
a. Thao tác phân tích
b. Thao tác bình luận
c. Thao tác chứng minh
d. Thao tác bác bỏ.
Câu 4: Trong phần mở bài của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần phải
đạt được yêu cầu gì?
a. Giới thiệu một cách khái quát về bài thơ, đoạn thơ
b. Trình bày được hoàn cảnh ra đời của bài thơ, đoạn thơ
c. Nêu đánh giá của mình về bài thơ, đoạn thơ.
d. Chỉ ra thành cơng nghệ thuật của mình về bài thơ, đoạn thơ.
Câu 5: Bài thơ “Tây Tiến” ra đời năm mấy?
a. 1947
b. 1948
c. 1954

d. 1971
Câu 6: Ý nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung chính của bài thơ “Tây Tiến”.
a, Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc nước ta.
b, Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến.
c, Ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến.
d, Thể hiện nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội, những người lính đã chiến đấu
và hi sinh vì Tổ quốc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo quy định của luật chơi mà GV đã
phổ biến.
Bước 3: Hết 6 câu hỏi, GV công bố đáp án để HS so sánh với câu trả lời
và rút kinh nghiệm. (Đáp án: 1-c; 2-c; 3-d, 4-a; 5-b; 6-d).
Bước 4: GV công bố tổng điểm của HS trả lời nhanh nhất và đúng nhất,
HS chiến thắng và nhận phần thưởng vào buổi học sau tại lớp. GV nhắc nhở các
HS khơng tham gia trị chơi để lần sau HS rút kinh nghiệm tham gia đầy đủ.
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Ở buổi học này, trọng tâm là phần luyện tập, thực hành kĩ năng lập dàn ý
và viết bài văn nghị luận văn học. Vì thế, GV nên chia lớp thành 4 nhóm, giao
nhiệm vụ cho từng nhóm vẽ sơ đồ hệ thống kiến thức nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm mà trong buổi học này sẽ luyện tập. Như vậy, HS sẽ nhớ kiến thức
cơ bản của tác phẩm văn học và vận dụng vào thực hành dễ dàng hơn.
Ví dụ GV xác định chủ đề của buổi học sau là Thực hành lập dàn ý cho
đoạn thơ, bài thơ “Tây Tiến” thì cuối buổi học trước đó, GV chia lớp thành 4
nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy: nhóm 1 – nội dung 14 câu thơ đầu,
nhóm 2- nội dung 8 câu thơ tiếp, nhóm 3 – nội dung 8 câu thơ tiếp, nhóm 4 –
nội dung 4 câu thơ cuối và tổng hợp nghệ thuật của cả bài thơ “Tây Tiến”. GV
định hướng nên vẽ sơ đồ tư duy chi tiết, theo hình mũi tên cho dễ học (Xem phụ
lục 3; Hoạt động 2: hình thành kiến thức).

15


TIEU LUAN MOI download :


HS nạp ảnh chụp sơ đồ của nhóm mình cho GV trước buổi học một ngày,
HS có thể gửi ảnh chụp vào zalo, messenger nhóm lớp để cả lớp tham khảo. Bắt
đầu buổi học, GV tiến hành các bước như sau:
Bước 1: GV kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của tiết học trước:
Trước khi vào thực hành luyện tập, GV gọi lần lượt từng nhóm nhận xét sơ đồ
tư duy của nhóm bạn đã gửi trong nhóm lớp Classroom hoặc zalo, mesenger.
Sau đó GV nhận xét, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của từng nhóm để HS rút
kinh nghiệm cho những sơ đồ kiến thức của tác phẩm khác.
Bước 2: GV giao nhiệm vụ mới: yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung của
bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn trích, tác phẩm văn xi đã học
trong chương trình chính khóa.
Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ: GV gọi đến HS nào, HS đó bật micro
trả lời.
Bước 4: GV nhận xét và chiếu dàn ý chung về kĩ năng phân tích một
đoạn thơ hoặc sơ đồ kĩ năng phân tích một tác phẩm văn xuôi cho HS xem,
hướng dẫn sơ lược cho HS tái hiện kĩ năng đã học (Xem phụ lục 3; Hoạt động
2: hình thành kiến thức).
*Hoạt động 3: Luyện tập.
Bước 1: GV nên chọn các bài tập từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao,
bám sát dạng đề thi THPT quốc gia cho HS thực hành lập dàn ý, vừa củng cố
kiến thức, vừa củng cố kĩ năng lập dàn ý, làm bài.
Ví dụ đề về thơ: cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ
“Tây Tiến” của Quang Dũng: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi….. Nhà ai Pha
Lng mưa xa khơi”. Ví dụ đề về truyện: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. từ buổi sáng sau khi có vợ
cho đến kết thúc tác phẩm. Các buổi sau GV ra đề có phần nâng cao cho HS tập
quen với các dạng đề như: cảm nhận một đoạn thơ trong bài thơ cụ thể từ đó

nhận xét một ý kiến… hoặc phân tích một nhân vật trong truyện ngắn từ đó nhận
xét giá trị nhân đạo của tác phẩm…
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và tiến hành lập dàn ý, GV quan sát qua
camera xem HS có làm bài khơng, HS nào khơng làm bài GV nhắc nhở kịp thời.
Bước 3: GV gọi khoảng 3 HS báo cáo kết quả thực hành nhiệm vụ. Ở
bước này, GV lưu ý vì thời gian có hạn nên GV không thể gọi hết tất cả HS
trong lớp đọc dàn ý của mình cho các bạn nghe được nên GV yêu cầu tất cả HS
chụp bài làm của mình và gửi qua nhóm lớp để GV kiểm tra sau buổi học, các
HS khác cũng có thể tham khảo bài của bạn qua nhóm lớp này.
Bước 4: GV gọi HS khác nhận xét bài của bạn, sau đó GV tổng hợp và
đưa dàn ý chung. GV chú ý sửa dàn ý chi tiết để HS học tập, rút kinh nghiệm
(Xem phụ lục 3; Hoạt động 3: luyện tập).
*Hoạt động 4: Vận dụng.
Ở hoạt động vận dụng, GV nên chú trọng rèn cho HS cách triển khai
một luận điểm thành đoạn văn cụ thể, HS thường thiếu ngôn từ diễn đạt nên từ lí
thuyết đi đến thực hành là khoảng cách quá xa. Để HS viết văn tốt hơn, GV nên
hướng dẫn mẫu từng luận điểm, từng thao tác trong dàn ý bằng đoạn văn cụ thể,
từ phần mở bài cho đến phần thân bài và kết bài. HS sẽ hiểu sâu hơn về kiến
16

TIEU LUAN MOI download :


thức và kĩ năng làm bài. Ở các buổi học sau, GV không phải làm mẫu mà yêu
cầu HS viết thành các đoạn hồn chỉnh.
Ví dụ như khi viết phần mở bài cho đề bài: “Anh (chị) hãy phân tích diễn
biến tâm lí bà cụ Tứ khi biết Tràng có vợ trong truyện ngắn “Vợ nhặt”của Kim
Lân”, GV hướng dẫn HS viết như sau:
Bước 1: GV gọi HS xác định ý chính trong mở bài. Khi HS xác định được
ý chính như: dẫn dắt vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp (HS có thể bắt đầu bằng cảm

xúc, bằng lí luận văn học, bằng một chi tiết trong tác phẩm…), nêu vấn đề, vấn
đề đó trong tác phẩm nào, của ai?.
Bước 2: GV hướng dẫn HS triển khai thành đoạn văn mở bài hoàn chỉnh
và chỉ cho HS các ý trong mở bài được cụ thể hóa ra sao, cách dẫn dắt như thế
nào cho có cảm xúc…
Mở bài 1:
Từng nốt nhạc du dương trong bản sonate Ánh trăng của
Beethoven khiến lịng người lặng đi vì xúc động, phải chăng Beethoven đã viết
bản nhạc ấy khi chứng kiến cảnh cha con cô gái mù. Nghệ thuật luôn bắt nguồn
từ hiện thực cuộc đời nhưng lại tạo ra sự sống cho con người. tác phẩm “Vợ
nhặt” của Kim Lân cũng từ cuộc đời và vì cuộc đời mà có. Bởi vậy, trên cái nền
u ám của nạn đói vẫn có một cảnh tượng ấm áp, bình dị của cuộc sống đời
thường diễn ra như tiếp thêm cho ta động lực để vượt qua tất cả. Ta hãy lắng
nghe giai điệu cảm xúc của bà cụ Tứ đên từ cuộc sống bình dị - cuộc sống khi
Tràng có vợ để nhận ra vẻ đẹp của tình người trong nạn đói năm ấy.
Mở bài 2:
Chẳng hiểu sao khi gấp trang cuối cùng của truyện ngắn “Vợ
nhặt” – Kim Lân trong tơi vẫn cịn đọng lại hình ảnh bà cụ Tứ lễ mễ bê nồi cháo
cám với câu nói: “Chè đây… chè khốn đây, ngon đáo để…”. Có thật chăng là
món chè khốn ngon đáo để, hay đó là miếng cháo cám chát xít trong cổ họng?
món “chè khốn” được nấu bằng tất cả tình thương yêu và trái tim nhân hậu
của người mẹ nghèo - bà cụ Tứ - trong nạn đói năm ấy thật xúc động. Ta hãy
cùng men theo trang truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân để hiểu thêm về tấm lịng
của người mẹ ấy khi chứng kiến con mình n bề gia thất giữa ngày đói khát và
giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn.
Cịn đây là ví dụ về cách viết đoạn về tác giả và hoàn cảnh ra đời cho
truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Đoạn văn giới thiệu tác giả thường đảm bảo nội
dung: nêu vị trí, nét chính cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật của tác
giả. Nếu HS có kiến thức tốt có thể đưa một nhận định của tác giả khác về tác
giả đang làm để đoạn văn hấp dẫn, thuyết phục. Dung lượng đoạn văn khoảng 57 dòng, cụ thể như sau:

Tơ Hồi là gương mặt tiêu biểu của văn học Viêt Nam hiện đại. dù cuộc
đời vất vả, phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng Tơ Hồi viết thành cơng ở
nhiều thể loại và in dấu ấn của mình trên văn đàn bởi lối viết văn sinh động,
hóm hỉnh, giản dị mà giàu sức gợi. Quả thực như Nguyễn Quang Trung nhận
xét: “Giữa khơng khí oi ngột của đau khổ, người đọc như được thư giãn trước
những trang văn thoáng đãng, bảng lảng một màn sương thơ mộng như thế, nó
như dấu lặng êm lắng trong một bản nhạc đầy những âm thanh sôi réo, tuôn
trào”.
17

TIEU LUAN MOI download :


Bước 3: Tương tự như vậy, các ý còn lại trong phần thân bài và kết bài,
GV cũng hướng dẫn HS viết cụ thể hoặc GV cho đề bài khác, yêu cầu HS lập
dàn ý và tập triển khai từng luận điểm thành đoạn văn , buổi sau sẽ viết thành
bài văn hồn chỉnh.
*Hoạt động 5: Tìm tịi, mở rộng.
GV khuyến khích HS tự tìm các đề bài cơ bản, lập dàn ý và tìm các dàn
ý trên các trang mạng để so sánh, đồng thời tìm thêm các bài văn tham khảo
trong các sách tham khảo hoặc trên mạng intenet để đọc và tích lũy ngơn từ. HS
ghi lại những câu văn, đoạn văn hay vào sổ tích lũy riêng, buổi sau GV kiểm tra.
2.3.2.3. Một số kinh nghiệm kiểm tra viết bài (Thời gian: 120 phút).
Dạy-học trực tuyến rất khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá. Tuy
nhiên, tôi đã tiến hành thử nghiệm cho HS viết bài với cấu trúc như đề thi THPT
quốc gia, thời gian 120 phút và bước đầu đạt được hiệu quả nhất định. Dù hoạt
động kiểm tra này không bằng hoạt động kiểm tra trực tiếp trên lớp học truyền
thống nhưng cũng phần nào giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hành viết bài tốt
hơn. Sau đây là kinh nghiệm mà tôi đã tiến hành và đạt hiệu quả:
Bước 1: Sau khi HS chuẩn bị giấy bút, GV yêu cầu HS bật camera,

camera phải đặt đúng góc, làm sao GV quan sát được đầy đủ khuôn mặt, bài viết
của HS. Nếu GV thấy quan sát không ổn, GV phải yêu cầu HS chỉnh camera lại.
Như vậy, trong quá trình HS làm bài, GV sẽ quan sát một cách tốt nhất có thể
(Xem phụ lục 4).
Bước 2: GV chia sẻ đề bài cho HS và đặt đồng hồ đếm ngược thời gian
trên màn hình. HS tiến hành làm bài, GV quan sát qua wedcam, nhắc nhở kịp
thời các HS không làm bài, ghi lại các trường hợp HS bỏ lớp học đi chơi.
Bước 3: GV thu bài. Khác với kiểm tra trên lớp học truyền thống, GV yêu
cầu HS có 5 phút chụp bài viết của mình và gửi vào lớp học Classroom, nếu GV
khơng biết tạo lớp học Classroom có thể u cầu HS gửi ảnh chụp bài làm vào
zalo, messenger riêng của GV (Xem phụ lục 4).
Bước 4: GV kiểm tra số lượng bài HS nạp trên zalo, messenger riêng của
mình hoặc kiểm tra trên lớp học classroom, ghi lại những HS khơng nạp bài, có
biện pháp nhắc nhở và thơng báo cho phụ huynh biết.
Bước 5: GV tiến hành chấm bài trên file ảnh, dùng công cụ chỉnh sửa ảnh
hoặc phần mềm paint trên máy tính gạch chân bằng màu mực đỏ, đánh số thứ tự
các lỗi. GV sửa lỗi, nhận xét theo số thứ tự vào một tờ giấy và chụp lại gửi cho
HS. GV cũng có thể nhận xét, sửa lỗi trực tiếp bằng phần mềm paint.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy-học ôn thi THPT quốc gia tơi đã tích
lũy trong rất nhiều năm qua. Khi dịch Covid-19 bùng phát, mọi người thực hiện
giãn cách xã hội, HS nghỉ học, tôi đã đem các phương pháp này, kết hợp với
công nghệ thông tin tiến hành dạy-học trực tuyến cho HS và được nhiều phụ
huynh, HS hưởng ứng. Tôi hi vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp cho GV hỗ
trợ HS ôn thi môn Ngữ văn đạt kết quả cao hơn.
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
a. Cách thức, tiêu chí kiểm tra.
* Hình thức:
18

TIEU LUAN MOI download :



- Giáo viên kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh qua phần trả lời bài
đọc-hiểu ngắn và viết đoạn văn nghị luận xã hội (200 chữ) (Xem phụ lục 5).
* Tiêu chí kiểm tra:
- Học sinh làm bài kiểm tra đạt từ 50% tổng số điểm của từng câu trở lên
là đạt yêu cầu. Học sinh biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đọc- hiểu, tạo lập
từng đoạn văn ngắn trong phần đọc-hiểu, xác định đúng ý trong đoạn văn nghị
luận xã hội. Từ đó, có thể tạo lập bài văn hoàn chỉnh, khoa học, diễn đạt đúng,
đủ ý và sau đó là diễn đạt hay.
b. Phương pháp kiểm tra.
- Sau mỗi buổi học, GV cho HS làm bài kiểm tra giấy khoảng 20 phút,
GV chiếu bài kiểm tra cho HS làm, GV quan sát qua camera của HS.
- HS thực hiện nhiệm vụ, hết 10 phút GV yêu cầu HS chụp bài lại và gửi
file ảnh vào nhóm zalo, messenger của lớp.
- Kết thúc buổi học GV chấm bài và thống kê số điểm, phân tích kết quả
và rút kinh nghiệm cho buổi học sau.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2.4.1. Đối với học sinh:
- Trước khi dịch Côvid-19 diễn ra, tôi đã tiến hành ôn thi THPT quốc gia
trực tiếp trên lớp theo phương pháp này (có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin)
và đạt hiệu quả cao, năm nào điểm trung bình thi THPT quốc gia lớp tơi dạy
cũng cao nhất, nhì khối. Chứng tỏ phương pháp dạy-học này rất hiệu quả.
- Trong thời gian HS nghỉ dịch Covid-19 từ tháng 2 đến tháng 4 năm
2020, tôi đã dạy thử nghiệm ở các lớp: 12A3 và 12A4 là hai lớp cơ bản A, HS
học ở mức độ trung bình. Sau một thời gian dạy-học trực tuyến, tôi tiến hành
kiểm tra đánh, giá kĩ năng, kiến thức của HS từng lớp và thu được kết quả đạt
được như sau:
+ Kết quả định lượng:
Lớp,

Trước khi dạy-học ôn tập trực
Sau khi dạy-học ôn tập trực
số
tuyến
tuyến
lượng
Điểm phần
Điểm đoạn văn Điểm đọc –hiểu Điểm đoạn văn
học đọc-hiểu (tổng NLXH (tổng 2
(tổng 3 điểm)
NLXH (tổng 2
sinh
3 điểm)
điểm)
điểm)
<1 1-2 >2 < 1
1- 1,5- <1 1-2 >2 <1
1- 1,51,25 2
1,25 2
12A3 20 15
9
18
21
5
6
16
22
6
23
15

(44) 45, 34, 20, 40,9 47,7 11,4 13,6 36,4 50 13,6 52,3 34,1
5% 1% 5% %
%
%
%
%
%
%
%
%
12A4 25 12
2
21
15
3
8
16
15
8
19
12
(39) 64, 30, 5,1 53,8 38,5 7,7 20,5 41 38,5 20,5 48,7 30,8
1% 8% %
%
%
%
%
%
%
%

%
%
+ Kết quả định tính:
Lớp

Số

Rất hứng thú

Hứng thú

Không hứng thú
19

TIEU LUAN MOI download :


với bài học
với bài học
với bài học
lượng
số
tỉ lệ
tỉ lệ
số lượng
số lượng tỉ lệ %
lượng
%
%
12A3 44 (HS) 18

40,9
26
59,1
0
0
12A4 39 (HS) 16
41,0
23
59,0
0
0
- Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy kết quả điểm kiểm tra, đánh giá HS của
hai lớp 12A3 và 12A4 thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ HS đạt yêu cầu tăng cao hơn so với
trước đó, tỷ lệ HS chưa đạt yêu cầu giảm hơn nhiều so với trước đó. Học sinh có
hứng thú học tập, khơng khí lớp học sơi nổi hơn. Với những lớp có đa phần là
HS học lực trung bình, yếu thì đây là kết quả đáng mừng.
- Bên cạnh đó, tơi cũng đã khảo sát phần viết bài văn nghị luận văn học, tỷ
lệ HS biết xác định trọng tâm vấn đề và triển khai thành bài văn hoàn chỉnh tăng
lên (từ 15% tăng lên 65%). Vì vậy, dạy-học trực tuyến khơng phải khơng mang
lại hiệu quả. Nếu GV biết cách kết hợp giữa phương pháp dạy- học trên lớp học
truyền thống và phương pháp dạy-học trực tuyến thì giờ dạy sẽ hiệu quả hơn rất
nhiều.
2.4.2. Đối với đồng nghiệp: Sáng kiến này đã cung cấp cho GV những kinh
nghiệm bổ ích trong dạy-học trực tuyến và kinh nghiệm ôn thi THPT quốc gia
trên lớp học truyền thống, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh khác
nhau, hiệu quả dạy học tốt hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Sau một thời gian tiến hành dạy-học trực tuyến để ôn tập cho HS lớp 12, tôi
nhận thấy:

- Phương pháp dạy-học trực tuyến hỗ trợ rất nhiều cho HS không bị gián
đoạn khi thực hiện giãn cách xã hội trong mùa dịch. Kể cả khi dịch Covid-19 kết
thúc, GV cũng có thể đem các kinh nghiệm ôn tập này dạy trên lớp học truyền
thống cũng sẽ rất hiệu qủa.
- Việc tiến hành daỵ-học trực tuyến địi hỏi GV phải sử dụng thành thạo
cơng nghệ thơng tin. GV khơng chỉ có kiến thức, kĩ năng vững chắc về bộ mơn
mà cịn phải nắm rõ cấu trúc, dạng đề thi THPT quốc gia, tâm lí HS để giờ dạy
sôi nổi, HS sẽ cảm thấy không bị nhàm chán và có hứng thú học tập.
3.2. Kiến nghị.
- Sở GDĐT Thanh Hóa nên mở các lớp chuyên đề về dạy-học trực tuyến,
tập huấn sử dụng công nghệ thông tin trong dạy-học cho GV. Tạo điều kiện để
GV bắt kịp xu thế của thời đại, có thể chủ động ứng phó với điều kiện dạy-học
khơng thuận lợi như đợt dịch Covid-19 vừa qua. GV có thể hỗ trợ HS ôn thi
ngay tại nhà khi cần thiết.
- Sở GDĐT nên mở cuộc thi GV dạy-học trực tuyến giỏi bằng cách chấm
các video ghi lại một giờ dạy-học trực tuyến của GV và HS. Từ đó giới thiệu
rơng rãi cho các GV khác để nâng cao hiệu qủa dạy- học.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
20

TIEU LUAN MOI download :


nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.


Nguyễn Thị Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
***********
21

TIEU LUAN MOI download :


1.Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông”,
Bộ GD&ĐT, Hà Nội năm 2014.
2. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, tập 2, Phan
Trọng Luận (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 12, tập 2, Phan Trọng Luận (chủ biên), NXB
Giáo dục Việt Nam.
4. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.
5.“Học trực tuyến khác học trên truyền hình thế nào”,Trúc Diệp, Báo
giaoduc.net.vn, ngày 19-3-2020.
6. “Dạy học trực tuyến-phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu”, Trần Huỳnh,
Báo tuoitre.vn, ngày 1-4-2020.
7. “Bộ GD&ĐT: Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”, Hiếu
Nguyễn, Báo giaoduchtoidai.vn, ngày 8-4-2020.
8. “Giáo viên, học sinh sẽ được tăng thời gian nghỉ hè”, Hà Linh, Báo
tienphong.vn, ngày 3-6-2020.
9. Trang Web: vi-wikipedia.org.
10. Trang Web: hoc24.vn; Giáo án điện tử; Sơ đồ tư duy; tailieu.vn…

DANH MỤC


22

TIEU LUAN MOI download :


×