Sai lầm cần tránh khi kinh doanh trên Internet
Doanh nghiệp của bạn có hài lòng với số lượt khách truy cập vào trang web của mình
không? Khả năng chuyển hóa các lượt truy cập đó thành các cơ hội bán hàng của
doanh nghiệp được bao nhiêu ?
Nếu trang web không giúp tạo ra những thương vụ thường xuyên thì có khả năng
bạn đang mắc phải một vài sai lầm phổ biến dưới đây khi kinh doanh trên Internet:
Mỗi ngày có hàng trăm triệu lượt tìm kiếm thông tin từ internet và có thể nhiều người
trong số ấy đang tìm những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang chào
bán. Do đó, nếu không thu hút được sự chú ý của họ thì có nghĩa là một đối thủ cạnh
tranh của bạn đang làm được điều ấy.
Đa số người tiêu dùng thường truy cập vào Google để gõ từ khóa mô tả sản phẩm
hay dịch vụ mà họ cần tìm. Nếu trang web của bạn không xuất hiện trong trang 1
trong kết quả tìm kiếm thì làm sao người tiêu dùng biết được ?
Sai lầm cần tránh khi kinh doanh trên Internet
Trong trường hợp này, có thể doanh nghiệp đã mắc phải một số sai lầm sau:
1 Nghĩ rằng khách hàng không thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm
thông tin.
Những doanh nghiệp nhỏ thường có suy nghĩ rằng xây dựng một trang web là để
“người có, ta cũng có” chứ chẳng tin rằng khách hàng sẽ thường xuyên ghé thăm nó.
Do đó, các doanh nghiệp này thường để cho trang web sống lắt lay với rất ít thông
tin, không sử dụng các dịch vụ marketing hay quảng cáo.
2 Không mặn mà với các trang web tìm kiếm thông tin.
Điều đáng ngạc nhiên là có khá nhiều doanh nghiệp không muốn địa chỉ trang web
của mình xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm, mà lý do là không hiểu hết cơ chế
hoạt động của các trang web tìm kiếm này.
3 Không sử dụng từ khóa chuẩn thích hợp.
Để có khả năng xuất hiện ngay trong trang kết quả, doanh nghiệp nên ưu tiên sử
dụng nhiều từ khóa chuẩn để mô tả sản phẩm hay dịch vụ của mình trong trang chủ,
không dùng những câu văn với lời lẽ gián tiếp, xa rời tính năng của sản phẩm hay
dịch vụ.
4 Mô tả về doanh nghiệp quá rườm rà và phức tạp.
Khách hàng tìm kiếm thông tin trên internet thường rất ít kiên nhẫn.
Họ mong muốn ngay khi truy cập được vào trang web của doanh nghiệp thì có thể
tìm thấy câu trả lời cụ thể về tính năng, lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ và giá cả.
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều đối với khách hàng nếu doanh nghiệp chỉ nói về sứ
mệnh, tầm nhìn hay những cam kết chung chung trong trang đầu tiên này.
5 Việc đặt mua hàng hay thanh toán trên trang web không dễ dàng.
Khách hàng thường phải điền vào một mẫu đăng ký thông tin dài trước khi đặt mua
một món hàng nào đó trên trang web của doanh nghiệp.
Nếu quá trình xác nhận đơn hàng kéo dài và khách hàng hay gặp báo lỗi từ hệ thống
khiến cho việc thanh toán không dễ dàng thì quan hệ mua bán dễ bị cắt đứt. Nên
cung cấp số điện thoại để khách hàng đặt mua hàng trực tiếp trong trường hợp họ
không muốn mua qua mạng.
6 Không có cách lôi kéo khách quay trở lại.
Tỷ lệ chuyển hóa khách ghé thăm trang web thành khách hàng thật sự của doanh
nghiệp rất khác nhau tùy theo từng trang web và sản phẩm, nhưng tính trung bình
thì hiện nay tỷ lệ này chỉ khoảng 2%.
Nói cách khác, 98% khách hàng ghé thăm trang web của doanh nghiệp mà không
mua hàng ngay trong lần đầu tiên. Nếu khách hàng có quan tâm và đánh dấu trang
web này (bookmark) thì trong tương lai khi có nhu cầu mua hàng thật sự, họ có thể
dễ dàng tìm lại thông tin.
Do đó, bạn nên tìm một lý do để đề nghị khách cung cấp số điện thoại, địa chỉ email
trước khi rời trang web.
Những lý do có sức thuyết phục là đăng ký nhận bản tin miễn phí, tham dự một
chương trình khuyến mãi đặc biệt hay một sự kiện quan trọng, tải một tài liệu liên
quan trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng.
Qua những hoạt động đó, sau này doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội để tiếp thị
các sản phẩm hay dịch vụ của mình.