Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

vận dụng quy luật cung cầu phát triển thị trường lúa gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.17 KB, 40 trang )

KINH TẾ VI MÔ
1 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
VẬN DỤNG QUY LUẬT CUNG CẦU
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO
2 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
MÔN: KINH TẾ VI MÔ
GVHD: LƯƠNG MỸ THÙY DƯƠNG
NHÓM THỰC HIỆN: 5
LỚP HỌC PHẦN: 210700909
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 02 năm 2014
3 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn trường đại học Công Nghiệp Tp.HCM, khoa lý luận
chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu tốt nhất trong suốt
quá trình học tập của chúng em. Cảm ơn cô: Lương Mỹ Thùy Dương đã tận tình
hướng dẫn và truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình học, chia sẻ
kinh nghiệm của thầy cho bài tiểu luận của nhóm hoàn thành được thuận lợi.
Cảm ơn các bạn trong nhóm đã nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến và cung cấp
tài liệu giúp cho bài tiểu luận hoàn thành đúng thời gian quy định.
Vì điều kiện thời gian tìm hiểu có giới hạn và sự kiện trong đề tài đã trải qua
nhiều năm nên việc tìm kiếm thông tin còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã cố gắng
nhưng đề tài cóthể còn nhiều thiếu sót, chưa đi sâu phân tích hết các khía cạnh, chi
tiết có liên quan. Kính mong côcho ý kiến đóng góp thêm để đề tàiđược hoàn thiện
hơn. Hy vọng sau khi hoàn thành, đề tài của nhóm có thể giúp góp một phần nào đó


hoàn thiện nhận thức của mỗi cá nhân và nâng cao vốn hiểu biết của mình về thị
trường lúa gạo Việt Nam hiện nay từ đó có thể vận dụng quy luật cung cầu một cách
hiệu quả cho quá trình học tập sau này
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn quý cô và các bạn đã nhiệt tình
giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tiểu luận.
4 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



































5 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
DANH SÁCH NHÓM 5
STT Họ Và Tên MSSV Ghi Chú
1 Mai Trâm Anh 13039501
2 Hoàng Thị Dung 12026761
3 Võ Thị Mĩ Kim 13039091
4 Phan Thị Cẩm Linh 13041391
5 Đoàn Nhật Minh 12074441 Nhóm Trưởng
6 Phạm Thị My 13038451
7 Bùi Nữ Hạnh Nguyên 13027651
8 Hồ Bảo Nhi 13058841
9 Nguyễn Thái Huyền Trâm 13019621
10 Lê Thị Mỹ Xuyên 13052891
6 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
MỤC LỤC
7 | P a g e

KINH TẾ VI MÔ
LỜI MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam chủ yếu
dựa vào nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn, giữ vị trí quan trọng với 80% dân số và
73% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp và “. . . chúng ta không thể có con
đường nào khác là phải xây dựng một nền nông nghiệp mạnh và bền vững (cả về kinh tế,
xã hội và sinh thái), dựa vào công nghệ cao từng bước Hiện đại hóa vươn lên trong cạnh
tranh ngay cả trên thị trường trong nước và nước ngoài” và “ nông nghiệp Việt Nam
trong thế kỷ XXI phải phấn đấu trở thành nền nông nghiệp có tỷ trọng hàng hóa mức xuất
khẩu cao”.
Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách
mở cửa giao lưu thương mại với các nước trên thế giới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đưa đất nước tiến lên Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy việc vận dụng quy luật cung cầu
vào phát triển thị trường lúa gạo có ý nghĩa chiến lược và là bộ phận trọng yếu trong nền
kinh tế.
Tuy nhiên việc vận dụng quy luật cung cầu vào phát triển thị trường lúa gạo còn tồn
tại nhiều vấn đề nan giải cần được khắc phục. Như vậy việc vận dụng quy luật cung cầu
còn phải chịu nhiều tác động của các nhân tố tầm vi mô và vĩ mô nhưng trong bài tiểu
luận này nhóm chỉ nghiên cứu trong tầm vi mô.
8 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
MỞ ĐẦU
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng quy luật cung cầu cũng như đòi
hỏi thực tế của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả vận dụng quy luật cung cầu phát
triển thị trường lúa gạo. Đây cũng chính là lý do mà nhóm chọn đề tài
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao nhận thức cá nhân, nắm bắt rõ tình hình kinh tế lúa gạo nước nhà, đảm bảo
an ninh lương thực quốc gia từ đó rút ra được bài học cho cá nhân để tuyên truyền vận
động cộng đồng cùng nhau hiểu rõ hơn vấn đề.

C. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu những vấn đề thuộc về kinh tế sản xuất lúa, gạo ở thị trường Việt Nam.
D. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thị trường lúa gạo Việt Nam từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2012
E. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với việc thu thập và xử lý những tài liệu này
giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu.
9 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 THỊ TRƯỜNG
1.1.2 Mô hình thị trường
Người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm các dịch vụ hàng hóa và dịch vụ cụ thể.Các
công ty kinh doanh đáp ứng bằng cách sản xuất các hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu
dùng cần. Những số lượng mà tất cả những người tiêu thụ muốn mua và có khả năng mua
ở các mức giá khác nhau, tạo nên cầu thị trường. Những số lượng mà tất cả các công ty
kinh doanh muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau tạo nên cung thị
trường.
Sự kết hợp cầu và cung của một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể, hình thành nên một
mô hình thị trường.
1.1.3 Các mô hình thị trường
Dựa vào tính cạnh tranh có thể chia thị trường ra làm 4 loại:
 Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
 Thị trường cạnh tranh độc quyền
 Thị trường độc quyền nhóm
 Thị trường độc quyền hoàn toàn
1.2 CẦU THỊ TRƯỜNG

1.2.1 Khái niệm
Lượng tiêu thị của một sản phẩn (Q
D)
thường phụ thuộc vào các yếu tố như mức giá
của chính nó (P), thu nhập (I), sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng (T), giá cả hàng
hóa có liên quan (P
R
), quy mô tiêu thụ trên thị trường (N), giá dự kiến trong tương lai của
sản phẩm (P
F
).
Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua
ở các mức giá khách nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi.
10 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
1.2.1 Quy luật cầu
Với các điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, người tiêu thụ thông thường sẽ mua
số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua ít đơn vị hoặc
không mua nếu mức giá tăng lên.
Lượng cầu của hầu hết các hàng hóa và hàng hóa có mối liên hệ ngược chiều với giá cả,
mối liên hệ này chính là “quy luật cầu”. Quy luật cầu có thể tóm tắt như sau:
P↑ => (Q
D)

P↓ => (Q
D)

1.2.2 Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu
Một số yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cầu hay sự dịch chuyển đường cầu là các

thay đổi trong:
 Thu nhập của người tiêu dùng
 Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
 Giá cả của hàng hóa có liên quan
 Quy mô tiêu thụ của thị trường
 Sự dự đoán của người tiêu dùng về giá cả, thu nhập và chính sách của chính phủ
trong tương lai
1.2.3 Sự co giản của cầu
Độ co giãn của cầu đo lường sự phản ứng (hay sự nhạy cảm của người tiêu dùng biểu
hiện qua sự thay đổi lượng hàng hóa được mua khi các yếu tố giá cả hàng hóa, thu nhập,
giá hàng liên quant hay đổi. . . Có 3 loại độ co giãn:
 Độ co giãn của cầu theo giá
 Độ co giãn của cầu theo thu nhập
 Độ co giãn chéo của cầu theo giá
1.3 CUNG THỊ TRƯỜNG
1.3.1 Khái niệm
Lượng sản phẩm thị trường cung ứng phụ thuộc nhiều vào các nhân tố như: giá của
chính sản phẩm đó (P), chi phí sản xuất ©, trình độ khoa học kỹ thuật (Tec), số xí nghiệp
trong ngành, giá dự kiến của sản phẩm trong tương lai.
Khi đưa ra khái niệm về cung sản phẩm người ta xét mối quan hệ giữa giá cả và
lượng sản phẩm được cung ứng trong điều kiện các nhân tố khách được giả định là không
thay đổi.
Cung của thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ cung
ứng ở mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi.
11 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
1.3.2 Quy luật cung
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, thông thường người sản xuất sẽ cung ứng số
lượng hàng hóa nhiều hơn ở các mức giá cao và họ chỉ cung ứng ít đơn vị hoặc không thể

cung ứng nếu mức giá thấp. Cung hàng hóa và dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều với giá
cả, mối liên hệ này hình thành nên quy luật cung được tóm tắt như sau:
P↑ => (Q
S)

P↓ => (Q
S)

1.3.3 Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung
Các yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi đường cung hay sự dịch chuyển của đường cung
là các thay đổi trong:
 Chi phí các yếu tố sản xuất được thay đổi
 Trình độ kỹ thuật được các hãng áp dụng trong ngành
 Các chính sách, quy định của chính phủ
 Số hãng trong ngành
1.3.4 Sự co giãn của cung theo giá
Độ co giãn của cung theo giá đo lường phản ứng của người sản xuất biểu hiện quan
sự thay đổi lượng hàng hóa cung ứng khi giá cả và dịch vụ thay đổi.
1.4 THỊ TRƯỜNG CÂN BẰNG
Trong thị trường tự do, sự tương tác của cung và cầu xác định giá của một hàng hóa.
Như vậy, giá cân bằng là mức giá mà tại đó số lượng sản phẩm mà người mua muốn mua
đúng giá bằng lượng sản phẩm mà người sản xuất muốn bán.
1.5 SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG
1.5.1 Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ: giá trần và giá sàn
Đôi khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay thấp
bất thường, có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được và mất một cách
không công bằng, chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường.
Để tránh tình trạng giá cao bất thường, chính phủ có thể định giá trần , theo luật định
giá không thể tăng trên mức đó tránh tình trạng giá thấp bất thường, chính phủ có thể
định giá sàn, theo luật giá cả không thể giảm giá dưới mức giá đó. Cả hai trường hợp,

chính phủ cố gắng đạt mục tiêu công bằng trong phân phối hàng hóa và dịch vụ. Sự bất
lợi của giá trần và giá sàn là nó không thể ngăn ngừa các thị trường di chuyển đến mức
12 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
cân bằng. Nó có thể gây ra sự thặng dư hay khan hiếm trầm trọng và kéo dài so với tình
trạng thị trường tự do.
1.5.2 Sự can thiệp trực tiếp của chính phủ: Thuế và trợ cấp
1.5.2.1 Đánh thuế
Trong thực tế, đôi khi chính phủ xem việc đánh một mức thuế trên một đơn vị hàng
hóa như là một hình thức phân phối lại thu nhập hay hạn chế việc sản xuất một loại hàng
hóa hay dịch vụ nào đó.
1.5.2.2 Trợ cấp
Trợ cấp có thể xem như một loại thuế âm. Do đó, ngược lại với trường hợp đánh thuế,
chính phủ xem xét việc trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như là
một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hàng hóa hay tiêu dùng.
13 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
CHƯƠNG 2
CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. CHỦ ĐỘNG NGUỒN CUNG
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng thấp nhất trong 11 tháng qua với mức tăng dưới
1%. Đây là kết quả nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nghiêm túc, kịp
thời kết luận của Chính phủ trong đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung ứng lương thực và
bình ổn giá cả thị trường.
2.1.1 Dồi dào nguồn cung
Theo Báo cáo của Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), hiện nay nguồn cung lúa gạo tương đối dồi dào,
hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đáp ứng lượng hàng cho xuất khẩu
theo hợp đồng đã ký. Theo tính toán của Cục này, với tổng lượng lúa cả năm ước đạt là
41,6 triệu tấn, sau khi trừ đi lượng lúa tiêu dùng nội địa là 27,52 triệu tấn, còn 14,08 triệu

tấn lúa, tương đương trên 7 triệu tấn gạo hàng hóa (được sản xuất chủ yếu tại Đồng bằng
sông Cửu Long và là nguồn gạo hàng hóa để xuất khẩu). Đối với các tỉnh phía Bắc, sản
lượng lúa cả năm 2011 ước tính đạt trên 13 triệu tấn, có thể tự trao đổi để cung ứng đủ
nhu cầu tiêu dùng trong vùng và không cần lưu chuyển từ phía Nam ra.
Sau khi cân đối, trừ nhu cầu tiêu dùng trong nước và lượng gạo còn phục vụ xuất
khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, với nguồn cung gạo hiện tại
hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đáp ứng lượng gạo cho xuất khẩu.
ng b ng sông C u Long ( BSCL) có di n tíchĐồ ằ ử Đ ệ canh tác lúa kho ng 3,9 tri u ha,làả ệ
v a lúa l n nh tự ớ ấ Vi t Nam,ệ trong đó di n tích lúa cao s n (hè thu-đông xuân) m i vệ ả ỗ ụ
kho ng 1,6-1,7 tri u ha. Hàng n m, BSCL đóng góp trên 50% s n l ng lúa và trên 90%ả ệ ă Đ ả ượ
t ng l ng g o xu t kh u c a n c ta.ổ ượ ạ ấ ẩ ủ ướ Việc sử dụng giống lúa cao sản và nhiều tiến
bộ kỹ thuật thâm canh lúa đã giúp nông dân nâng cao năng suất, sản lượng, tiến rất nhanh
so với nhiều nước trong khu vực.
14 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
15 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
Năng suất và sản lượng lúa ở ĐBSCL từ năm 2000-2010
(Nguồn: Thống kê Việt Nam, trích dẫn bởi Phạm Văn Dư, Lê Thanh Tùng 2011)
Ngày 19-11, tại Hà Nội, Cục Trồng trọt tổ chức hội nghị đánh giá kết quả sản xuất hè
thu và triển khai kế hoạch vụ đông xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng sông Hồng
(ÐBSH) và Bắc Trung Bộ (BTB). Vụ hè thu năm 2010, hai vùng trên gieo cấy gần 729
nghìn ha. Mặc dù bị sâu cuốn lá, rầy nâu gây hại và ảnh hưởng của thiên tai ở một số địa
phương, nhưng năng suất lúa trung bình cả hai vùng vẫn đạt 53,4 tạ/ha, sản lượng lúa đạt
gần bốn triệu tấn, tăng khoảng 25 nghìn tấn so với năm 2009. Dự kiến, vụ đông xuân
2010-2011, hai vùng ÐBSH và BTB gieo cấy khoảng 880 nghìn ha. Cục Trồng trọt
khuyến cáo các địa phương cần sử dụng giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng cao, chống
chịu sâu bệnh; nhân rộng mô hình lúa gieo thẳng; bón phân hợp lý; đẩy mạnh cơ giới hóa
trong các khâu gieo, cấy và thu hoạch. Ðặc biệt, chủ động nguồn nước tưới chống hạn và
phòng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen.

2.1.2 Đẩy mạnh sản xuất bình ổn thị trường thực phẩm
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thiếu hụt nguồn cung, chi
phí đầu vào tăng, lưu thông phân phối sản phẩm còn bất cập và cả có nguyên nhân từ
biểu hiện đầu cơ, làm giá nên trong 2 tháng 6 và 7, giá cả lúa gạo tăng đột biến.
Để khắc phục tình trạng đó, kịp thời bình ổn thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã và đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện
quyết liệt các biện pháp đẩy mạnh sản xuất, nhằm tăng nguồn cung cho thị trường đặc
biệt là những tháng cuối năm.
Trong đề xuất các giải pháp từ nay đến cuối năm, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, công tác thông tin, tuyên truyền đóng góp vai trò quan trọng nhằm phản ánh
kịp thời và chính xác về nguồn cung cũng như giá cả để tránh hiện tượng đầu cơ, đẩy giá
tăng đột biến, cũng như tạo điều kiện cho việc lưu thông, điều hòa về nguồn và giá cả các
loại thực phẩm giữa các vùng, miền.
Về vấn đề này, trong Kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp bàn biện
pháp đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cung ứng thực phẩm, bình ổn giá cả thị trường đã nêu
rõ, đồng ý giao Bộ Tài chính xem xét việc tiếp tục thực hiện thu phí, lệ phí.
16 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
2.1.3 Xuất khẩu gạo khởi sắc
Sau một thời gian ảm đạm, xuất khẩu gạo hiện đã khởi sắc với nhiều hợp đồng được
ký kết, nhiều thị trường mới mở ra cho gạo Việt Nam.
Ước tính 3 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của VN giảm khoảng 45% khiến cả doanh
nghiệp và những người quan tâm đến ngành này đều lo lắng. Tuy nhiên, cho tới nay, tình
hình đang sáng sủa hơn rất nhiều .
Tính đến thời điểm này, VN đã thực hiện xuất khẩu được trên 800.000 tấn gạo các
loại, trị giá trên 553 triệu USD.Dự kiến quý I năm 2012, lượng gạo xuất khẩu sẽ đạt
khoảng 1 – 1.1 triệu tấn.
Lượng, trị giá xuất khẩu gạo 5 tháng/2012 so với 5 tháng/2011
Nguồn: Tổng cục Hải quan
2.1.4. Thị trường lúa gạo khởi sắc

Tại hội nghị tổng kết sản xuất lúa đông xuân 2012 cuối tuần qua ở Đồng Tháp, ông
Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết, xuất
khẩu gạo Việt Nam đang dần lấy lại “phong độ”. Tính đến nay, lượng gạo xuất khẩu đã
ký hợp đồng đạt 3,2 triệu tấn, chủ yếu sang các nước như Philippines, Indonesia, Trung
Quốc, Malaysia…
17 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
“Hiện tại, Indonesia đang mất mùa lúa vì sâu rầy, Philippines cũng không đạt sản
lượng khiến giá lúa nội địa tại các nước này tăng rất cao. Trong khi đó, Thái Lan lại bán
gạo với giá quá cao. Do đó, nhờ đứng ở ngưỡng giá trung bình, Việt Nam có lợi thế rất
lớn” - ông Phong phân tích.
Ông Nguyễn Hữu Huân - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cũng cho biết, Nhật
Bản vừa thông báo kết quả kiểm tra dư lượng Acetamiprid trên 5 mẫu gạo Việt Nam. Kết
quả 1/5 mẫu có dư Acetamiprid ở mức cho phép, mở ra hy vọng cho gạo Việt Nam vào
thị trường này.
“Hiện Nhật đã đồng ý mở cửa cho gạo Việt Nam sau gần 5 năm tạm ngừng, hạn
ngạch nhập khẩu khoảng hơn 200.000 tấn.Nếu kiểm soát được dư lượng Acetamiprid,
gạo Việt Nam sẽ chinh phục được thị trường rất “ngon ăn” này” - ông Huân phấn khởi.
Tại Hongkong, ông Trương Thanh Phong thông tin, nhu cầu của thị trường này
khoảng 400.000 tấn, trong khi đó, Việt Nam đã “chiếm” được hơn 30%. Ngoài ra, thị
trường Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang rất nhộn nhịp và là cơ hội cho doanh nghiệp
Việt Nam tiếp tục bứt phá. Trước những thông tin lạc quan về tình hình xuất khẩu gạo,
ông Trương Thanh Phong khẳng định, giá lúa thơm trong nước sẽ không giảm xuống
trong thời gian tới.
2.1.5. Lo thiếu gạo thơm, thừa gạo cấp thấp
Tuy vậy, gạo Việt Nam vẫn đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước. Năm nay, kế
hoạch xuất khẩu của Thái Lan chỉ khoảng 6,5 triệu tấn trong khi Ấn Độ đặt mục tiêu
khoảng 5 triệu tấn gạo. Nếu cộng cả lượng gạo thơm, theo ông Phong, Ấn Độ có thể sẽ
vượt Việt Nam trong xuất khẩu gạo. Loại lúa chất lượng thấp IR 50404 của Việt Nam giá
có thể không tăng lên được do chưa có nhiều hợp đồng xuất khẩu cho loại gạo này.

Theo đó, giá lúa trung bình tại Đồng bằng Sông Cửu Long hiện khoảng 5.300 – 5.500
đồng/kg; lúa IR 50404 khô, lúa hạt dài ở mức 6.200 – 6.500 đồng/kg lúa thơm Jasmin
khoảng 7.400 – 7.500 đồng/kg. Trong khi đó, diện tích lúa chất lượng thấp IR 50404
trong vụ đông xuân 2012 ở Đồng bằng Sông Cửu Long tăng đột biến, chiếm khoảng gần
28% diện tích xuống giống, tức khoảng 435.000ha, sản lượng ước đạt 3 triệu tấn lúa, 1,7
triệu tấn quy gạo.
“Trong tình hình hiện nay thì việc tìm thị trường tiêu thụ cho lượng gạo cấp thấp này
là cả một vấn đề” - ông Phong lo ngại.Ngoài ra, ông Phong cũng khẳng định, thời gian
qua cả doanh nghiệp và nông dân bị ép giá lúa, giá gạo vì thông tin sản lượng IR 50404
nhiều, các nước nhập khẩu lo ngại khi nhập khẩu gạo Việt Nam.
“Để có thể kiểm soát được cơ cấu giống mỗi mùa vụ, các DN nên trực tiếp đặt hàng
từng loại lúa theo nhu cầu, địa phương sẽ tổ chức các vùng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu
18 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
thị trường. Có như thế mới không xảy ra tình trạng thứ thừa, thứ thiếu như hiện nay” -
ông Quốc đề nghị.
2.2. XUẤT KHẨU GẠO “NHÌN VỀ NĂM NAY, LO VỀ NĂM TỚI”
Biểu đồ: Sản lượng gạo xuất khẩu tại Việt Nam đến cuối tháng 11/2011
Nguồn: Tổng cục hải quan
Xuất khẩu gạo năm 2011 chỉ còn phải chờ thêm ít ngày để chốt lại các mốc kỷ lục
mới. Số liệu đến cuối tháng 11/2011, Việt Nam đã có sản lượng gạo xuất khẩu vượt cả
năm đỉnh cao trước đó, với tốc độ tăng trưởng kim ngạch ở mức gần gấp hai cùng kỳ năm
ngoái.
Sự thành công trên đấu trường quốc tế của gạo Việt cũng thể hiện ở góc độ giá đuổi
kịp Thái Lan ở một số thời điểm, hay thiết lập chặt chẽ các mối quan hệ bạn hàng truyền
thống với Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và mở ra nhiều thị trường mới
quan trọng như Bangladesh, Côte d'Ivoire, Senegal…
Nhưng, nhìn về tổng thể, xuất khẩu gạo năm nay có thể thấy được trên biểu đồ về sản
lượng và kim ngạch, gắn với nó là ba giai đoạn: trắc trở đầu năm, hanh thông kéo dài suốt
quý 2 và phần lớn quý 3, để rồi lại trùng xuống trong những tháng cuối năm này.

2.2.1 Từ trắc trở
Đầu năm nay, trong tình thế giá gạo điều chỉnh giảm nhẹ và xuất khẩu tháng 1 không
mấy khả quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thận trọng dự báo, khối lượng
gạo xuất khẩu trong năm 2011 sẽ chỉ dao động ở mức 5,5-6,1 triệu tấn.
Lo ngại kỷ lục trên 6,7 triệu tấn gạo xuất khẩu năm trước đó không thể duy trì, hội
nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu gạo năm 2011 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam vào
19 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
lúc “khai xuân” cũng chỉ đưa vào kế hoạch phấn đấu 6 triệu tấn, mức kim ngạch tương
đương năm trước đó, vào khoảng 3 tỷ USD.
Sự thận trọng kể trên dường như không thừa. Châu Phi và Trung Đông gặp khó khăn
do bất ổn chính trị leo thang. Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là
Philippines, với kim ngạch năm 2010 gần đạt 1 tỷ USD, đột ngột thay đổi chính sách, cho
phép khu vực tư nhân tham gia sâu vào nhập khẩu gạo.
Sự trì hoãn và giảm nhập khẩu từ thị trường Philippines trong giai đoạn này đã góp
phần tạo nên giai đoạn trì trệ trong xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm.
Đài Loan, Singapore cũng nằm trong số các thị trường giảm mạnh mức sản lượng và kim
ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong năm nay…
2.2.2 Đến thành công
Nhưng “trong cơn bĩ cực” nhiều bạn hàng truyền thống khác đã trám chỗ nhanh
chóng mà Indonesia là một ví dụ điển hình. Ngay trong tháng đầu năm, quốc gia này đã
nhập khẩu hơn 200 nghìn tấn gạo Việt Nam, chiếm gần 2/3 tổng lượng gạo xuất khẩu của
cả nước trong tháng.
Sự gia tốc của nhiều thị trường cũng thúc đẩy Philippines quay trở lại. Thực tế đến
cuối tháng 11 năm nay, bạn hàng lớn của năm ngoái chỉ còn duy trì mức kim ngạch bằng
một nửa 2010, nhưng vẫn đứng thứ hai trong các đối tác quan trọng hàng đầu của gạo
Việt.
Tính trong 11 tháng năm 2011, Indonesia đã thế chỗ hoàn toàn Philippines để trở
thành đối tác lớn nhất của gạo Việt Nam, với sản lượng nhập khẩu đạt hơn 1,7 triệu tấn,
giá trị kim ngạch xấp xỉ 930 triệu USD.

Song hành cùng xu hướng kể trên, rất nhiều thị trường mới được gạo Việt Nam khai
phá trong năm nay, đáng kể là Bangladesh, Côte d'Ivoire, Senegal, duy trì ở mức nhập
khẩu 3-4 trăm nghìn tấn với kim ngạch đều vượt 100 triệu USD đến gần 200 triệu USD.
Kéo dài từ khoảng tháng 3 cho đến tháng 8/2011, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt
nam liên tục trụ vững ở mức từ trên 650 triệu đến gần 900 triệu tấn một tháng.
2.2.3 Và… trùng xuống
Nhưng vào tháng 9/2011, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đột ngột giảm hơn
40% so với tháng trước đó.Trong khoảng 3 tháng gần đây, lượng gạo liên tục duy trì xu
hướng giảm đó, về lại mức khoảng 400-450 nghìn tần/tháng.
Đầu tháng này, bản tin cập nhật dự báo thị trường một số nông sản của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp tục hạ mức dự báo lượng gạo xuất khẩu trong năm
nay xuống mức 7,37 triệu tấn. Nhưng với đà này, khả năng đạt được con số dự báo nêu
cũng không dễ.
Nguyên nhân chính cho những thay đổi vừa qua là do Ấn Độ đã quay trở lại thị
trường cung ứng gạo. Quốc gia này, cùng với Pakistan đã cung cấp ra thị trường một
lượng gạo lớn với giá rẻ, tác động mạnh đến giá gạo của Việt Nam, cũng như hướng nhu
cầu của nhiều đối tác nhập khẩu sang phía họ. “Vì giá của họ thấp quá, có lúc giá thấp
hơn đến 100 USD/tấn, có khi lên đến 120-130 USD/tấn”, Chủ tịch Hiệp hội lương thực
20 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong cho biết như vậy.“Hiện nay, gạo Ấn Độ và
Pakistan đang làm cho giá thị trường giảm xuống quá nhanh”.
Ấn độ đã tuyên bố sẽ bán 2 triệu tấn gạo trong năm nay, nhưng nhiều phỏng đoán cho
rằng con số có thể còn lớn hơn thế. Thái Lan cũng đang tồn kho lớn, khoảng 2 triệu tấn
của nhà nước, các nhà máy xay khoảng 3 triệu tấn. Trong khi đó, Việt Nam đang đứng
trước một vụ Đông Xuân dự kiến sẽ đạt sản lượng lớn hơn mọi năm.
“Giá này thì thị trường cũng chưa chấp nhận, người ta còn phải chờ. Vì vậy, vô đầu
năm chúng ta sẽ có khó khăn, giá mình sẽ bị ảnh hưởng theo. Thu hoạch vụ Đông Xuân
này, giá lúa gạo trong nước có thể giảm xuống thấp”, ông Phong nhìn nhận.
Theo Chủ tịch VFA, kế hoạch xuất khẩu gạo năm 2012 sẽ chỉ dự kiến ở mức khoảng 6,5-

7 triệu tấn.(TBKT, 23/12).
21 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
2.3. NHU CẦU XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀ THÁI LAN SÔI ĐỘNG
Tuần cuối tháng 2, thị trường gạo thế giới diễn biến khá tích cực. Khách hàng đã quay
trở lại với gạo Thái Lan sau khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn ở cảng biển Ấn Độ. Yếu tố
này đã đẩy giá tại nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới hồi phục nhẹ, trong khi nhu cầu
từ Trung Quốc và châu Phi cũng hỗ trợ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Biểu đồ: thị trường gạo thế giới diễn biến khá tích cựctuần cuối tháng 2/2012
Nguồn: Tổng cục hải quan
Gạo Ấn Độ giá vẫn rẻ hơn so với gạo Việt Nam và Thái Lan, song các thương gia cho
biết hạ tầng cơ sở cho xuất khẩu của Ấn Độ không thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu
với khối lượng lớn.
Gạo 100% B của Thái Lan nhờ đó đã tăng giá lên 540 đô la/tấn, FOB, vào ngày đầu
tiên của tháng 3, ngày mùng 1, từ mức 535 đô la một tuần trước đó. Gạo 5% tấm cũng
tăng từ mức 525 đô la lên 530 đô la.
Tuy nhiên, các thương gia Thái Lan cho biết việc khách hàng chuyển từ gạo Ấn Độ
sang Thái Lan trong thời gian qua chỉ là giải pháp tình thế của họ, mua bù chỗ thiếu hụt
từ Ấn Độ, còn còn xu hướng dài hạn vẫn không khả quan với giá gạo Thái, bởi giá cao
hơn không chỉ so với gạo Ấn Độ mà cả với Việt Nam.
22 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
Đầu tháng này, uỷ ban chính phủ phụ trách về lúa gạo của Ấn Độ đã xem xét lại tình
hình xuất khẩu gạo và quyết định sẽ tiếp tục chính sách miễn thuế xuất khẩu gạo thường,
bởi lượng dự trữ còn rất nhiều.
Tương tự như ở Thái Lan, giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu tại Việt Nam cũng tăng
vào tuần cuối của tháng 2, bởi nông dân hy vọng các công ty thành viên của Vinafood 2 –
nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, sẽ mua 3,8 triệu tấn lúa đông xuân để tích trữ. Khối
lượng đó sẽ chiếm khoảng 1/3 sản lượng mùa này.
Nhân viên của một công ty nước ngoài ở TPHCM cho biết nhiều tàu nhỏ đã bốc xếp

gạo ở cảng TPHCM để chở ra phía bắc cho Trung Quốc, hoạt động này cũng hỗ trợ giá
tăng vào cuối tháng 2.
Gạo 5% tấm của Việt Nam bước vào tháng 3 đạt mức giá chào 410-420 đô la/tấn,
FOB cảng Sài Gòn, so với 400-430 đô la một tuần trước đó, trong khi gạo 25% tấm giá
cũng từ mức 375-380 đô la lên 385 đô la/tấn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc, HongKong và Đài Loan trong tháng 1 đã
tăng gần gấp 3 lên tổng cộng 27.200 tấn, từ mức 10.400 tấn của tháng 1/2011, theo thống
kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu tới 100.000 tấn gạo sang HongKông, chiếm 1/3
tổng lượng gạo nhập khẩu vào Hongkong, từ mức chỉ dưới 1% năm 2007, theo báo
Vietnam News dẫn tin từ một quan chức ngành lúa gạo Hongkong trong chuyến thăm
Việt Nam.
Tuy nhiên ngay những ngày đầu tháng 3, giá gạo xuất khẩu tại châu Á lại có xu hướng
quay đầu giảm, nhất là sau khi Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia thông báo sẽ không
nhập khẩu gạo năm 2012.
Hôm 2/3 Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia thông báo nước này không cần nhâp khẩu
gạo trong năm nay nếu Cơ quan cậu cần quốc gia - Bulong – mua đủ lúa gạo từ nông
dân.
Chỉ mới 2 tuần trước đây các quan chức Indonesia thông báo nước này sẽ nhập khẩu 2
triệu tấn gạo. Indonesia là một trong những nước có mức tiêu thụ gạo trung bình người
lớn nhất thế giới, và đang đặt mục tiêu dự trữ 4 triệu tấn gạo trong năm 2012, và cần có
thêm khoảng 2,6 triệu tấn mới đạt mục tiêu này. Hiện dự trữ gạo Indonesia mới khoảng
1,4 triệu tấn.
Nông dân ở ĐBSCL của Việt Nam đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân, dự kiến sắp
bước vào lúc cao điểm. Vụ này có sản lượng cao nhất, thường được sử dụng cho xuất
khẩu. Mặc dù thị trường lúa gạo những ngày qua có sôi động chút ít, song nhìn chung xu
hướng giảm giá vẫn bao trùm.
23 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết giá lúa khô loại thường tại kho khu

vực ĐBSCL hiện dao động từ 5.100-5.300 đồng/kg, song lượng gạo thương phẩm cấp
thấp IR 50404 đang còn dư thừa rất nhiều, khó tiêu thụ do nhiều địa phương đã gieo cấy
giống lúa này vượt quá 50% diện tích. Với đà này, dự báo giá lúa gạo nội địa trong thời
gian tới sẽ tiếp tục giảm. Đây chính là thời điểm cần can thiệp ngay vào thị trường bằng
việc thu mua tạm trữ. Điều đó sẽ vừa đảm bảo mục tiêu chính trị là nâng đỡ giá lúa cho
nông dân, chấp nhận cuộc chơi trung hạn với thị trường thế giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất, Bộ Công Thương phối hợp với
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cân đối lượng gạo xuất khẩu để chỉ đạo các công
ty thu mua lúa kịp thời cho bà con nông dân.
Tại công văn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Ngân hàng
Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại bố trí đủ vốn để VFA thu mua tạm trữ 1
triệu tấn gạo với lãi suất thấp nhất so với lãi suất cho vay thông thương với thời gian thu
mua từ 15/3-30/4/2012 và thời gian tạm trữ là 03 tháng, và đề nghị Bộ Công Thương chủ
trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan họp bàn biện pháp trình Thủ tướng Chính phủ
cơ chế hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ khi giá thóc trên thị trường xuống thấp hơn
5000đ/kg.
24 | P a g e
KINH TẾ VI MÔ
CHƯƠNG 3
CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 CẦU TRONG NƯỚC
Theo Bộ Công thương, lượng cung nguồn lúa gạo hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ nhu
cầu trong nước. Tại khu vực ĐBSCL, sản lượng lúa vụ hè thu đã đạt 8 triệu tấn. Sản
lượng lúa gạo trong năm có thể đạt 36 triệu tấn. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm 2012,
lượng gạo dự trữ trong kho mỗi tháng sẽ đạt khoảng 300.000 - 500.000 tấn, góp phần bổ
sung lượng gạo dự trữ.
Do nhiều năm được mùa nên tỷ lệ dự trữ lương thực trong kho đạt trên 40%, cao hơn
nhiều so với mức an toàn 17-18% mà quốc tế công nhận. Để cân đối nguồn gạo dành cho
xuất khẩu từ nay đến cuối năm 2012, Bộ Công thương đã kiến nghị Bộ NN và PTNT chủ
trì, cùng với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các địa phương cân đối lại lượng gạo

hàng hóa dành cho xuất khẩu. Bộ Công thương cũng đề nghị UBND các tỉnh giáp biên
giới chỉ đạo các cơ quan hữu quan theo dõi sát diễn biến thị trường, có báo cáo kịp thời
để các bộ, ngành đánh giá chính xác và có biện pháp điều hành kịp thời.
3.2 CẦU NGOÀI NƯỚC
3.2.1 Nhu cầu tiêu dùng gạo thế giới
Theo dư báo của USDA tháng 2 năm 2007, thương mại lúa gạo toàn cầu tăng 2,4 %
hàng năm từ năm 2007 dến 2016. đến năm 2016 thương mại lúa gạo toàn cấu đạt mức 35
triệu tấn, tăng gần 25% so với mức năm 2002. Trong những năm tới các giống gạo hạt dài
dự tính khoảng ¾ thương mại lúa gạo toàn cầu. Đây là một lợi thế cho Việt nam. Gạo hạt
dài sẽ được nhập khẩu bởi nhiều nước Nam và Đông Nam Á, nhiều nước ở Trung Đông
và phần lớn các nước vùng Sahara Châu Phi và các nước Châu Mỹ la tinh. Gạo hạt ngăn
và hạt trung bình dự kiến tăng 10-12% thương mại toàn cầu, với các nước nhập khẩu chủ
yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Papue Neư Guine v.v.
Gạo thơm như Basmati và Jasmine được các nước có thu nhập cao nhập khẩu. Về
nước nhập khẩu, Indonesia và Bangladesh sẽ là hai nước nhập hàng đầu, do tăng dân số,
mặt khác hạn chế về đất đai và mức thâm canh cao làm cho các nước này khó có cơ hội
mở rộng sản xuất đáng kể. Các nước vùng Sah a ra và rung đông tăng trưởng cầu nhanh
25 | P a g e

×