Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.65 KB, 4 trang )
Kỹ Thuật Nuôi Cá Ngát
Cá Ngát phân bố rộng ở vùng nhiệt đới, vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương,
xuất hiện nhiều ở các cửa sông, hồ, vịnh, đầm phá nước lợ, biển, chúng cũng
có thể sống ở cả những vùng nước ngọt sâu trong nội địa. Chúng được tìm
thấy ở các nước: Úc, Bangladesh, Brunei Darsm, Campuchia, Ấn Độ,
Indonesia, Lào , Malaysia, Papua Guin, Myanmar, Philippines, Singapore, Sri
Lanka, Thái Lan, và Việt Nam.
Mùa vụ sinh sản chính của cá Ngát là từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Kết
hợp với kết quả nghiên cứu về đường kính trứng của cá Ngát cho thấy, cá
Ngát trong tự nhiên sinh sản một lần trong năm tập trung sinh sản vào mùa
mưa nhưng mùa vụ sinh sản của cá có thể kéo dài đến đầu năm sau. Cá ngát
có kích cỡ nhỏ nhất thành thục sinh dục có trọng lượng 339,57g dài 39 cm với
1070 trứng và có trọng lượng tuyến sinh dục là 34,52 g, cá có trọng lượng lớn
nhất thành thục sinh dục là 3330g dài 76,5 cm với 5247 trứng và có trọng
lượng tuyến sinh dục là 970 g. Cá Ngát có sức sinh sản tuyệt đối 2125
(trứng/cá thể) và có sức sinh sản là 1692 (trứng/Kg), sức sinh sản tuyệt đối
của cá Ngát tăng dần theo khối lượng cơ thể cá. Cá có sức sinh sản tuyệt đối
tăng nhanh ở nhóm cá có trọng lượng từ 1500 g đến nhóm cá có kích cỡ lớn
hơn 2500 g với số trứng tương ứng từ 2476 (trứng) đến 6004 (trứng). Bãi đẻ
của cá Ngát là ở vùng cửa sông, sau khi để xong một phần cá con bơi ngược
lên vùng nước ngọt sinh sống. Môi trường sống của cá ngát có nồng độ muối
từ 0- 20%0 , pH dao động từ 6- 7; Oxy hòa tan từ 5- 8 ppm; độ trong từ 15-
30cm. Cá ngát sống trong nước ngọt lớn nhanh hơn cá ngát sống tại vùng
nước lợ.
Cá Ngát có tập tính làm hang, hang cá Ngát thường rất sâu và có từ 2 đến 8
nghách. Trong mỗi hang thường có một cặp cá. Hang thường được đào ở ven