Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

(SKKN mới NHẤT) hướng dẫn ôn luyện các dạng đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn xuôi cho học sinh lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.21 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN ƠN LUYỆN
CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI
CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT

Người thực hiện: Trần Thị Thái
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

TABLE OF CONTENT

THANH HĨA NĂM 2020

TIEU LUAN MOI download :


Mục lục
1. Mở đầu........................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..............................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận ...........................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề .................................................................................................2


2.3. Giải pháp ................................................................................................................3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị..................................................................................................19
3.1. Kết luận.................................................................................................................19
3.2. Kiến nghị...............................................................................................................20

TIEU LUAN MOI download :


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, làm văn nghị luận văn
học ln là phần khó bởi đặc trưng là u cầu học sinh vận dụng kiến thức văn
học vào viết một bài văn. Nghị luận văn học thường có hai dạng chính: nghị
luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xi.
Đặc biệt trong dạng bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xi thì nghị
luận về nhân vật văn học là một dạng đề rất phổ biến, thường xuất hiện trong
các đề thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi các cấp.
Trong một tác phẩm văn xi thì nhân vật là một thành phần trung tâm
của tác phẩm, là yếu tố quyết định tạo thành cốt truyện, là nơi để tác giả gửi gắm
những tâm tư, tình cảm, khát vọng, cách nhìn, cách cảm nhận về con người và
cuộc đời. Nhân vật trong tác phẩm tự sự thường được khắc họa qua các khía
cạnh như: lai lịch, số phận, ngoại hình, ngơn ngữ, hành động, nội tâm....Khó
khăn mà phần nhiều các em học sinh thường gặp khi làm dạng bài này là thường
tìm hiểu phân tích nhân vật một cách chung chung mà không làm nổi bật được
nhân vật...Trong khi đó, ở chương trình Ngữ văn lớp 12, phân mơn Làm văn
chiếm vị trí nhỏ bé, chưa hình thành cho học sinh những kỹ năng phân tích các
dạng đề, cách xây dựng luận điểm…
Để giúp các em làm tốt kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học, tôi đã
mạnh dạn áp dụng đề tài: Hướng dẫn ôn luyện dạng đề nghị luận về nhân vật

trong tác phẩm văn xi cho học sinh lớp 12 THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh cách làm
bài, tôi muốn nâng cao chất lượng làm bài dạng nghị luận về nhân vật trong tác
phẩm văn xi tự sự trong các kì thi của học sinh THPT nói chung, học sinh
trường THPT Ba Đình nói riêng, nhất là các em thi học sinh giỏi môn Văn, thi
THPT Quốc gia và năm 2019-2020 là thi tốt nghiệp THPT.
Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân
đã làm để giúp đối tượng học sinh lớp 12 THPT có phương pháp, kĩ năng làm
bài. Mục đích chính của đề tài này:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là nghị luận về nhân vật văn học.
- Các dạng đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
- Cách tạo lập dàn ý, dựa vào dàn ý để viết từng phần bài văn cho đúng
với yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về nhân vật văn
học.
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy
các tiết tự chọn, tiết ôn tập, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi học
sinh giỏi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài này người viết nghiên cứu trong diện hẹp:
- Học sinh lớp 12 trung học phổ thông.
1

TIEU LUAN MOI download :


- Dạng đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xi tự sự
ở chương trình Văn học lớp 12.
Cụ thể hóa vấn đề này ở một số truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn

lớp 12 như: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu lý luận và phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế giảng dạy
trên lớp), chủ yếu là một số phương pháp sau:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm - ôn luyện.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể
hiện trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế:
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực [1].
Quán triệt thực hiện Nghị quyết 37/2004/QH XI ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Quốc hội về giáo dục “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn
nhẹ, hiệu quả, thiết thực” [2]. Ngành giáo dục và đào tạo chủ trương: Nâng cao
chất lượng thi cử, kiểm tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan trọng tác động
tích cực mạnh mẽ trong quá trình dạy và học, phải đồng thời vừa đổi mới kiểm
tra đánh giá thường xuyên, định kì ở các bậc học, vừa đổi mới kì thi THPT Quốc
gia. Trong kiểm tra đánh giá ở môn Ngữ văn 12 có 4/6 bài kiểm tra định kì
thuộc nghị luận văn học. Trong các kì thi THPT Quốc gia những năm gần đây

và theo đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020, đề thi mơn Ngữ
văn có 5/10 điểm thuộc nghị luận văn học
2.2. Thực trạng vấn đề.
Xuất phát từ thực trạng làm kiểu bài nghị luận văn học của học sinh, qua
thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn
của học sinh rất yếu, các em khơng có thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước
khi viết bài, nên khi bắt tay tay vào viết rất lúng túng, viết không đúng yêu cầu
của đề bài và lạc đề.
Thông thường học sinh lớp 12 khi viết bài văn nghị luận văn học nói
chung và kiểu bài nghị luận về nhân vật nói riêng, thường mắc các lỗi cơ bản
sau:
2

TIEU LUAN MOI download :


- Học sinh không xác định được dạng bài, không xác định được
luận điểm, luận cứ của bài văn nghị luận văn học.
- Học sinh viết theo cảm tính, nghĩ gì viết đấy khơng cần biết có đúng u
cầu hay khơng.
- Ngồi ra thì học sinh cịn mắc một số lỗi như: Lỗi diễn đạt, lỗi chính tả,
khơng biết lựa chọn dẫn chứng phù hợp với nội dung luận điểm....
Nghị luận văn học là kiểu bài có phạm vi rộng. Trong khuôn khổ của đề
tài tôi chỉ đề cập đến một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh ôn luyện dạng đề
nghị luận về nhân vật văn học trong tác phẩm văn xuôi tự sự lớp 12.
2.3. Giải pháp.
Những giải pháp mà tơi đang nghiên cứu và ứng dụng có thể khơng hồn
tồn mới lạ nhưng trong những năm thực hiện tơi nhận thấy nó có nhiều ưu điểm
và căn bản là tôi đã đưa ra được một số giải pháp hợp lí và thiết thực, cụ thể hóa
để phù hợp với đối tượng học sinh. Trước hết, đề tài này đã góp phần cải thiện

rất nhiều kĩ năng làm văn của học sinh những lớp tơi dạy. 
2.3.1. Tích lũy kiến thức:
Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xi tự sự là kiểu
bài văn hướng tới các vấn đề đặt ra đối với nhân vật. Đòi hỏi học sinh phải nắm
được những kiến thức cơ bản sau:
+ Nghị luận về nhân vật văn học: là trình bày những nhận xét, đánh giá
của mình về nhân vật.
+ Những yếu tố thuộc về nhân vật như: ngoại hình, số phận, tính cách,
phẩm chất....diễn biến tâm lí của nhân vật, vẻ đẹp nhân vật....
Nguồn hình thành kiến thức:
+ Đối với các tác phẩm văn học được học trong chương trình. Tơi hướng
dẫn các em cách đọc - hiểu văn bản. Đọc và tóm tắt được tác phẩm theo nhân
vật chính và hiểu được về hình tượng nhân vật đó.
+ Bên cạnh việc tìm đọc các tác phẩm văn học để tích lũy kiến thức, tơi
khuyến khích học sinh khi đọc phải có thói quen ghi chép lại khái quát một số
vấn đề liên quan đến nhân vật như: Lai lịch, số phận, tính cách, lời nói, cử chỉ,
vẻ đẹp nhân vật, những câu văn hay về nhân vật, những nhận xét, đánh giá ban
đầu về nhân vật đó...
2.3.2. Xác định các dạng đề nghị luận về nhân vật và cách lập dàn ý.
Thực tế cho thấy dạng đề nghị luận về nhân vật có thể phân chia thành rất
nhiều loại nhỏ. Bằng sự trải nghiệm của bản thân, dựa vào tổng kết các đề thi
của các năm trước và xu hướng ra đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 20192020, tôi thống kê và khái quát lại thành những dạng đề nghị luận về nhân vật và
đưa ra một vài ví dụ mang tính chất tham khảo.
Dạng đề:
- Căn cứ vào câu lệnh của đề bài:
+ Dạng đề 1: Suy nghĩ/cảm nhận về nhân vật, một khía cạnh nhân vật.
+ Dạng đề 2: Phân tích nhân vật, một khía cạnh nhân vật.

3


TIEU LUAN MOI download :


Đối với hai dạng đề này học sinh thường hay nhầm lẫn, giáo viên phải
hướng dẫn học sinh biết phân biệt rõ thế nào là suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật?
Thế nào là phân tích nhân vật?
+Suy nghĩ/ cảm nhận là nghiêng về cảm nhận chủ quan của người viết về
nhân vật hoặc một khía cạnh nào đó về nhân vật (khơng nhất thiết phải phân tích
đầy đủ từng đặc điểm của nhân vật mà có thể chọn những gì mình cảm nhận sâu
sắc nhất, về nét nổi bật của nhân vật.
+Phân tích là u cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ
từng đặc điểm nhân vật.
- Căn cứ vào phạm vi kiện thức:
+ Hình tượng nhân vật.
+ Tâm trạng nhân vật.
+ Vẻ đẹp nhân vật.
Dàn ý:
Bố cục
Hình tượng nhân Tâm trạng nhân vật
Vẻ đẹp nhân vật
vật
Mở bài + Giới thiệu về tác + Giới thiệu về tác + Giới thiệu về tác
giả, tác phẩm
giả,tác phẩm.
giả,tác phẩm
+ Giới thiệu nhân + Giới thiệu về nhân +Giới thiệu về nhân
vật.
vật.
vật.
+ Khái quát diễn + Giới thiệu vẻ đẹp

biến tâm lí của nhân của nhân vật.
vật.
Thân
+ Giới thiệu chân + Giới thiệu khái + Giới thiệu chân
bài:
dung, lai lịch của quát về nhân vật: dung, lai lịch, số phận
nhân vật.
cuộc đời, số phận… +Vẻ đẹp ngoại hình
+ Số phận (chú ý sự + Phân tích bối cảnh (nếu có)
thay đổi số phận của - tình huống và diễn + Vẻ đẹp tâm hồn
nhân vật)
biến tâm lí của nhân + Tổng hợp, đánh giá:
+Vẻ đẹp tâm hồn vật.
-> Giá trị nội dung, tư
+ Tổng hợp, đánh + Nghệ thuật miêu tả tưởng được thể hiện
giá:
tâm lí nhân vật của qua nhân vật
-> Giá trị nội dung, nhà văn.
-> Nghệ thuật xây
tư tưởng được thể
dựng nhân vật.
hiện qua nhân vật
-> Nghệ thuật xây
dựng nhân vật.
Kết bài + Đánh giá nhân vật + Đánh giá thành + Đánh giá nhân vật
đối với sự thành công của nhà văn đối với sự thành công
công của tác phẩm.
trong nghệ thuật của tác phẩm.
+ Thơng qua việc miêu tả tâm lí nhân + Cảm nhận của bản
xây dựng nhân vật, vật.

thân về vẻ đẹp của
nhà văn muốn nói + Cảm nhận của bản nhân vật đó.
lên điều gì.
thân về nhân vật.
4

TIEU LUAN MOI download :


+ Tác phẩm có đóng
góp gì cho nền văn
học nước nhà.
2.3.3. Đề tham khảo và gợi ý làm bài:
Đề số 1: Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật
nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu [5].
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Mở bài:
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên
phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Sau 1975, khi văn chương chuyển
hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số
những nhà văn đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.
- Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Minh
Châu ở thời kỳ sau, được sáng tác năm 1987. Tác phẩm kể lại chuyến đi thực tế
của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm những
chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
2. Thân bài:
a. Hình tượng nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:
* Phùng là người nghệ sĩ yêu nghề, có trách nhiệm với nghề: Anh đã
phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ

suy nghĩ, tìm kiếm anh mới chụp được bức ảnh ưng ý->Phùng không đơn giản,
qua loa với cơng việc mà anh ln hết lịng vì công việc.
* Phùng là người nghệ sĩ tài năng: Anh đã phát hiện bức tranh thiên
nhiên giàu giá trị nghệ thuật:
- Trước mặt Phùng là một khung cảnh thiên nhiên như “bức tranh mực
tàu của một danh hoạ thời cổ”.
- “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như
sữa có pha đơi chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào”.
- “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên
chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.
- Khung cảnh được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới giữa hai
chiếc gọng vó giống hệt “cánh một con dơi”, đẹp từ đường nét đến ánh sáng. 
->Phùng là người nghệ sĩ ln đi tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát
bằng đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên
nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. 
* Phùng là người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp: Cái đẹp
đã làm Phùng xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình. 
- Anh phát hiện ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
- Và trong giây phút bối rối anh tưởng chính mình vừa khám phá thấy“cái
chân lí của sự tồn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm
hồn".
5

TIEU LUAN MOI download :


->Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, khi cảm
nhận cái đẹp hài hoà, lãng mạn giữa thiên nhiên và cuộc đời. Trong hình ảnh
“chiếc thuyền ngoài xa” giữa biển trời mờ sương, Phùng đã cảm nhận cái đẹp
tồn bích và thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi..

* Phùng là người nghệ sĩ có tấm lịng nhân hậu:
- Chưa thoả th ngắm bức ảnh“chiếc thuyền ngồi xa” thì ngay lúc ấy,
chiếc thuyền đâm thẳng vào nơi Phùng đứng. 
- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như
mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, một lão đàn ơng thơ kệch, dữ dằn, đánh vợ
như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng
sau cái đẹp “tồn bích, tồn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất
ngờ, trớ trêu như trị đùa quái ác của cuộc sống.
+ Chứng kiến cảnh ấy, Phùng đã “kinh ngạc đến mức (…) há mồm ra mà
nhìn” rồi sau đó thì “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Nhưng anh
chưa kịp xơng ra thì thằng Phác (con lão đàn ông) đã kịp tới để che chở cho
người mẹ.
+ Đến lần thứ hai, bản chất người lính ở người nghệ sĩ được thể hiện. Anh
xơng ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác … Hành động của
Phùng cho thấy anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. 
->Đằng sau cái đẹp “tồn bích, tồn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt
biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự tồn thiện” mà nó là
những ngang trái, xấu xa, những bi kịch còn tồn tại trong cuộc sống. 
* Phùng là người nghệ sĩ luôn ý thức để hoàn thiện nhân cách:
- Tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa”, cảnh
người đàn ông đánh vợ và khi lắng nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài
ở toà án, Phùng đã nhận ra rất nhiều điều qua các cảnh ấy.
+ Đằng sau bức ảnh như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”
là những điều nghịch lý trong cuộc sống đời thường với biết bao số phận, bao
mảnh đời éo le.
+ Phùng đã hiểu về người đàn bà hàng chài kia: Ẩn bên trong sự xấu xí,
nhẫn nhục là vẻ đẹp tình mẫu tử đầy vị tha, là khát khao hạnh phúc bình dị đời
thường của người phụ nữ cịn đói nghèo, lạc hậu.
- Nỗi trăn trở của Phùng trong nhiều năm dài về hình ảnh người đàn bà
hàng chài cứ hiện ra sau mỗi lần anh ngắm bức ảnh “chiếc thuyền ngồi xa”

chính là q trình tự ý thức của Phùng để hoàn thiện nhân cách của mình.
b. Qua nhân vật Phùng, nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm quan
niệm.
- Quan niệm về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn
từ cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống; người nghệ sĩ phải có tài năng, có sự
lao động miệt mài và phải có sự xúc động trước cái đẹp thì mới sáng tạo được
những tác phẩm có giá trị. 
- Cách nhìn về cuộc sống: Cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để
phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp của hiện tượng.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
6

TIEU LUAN MOI download :


- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt.
- Đặt nhân vật trong những tình huống để tính cách nhân vật được bộc lộ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
3. Kết bài.
- Đánh giá khái quát về nhân vật.
- Nhấn mạnh đóng góp quan trọng của nhân vật vào việc thể hiện tư tưởng
của tác giả, chủ đề của tác phẩm.
Đề số 2: Cảm nhận của anh/chị về khát vọng sống của nhân vật người
vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó, nhận xét về giá trị
nhân đạo mà nhà văn thể hiện qua nhân vật này.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Mỏ bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt
- Nhân vật người vợ nhặt: Khi thị xuất hiện với bộ dạng thiểu não trong
truyện ngắn Vợ nhặt thì khơng phải Kim Lân đang gia công bêu xấu con người

mà nhà văn muốn thể hiện những điều cao cả hơn thế nữa.
2. Thân bài:
a. Khái quát về người vợ nhặt:
- Thị xuất hiện trong trang văn của Kim Lân là một nhân vật khá độc đáo:
Người phụ nữ này khơng có tên, không tuổi, nhà văn chỉ gọi là “thị”,
-Trước khi trở thành vợ Tràng, thị có một cảnh ngộ rất tội nghiệp:
+ Khơng gia đình, q hương, khơng việc làm, bị cái đói đẩy ra lề đường.
Mỗi bận qua cửa nhà kho là thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy. Họ ngồi
đấy nhặt hạt rơi hạt vãi hay ai có cơng việc gì gọi đến thì làm.
+Đói khổ đã làm thị tiều tụy về hình hài: Hơm nay thị rách quá, áo quần
tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn
thấy hai con mắt. Thị chẳng khác gì con ma đói. Thị là nạn nhân của cái đói.Với
ngoại hình tố cáo rõ hiện thực cái đói và tội ác của bọn phát xít thực dân.
+ Cái đói khơng chỉ tàn phá ngoại hình Thị mà cịn cả tính cách. Cái đói
ấy đã đẩy Thị trở nên chao chát, chỏng lỏn, đanh đá, liều lĩnh, mất lòng tự trọng.
b. Cảm nhận về khát vọng sống của nhân vật người vợ nhặt.
- Khát vọng mãnh liệt được sống qua nạn đói:
+ Người đàn bà bám víu vào câu hò của Tràng: Khi nghe Tràng hò, thị
cong cớn, rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. Lần thứ hai,
Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngồi cổng chợ tỉnh thì thị ở đâu
sầm sập chạy đến, rồi sưng sỉa nói.
+ Gợi ý để địi ăn: Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.
+ Khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: Hai con mắt trũng
hốy của thị tức thì sáng lên... thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một
chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đơi đũa
quệt ngang miệng, thở.
Cái đói làm con người tha hóa về nhân cách, chấp nhận miếng ăn là
miếng nhục để tồn tại; cái đói làm con người bất chấp cả nhân cách, thể diện…
7


TIEU LUAN MOI download :


chỉ mong có cái ăn để được sống, khát vọng vượt qua cái chết để hướng đến
tương lai.
- Khát vọng về hạnh phúc gia đình, về tương lai:
+ Thể hiện ở sự đúng mực, ý tứ trong bữa cơm đầu tiên của thị ở nhà
chồng- bữa cơm ngày đói: khi nhận bát “chè khốn” từ mẹ chồng: “Người con
dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và
vào miệng.” Thị chấp nhận ăn bát cháo cám là chấp nhận hiện thực phải ăn cả
cháo cám để cầm hơi, để bấu víu, hi vọng vào tương lai. Đồng thời cũng chính
là sự đồng cảm của thị với bà cụ Tứ, cảm thông cho sự nghèo khổ của gia đình
chồng, chấp nhận ở lại với Tràng để cùng nhau vượt qua nạn đói, hướng đến
tương lai.
+ Thể hiện qua hành động thị cùng mẹ chồng dậy sớm quét dọn nhà cửa:
Thị dậy sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, quét tước nhà cửa. Tràng nom thị hôm
nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực khơng có vẻ gì chao
chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.
+ Sự xuất hiện của nàng dâu mới đã đem đến một khơng khí đầm ấm, hồ
hợp cho gia đình. Thị chính là người thắp sáng trong Tràng niềm tin vào tương
lai. Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng của mọi người khi kể chuyện ở
Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho thóc Nhật chia cho người đói.
- Nghệ thuật thể hiện khát vọng sống của nhân vật người vợ nhặt: Đặt thị
vào một tình huống đặc biệt éo le, đi sâu khai thác tâm lí nhân vật cùng với khắc
họa nhân vật bằng lời nói, cử chỉ, hành động, nhà văn Kim Lân đã cho ta thấy
lòng ham sống, khát vọng sống và ý thức vươn lên giành lấy sự sống vô cùng
mãnh liệt của thị. 
c. Nhận xét về giá trị nhân đạo mà nhà văn thể hiện qua nhân vật
người vợ nhặt:
- Khát vọng sống của nhân vật người vợ nhặt thể hiện cái nhìn phát hiện,

trân trọng của Kim Lân về phẩm chất tốt đẹp của người nơng dân trong nạn đói:
trong hồn cảnh khốn cùng, người nông dân vẫn thể hiện được phẩm chất tốt
đẹp. Đây cũng chính là biểu hiện quan trọng nhất của giá trị nhân đạo trong tác
phẩm.
- Thể hiện tấm lòng thương người, hiểu được và đồng cảm với nỗi đau
khổ của con người trong nạn đói; ngợi ca sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, khát
vọng sống, khát vọng vượt qua cái chết để hướng đến tương lai.
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh đóng góp quan trọng của nhân vật vào việc thể hiện tư tưởng
của tác giả, chủ đề của tác phẩm.
- Thể hiện tấm lòng đồng cảm và trân trọng của Kim Lân dành cho những
kiếp người nhỏ bé, cùng khổ.
Đề số 3: Bàn về Nguyễn Minh Châu và những trăn trở đổi mới tư duy
nghệ thuật, nhà nghiên cứu văn học Lã Ngun khẳng định: “Ngịi bút của
ơng ln hướng tới những biểu hiện đầy biến động của các quá trình tư
tưởng, tình cảm, tâm lí để nắm bắt cái con người đích thực ở bên trong con
người’’ [10].
8

TIEU LUAN MOI download :


Qua việc tìm hiểu nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/chị hãy bình luận
về ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Mở bài:
- Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của
văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nhiều tác phẩm của ông đã làm đổi thay sâu
sắc quan niệm nghệ thuật về con người

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho phong cách tự sự triết lí của Nguyễn Minh Châu trên chặng đường sáng tác mới. Trong tác phẩm
này, ngòi bút của nhà văn đã “hướng tới những biểu hiện đầy biến động của các
quá trình tư tưởng, tình cảm, tâm lí để nắm bắt cái con người đích thực ở bên
trong con người”
- Dẫn vào nhân vật người đàn bà hàng chài.
2. Giải quyết vấn đề
- Nhân vật người đàn bà hàng chài hiện lên qua cái nhìn của Phùng người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tình cờ chứng kiến những “bi kịch ở gia đình của
chị. Từ điểm nhìn này, nhà văn đã miêu tả những biến đổi trong lời lẽ, cử chỉ,
suy nghĩ của nhân vật để khám phá “con người ở bên trong con người”:
- Con người “bên ngồi”: xấu xí, thơ kệch, cam chịu đến nhẫn nhục:
+ Khi bước ra từ chiếc thuyền: người đàn bà hàng chài xuất hiện với dáng
vẻ thô kệch, xấu xí. Thân hình cao lớn, khn mặt rỗ sau một đêm thức trắng
kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”, dáng điệu mệt mỏi, bộ quần áo
bạc phếch và rách rưới. Khi bị gã chồng đánh đập, người đàn bà ấy cịn cam
chịu, nhẫn nhục: “khơng hề kêu một tiếng, khơng chống trả, cũng khơng tìm
cách trốn chạy”.
+ Khi xuất hiện ở tòa án huyện, người đàn bà hàng chài vẫn “mệt mỏi,
chậm chạp như một bà già”, vẫn mặc “chiếc áo nâu bạc phếch vì nước mặn”,
một miếng vá bằng vải xanh bằng bàn tay trên vai. Chị lúng túng, sợ sệt “tìm
đến một góc tường để ngồi... rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu
người lại”. Chị còn cầu khẩn, van xin vị chánh án đừng bắt mình phải li hơn với
gã chồng vũ phu: “Con lạy quý tòa... Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con
cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
- Cái nhìn hướng tới sự phát hiện con người “bên trong”: với sự từng trải,
thâm trầm, sâu sắc và tâm hồn nhân hậu, bao dung, vị tha:
+ Khi người đàn bà hàng chài kể câu chuyện cuộc đời mình, dáng vẻ chị
đột nhiên thay đổi: “Đang ngồi cúi gục xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên
nhìn thẳng chúng tôi, lần lượt từng người một, với một vẻ ban đầu hơi ngơ
ngác”. Rồi chị thay đổi cả cách xưng hơ: “Chị cám ơn các chú!... Lịng các chú
tốt nhưng các chú đâu có phải người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu

được cái việc của những người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Cái vẻ ngoài khúm
núm, sợ sệt bỗng nhiên biến mất nhưng chị cũng chỉ “để lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ
đến thế”
+ Những lời kể của chị đã thể hiện cái con người bên trong:
9

TIEU LUAN MOI download :


++ Người vợ bao dung (chị không căm hận gã chồng vũ phu, thấu hiểu
nỗi khổ của chồng...)
++ Nngười mẹ hết lịng u thương con: “Ơng trời sinh ra người đàn bà
là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ!
Đàn bà ở trên thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ khơng thể sống cho mình
như ở trên đất được!”. Hóa ra, chị khơng thể bỏ chồng vì cuộc sống trên thuyền
không thể thiếu một người đàn ông, các con chị phải nuôi nấng, được lớn lên.
+ Người phụ nữ xấu xí, đau khổ ấy cịn gạn lọc từng chút niềm vui trong
cái kiếp sống khốn cùng: “ở trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tơi
sống hịa thuận, vui vẻ. Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn
no”.
3. Kết bài .
- Nhân vật người đàn bà hàng chài thể hiện những quan niệm nghệ thuật
mới mẻ, độc đáo và sâu sắc của Nguyễn Minh Châu.
- Qua đó, nhà văn mang đến cho nền văn học thời kỳ đổi mới cái nhìn đa
chiều với mục đích “đào xới các tầng sâu cuộc sống” ngay trong những con
người bình thường nhất.
Đề số 4: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi Mị bị A Sử trói vào
cột, Tơ Hồi viết:
Trong bóng tối, Mị đứng im như khơng biết mình đang bị trói. Hơi
rượu cịn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc

chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!"
Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo
nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi
chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình khơng bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này, lúc trai đang đến gò vách
làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít
lại, đau nhức. Lúc lại tràn trề tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng
chó sửa xa xa. Mị lúc mê, lúc tình. Cho tới khi trời tang tảng rồi khơng biết
sáng từ bao giờ.
Mị bàng hồng tỉnh. Buổi sáng âm âm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên
cũng im ắng. Khơng nghe tiếng lửa réo trong lị nấu lợn. Không một tiếng
động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có
cịn ở nhà, khơng biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan
đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị khơng thể biết.
Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ
biết đi theo đuổi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta
vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày
rồi đi chơi, khi về nhìn đến, vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy. Xem mình
cịn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây chói xiết lại, đâu dứt từng
mảnh thịt [3].
10

TIEU LUAN MOI download :


Anh/ chi hãy phân tích tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn văn
trên. Từ đó nhận xét về những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật
của nhà văn Tơ Hồi.
GỢI Ý LÀM BÀI

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái qt về tác giả, tác phẩm: Tơ Hồi là một trong những
nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, là người am hiểu sâu sắc
phong tục tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước. Văn của ơng có sức lơi
cuốn, lay động lịng người bởi lối trần thuật sinh động của một người từng trải.
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn cùng bộ đội giải
phóng vùng cao Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm viết về cuộc sống tối tăm, tủi
nhục và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của
thực dân phong kiến
- Giới thiệu nhân vật Mị.
hai nhân vật.
2. Thân bài:
a. Giới thiệu về nhân vật Mị.
Mị vốn là một cơ gái xinh đẹp, u đời và hiếu thảo. Vì món nợ truyền
kiếp của cha mẹ, Mị đã bị bắt về làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra. Từ một cô
gái yêu tự do, tràn đầy sức sống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về tinh thần.
Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động, sức sống cứ tiềm tàng vẫn
cứ âm ỉ cháy
b. Đoạn văn.
* Vị trí: Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong khơng khí đêm tình
mùa xn đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi. Từ kiếp sống nơ lệ, cam chịu,
thấy mình cịn trẻ, Mị muốn đi chơi và sửa soạn đi chơi. Đúng lúc đó, A Sử đi
vào trói Mị suốt đêm trong buồng tối.
* Hồn cảnh: Bị trói suốt đêm, nhưng trong lịng Mị đang muốn đi chơi.
Và A Sử chỉ có thể trói được thân xác chứ khơng trói được tâm hồn Mị.
* Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tối khi bị trói.
- Tâm hồn Mị vẫn sống trọn vẹn trong thế giới của riêng mình:
+ Mị quên mất cả hiện tại với dây trói và căn phịng giam đầy bóng tối,
vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bên tai.
“Mị đứng lặng im, như khơng biết mình đang bị trói ...em bắt pao nào..’’

++Hơi rượu nồng nàn: Là tác nhân quan trọng thay đổi tâm lí của Mị. Nó
là chất xúc tác để Mị trở về quá khứ, sống lại những tháng ngày tuổi trẻ đẹp đẽ;
bất chấp hiện thực phũ phàng.
++ Tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi: Tiếng sáo là biểu tượng cho
tình yêu, hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ. Tiếng sáo từ ngoại cảnh trở thành tiếng
sáo trong tâm tưởng, thúc giục Mị đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc.
+ Mị vùng bước đi: Hành động cho thấy, dù thân thể bị trói đứng nhưng
tâm hồn Mị hoàn toàn tự do. Khao khát cháy bỏng chuyển hóa thành hành động.
Đó là khát vọng muốn vượt thốt khỏi hiện thực đau khổ, cuộc sống tù đày, kìm
kẹp để tìm đến cuộc sống tự do, tình yêu và hạnh phúc.
11

TIEU LUAN MOI download :


- Mị trở về đối diện với hiện thực nghiệt ngã, phũ phàng:
+ Tiếng sáo tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc đột ngột biến mất, chỉ
còn tiếng chân ngựa đạp vách đưa Mị trở về với hiện thực, “Mị thổn thức nghĩ
mình khơng bằng con ngựa”.
+ Cả đêm ấy, Mị phải sống trong giằng xé đau đớn giữa khát khao cháy
bỏng vừa hồi sinh và thực tại phũ phàng đang hiện hữu ngay trong sợi dây trói
và căn buồng giam đầy bóng tối.
+ Mị nhớ lại câu chuyện kể về người đàn bà bị trói chết trong nhà Pá Tra:
người đàn bà ấy, rồi tiếp theo sẽ là Mị, số kiếp đàn bà làm dâu nhà giàu đều sẽ
chết, chết đứng, chết trói như người đàn bà kia. Nghĩ thế Mị sợ q: “cựa quậy
xem mình cịn sống hay chết” → Mị sợ chết có nghĩa là khơng muốn chết. Mị
vẫn rất ham sống và muốn sống.
=>Đoạn văn thể hiện diễn biến tâm lý của Mị trong đêm bị trói đứng xoay
quanh khát vọng vượt thốt khỏi hiện thực, khao khát cháy bỏng được sống tự
do, được hưởng tình yêu và hạnh phúc. Đoạn văn thể hiện sức sống tiềm tàng

mà mãnh liệt đang trỗi dậy trong tâm hồn Mị.
c. Những đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật.
- Bút pháp miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế
- Cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên
- Giọng trần thuật của tác giả hòa vào những độc thoại nội tâm của nhân
vật tạo nên ngôn ngữ nửa trực tiếp đặc sắc.
- Ngôn ngữ kể chuyện tinh tế, mang đậm màu sắc miền núi.
Đề số 5: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, sau khi Mị cắt dây cởi
trói cho A Phủ, Tơ Hồi viết:
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp
A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc
lạnh buốt:
- A Phủ cho tơi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nới: “Đi với tơi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy
xuống dốc núi [3].
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, sau khi nghe lời khuyên
của vị chánh án, người đàn bà hàng chài đáp lời:
Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở
thuyền chúng tơi cần phải có người đàn ơng để chèo chống phong ba, để
cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa.
Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn
cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con
12

TIEU LUAN MOI download :



chứ khơng thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình
cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tơi bỏ nó! [3]
Cảm nhận của anh/chị về khát vọng sống của nhân vật Mị và người
đàn bà hàng chài qua hai đoạn văn trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hai nhân vật trong hai tác
phẩm:
2. Thân bài
a. Khát vọng sống của Mị:
*Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm
mùa đơng Mị cắt dây trói cho A Phủ.
* Khát vọng được sống tự do.
- Sau khi cắt dây trói giải cứu cho A Phủ, “Mị đứng lặng trong bóng tối”.
Ẩn sau những câu chữ và hành động ấy của Mị là cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội:
sống hay là chết; tự do hay nô lệ; đi hay ở ?
- Trong giây phút Mị nghĩ đến chuyện sau khi cắt dây trói cho A Phủ,
chính Mị sẽ là người thế chỗ cho A Phủ, bị trói đứng đó cho tới chết, lòng ham
sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.
+ Đoạn văn miêu tả những hành động liên tiếp của Mị bằng toàn những
động từ mạnh: “vụt chạy-băng đi-đuổi kịp-lăn-chạy-nói-thở”cho thấy được nội
lực và sức phản kháng mạnh mẽ cháy bùng trong Mị.
+ Mị vụt chạy theo A Phủ, cũng có nghĩa là chạy thốt cuộc đời nô lệ, đến
với ánh sáng của tự do. Bước chân Mị như đạp đổ thần quyền của bọn lãnh chúa
phong kiến bao năm qua đè nặng lên Mị.
+ Mị đã nói trong cơn gió thốc “A Phủ cho tơi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó
là câu nói thể hiện lòng ham sống, khát vọng tự do đến mãnh liệt trong Mị.
- Mị giải thoát cho A Phủ và giải thốt cho cả bản thân mình. Hành động

táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái
yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền. Hành động đó đã đưa cuộc
đời Mị sang trang mới. Mị và A Phủ đã chạy khỏi Hồng Ngài được giác ngộ lý
tưởng cách mạng và trở thành vợ chồng, xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
* Miêu tả khát vọng sống mãnh liệt của Mị, Tơ Hồi đã mang đến
những nét mới trong cảm hứng nhân đạo của văn học hiện thực phê phán
sau năm 1945:
- Việc Mị cắt dây cởi trói và chạy theo A Phủ khép lại thế giới tăm tối của
cuộc sống trâu ngựa, nô lệ ở Hồng Ngài, mở ra một cuộc sống tươi sáng ở
Phiềng Sa.
- Hành động Mị cởi trói cho A Phủ và trốn khỏi Hồng Ngài đến với tiếng
gọi của Cách mạng là một mốc son chói lọi trong tư tưởng nhân đạo sâu sắc và
mới mẻ của Tơ Hồi nói riêng và của các nhà văn sau cách mạng nói chung.
Nhà văn đã giải phóng cho số phận con người, hướng con người đến ánh sáng
của tự do.
13

TIEU LUAN MOI download :


* Thành cơng của tác giả Tơ Hồi trong việc xây dựng hình tượng
nhân vật Mị: 
- Nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo với những diễn biến
tâm trạng đầy phức tạp của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, tạo nên sự thay đổi
số phận nhân vật một cách thuyết phục.
- Nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật
đầy bất ngờ, tự nhiên đầy ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo
léo. - Ngơn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và
thấm đẫm chất thơ…nhà văn đã tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
b. Khát vọng sống của người đàn bà hàng chài.

* Giới thiệu chung: Người dàn bà hàng chài là nhân vật chính, có vai trò
quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa
sắc nét, theo lối tương phản giữa bên ngoài và bên trong, giữa thân phận và
phẩm chất.
* Khát vọng hạnh phúc gia đình:
- Khơng chịu bỏ chồng vì muốn các con có một mái ấm với cả bố và mẹ,
được ăn no.
- Hiểu được cái khắc nghiệt của cuộc sống mưu sinh trên biển không thể
thiếu bàn tay chèo lái của người đàn ông.
- Hiểu bản chất của người chồng không xấu, hắn ta bạo tàn, vơ tình như
thực tại cũng vì q nghèo khổ.
c. So sánh
-Tương đồng:
+ Nhân vật Mị và người đàn bà hàng chài đều là những con người bé nhỏ,
là nạn nhân của hoàn cảnh.
+ Xuất phát từ hoàn cảnh sống cả hai nhân vật đều có những khát vọng
chính đáng.
+ Khát vọng sống của hai nhân vật đều được hai nhà văn thể hiện rất chân
thực.
- Khác biệt:
+Khát vọng của Mị chính là khát vọng được sống tự do, hạnh phúc của
một con người bị đẩy vào kiếp sống nô lệ, sống kiếp người như kiếp trâu.
+ Khát vọng của người đàn bà hàng chài là khát vọng được có một gia
đình hạnh phúc, êm ấm của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, từ tình trạng bạo
lực trong gia đình.
d. Lí giải sự khác biệt.
+ Khát vọng sống mãnh liệt của một sức mạnh tiềm tàng trỗi dậy đã khiến
Mị vùng dậy chống lại tội ác của bọn phong kiến, chúa đất miền núi. Và nhờ có
cách mạng cuộc đời Mị được sang trang mới: được sống tự do, hạnh phúc.
Người đàn bà hàng chài phải vượt lên giữa hiện thực nhức nhối đang tồn tại và

hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc của người phụ nữ vùng biển với niềm
hi vọng vào sự thay đổi của hồn cảnh sống thốt ra khỏi đói nghèo, tối tăm, lạc
hậu.
14

TIEU LUAN MOI download :


+ Mị được nhà văn miêu tả, khám phá, phát hiện bằng những diễn biến
tâm lí phức tạp và hành động trong tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. Người
đàn bà hàng chài chủ yếu được nhà văn khắc họa bằng lời nói, cử chỉ, qua các
chi tiết đầy kịch tính
3. Kết bài
- Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu và nêu những cảm
nghĩ của bản thân.
Để cụ thể hóa các bước rèn kĩ năng làm văn nghị luận về nhân vật văn
học, tôi thiết kế một giáo án dạy thực nghiệm tiết tự chọn.
Giáo án thực nghiệm tiết tự chọn:
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT
TRONG MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI.
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
I. Tên bài học: Hướng dẫn ôn tập dạng đề nghị luận về nhân vật trong một tác
phẩm, một đoạn trích văn xi.
II. Hình thức dạy học trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên:
SGK, SGV, thiết kế bài dạy, Máy chiếu, tranh, ảnh, bài hát...
2. Học sinh:
SGK, vở ghi, vở soạn...
B. NỘI DUNG BÀI HỌC.

Ôn tập dạng đề nghị luận về nhân vật trong một tác phẩm, một đoạn trích
văn xi.
C. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nắm vững cách làm bài nghị luận về nhân vật trong tác phẩm, một đoạn trích
văn xi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn cho học sinh lớp 12.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, tình yêu đối với tác phẩm văn học Việt
Nam.
4.Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực tìm kiếm, tổ chức thông tin.
– Năng lực tiếp nhận văn bản.
– Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực phân tích, so sánh nhân vật trong truyện
– Năng lực phân tích đề, lập dàn ý.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

15

TIEU LUAN MOI download :


I. KHỞI ĐỘNG (5 phút):
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên giao nhiệm vụ: tổ chức trò chơi đố nhanh có
thưởng.
+ Giáo viên phát phiếu cho học sinh, đọc câu hỏi. (Phụ lục

kèm theo)
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Nghe câu hỏi, trả lời vào
phiếu và đối chiếu với đáp án giáo viên công bố.
- Giáo viên thu và chấm cho điểm.
-Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: Như vậy là chúng ta
vừa hệ thống lại một số tác phẩm truyện ngắn đã học
trong chương trình ngữ văn lớp 12, đã xác định được
dạng đề nghị luận văn học về nhân vật trong tác phẩm
văn xuôi tự sự. Tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện các bước
làm bài nghị luận về nhân vật trọng truyện ngắn qua một
số đề bài cụ thể.

Yêu cầu cần đạt
Nhận thức được
nhiệm vụ cần giải
quyết của bài học.
Tập trung cao và
hợp tác tốt để giải
quyết được nhiệm
vụ.
Có thái độ tích
cực, hứng thú.

II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (20p)
Hoạt động
Yêu cầu cần đạt
của giáo viên và học sinh
Bước 1: Giáo viên giới thiệu LẬP DÀN Ý
đề bài:
1. Mở bài

Cảm nhận của anh/chị - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
về vẻ đẹp tâm hồn của nhân - Giới thiệu nhân vật: Mị là nhân vật chính, là
vật Mị trong đêm mùa đơng linh hồn của tác phẩm.
Mị cắt dây trói giải cứu A 2. Thân bài:
Phủ trong truyện ngắn Vợ a. Giới thiệu về Mị trước đêm cởi trói cho A
chồng A Phủ của nhà văn Tơ Phủ.
Hồi. Từ đó, bình luận ngắn + Cuộc sống đọa đày trong nhà thống lý Pá Tra
gọn về giá trị nhân đạo của của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đọa đày biến
tác phẩm.
cô trở thành người câm lặng trước mọi sự.
Bước 2: Học sinh tiến hành Những gì diễn ra chung quanh khơng khiến Mị
lập dàn ý theo những gợi ý quan tâm.
của giáo viên. Bằng cách trả + Những đêm mùa đông Mị vẫn thản nhiên
lời các câu hỏi cho từng thổi lửa hơ tay. Thế nhưng Mị rất sợ những
phần.
đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Đối
1. Mở bài:
với Mị, nếu không có bếp lửa ấy, cơ sẽ chết
Học sinh trả lời 2 câu hỏi:
héo.
- Em hãy giới thiệu ngắn gọn b.Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong đêm
về tác giả Tơ Hồi, tác phẩm đơng cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Vợ chồng A Phủ?
- Tấm lòng nhân ái, vị tha: Từ chỗ thản nhiên,
- Học sinh nêu cảm nhận Mị đã cảm động khi nhìn thấy dịng nước mắt
khái quát về nhân vật Mị?
của A Phủ rơi giữa đêm đông; từ chỗ thương
16

TIEU LUAN MOI download :



2. Thân bài:
Học sinh lần lượt trả lời 4
câu hỏi:
- Em hãy giới thiệu khái quát
về nhân vật Mị trước đêm cởi
trói cho A Phủ?
- Trong đêm đơng Mị cắt dây
cởi trói cho A Phủ, các em
thấy Mị là một người như thế
nào?
- Qua nhân vật Mị trong đêm
mùa đông, nhà văn muốn gửi
gắm điều gì?
- Để thể hiện thành cơng
nhân vật Mị trong đêm cắt
dây trói cho A Phủ, nhà văn
Tơ Hồi đã sử dụng những
yếu tố nghệ thuật nào?
3. Kết bài.
Học sinh trả lời 2 câu hỏi:
- Khái quát lại vẻ đẹp của
nhân vât Mị qua đoạn văn?
- Qua nhân vật Mị, em rút ra
được bài học gì trong cuộc
sống?
Bước 3: Giáo viên gọi một
học sinh trình bày, sau đó
nhận xét, gợi ý đáp án.


mình, Mị đã thương A Phủ phải chết oan uổng,

-Tinh thần phản kháng: từ cam chịu, nhẫn
nhục,  Mị đã biết căm hờn “ Chúng nó thật độc
ác”, biết hành động chống lại nhà Pá Tra bằng
việc cắt dây trói giải thốt cho A Phủ.
- Khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt:
Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền, đã
băng mình qua bóng tối ngục tù để đến với ánh
sáng tự do, hạnh phúc bằng việc chạy theo A
Phủ, trốn khỏi Hồng Ngài.
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Hình tượng nhân vật Mị được thể hiện bằng
ngôn ngữ giản dị mà tài hoa, đắc địa; sự vận
động trong tính cách nhân vật bất ngờ mà hợp
lí; đặc biệt nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
sắc sảo.
d. Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
- Lên án, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị
-Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của lòng thương
người, tinh thần đấu tranh, sức sống mãnh
liệt… của những con người nơ lệ. Họ đã tự
đứng lên giải phóng cuộc đời mình trước khi
ánh sáng cách mạng chiếu tới. Đây là nét mới
mẻ trong giá trị nhân đạo của tác phẩm.
3. Kết bài
- Khái quát lại vẻ đẹp của nhân vât Mị qua
đoạn văn.
- Bài học cuộc sống rút ra từ nhân vật.


III. LUYỆN TẬP (10 phút).
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Hãy viết đoạn văn mở bài.
Nhóm 2: Hãy chọn một ý trong luận điểm 1.
Nhóm 3: Hãy chọn một ý trong luận điểm 2
Nhóm 4: Viết đoạn văn phần kết luận.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
IV. VẬN DỤNG. (5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV giao nhiệm vụ:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mị đứng lặng trong bóng tối.

u cầu cần đạt
-Mỗi nhóm hồn thành
được đoạn văn hoàn
chỉnh

Yêu cầu cần đạt
Câu 1: Đoạn văn được
viết theo phương thức
chính là: tự sự .
17

TIEU LUAN MOI download :


Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn

băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống
tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh
buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nới: “Đi với tơi”. Và hai người lẳng lặng đỡ
nhau lao chạy xuống dốc núi [3].
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là
chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Trong đoạn văn trên, Tơ Hồi sử dụng các câu
văn ngắn liên tiếp có tác dụng gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
V. TÌM TỊI, MỞ RỘNG. (5 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy
cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm cứu A Phủ
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: học sinh báo cáo kết quả thực hiện
Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức bằng sơ
đồ tư duy. (Phụ lục kèm theo)

Câu 2 : Đoạn văn kể
lại hành động của Mị
chạy theo A Phủ trong
đêm mùa đơng Mị cắt

dây trói cho A Phủ.
Câu 3 : Tơ Hồi sử
dụng nhiều các câu văn
ngắn thể hiện những
hành động diễn ra liên
tiếp, nhanh, mạnh của
Mị. Đó là hành động
của con người đang
trốn chạy cái chết để
tìm đến tự do, hạnh
phúc. Qua đây có thể
thấy được khát vọng
sống mãnh liệt của
Mị.
Yêu cầu cần đạt
- Vẽ sơ đò tư duy ra
giấy
- Hoặc sử dụng phần
mềm Imindmap để vẽ.

2.4.  Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Qua việc áp dụng một số biện pháp rèn kĩ năng làm bài nghị luận văn học
cho học sinh phạm vi ghi luận về nhân vật văn học, tơi nhận thấy, học sinh đã có
tiến bộ, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết quả các bài văn viết tự luận
có chất lượng cao hơn.
Các kết quả thống kê dưới đây là 2 năm nhưng ở hai trường THPT là bởi
từ năm học 2019 - 2020 tôi chuyển công tác từ trường THPT Trần Phú sang
trường THPT Ba Đình.
Thực hiện ý tưởng của mình, trên cơ sở bám sát chương trình phân mơn,
trong các bài kiểm tra định kỳ về nghị luận văn học của học sinh, tôi đã kiểm tra

dạng đề nghị luận về nhân vật văn học. Đồng thời tôi đã trao đổi với đồng
nghiệp về cách làm bài nghị luận về nhân vật, được các thầy cô trong tổ ủng hộ
và cũng nhân rộng ra các lớp, nhất là các lớp học theo khối C, D.
Sau nhiều năm ứng dụng và thống kê điều tra kết quả ở trường THPT
Trần Phú và THPT Ba Đình như sau:
18

TIEU LUAN MOI download :


Năm học

Lớp

Trường
THPT

Tổng
Khi chưa giới
số
thiệu PP làm bài
HS Số chưa Số biết
điều
biết
cách
tra
cách
làm bài
làm bài


Sau khi giới thiệu
PP làm bài
Số còn
Số đã
lúng
biết cách
túng,
làm bài
chưa
biết
cách
làm bài
SL % SL % SL % SL %
2017- 2018 12 Trần Phú 78
37 32 41 53 15 19 63 81
2018-2019 12 Trần Phú 145 74 51 71 49 23 16 122 84
2019-2020 12 Ba Đình
76
30 41 46 61 14 17 62 82
Kết quả đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh: 2 học sinh đạt giải ba, 1 học sinh
đạt giải khuyến khích. Thi Olympic Bỉm Sơn: 1 huy chương vàng, 1 huy chương
đồng.Trong năm học 2018-2019 tôi phụ trách ôn thi THPT Quốc gia, em Mai
Thị Hoa lớp 12E đạt 8,0 điểm. Cùng với việc đạt giải 3 thi HSG cấp tỉnh môn
Ngữ văn em Hoa đã được ưu tiên xét vào trường Đại học kinh tế quốc dân.
Kết quả học sinh lớp đại trà, đặc biệt là kết quả học sinh giỏi, kết quả học
sinh thi THPT QG có thể là một con số cịn rất khiêm tốn. Tuy nhiên với đối
tượng học sinh là từ trường bán cơng đi lên, đầu vào học sinh thấp thì đây cũng
là kết quả công nhận sự cố gắng nỗ lực của bản thân và cũng là thành tích đáng
tự hào góp phần vào thành tích chung của nhà trường.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận
về nhân vật văn học như đã trình bày ở trên đã giúp học sinh trung học phổ
thông không lúng túng, có cách làm đúng đắn khi viết bài dạng đề này. Vẫn biết
rằng trong một đề thi có nhiều câu, để có kết quả cao cịn phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, phụ thuộc vào chất lượng các câu khác.Tuy nhiên nắm chắc được
một câu cũng giúp các em tự tin hơn khi bước vào các kì thi.
Tơi rút ra một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học
cho học sinh:
- Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen: Phân tích đề, lập dàn ý trước
khi viết bài.
- Trong giờ dạy học Ngữ văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tích
luỹ kiến thức, học cách tạo lập văn bản.
Để khơi gợi hứng thú đối với phần làm văn nghị luận văn học, ngồi lí
thuyết gọn nhẹ, dễ hiểu, các kỹ năng được chia nhỏ để học sinh rèn luyện từng
phần một cách thuần thục thì một việc khơng kém phần quan trọng là giáo viên
cần tìm những đề bài hay đảm bảo tính vừa sức, nhưng vẫn kích thích sự sáng
tạo, tạo cơ hội cho học sinh được phát biểu những suy nghĩ riêng, được nói bằng
tiếng nói của riêng mình.
19

TIEU LUAN MOI download :


Tơi tin tưởng rằng với nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên và sự cố gắng,
khả năng sáng tạo của học sinh thì chất lượng mơn Ngữ văn sẽ ngày càng nâng
lên. Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tơi trong q trình giảng dạy.
Tơi hy vọng sẽ giúp học sinh say mê và hứng thú học văn hơn.
2. Kiến nghị
Với sự đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và nhiều năm ứng dụng

đề tài tại trường THPT Trần Phú. Và khi chuyển công tác về trường THPT Ba
Đình, trong năm học 2019 - 2020 tôi tiếp tục áp dụng thành công. Tôi đã chia sẻ
cách hướng dẫn học sinh làm dạng đề so sánh cho đồng nghiệp và được mọi
người ủng hộ nhiệt tình và đã thu lại nhiều kết quả tốt. Vì vậy tơi thiết nghĩ đề
tài này khơng q khó khi thực hiện nên có thể ứng dụng rộng rãi trong ngành.
Dạng đề nghị luận về nhân vật văn học trong một tác phẩm, đoạn trích văn
xi khơng phải là một kiểu đề mới. Nhưng qua thực tế chúng tôi lại chưa thấy
trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT xuất hiện một bài học
riêng để giáo viên và học sinh được trang bị phương pháp, kĩ năng dạy học kiểu
bài, dạng đề này. Vậy nhân kì thay sách lần tới, Bộ giáo dục nên bổ sung tiết dạy
về kiểu bài nghị luận về nhân vật văn học vào chương trình sách giáo khoa bậc
THPT.
Tơi hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ được nhiều bạn đọc vận dụng vào
trong thực tiễn dạy học và tiếp tục góp ý.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Nga Sơn, ngày 20 tháng 6 năm 2020.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của bản thân, không sao
chép của bất kỳ ai.
Người thực hiện

Trần Thị Thái

20

TIEU LUAN MOI download :



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW.
2. Nghị quyết 37/2004/QH XI.
3. Ngữ văn 12, tập 2 - NXB Giáo dục. 2008.
4. Phương pháp dạy học – GS. Phan Trọng Luận –NXB Giáo dục. 2000
5. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Bộ đề luyện thi trung học phổ thông Quốc gia
năm 2020, môn Ngữ văn, NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Nhiều tác giả, Áp dụng dạy và học tích cực trong môn văn học, NXB Đại học
sư phạm hà Nội.
7. Trịnh Trọng Nam (Chủ biên), Hướng dẫn ôn luyện các dạng đề so sánh văn
học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Bộ giáo dục và đào tạo, Hà nội tháng 12 năm 2010, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ
quản lý và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài
tập.
9. Tạp chí dạy học ngày nay –Nhiều tác giả- NXB Giáo dục. 2006.
10. Lê Nguyên Cần, Đỗ Kim Hồi..., Tư liệu ngữ văn 12, NXB Giáo dục.

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Thái
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên trường THPT Ba Đình.
Cấp đánh giá
xếp loại
TT

Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
1. Sử dụng bản đồ tư duy - Một Cấp tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
C

2011-2012

B

2016-2017

Năm học
đánh giá
xếp loại

biện pháp hiệu quả trong dạy
học Ngữ văn ở trường THPT.
2.

Một số biện pháp xây dựng Cấp tỉnh
“giờ học mở” trong dạy học
Ngữ văn ở trường THPT


----------------------------------------------------

TIEU LUAN MOI download :


PHỤ LỤC SỐ 01
PHIẾU HỌC TẬP
Stt
1

2
3

4

5

Nội dung câu hỏi

Đáp án

Đây là tác phẩm văn học của nhà
văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra
nạn đói năm 1945, in trong tập
truyện ngắn “Con chó xấu xí”
(1962)?
- Học sinh xem trích đoạn video.
Cho biết bài hát này đề cập đến
nhân vật trong tác phẩm nào?

Tên tác phẩm này của nhà văn
Nguyễn Minh Châu mang tên hình
ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho vẻ
đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của cuộc
sống?
Nối tên nhân vật và tác phẩm

Đề bài nào sau đây không thuộc
kiểu bài nghị luận văn học về nhân
vật?
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về
nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở
Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tơ
Hồi)
Đề 2: Phân tích tình huống truyện
trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim
Lân, từ đó nhận xét về thái độ của
nhà văn với con người và thực
trạng xã hội đương thời.
Đề 3: Phân tích diễn biến tấm trạng
của Tràng trong buổi sáng đấu tiên
có vợ (Vợ nhặt - Kim Lân).

TIEU LUAN MOI download :


×