Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bệnh thán thư (Anthracnose) trên Xoài ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.13 KB, 4 trang )


Bệnh thán thư
(Anthracnose) trên Xoài


Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra
Bệnh gây hại nặng trong những ngày có sương mù hoặc có
mưa nhỏ kéo dài (mưa bụi), nhất lá mưa đêm, hoặc những
cây xoài trồng ở vùng gần biển (vùng bị nhiễm mặn). Bệnh
gây hại trên lá, cành non, phát hoa và tất cả các giai đoạn
phát triển của trái.
Trên lá bệnh gây hại khi lá còn non, vết bệnh đầu tiên lá
những chấm nhỏ tròn màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn
dần, có hình tròn, rìa có góc cạnh màu xám, các vết bệnh khi
già khô giòn và rách đi đến khi bệnh tấn công ngay gân phụ
của lá làm lá xoài bị vặn vẹo hoặc xoắn lại, nhiều vết bệnh
liên kết lại với nhau làm cháy mảng lớn, làm giảm khả năng
quang hợp của cây.

Cành non bị nhiễm từ chóp cành và lan dần vào trong làm
cành bị thối đen, khô và chết.
Trên hoa bệnh thường nhiễm ở cuống hoa hoặc cánh hoa, vết
bệnh lá những chấm nhỏ màu đen, sau đó làm thối đen cánh
hoa và lan vào trái làm rụng trái non.
Trên trái bệnh đầu tiên lá những chấm nhỏ tròn, màu đen hơi
lõm vào, sau đó vết bệnh lớn dần có màu nâu xám thịt trái
bên trong nơi vết bệnh bị chai sượng, vết bệnh lớn dần đến
khi có vòng đồng tâm trên vết bệnh, nhiều vết bệnh liên kết
lại với nhau thành mảng to bất dạng. Nếu ẩm đóä cao bệnh
làm nứt trái và sau cùng rụng đi. Trong mùa mưa có mưa
nhiều và kéo dài làm bào tử nấm chảy xuống tập trung ở


chóp trái làm thối chóp trái, hoặc tạo thành sọc chạy dọc từ
cuống đến chóp. Trên trái chín vết bệnh lá những chấm nhỏ
xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên trái, sau đó vết bệnh lớn dần
và lõm xuống có nhiều vòng đồng tâm, bên trong thịt bị thối
chua, trên bề mặt vết bệnh cũ có lớp bụi màu hồng nhạt, đến
khi bệnh làm thối cả trái.
PHÒNG TRỊ
 Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh.
 Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh.
 Phun thuốc khi thấy bệnh xuất hiện hoặc sau những cơn
mưa, nhất lá mưa đêm (có thể phun ngừa vào chiều nếu dự
đoạn tối đến có thể có mưa) bằng các loại thuốc sau:
Mancozeb 80 WP, Copper B 75 WP, Benomyl 50 WP,
Antracol 70 WP, Bavistin 50 FL, Daconil 75 WP, Ridomil
MZ 72 WP liều lượng 15-30 g(cc)/8 lít, phun 7-10
ngày/lần, nên thay đổi thuốc sau vài lần phun để tráng sự
quen thuốc của mầm bệnh.
 Khi thu hoạch trái nên nhúng trái vào dung dịch thuốc
Benomyl 0,1% ở 52oC, hoặc nhúng trái trong nước nóng
54oC trong 5 phút cũng hạn chế được bệnh.

×