Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

VO CHONG A PHU - ôn thi đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.96 KB, 2 trang )

Vo chong a phu
Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo
vệ con người. Bởi Nam Cao đã từng nói “Nghệ thuật khơng cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ
thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những
kiếp sống lầm than” (Trăng Sáng). Chúng ta đặc biệt trân trọng những tác phẩm được kết tinh
bước phát triển của chặng đường văn học này, trong đó xuất sắc nhất vẫn phải kể đến “Vợ chồng
A Phủ” của nhà văn Tơ Hồi.
Tơ Hồi là nhà văn thuộc thế hệ vàng của văn học hiện đại Việt Nam, được mệnh danh là
cây đại thụ văn chương, một đời cần cù đi và viết. Ông được gọi là một “cuốn từ điển sống” bởi
vốn tri thức phong phú về đời thường. Ông viết nhiều và viết kỹ, “chữ nghĩa của ông cất lên từ
đời sống nhưng… được chắt lọc kỹ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tơ Hồi thường là
kết quả của một q trình quan sát” (Nguyễn Đăng Điệp).
Trong suốt tám tháng năm 1952, Tơ Hồi đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, cùng sống
với đồng bào các dân tộc thiểu số. Hình ảnh Tây Bắc “đau thương và dũng cảm” đã “thành nét,
thành người, thành việc”, đã “để thương, để nhớ” cho nhà văn nhiều quá, thôi thúc ông viết nên
tập “Truyện Tây Bắc”, trong đó có truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Như vậy, từ Tây Bắc, Tơ
Hồi khơng chỉ gặt hái được “mùa văn chương” mà còn là “mùa tình dân”.
Đoạn trích kể về cuộc đời của Mị và A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, hiếu thảo vì món nợ của bố
mẹ mà cơ trở thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Mị sống kiếp nô lệ hết năm này qua
năm khác cho đến khi gặp A Phủ - một chàng trai nghèo mồ côi, dũng cảm, lao động giỏi, do
đánh con quan nên phải ở đợ khơng cơng cho nhà thống lí. Vì để hổ ăn mất con bị nên A Phủ bị
trói đứng vào cột suốt mấy đêm liền. Cảm thương cho A Phủ, Mị đã cởi trói cho anh và cùng anh
trốn khỏi Hồng Ngài.
(................................................................Phân tích....................................................................)
Có thể nói, bằng tài năng tuyệt vời của mình, Tơ Hồi đã xây dựng nên những hình tượng
nhân vật vơ cùng chân thật và sống động. Nếu Mị là hình tượng tiêu biểu cho phụ nữ miền núi
nước ta trong thời kì trước Cách mạng đến những năm kháng chiến chống Pháp thì A Phủ mang
nét đẹp tiêu biểu cho những thanh niên dân tộc miền núi Tây Bắc: thật thà, chất phác, khỏe mạnh
tuy bị đẩy vào số phận khổ đau nhưng không nguôi khát vọng tự do.
Bên cạnh bức tranh hiện thực về tội ác của giai cấp thống trị cùng cuộc sống tăm tối của
nhân dân, tác phẩm còn lại một bài ca về tình người, bài ca về khát vọng sống, khát vọng tự do.


Hành động cắt đứt dây trói, bước chân gấp gáp chạy khỏi nhà thống lí và đứng dưới lá cờ Cách
mạng của Mị và A Phủ chính là sự vùng lên tất yếu của những con người không đầu hàng số
phận. Tác giả bày tỏ sự đồng cảm, xót thương nhưng cũng đầy tự hào, ngợi ca khi viết về họ và
cuộc đời của học. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này.
Về nội dung, “Vợ chồng A Phủ” chính là lời tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong
kiến. Truyện đã phản ánh chân thực mâu thuẫn giai cấp căng thẳng và cuộc sống tăm tối của
nhân dân lao động nghèo ở miền núi Tây Bắc.


Về nghệ thuật, tác phẩm cho thấy tài năng trong việc dẫn chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật
của Tơ Hồi. Đặc biệt, dưới ngịi bút miêu tả bậc thầy, Tơ Hồi cũng đã phác họa cho người đọc
một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần sự áp bức dã man của bọn thống
trị miền núi. Qua giọng kể khi thì khách quan, khi thì nhập vào nhân vật, cùng ngơn ngữ sinh
động, chọn lọc, có sáng tạo, bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân Tây
Bắc đã được hiện lên vô cùng chân thật và xúc động.
“Văn học là cuộc đời... Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”, mỗi
người nghệ sĩ chân chính đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa hiện thực và đời sống. Đời
sống là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho những sáng tác nảy nở, bước đi trên từng nẻo
đường là từng giọt tư tưởng chắt chiu được hình thành. Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, không
chỉ tố cáo, lên án bọn quan lại phong kiến chúa đất miền núi, Tơ Hồi cịn phát hiện, ngợi ca vẻ
đẹp về khát vọng tự do hạnh phúc, cùng sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao động. Đó
chính là chủ nghĩa nhân đạo Cách mạng, gắn tình thương vào đấu tranh, gắn niềm tin vào tương
lai đầy triển vọng của con người. Cùng với cốt truyện sáng tạo, tình huống truyện độc đáo, nghệ
thuật kể chuyện giản dị, “Vợ chồng A Phủ” vẫn giữ nguyên được vẹn nguyên vẹn sức hấp dẫn
qua từng thập kỉ.



×