Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phần đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia môn ngữ văn ở trường THPT triệu sơn 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.97 KB, 25 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đọc - hiểu là một trong hai phần bắt buộc ở Đề thi Tốt nghiệp Trung học phổ
thông (THPT) môn Ngữ văn từ năm 2014, thay cho câu hỏi 2 điểm từ trước tới nay.
Sự thay đổi trong cấu trúc đề thi nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, trong đó có đổi
mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh (HS). Ngoài kĩ năng viết (Làm văn),
đề thi còn chú trọng đánh giá kĩ năng Đọc - hiểu văn bản. Học sinh phải tự mình
khám phá, tìm hiểu văn bản thay vì học thuộc, học tủ, học vẹt như trước đây. Vì
thế, ngoài việc rèn luyện kĩ năng Làm văn, giáo viên (GV) còn phải hướng dẫn kĩ
năng Đọc – hiểu văn bản cho HS.
Nhìn vào cấu trúc đề thi có thể thấy, phần Đọc - hiểu chỉ chiếm 3/10 điểm
(Phần Làm văn 7/10 điểm) nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc quyết định
tổng số điểm toàn bài, góp phần cải thiện rõ rệt điểm số môn Ngữ văn. Đây là phần
duy nhất trong đề thi HS có thể đạt điểm tối đa bởi các em chỉ cần trả lời ngắn gọn,
chính xác, không cần mở bài, thân bài, kết bài, không cần lí luận sâu sắc, văn
phong mượt mà. Phần Đọc - hiểu được ví như “món quà tặng” dành riêng cho HS.
Cũng chính vì vậy, mỗi GV cần phải tận dụng triệt để, phát huy tối đa hiệu quả
phần thi này trong quá trình ôn tập cho HS.
Nội dung của phần Đọc - hiểu chủ yếu là kiến thức Tiếng Việt: từ ngữ, ngữ
pháp, phong cách ngôn ngữ, các biện pháp tu từ…. đã học ở các cấp Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Đây không phải là kiến thức mới, nhưng lại
dàn trải, chưa được hệ thống hóa. HS không thể ghi nhớ, nắm vững nếu không
được tái hiện, khái quát một cách bài bản, khoa học. Mặt khác, ngữ liệu được đưa
vào đề thi là những văn bản mới, nằm ngoài Sách giáo khoa (SGK). HS sẽ khó
khăn trong việc xác định và trả lời đúng vấn nếu không có sự định hướng, dẫn dắt
của GV. Tâm trạng hoang mang, lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là
lí do thôi thúc người viết nghiên cứu đề tài này nhằm khắc phục những hạn chế, bất
cập nêu trên.
Ở Trường THPT Triệu Sơn 5, nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, phần Đọc - hiểu
thực sự là một “cứu cánh”, tạo ra cơ hội “gỡ điểm” cho các em. Với chất lượng đầu


vào tương đối thấp, HS khó có cơ hội để đạt điểm tối đa trong phần thi Làm văn
(Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội) nhưng lại có thể làm được điều đó ở phần
Đọc - hiểu văn bản.
Tuy nhiên, không phải HS nào cũng tận dụng được lợi thế này để đạt điểm
tuyệt đối (3/3 điểm). Nhiều em tỏ ra lúng túng vì chưa nắm vững được hệ thống
1
1


kiến thức, nhầm lẫn kiến thức, trả lời sai vấn đề hoặc chưa sát với đề. Cách trình
bày vấn đề chưa rõ ràng, còn dài dòng, lan man, cẩu thả. Phần lớn, các em chỉ đạt
ngưỡng điểm 1.5/3 điểm, rất ít em đạt 2/3 điểm. Là một GV đang trực tiếp ôn tập
cho HS khối 12, tôi ý thức được trách nhiệm của mình, cần phải làm tích cực và
hiệu quả hơn nữa. Đưa ra những biện pháp giúp HS, đặc biệt là HS lớp 12 làm tốt
phần Đọc hiểu để “ẵm trọn” 3 điểm chưa bao giờ lại “nóng” như thời điểm này. Và
với đối tượng là HS của trường THPT Triệu Sơn 5, thì việc ôn luyện và thực hành
“chu đáo” phần thi này càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp
nâng cao hiệu quả phần Đọc - hiểu trong Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn
cho học sinh lớp 12 ở Trường THPT Triệu Sơn 5”. Hi vọng với cách làm này, học
sinh sẽ vững vàng hơn để bước vào kì thi THPT quốc gia, làm tốt phần Đọc -hiểu
và nâng cao chất lượng bài thi môn Ngữ văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phần Đọc - hiểu
trong Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 ở Trường THPT
Triệu Sơn 5.” nhằm giúp HS nắm vững và phân biệt những miền kiến thức đọc –
hiểu, vận dụng các kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề thực tiễn, khắc sâu kĩ năng
đọc – hiểu văn bản, kĩ năng làm bài, chinh phục điểm số tối đa của phần Đọc hiểu, cải thiện điểm số bài thi môn Ngữ văn. Từ đó, khắc phục được tâm lí lo lắng,
áp lực khi thi cử của HS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Các kiến thức và bài tập Đọc – hiểu
- HS đang học và ôn thi môn Ngữ văn ở cả ba khối lớp 10, 11, 12. Nhưng vì
hướng tới kì thi THPT Quốc gia trước mắt nên người viết tập trung dành sự ưu tiên,
quan tâm tới HS khối 12.
Cụ thể như sau:
- Năm học 2013-2014: 12C5, 12C6
- Năm học 2014-2015: 12C3, 12C5
- Năm học 2015-2016: 12B2, 12B6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp, giao bài tập,
củng cố bài học, hướng dẫn HS chuẩn bị bài, kết hợp với kiểm tra, đánh giá).
Phương pháp khảo sát, phân tích
Phương pháp thống kê (đưa ra nhũng chỉ số cụ thể để đánh giá hiệu quả của
đề tài).

2

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Nghị quyết số 29/NQTW xác định:
“Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục
theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình và
đánh giá cuối kì học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục
phát triển”. Từ sau Nghị quyết 29, Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) đã ban hành
nhiều chương trình hành động nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục đào tạo để công cuộc đổi mới được diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt

hơn. Trong đó xác định, lấy đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức là khâu khởi đầu và
có ý nghĩa quyết định; đổi mới quản lí là giải pháp then chốt và đổi mới thi cử là
khâu có ý nghĩa đột phá.
Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông, ngày 6/3/2014, Bộ
GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi
mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”.
Việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường
phổ thông được tiến hành theo định hướng phát triển năng lực người học với cách
thức xây dựng đề thi, kiểm tra và đáp án theo hướng “mở”, tích hợp kiến thức liên
môn, giải quyết vấn đề thực tiễn.
Cũng trên tinh thần đó, ngày 01/4/2014, Bộ GD&ĐT gửi công văn số
1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc Hướng dẫn tổ chức thi Tốt nghiệp THPT năm
2014, trong đó có nội dung: “Đề thi môn Ngữ văn có hai phần: Đọc - hiểu và Làm
văn”, trong đó phần Làm văn chiếm số điểm nhiều hơn. Nội dung thi môn Ngữ văn
không còn nặng về kiểm tra kiến thức lí thuyết mà chuyển dần theo hướng tập
trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng của người học là kĩ năng đọc hiểu văn bản và
kĩ năng tạo lập văn bản. Theo đó, các câu hỏi yêu cầu HS sử dụng kiến thức, kĩ
năng tổng hợp, vốn sống và hiểu biết xã hội để giải quyết vấn đề. HS không học
thuộc lòng, ghi nhớ máy móc những nội dung đã đọc hiểu ở những văn bản có
trong SGK mà cần tư duy, vận dụng kiến thức, kĩ năng đọc hiểu đã được hình
thành, rèn luyện, phát triển vào việc đọc hiểu một hoặc một số văn bản không có
trong SGK nhưng có cùng đặc điểm về thể loại, đề tài, chủ đề.
3

3


Năm 2014, phần Đọc – hiểu trong Đề thi Tốt nghiệp THPT chiếm 3/10 điểm.
Đến năm học 2014 – 2015, Bộ GD&ĐT tổ chức Kì thi THPT quốc gia, còn gọi là
kì thi “2 trong 1”, phần Đọc - hiểu vẫn tiếp tục được duy trì. Trong năm học 2015 –

2016 này và có lẽ những năm tiếp theo, Đọc - hiểu vẫn là phần quan trọng, bắt
buộc trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn. Việc có mặt phần Đọc - hiểu văn bản
trong những năm học qua xuất phát từ xu hướng đổi mới từ kiểm tra đánh giá sự
ghi nhớ những kiến thức của HS (những kiến thức do GV đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ)
chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc – hiểu của HS (HS tự mình đọc, cảm
thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản).
GS.TS Trần Đình Sử cho rằng: “Nói một cách sơ lược thì đọc – hiểu văn bản
là một hoạt động giải mã văn bản. Mọi sự đọc, dù động cơ như thế nào, đều không
thoát li được việc tìm hiểu nghĩa của văn bản. Hiểu văn bản là hiểu được nội dung
thông tin, đúc rút được ý nghĩa, bản chất của ý nghĩ, tình cảm, quan điểm của tác
giả đặt ra trong văn bản; đồng thời bao hàm cả sự giải thích, phân tích, ứng dụng
làm nền tảng cho sự hình thành tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, thị hiếu thẩm mĩ
của người đọc. Phần Đọc - hiểu luôn gắn với tính chất cảm thụ thẩm mĩ. Mỗi bài
đưa vào đề thi đều đã được GV chọn lọc, nghiên cứu kĩ lưỡng. Nên mỗi khi HS
được đọc – hiểu một ngữ liệu của đề thi thì tôi tin rằng ít nhiều đều có tác động,
ảnh hưởng tới các em có thể về tri thức hay về tư tưởng, tình cảm. Từ đó, có thể nói
phần Đọc - hiểu đã phần nào gián tiếp tác động tới thế giới tâm hồn, trí tuệ của HS.
Đó cũng chính là một cách giáo dục.
Nằm trong guồng quay của sự đổi mới, yêu cầu đặt ra đối với người GV là cần
nhanh chóng tiếp cận theo hướng cấu trúc đề mới, học hỏi, tìm tòi, đi trước HS một
bước, làm tốt công tác “người kĩ sư tâm hồn”, định hướng, giúp HS yên tâm, tin
tưởng, tránh tâm lí hoang mang và cuối cùng là tổ chức ôn thi có hiệu quả. Tôi tin
rằng, mỗi GV đứng lớp trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn trong thời gian qua đã có
những phương pháp ôn tập về kiến thức và kĩ năng của riêng mình giúp HS tự tin
khi tiếp cận với đề ở phần Đọc - hiểu.
2.2. Thực trạng vấn đề
Ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc thay đổi cấu trúc đề thi
môn Ngữ văn (ngoài Làm văn, đề thi còn có thêm phần Đọc - hiểu), việc rèn luyện
kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS đã trở thành vấn đề nổi cộm, thu hút sự quan tâm,
chú ý của những người làm giáo dục, của các bậc phụ huynh và các em HS.

Ngày 10/4/2014, “Hội thảo đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn
Ngữ văn ở trường Phổ thông” đã diễn ra tại Hà Nội. Những ý kiến, đề xuất của các
chuyên viên, giáo viên đều xoay quanh vấn đề “Đọc - hiểu”, tập trung hướng đến
việc hình thành kĩ năng Đọc - hiểu, kĩ năng tự giải quyết các vấn đề của HS.
Chuyên gia Phạm Thị Thu Hiền, Vụ Giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT đã đưa ra
dạng đề mẫu với ngữ liệu là bài “Mẹ và quả”. Tiếp đó, các đề thi, các vi deo hướng
dẫn cách làm phần Đọc - hiểu ngập tràn trên các trang mạng. Các tài liệu ôn thi Tốt
nghiệp THPT quốc gia theo cấu trúc mới của Bộ GD&ĐT cũng xuất hiện nhiều
4

4


trên thị trường: “Cẩm nang luyện thi quốc gia biên soạn theo cấu trúc đề thi mới
nhất của Bộ GD&ĐT” của thầy giáo Phan Danh Hiếu,“Hướng dẫn ôn tập kì thi
THPT Quốc gia” do thầy Nguyễn Duy Kha chủ biên, Hay cuốn “Chinh Phục đề
thi quốc gia THPT” của nhóm tác giả Lovebook (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội)…
Các tài liệu đã khái quát được hệ thống kiến thức đọc hiểu, cung cấp những
dạng đề khác nhau để HS làm quen và thực hành, hướng dẫn những kĩ năng làm
bài. Tuy nhiên, những kiến thức đưa ra chưa có nhiều ví dụ để HS hình dung, phân
biệt. Những kĩ năng làm bài cũng đã được đề cập đến nhưng chưa thật bao quát,
đầy đủ. Vấn đề đặt ra là cần giúp cho HS có khả năng tiếp cận và xử lí nhanh nhạy
với từng dạng đề Đọc - hiểu. Qua quá trình thực hành nhiều lần, cần khái quát cách
làm đối với từng dạng, nhóm câu hỏi để HS có những định hướng rõ ràng. Đặc biệt,
GV cần đưa ra mức độ câu hỏi phù hợp với từng đối tượng HS để mang lại hiệu
quả giáo dục cao nhất.
Trong việc dạy học ở bộ môn Ngữ văn hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề.
Nhiều GV chỉ chú trọng dạy phần Làm văn và cho rằng các bài tập Đọc - hiểu được
lấy ở ngoài SGK nên phạm vi ôn tập rộng không thể nào ôn “đúng” và “trúng”, tất

cả phụ thuộc vào năng lực, sự thông minh của HS. Việc ôn luyện phần Đọc - hiểu
cho HS còn mang tính “thời vụ”. Chỉ khi nào sắp thi, việc ôn tập mới diễn ra nhưng
cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ cung cấp kiến thức đọc - hiểu. Các bài tập thực
hành cũng đã được đưa vào bài dạy nhưng các kĩ năng đọc - hiểu vẫn chưa được
chú trọng. Do bị hạn chế bởi thời gian, HS không được thực hành nhiều lần nên
kiến thức không được khắc sâu. Đối với nhiều HS, kĩ năng đọc hiểu đang ở mức độ
“yếu” và “kém”. Cũng chính vì vậy mà nảy sinh nhiều vấn đề: HS hiểu sai nội
dung ngữ liệu thậm chí xuyên tạc, đơm đặt vấn đề; đọc thoáng qua và trả lời theo
cách đối phó, không đúng trọng tâm; ngay cả việc xác định yêu cầu của đề bài còn
chưa đúng thì không thể nào trả lời chính xác. Đó là một thực tế mà mỗi GV dạy
Văn phải suy ngẫm, cần nhìn lại phương pháp dạy học và ôn tập cho HS?
Trường THPT Triệu Sơn 5 đóng trên địa bàn vùng nông thôn, điều kiện học tập
của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Tài liệu ở thư viện còn ít ỏi nên chưa có đủ
tư liệu để GV và HS tham khảo, tiếp cận với nhiều dạng đề đọc hiểu. Tinh thần học
tập và sự quan tâm của HS dành cho môn Ngữ văn chưa cao, năng lực HS còn hạn
chế nên việc ôn tập cho các em cần nhiều thời gian. Những kiến thức đọc - hiểu dù
đã được GV tái hiện lại, các bài tập thực hành cũng đã được đưa ra nhưng nhiều HS
vẫn tỏ ra khá “mù mờ”. Mỗi lần chấm bài, nhiều câu trả lời của học sinh khiến tôi
giật mình: “biện pháp tu từ: chính khóa, phương thức biểu đạt: chứng minh. Khi
ngữ liệu đưa ra là một đoạn trích trong văn bản “Viết cho mùa phượng cuối” của
Lạc Hi, yêu cầu HS xác định phong cách ngôn ngữ. Nhiều HS đã trả lời: Phong
cách ngôn ngữ: miêu tả. Hay khi được hỏi: Nêu nội dung chính của bài thơ “Nắng
Ba Đình” (Nguyễn Phan Hách), HS đã vô tư trả lời: Bài thơ nói về cuộc khởi Ba
Đình ở Thanh Hóa…
5

5


Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy tính bức thiết của vấn đề. Việc đưa ra những

giải pháp phù hợp với đối tượng HS của mình nhằm nâng cao hiệu quả phần Đọc hiểu trong bài thi môn Ngữ văn là thực sự cần thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
2.3. Một số giải pháp
2.3.1. Khắc sâu kiến thức Đọc – hiểu qua bảng biểu và các ví dụ minh họa.
Trước hết, tôi đã hướng dẫn HS nhận diện được dạng đề ở phần Đọc - hiểu
thông thường có cấu trúc hai phần như sau:
Phần 1: Cho ngữ liệu. Ngữ liệu đã cho là văn bản (thơ hoặc văn xuôi, trong
sách giáo khoa hoặc văn bản trích ở ngoài, một phần văn bản hoặc một văn bản
hoàn chỉnh, văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng ...)
Phần 2: Các câu hỏi liên quan đến ngữ liệu. HS sử dụng các công cụ tiếng
Việt để xử lí ngữ liệu bằng cách trả lời các câu hỏi được sắp xếp theo các mức độ
từ thấp đến cao theo thang mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp
Cấu trúc hai phần trên sẽ có dạng như đề bài minh họa dưới đây:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò ... sung chát đào chua ...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)
Câu 1. (0,25đ) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0,25đ) Hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết nào trong bốn
dòng thơ đầu?
Câu 3. (0.5đ) Cho biết nghĩa của từ “đi” trong câu thơ “ta đi trọn kiếp con
người / cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”?
Câu 4. (0.5đ) Ở bốn dòng thơ sau những hình ảnh nào được tác giả sử dụng chất
liệu của ca dao? Cho biết câu ca dao ấy?
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu8:

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi
ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi
luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở đảm bảo độc lập,
tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận
đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông,
lệ thuôc nào đó.” (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
Câu 5. (0.25đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 6. (0.5đ) Những phép liên kết đã sử dụng trong đoạn trích trên? Giá trị của
những phép liên kết đó?
6

6


Câu 7. (0.25đ) Tìm 5 từ thuộc trường từ vựng “quốc gia” trong lời phát biểu trên?
Câu 8. (0.5đ) Trong khoảng từ 7-10 dòng, trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng
yêu nước của giới trẻ ngày nay cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối
với việc phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Hệ thống câu hỏi đọc – hiểu thường liên quan tới các dạng kiến thức HS đã
được học từ cấp Tiểu học, THCS và THPT. Với những kiến thức tiếng Việt cơ bản
đã học qua, HS không thể ôn từng bài học và nếu HS không có ý thức để lưu giữ
và nắm vững thì sẽ rất khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi, thậm chí mơ hồ
trong cách hiểu và trả lời. Do đó, cần phải trang bị cho học sinh một cách có hệ
thống và bài bản những kiến thức trọng tâm cơ bản phục vụ cho việc đọc hiểu văn
bản của học sinh.
Theo thống kê sưu tầm từ các dạng đề thi trong các kì thi trong những năm
học qua, bản thân tôi nhận thấy câu hỏi Đọc - hiểu thường xoay quanh việc kiểm
tra các dạng kiến thức trọng tâm sau:
Mức độ kiểm tra
Các dạng câu hỏi

- Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
Kiểm tra kiến - Yêu cầu nhận diện phong cách ngôn ngữ
thức qua các câu - Yêu cầu nhận diện các hình thức ngôn ngữ
hỏi ở mức độ - Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật
nhận biết:
- Yêu cầu nhận diện các phép liên kết hình thức
- Yêu cầu nhận diện các kiểu câu
- Yêu cầu nhận diện các biện pháp nghệ thuật
- Yêu cầu nhận diện các thể thơ
- Cho biết tác dụng của phép tu từ
Kiểm tra mức độ - Cho biết nghĩa của từ, nghĩa của câu
thông hiểu
- Cho biết nội dung chính
- Đặt tên cho văn bản
- Từ chủ đề của văn bản, trình bày ý kiến bản thân liên quan
đến chủ đề đó.
Kiểm tra mức độ - Trích một phần văn bản và yêu cầu hoàn thiện nó.
vận dụng thấp
- Yêu cầu đưa thêm những ý kiến riêng của bản thân ngoài
quan điểm, chính kiến của tác giả văn bản.
- Giải thích, bình luận về một ý kiến, quan điểm trong văn
bản.
Từ những nhận thức trên, tôi đã tiến hành ôn tập, khắc sâu kiến thức Đọc
-hiểu cho HS qua hai bước:
Bước 1: Tôi đã biên soạn hệ thống kiến thức Đọc - hiểu theo dạng bảng biểu
với những kiến thức trọng tâm, cơ bản để trao tay HS như một công cụ hỗ trợ các
em trong suốt quá trình ôn tập. Ưu điểm của việc cung cấp kiến thức dưới dạng
bảng biểu là sự rõ ràng, trọng tâm, dễ tra cứu, dễ nhớ và dễ sử dụng. Nó như là một
7


7


cuốn cẩm nang hay một loại “từ điển” nhỏ mà HS có thể mang theo bên mình rất
tiện ích trong quá trình ôn tập. Hệ thống kiến thức đọc hiểu qua bảng biểu được tôi
chuyển tới từng HS. Tôi yêu cầu HS về nhà học và nắm vững vấn đề.
Ví dụ: Đây là một nội dung kiến thức Đọc - hiểu được tôi trích ra từ hệ thống
bảng biểu.
Các phương diện
Nội dung kiến thức
đọc – hiểu
- Là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng
ngày, không mang tính nghi thức, nhằm mục đích trao đổi
tâm tư, tình cảm của cá nhân với những người xung quanh
PCNN - Các dạng phổ biến: Chuyện trò, nhật kí, thư từ…
SINH - Các đặc trưng cơ bản:
HOẠT + Tính cụ thể
+ Tính cảm xúc
+ Tính cá thể
- Là phong cách được dùng trong các văn bản văn chương.
- Các dạng phổ biến: Tác phẩm văn học
PCNN
- Các đặc trưng cơ bản:
NGHỆ
PHONG
+ Tính hình tượng
THUẬT
CÁCH
+ Tính truyền cảm
NGÔN

+ Tính cá thể hóa
NGỮ
- Là phong cách được dùng trong các lĩnh vực nghiên cứu,
(PCNN)
học tập và phổ biến khoa học – công nghệ.
- Các dạng phổ biến: VB khoa học chuyên sâu, VB khoa
PCNN
học giáo khoa, VB khoa học phổ cập
KHOA
- Các đặc trưng cơ bản:
HỌC
+ Tính khái quát, trừu tường
+ Tính lí trí, lôgic
+ Tính khách quan, phi cá thể
- Là phong cách được dùng trong các lĩnh vực chính trị xã
hội. Người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công
khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những
PCNN vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
CHÍNH - Các dạng phổ biến: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận…
LUẬN - Các đặc trưng cơ bản:
+ Tính công khai về quan điểm, chính trị
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận
+ Tính truyền cảm, thuyết phục
PCNN - Là phong cách được dùng trong các văn bản báo chí để
BÁO
cung cấp thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời
CHÍ
sự.
8
8



- Các dạng phổ biến: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm ....
- Các đặc trưng cơ bản:
+ Tính thông tin, thời sự
+ Tính ngắn gọn
+ Tính sinh động, hấp dẫn
- Là phong cách được dùng trong các lĩnh vực hành chính
dùng để giao tiếp và điều hành xã hội.
- Các dạng phổ biến: VB quy phạm pháp luật, VB hội nghị,
PCNN
VB thủ tục hành chính ...
HÀNH
- Các đặc trưng cơ bản:
CHÍNH
+ Tính khuôn mẫu
+ Tính minh xác
+ Tính công vụ
Bước 2: Thời gian trên lớp, tôi yêu cầu HS tái hiện kiến thức đã được cung
cấp ở bảng biểu để kiểm tra tính tự giác và mức độ nắm vững bài học của các em.
Phần trọng tâm còn lại, tôi giúp HS khắc sâu kiến thức Đọc - hiểu qua các ví dụ
minh họa. Những ví dụ cho từng nội dung kiến thức đọc hiểu được tôi biên soạn
trước và phát đến từng HS. HS phải nhận diện và trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng,
tôi đều đưa ra hình thức động viên kịp thời (khen ngợi, cộng điểm, trao món quà
nhỏ...) nên HS tỏ ra rất hào hứng, hăng say.
Ví dụ 1: Đây là những ví dụ mà tôi đã đưa ra để HS thực hành sau khi học
xong kiến thức Đọc - hiểu về các phong cách ngôn ngữ. Ở mỗi ngữ liệu, tôi đều trừ
ra một dòng để HS trả lời luôn vào tờ đề bài.
1.“Thưa quý vị! Đã trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và
đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi

càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt
động gìn giữ hòa bình của của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp
nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi
giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ
mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc
tế.”
(Trích bài phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận
cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68)
→ Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ …………………………..
2. Lễ kỉ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên tổ chức tại Nhà
văn hóa Thanh niên sáng 9 - 1 bắt đầu bằng một tiết mục thật đặc sắc: các ca khúc
quen thuộc của ngày xưa và ngày nay được sắp xếp xen kẽ thành liên khúc, và
những người biểu diễn thuộc nhiều thế hệ cũng đứng xen kẽ, nối nhau tràn từ sân
khấu xuống hàng ghế khán giả.
9

9


Tất cả, từ những diễn viên tuổi đôi mươi đến những diễn viên đã từng đôi
mươi từ mấy mươi năm trước, đều cùng một màu áo trắng tinh, cùng một lời hát
“hát cho dân tôi nghe, tiếng hát tung cờ ngày nào”, cùng một ánh mắt bừng
sáng…
Người tham dự đứng phía dưới nổi gai ốc. Ý niệm về sự trao truyền, tiếp nối
lí tưởng được thể hiện rất rõ.
(Dẫn theo Phạm Vũ, Chờ ở tuổi trẻ, , ngày 10-1-2015)
→ Đoạn văn viết theo phong cách ngôn ngữ …………………………
3.
8-3-69

Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không
ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng
lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì
mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là
viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình
thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chia li, cảnh đau buồn cũng đến
nữa… Đáng trách lắm Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và
tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng.
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)
→ Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ ………………………
4.
Đây bát ngát Trường Sơn nằm ở giữa
Hai chị em Lào - Việt hai bên
Rừng tươi mát như mẹ hiền lắm sữa
Nghìn chiến khu từng nương bóng mẹ hiền
Tôi về giữa miền Nam trời của mẹ
Miền Nam ơi! Nửa vạt áo mưa dầm
Mỗi chiến công hay từng giọt lệ
Đều xóa dần núi cách sông ngăn
(Chim lượn trăm vòng - Chế Lan Viên)
→ Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ……………..……………..
5. Cừu Dolly (5 tháng 7 năm 1996 – 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú
đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith
Campbell và các cộng sựu tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland
Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh
dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã
chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo
được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Đặc biệt hơn, điều này chỉ ra, những tế bào soma
đã biệt hóa và trưởng thành từ cơ thể động vật dưới một số điều kiện nhất định có
thể chuyển thành những dạng toàn năng chưa biệt hóa và sau đó có thể phát triển

thành những bộ phận của cơ thể con vật. Cái tên Dolly bắt nguồn từ việc nó được
tạo ra từ tuyến vú của một con cừu cái. Với việc nhân giống vô tính thành công cừu
10

10


Dolly đã đánh dấu một bước phát triển mới trong nền khoa học thế giới, đồng thời
giải quyết các bí ẩn tự nhiên”
(Cừu Dolly, Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt)
→ Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ…………………………
Sau khi HS nhận diện, trả lời, tôi đã nhận xét và chốt đáp án: Các phong cách
ngôn ngữ lần lượt ở các ví dụ như sau: Chính luận, Báo chí, Sinh hoạt, Nghệ thuật,
Khoa học.
Ví dụ 2: Để giúp HS nắm vững các biện pháp tu từ, tôi đã đưa ra các ví dụ
sau và yêu cầu từng HS làm ra vở bài tập. Sau khi HS suy nghĩ và lên bảng làm, tôi
sẽ nhận xét và đưa ra câu trả lời.
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Ánh mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu)
(Biện pháp tu từ: So sánh, Câu hỏi tu từ, Phép điệp)
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
( Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
(Các biện pháp tu từ: So sánh, Phép điệp, Ẩn dụ)

- Trên đường ta đi đánh giặc
Ta về Nam hay ta lên Bắc,
Ở đâu cũng gặp
Những ngọn đèn
Chong mắt
Đêm thâu
Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
Như những tâm hồn không bao giờ tắt…
(Ngọn đèn đứng gác – Chính Hữu)
(Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, So sánh, Phép điệp)
Từ việc làm quen với nhiều ví dụ, HS có thể ghi nhớ và khắc sâu kiến thức
Đọc - hiểu một cách nhanh nhất. Dù mất thời gian biên soạn, sưu tầm các ví dụ
nhưng tôi thấy đây thực sự là một hướng đi đúng đắn, thiết thực và hiệu quả.
2.3.2. Khắc sâu các kĩ năng Đọc – hiểu qua thực hành
Phần Đọc - hiểu (3 điểm) có giá trị như một “món quà” tặng riêng cho thí
sinh nhưng trên thực tế có những em bỏ qua cơ hội này. Vì nhận thức chưa đúng
vai trò của phần thi nên dẫn đến việc hoặc làm vội vàng, hoặc tẩy xóa lung tung,
11

11


hoặc viết chữ cẩu thả… khiến giám khảo chấm bài dù muốn cũng không thể ghi
điểm cho phần bài làm.
Thực tế cho thấy, để được 0,5 điểm của bài tự luận, yêu cầu HS cần hiểu
đúng và cần diễn đạt trôi chảy một nội dung dài. Nhưng ở phần Đọc - hiểu, HS chỉ
cần một, hai dòng đúng kiến thức và có kĩ năng là HS đã có số điểm trọn vẹn mà
không lo giám khảo bỏ quên hay sót ý.
Dưới đây là những kinh nghiệm nhỏ được đúc rút trong quá trình ôn thi sẽ
giúp HS hình thành kĩ năng làm bài một cách hiệu quả.

2.3.2.1. Phân phối thời gian hợp lí cho phần Đọc - hiểu
Thời gian hợp lí để làm phần Đọc - hiểu khoảng 35 – 40 phút.
Tuy nhiên, GV nên định hướng, rèn luyện để các HS rút ngắn thời gian
xuống còn khoảng 20 - 30 phút. Đây là lựa chọn khôn ngoan để tiết kiệm thời gian
dành cho phần tự luận vì đa số HS thường thiếu thời gian để hoàn thành câu nghị
luận văn học chiếm 4 điểm trong đề thi.
2.3.2.2. Đọc kĩ văn bản
Những văn bản đưa vào đề thường là những văn bản mới, vì vậy cần yêu cầu
HS phải đọc thật kĩ văn bản, cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu
nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng... Xâu
chuỗi các câu hỏi để hiểu được nội dung cơ bản của văn bản. HS cần lưu ý đến các
chi tiết ngoài lề của văn bản như: nhan đề, tác giả, nguồn, năm ra đời (thường ở
cuối văn bản). Nguyên tắc đọc văn bản là làm sao khai thác thông tin để hướng đến
việc trả lời các yêu cầu của câu hỏi.
Trong khi đọc văn bản, HS cũng nên dùng bút để gạch dưới những từ ngữ,
những vế câu, những thông tin quan trọng, cần thiết trên văn bản.
2.3.2.3. Trả lời trực tiếp câu hỏi
“Hỏi gì - đáp nấy” chính là chìa khóa để làm câu hỏi này. Tránh lan man, dài
dòng, không cần mở bài, thân bài, kết bài.
Câu trả lời cần đảm bảo 3 yêu cầu: Ngắn gọn, chính xác và đầy đủ.
Yêu cầu HS trả lời tách bạch các câu, các ý.

12

12


Khi trả lời các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu thì HS cần ghi lại
nguyên vẹn câu hỏi và chỉ bỏ đi những từ dùng để hỏi. HS tránh trả lời “cộc lốc”,
không đầu không cuối rất dễ gây mất thiện cảm với người chấm.

Ví dụ:
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của đoạn thơ?
Nên trả lời:
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 2: Nội dung cơ bản của đoạn thơ là ....
Không nên trả lời:
1. Tự do
2. Tình yêu dành cho mẹ ....
2.3.2.4. Dùng kí hiệu thống nhất như trong đề thi
Ví dụ: Đề thi yêu cầu: I. Đọc – hiểu (3,0 điểm), trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Câu 1: ..., Câu 2: .... , Câu 3: ..., Câu 4: .... Thì khi trình bày trong bài làm, các HS
cũng cần ghi kí hiệu thống nhất như thế. Điều này sẽ đảm bảo ý thức tuân thủ, tôn
trọng đề thi và cũng đảm bảo quy cách thể thức trong việc trình bày khoa học,
mạch lạc, rõ ràng, tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
2.3.2.5. Kiểm tra sau khi hoàn thành phần Đọc – hiểu
Có nhiều HS có kiến thức và kĩ năng đọc – hiểu khá tốt, làm trả lời khá
nhanh và vội vàng chuyển qua phần làm văn nên đã bỏ qua những yêu cầu trả lời.
Vì vậy, GV cần nhắc HS, khi hoàn thành phần thi cần đọc lại, rà soát lại từng câu
hỏi so với phần bài làm và sửa chữa chuẩn xác, bổ sung nếu cần thiết cho từng câu
trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào, ý nào của câu hỏi.
2.3.2.6. Trình bày sạch đẹp
Không nên “tiết kiệm” giấy thi mà cần trình bày có độ giãn dòng phù hợp.
Những dòng ghi câu (Câu 1, Câu 2, Câu 3, Câu 4...), thì không nên ghi phần trả lời
luôn mà xuống dòng để trả lời cho bài viết có độ “thông thoáng”, ưa nhìn, dễ đọc,
dễ chấm.
Ví dụ:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: .....
Câu 2:

13

13


Đoạn thơ được viết theo thể thơ: .....
Nếu một câu hỏi yêu cầu trả lời hai ý thì cần chia tách hai ý bằng hai gạch
đầu dòng trong trả lời.
Hạn chế gạch xóa.
Đảm bảo chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
2.3.3. Thực hành nhiều lần với dạng đề Đọc - hiểu
Trong quá trình thực hành, tôi luôn có ý thức nhắc nhở HS về việc trau rồi
những kiến thức đã định hướng và rèn luyện những kĩ năng cơ bản.
GV cũng nên tự biên soạn và sưu tầm nhiều dạng đề Đọc - hiểu với nhiều
yêu cầu về kiến thức khác nhau để HS được tiếp cận, làm quen, củng cố và rèn
luyện trong quá trình ôn tập. Ngân hàng đề càng phong phú, thực hành càng nhiều
lần thì kiến thức và kĩ năng của HS ngày càng được hoàn thiện.
Trong quá trình thực hành, để mang lại hiệu quả tôi đã tiến hành theo 3 bước
cơ bản:
Bước 1: GV và HS cùng giải mẫu đề thi THPT Quốc gia năm 2015.
Bước 2: HS làm việc với những dạng đề mới (GV sưu tầm hoặc biên soạn).
Bước này cần tuân theo quy trình như sau:
Thứ nhất: GV cung cấp đề. Đảm bảo mỗi HS một đề. Đưa ra yêu cầu (làm
việc cá nhân hoặc nhóm 2 HS) để trả lời các câu hỏi nhanh vào giấy nháp trong
thời gian khoảng 30 phút.
Thứ hai: HS tự đọc – hiểu. GV nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra.
Thứ ba: GV tiến hành gợi ý đưa đáp án. Với từng câu trả lời, GV sẽ hỏi HS
về kiến thức có liên quan và nhắc nhở rèn luyện kĩ năng.
Bước 3: GV tiến hành cho làm bài kiểm tra cá nhân nghiêm túc để đánh giá
đúng mức độ rèn luyện kiến thức và kĩ năng Đọc – hiểu của từng HS.

Bước này, tôi tiến hành thường xuyên, liên tục trong mỗi buổi ôn tập với thời
gian tối đa là 30 phút. Tôi phát đề cho mỗi HS làm sau đó thu bài về nhà chấm và
nhận xét. Ngoài ra, tôi còn giao đề về nhà để HS làm và tiến hành sửa đề ở buổi
học hôm sau.
Để HS thực hành khắc sâu kiến thức, tôi đã sưu tầm và biên soạn bộ đề để
phục vụ cho quá trình ôn thi môn Ngữ văn nhằm hướng đến kì thi THPT quốc gia
năm 2016. Với quan niệm “mưa dầm thấm đất”, tôi đã cho HS làm nhiều đề thi
Đọc - hiểu không chỉ trên lớp mà còn giao bài tập về nhà, kết hợp với các bài kiểm
tra đánh giá. HS không chỉ được học nhiều nhớ nhiều mà còn hình thành được kĩ
năng, sự phản xạ tự nhiên khi tiếp cận với các dạng đề thi Đọc – hiểu.
14

14


Ví dụ: Đây là một trong số các đề trong “ngân hàng” đề Đọc - hiểu mà tôi đã
sưu tầm và biên soạn để HS thực hành.

ĐỀ BÀI
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh)
Câu 1. (0.25đ) Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.
Câu 2. (0.25đ) Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 3. (0.5đ) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu "Nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và

nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì? Sự khẳng định đó đã được chứng minh
như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?
Câu 4: (0,5đ) Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt
Nam thời hiện đại? (trình bày trong khoảng 5- 7 dòng)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ biển rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
15

15


Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
(Khát vọng – Phạm Minh Tuấn)
Câu 5. (0.25đ) Nêu nội dung chính của bài thơ trên?
Câu 6. (0.25đ) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ trên? Chỉ ra tác
dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 7. (0.5đ) Theo anh/chị, lời bài thơ gửi gắm đến người đọc điều gì?
Câu 8. (0.5đ) Từ những lời thơ trên, anh/ chị phát biểu suy nghĩ của mình về lối
sống của tuổi trẻ học đường ngày nay? (Trình bày trong khoảng 5-7 dòng).
ĐÁP ÁN.

Câu 1:
Đặt tên cho đoạn trích: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"…
Câu 2:
Phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: Phép thế với các đại từ
"đó, ấy, nó"
Câu 3: -Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
+ Ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn
sóng..."
+ Sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn
chìm...", điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...
- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức
mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để
chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
16

16


- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những
cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước
bất cứ kẻ thù xâm lược nào.
Câu 4:
Lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại (thời kì của kinh tế thị
trường, hội nhập…)
- Con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu
nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc;
- Có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc
như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;
- Thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực;

- Xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc
trên thế giới;
- Bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
Câu 5:
Nội dung chính của bài thơ: Thể hiện khát vọng, ước mơ cao đẹp của con
người, thể hiện một lối sống có trách nhiệm, ý nghĩa.
Câu 6:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ: Phép điệp
- Điệp ngữ: Hãy sống như… , Và sao…, Sao không là…)
- Điệp cú pháp: Hãy sống như ….Hãy sống như….Hãy sống như…
Sao không là ….Sao không là…..Sao không là….
Và sao….Và sao….Và sao…
Tác dụng: Tạo ra âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, bay bổng cho bài thơ.
Nhấn mạnh khát vọng cao đẹp và cảm xúc của tác giả.
Câu 7:
Lời bài thơ gửi gắm đến người đọc: Hãy sống thật với lòng mình, sống bằng
tất cả tấm chân tình để yêu cuộc sống, hãy hóa thân vào những gì đẹp nhất của thế
17
17


gian (gió, mây, phù sa, bài ca, mặt trời). Hãy sống sao cho mạnh mẽ (là bão, là
giông, là ánh lửa đêm đông). Chúng ta hãy sống bằng tất cả tình yêu và khát khao
hòa nhập.
Câu 8 :
HS phát biểu suy nghĩ của mình, bàn về lối sống của tuổi trẻ hiện nay:
(Những biểu hiện tích cực và tiêu cực). GV gợi mở, HS tự trả lời.
2.3.4. Cung cấp một số “mẹo” nhỏ về cách làm bài phần Đọc - hiểu.
Từ thực tiễn dạy học và ôn tập phần Đọc- hiểu, bản thân tôi đã đúc rút được
những “mẹo” có thể giúp ích cho HS trong quá trình làm bài. Những “mẹo” nhỏ ấy

có ý nghĩa gần như những công thức toán học mà HS cần ghi nhớ để áp dụng. Từ
những “bí quyết” này, tôi thấy quá trình ôn tập và làm bài của HS trở nên nhẹ
nhàng hơn. Các em tự tin, vững vàng hơn và cơ bản đều trả lời tốt với những dạng
câu hỏi mà tôi đã “mách nước”.
Sau đây là một số “mẹo” nhỏ mà tôi đã đưa ra để giúp HS trả lời nhanh các
câu hỏi có liên, quan đến kiến thức yêu cầu nhận biết, thông hiểu, kể cả phần vận
dụng thấp.
- Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ: Tôi yêu cầu HS dựa ngay vào các các
chi tiết ngoài lề của văn bản như: nhan đề, tác giả, nguồn, năm ra đời (thường ở
cuối văn bản).
Ví dụ:
+ Đối với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tôi yêu cầu HS ghi nhớ: “Tất cả
các bài thơ (đoạn thơ), các đoạn trích (tác phẩm) văn xuôi đều thuộc phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Đối với phong cách ngôn ngữ báo chí, tôi hướng dẫn HS chú ý đến xuất
xứ, nguồn bài viết ở cuối văn bản như: (In trên báo Hà Nội mới, Theo Báo mới,
8/2014, Theo T.A, báo điện tử Vietnamnet ngày 14/11/2006, Theo “Công việc tử
tế”, báo điện tử Tuoitreonline ngày 08/06/2007…..)
+ Khi ngữ liệu đưa ra là các tác phẩm thuộc các thể loại: Tuyên ngôn, xã
luận, Lời kêu gọi, Các bài phát biểu của các vị lãnh đạo….thường là phong cách
ngôn ngữ chính luận.

18

18


- Nhận biết các phương thức biểu đạt: Dựa vào các từ ngữ hay cách trình
bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ cảm xúc (Biểu
cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu

về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả).
- Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ: Tôi nêu ra những tác dụng chung và
bắt buộc học sinh phải thuộc: tăng giá trị gợi hình, gợi cảm; nhấn mạnh ý nghĩa vấn
đề; tạo nhịp điệu, âm hưởng; sinh động, hấp dẫn ....
- Với đề bài yêu cầu nêu tác dụng của các phương thức liên kết, tôi yêu cầu
HS ghi nhớ những từ ngữ sau: thống nhất chủ đề, liên kết và nhấn mạnh ý, tránh
lặp từ...
- Đặt tên nhan đề và nêu nội dung cơ bản: cần ngắn gọn, bám sát nội dung
chính, thường dựa vào câu chủ đề và nguồn xuất xứ của bài viết (cuối văn bản).
Ví dụ: Cho ngữ liệu sau, yêu cầu HS đặt nhan đề cho đoạn trích.
Yêu Tổ Quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh
đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà
thành hình thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ Quốc của
những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên
thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh
cho Tổ quốc.
Tôi đã hướng dẫn HS căn cứ vào câu mở đầu và nội dung chính để đặt tiêu
đề cho văn bản là: “Yêu Tổ quốc”.
- Trình bày cảm nhận, nêu ý kiến bằng đoạn văn ngắn 5-7 dòng: tôi hướng
dẫn HS làm theo quy trình: 1 câu nêu vấn đề → 1 câu giải thích (nếu cần) → 2 - 3
câu bình luận →1- 2 câu kết nêu bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Đồng thời, tôi cung cấp cho HS những từ ngữ thường được vận dụng khi trả lời
dạng câu hỏi này như: cần có sự hiểu biết(về biển đảo, truyền thống lịch sử, sự
phong phú của tiếng Việt…); cần ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ; tuyên
truyền, vận động; ra sức học tập, phấn đấu; sống có lý tưởng, trách nhiệm; sống vị
tha, biết cống hiến và sẵn sàng hi sinh...
Ví dụ: Ngữ liệu đưa ra là đoạn thơ trong bài “Tổ quốc nhìn từ biển” của
Nguyễn Việt Chiến. Câu hỏi số 4 là: “Suy nghĩ của anh/chị về những đóng góp của
thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước (Trả lời 5-7 dòng)”.
Tôi đã yêu cầu HS trả lời sau đó nêu ra các vấn đề cơ bản như sau:

19

19


+ Nhiệm vụ của thanh niên đối với vấn đề chủ quyền biển đảo trong tình
hình hiện nay đặc biệt quan trọng, được đặt lên vị trí hàng đầu.
+ Chủ quyền biển đảo là quyền làm chủ của dân tộc đối với vùng biển
thiêng liêng Tổ quốc. Bảo vệ chủ quyền là bảo vệ quyền làm chủ của đất nước, của
mỗi người dân đối với biển đảo quê hương
+ Thế hệ thanh niên ngày nay cần ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của
mình.
+ Ra sức phấn đấu học tập, trang bị cho mình đầy đủ nhận thức và hiểu biết
về vấn đề biển Đông. Cùng chung tay bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa, phát động các
phong trào hướng về Trường Sa, quyên góp, ủng hộ đóng góp công sức của mình
bảo vệ vùng biển quê hương.
- Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn HS xác định các biện pháp tu từ, các thao tác
lập luận, các kiểu câu (phân theo mục đích nói và cấu tạo ngữ pháp), các thành
phần biệt lập của câu (phụ chú, cảm thán, tình thái, hô đáp)… bằng cách nêu ra dấu
hiệu nhận diện riêng của chúng, có những ví dụ cụ thể để HS có thể dễ dàng hình
dung và nắm bắt.
Ví dụ: + Biện pháp so sánh thể hiện ở các từ ngữ: “như”, “là”, “bằng”…..
+ Thành phần phụ chú thường đứng sau dấu phẩy, dấu (-), hay bỏ
trong dấu ngoặc đơn ( ).
Cơ bản, HS đều nhớ nhanh và nhớ lâu những “mẹo” này và giải quyết các
vấn đề đọc hiểu một cách dễ dàng hơn, ngay cả với những HS yếu kém, năng lực tư
duy hạn chế. Những “mẹo” này có ý nghĩa như một công cụ tra cứu thông minh,
tiện ích mà bất cứ HS nào cũng cần đến. Việc học và ôn tập phần Đọc - hiểu của
HS cơ bản đã tìm được hướng đi, những băn khoăn thắc mắc cũng dần được gỡ bỏ.


2.4. Kết quả thực nghiệm
Những phương pháp ôn thi hiệu quả phần Đọc - hiểu văn bản được tôi tiến
hành thường xuyên ở cả 3 khối 10, 11 và 12. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của
đề tài, tôi chỉ tập trung vào đối tượng HS lớp 12 đang ôn thi THPT quốc gia.
Để kiểm nghiệm hiệu quả của đề tài, tôi đã cho HS lớp 12B2, 12B6 do mình
đang phụ trách làm đề thi phần Đọc - hiểu văn bản (3 điểm) trong thời gian 45 phút
ở hai thời điểm để so sánh: đầu học kì I và cuối học kì II. Kết quả đạt được như
sau:
20

20


Bảng 1: Kết quả phần Đọc - hiểu văn bản lớp 12B2, 12B6 đầu học kì I.

Dưới 1
3/3 điểm 2 – 3 điểm 1- 2 điểm
0 - 1 điểm
điểm
Lớp số
SL
% SL %
SL
%
SL %
SL %
12B2 40
0
0
10

25,0 23
57,5 7
17,5 0
0
12B6 42
0
0
7
14,6 20
48,8 11
26,8 4
9,9
Bảng 2: Kết quả phần Đọc - hiểu văn bản lớp 12B2, 12B6 cuối học kì II.

Dưới 1
3/3 điểm 2 – 3 điểm
1- 2 điểm
0 - 1 điểm
điểm
Lớp số
SL %
SL
%
SL %
SL %
SL
%
12B2 40
2
5,5

21
52,5 17
42,5 0
0
0
12B6 42
1
2,4
20
48,8 18
43,9 3
7,3 0
So sánh kết quả ở hai bảng thống kê cho thấy:
* So với học kì I, đến cuối Học kì II, cả hai lớp đều có HS đạt điểm tối đa, số
HS dưới 1 điểm không còn, số lượng HS đạt điểm từ 2-3 điểm tăng cao và những
HS đạt 1-2 điểm giữ ở mức trung bình.
* Ở lớp 12B2
- Từ không có HS nào đạt điểm tối đa (3/3 điểm) ở đầu học kì I đến cuối học
kì II đã đã tăng lên 2 HS (chiếm 5,0%).
- Số HS đạt đạt 1-2 điểm giảm xuống, ở học kì I là 23 HS (57,5%), ở cuối
Học kì II là 17 HS (42,5%), giảm 15%
- HS đạt từ 2-3 điểm đã tăng lên đáng kể, từ 25,0% đã tăng lên 52,5% (tăng
27,5%).
- Đặc biệt, không còn HS có mức điểm từ 0-1 điểm.
* Ở lớp 12B6
- Số HS đạt điểm tối đa là 1 HS, tăng so với học kì I là (2,4%)
- Số HS đạt điểm 2-3 điểm tăng cao, từ 14,6% lên 48,8% (tăng 34,2%)
- Số HS đạt điểm 1- 2 điểm giảm đáng kể.
21


21


- Đặc biệt, số HS đạt từ 0-1 điểm đã được hạn chế tới mức tối đa là 3 HS
(7,3%) và không còn số HS dưới 1 điểm.

3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Với việc áp dụng “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phần Đọc - hiểu trong
Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 ở Trường THPT Triệu
Sơn 5” vào những tiết dạy học và ôn tập, tôi thấy đã mang lại những kết quả rất khả
quan:
Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của phần Đọc hiểu trong cấu trúc đề thi để định hướng cho HS trong quá trình dạy học. Tôi đã có
một ngân hàng đề thi của riêng mình bằng việc sưu tầm và biên soạn theo từng năm
học. Trong quá trình biên soạn, giảng dạy tôi cũng nhận ra nhiều điều thú vị: những
tri thức đọc hiểu rất hay, có ý nghĩa đã bồi đắp tư tưởng, tình cảm, làm cho đời
sống tâm hồn con người trở nên phong phú, giàu có hơn. Một lần làm việc với đề là
một lần kiến thức được mở rộng, được cập nhật và cũng là một cách để tự học nâng
cao trình độ về kiến thức và kĩ năng đáp ứng yêu cầu mới của người GV hôm nay.
Đối với HS, tôi đã luôn duy trì phần Đọc - hiểu trong suốt quá trình học tập bộ
môn như cho tiến hành đọc – hiểu thường xuyên ở các tiết đọc văn, kiểm tra, đánh
giá kiến thức và kĩ năng đọc – hiểu ở các bài kiểm tra 15 phút hay kiểm tra định kì.
Khi tiến hành một cách có ý thức, tôi nhận thấy HS không còn cảm giác xa lạ với
các dạng đề đọc - hiểu mà có kĩ năng làm bài một cách thành thạo. Qua mỗi lần ôn
tập, kiểm tra, tôi lại cố gắng khắc sâu kiến thức và uốn nắn, nhắc nhở việc rèn
luyện kĩ năng nên HS đã yên tâm khi gặp các mức độ đề đọc - hiểu khác nhau.
Điều quan trọng hơn, các em cảm thấy hứng thú với việc trả lời hệ thống câu
hỏi đọc - hiểu. Do vậy, việc học tập của HS tích cực, sôi nổi hơn. Khi đối diện với
thi cử, HS cũng giảm bớt phần nào sự căng thẳng và áp lực, ít còn tâm lý chán học,
ngại học môn Ngữ văn vì phải ghi chép nhiều hay phải học thuộc lòng. Và cũng

như bản thân tôi, tôi tin rằng với những tri thức đọc hiểu đã tác động mạnh mẽ tới
đời sống tâm hồn của HS, hướng các em đến với lối sống cao đẹp, vị tha, nhân hậu,
bao dung, có trách nhiệm, có tình yêu và sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
22

22


Đối với lãnh đạo Sở GD&ĐT: Nên duy trì và đổi mới nội dung và hình thức
sinh hoạt cụm chuyên môn để những trường THPT ở địa bàn xa trung tâm được
giao lưu, học tập phương pháp dạy học cũng như phương pháp ôn tập hiệu quả,
kinh nghiệm ôn thi của nhiều GV có tiếng trong tỉnh.
Đối với nhà trường: Cần bổ sung thêm tài liệu môn Ngữ văn, đặc biệt là các tài
liệu ôn thi cho HS lớp 12 vào kho thư viện nhà trường để GV và HS tham khảo. Tổ
chức các buổi hội thảo chuyên môn để trao đổi phương pháp dạy học, phương pháp
ôn thi hiệu quả. Tạo điều kiện để các GV tham gia các đợt tập huấn chuyên môn,
kịp thời tiếp cận với các phương pháp mới để ứng dụng vào công tác dạy và học
của nhà trường.
Đối với GV: Cần khắc sâu, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời giúp HS tăng cường kỹ
năng, nắm chắc những kiến thức đọc - hiểu. Cần sưu tầm và biên soạn ngân hàng
đề đọc - hiểu thật phong phú và ý nghĩa để cung cấp thường xuyên tới HS theo từng
bài kiểm tra, từng kì học, năm học. Cần nhắc nhở, hướng dẫn HS tự rèn luyện đọc hiểu bằng cách học trực tuyến, hay download đề thi thử trên mạng internet và tự
thực hành để nắm chắc kiến thức và kĩ năng. Cần tập duyệt cho HS làm quen nhiều
lần với hệ thống câu hỏi đọc - hiểu để tăng tính chủ động trong ôn thi. Cần tiến
hành đọc - hiểu thường xuyên trong các tiết học và trực tiếp thông qua các bài kiểm
tra 15 phút, định kì.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Chu Thị Nguyệt

23

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn năm 2014.
2. Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, Lê Xuân Soan, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2015.
3. Luyện giải đề trước kì thi đại học ba miền môn Ngữ văn, Trần Liên Quang,
Đỗ Thị Liên, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2015.
4. 39 Bộ đề Ngữ văn 12, Phạm Ngọc Thẩm, , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Hướng dẫn ôn tập kì thi Trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn năm
học 2015-2016, Nguyễn Duy Kha (Chủ biên), Trần Nho Thìn, Ngô Văn Tuần,
NXB Giáo dục Việt Nam năm 2016
6. Chinh phục đề thi quốc gia THPT môn Ngữ văn, Nhóm tác giả Lovebook,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015
7. Bộ đề Ngữ văn chuẩn bị cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia, Nguyễn
Duy Kha (Chủ biên), Phan Huy Dũng, Đặng Lưu, Phạm Xuân Thạch, NXB Giáo
dục Việt Nam năm

8. Một vài website

24

24


25

25


×