Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Nhà mồ cổ Gia rai pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 5 trang )



Nhà mồ cổ Gia rai

Lời cúng hồn hòa trong ánh lửa bập bùng soi tỏ những bức tượng nhà mồ độc đáo
tạo nên không gian huyền bí cho ngôi nhà mồ của người Gia rai trong ngày lễ bỏ
mã. Để rồi, những ngôi nhà ấy trở thành niềm tự hào của người sống và là nơi trú
ẩn vĩnh viễn của người chết.

Nhà mồ cổ Gia rai – Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Theo phong tục từ ngàn đời nay, trước lễ bỏ mả vài chục ngày, người Gia-rai vào
rừng chọn cây gỗ tốt để dựng nhà mồ. Nhà mồ là sản phẩm kiến trúc độc đáo được
xây dưng từ những bàn tay tài hoa, khéo léo của cả cộng đồng. Những người già có
nhiều kinh nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, còn thanh niên trai tráng
thì dựng cột và làm những việc nặng nhọc hơn.
Khi đo đạc làm nhà mồ, người ta không dùng thước mà dùng những đơn vị cơ thể
người. Ví dụ: 1 hapa (một sải tay); 1 hlok (1 cánh tay); 1 hagan (1 bàn tay)…. Lấy
con người làm trung tâm, làm hệ thống đơn vị đo lường đã cho thấy việc coi tầm
vóc con người là chuẩn mực, đề cao vẻ đẹp con người đó cũng là một nét độc đáo
trong nghệ thuật và kiến trúc dân gian Tây Nguyên. Trong kiến trúc, một trong
những nét nghệ thuật là ở chỗ những công trình lớn thường được thiết kế sao cho
kiểu dáng nhẹ nhàng thanh thoát, thì các công trình nhỏ lại có dáng dấp hoành
tráng đồ sộ. Những ngôi nhà mồ Tây Nguyên chính là những công trình nhỏ mà
dáng vẻ lại hoành tráng đồ sộ, mang tầm khái quát cao. (quehuongonline.vn)
Điều đặc biệt là kỹ thuật dựng nhà mồ hoàn toàn thô sơ. Chính điều đó tạo cho nhà
mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.


Nhà mồ là sản phẩm kiến trúc độc đáo được xây dưng từ những bàn tay tài hoa,
khéo léo của cả cộng đồng Gia rai


Nhà mồ được dựng theo kết cấu, hai mái lớn (2 mái chính) hình thang cân, 2 mái
nhỏ (2 chái) ở hai đầu hồi đều hình tam giác cân, vách được ghép kín bằng những
thân cây gỗ dựng sát vào nhau, có 2 cửa nhỏ mở về hướng đông. Thường thì nhà
mồ có 8 cột gỗ đỡ bộ mái, tạo thành 2 hàng cột theo chiều dọc nền nhà.
Kết cấu mái nhà mồ khá đơn giản, gồm một hệ thống các xà đơn và xà ngang, trên
đó lợp bằng những tấm gỗ ván dày khoảng 3 cm, cạnh bên có đẽo gờ để lấp chồng
khít với nhau. Trên hai mái chính đều lợp một tấm đan bằng nan tre lồ ô với đầy
hoa văn trang trí. Hoa văn trên mái nhà mồ được trang trí công phu thường vẽ theo
lối dân gian, thường là hình cây rau dớn, cây đót, hoa bát canh, hoa hạt đa, hoa sao,
hoa chàm… đặc sắc nhất và nổi bật nhất là”hoa cây đoái”.
Chiếm vị trí trung tâm ở mỗi mái, gồm hình 5 thân cây có cành lá hoa quả và có
những con chim bay lượn phía trên; dưới gốc cây có người dùng nỏ bắn chim, phụ
nữ đeo gùi, những người uống rượu cần….Trên mái nhà mồ, ngoài các đồ án hoa
văn vẽ, cũng có mô típ hoa văn hình quả trám được tạo bởi kỹ thuật đan nam, tất cả
như tạo thành một bức tranh lớn, đẹp và hấp dẫn.
Hình ảnh các tượng gỗ là một điều không thể thiếu và tạo nên nét đặc sắc nhất cho
các ngôi nhà mồ. Thông thường, quanh mỗi nhà mồ người Gia rai có 27 tượng gỗ
nhô lên nối tiếp liền với những cột chính để liên kết với hàng trăm khúc gỗ tròn
nhỏ dựng thành hàng rào. Tượng gỗ được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường
nét, hình khối, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết, song hết sức sinh động,
mộc mạc mà chân thực, mang đậm triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực
đan xen hài hòa. Theo quan niệm của người Gia rai, người chết cũng có cuộc sống
như người dương gian. Vì vậy, tập hợp những tượng gỗ xung quanh nhà mồ là
hình ảnh diễn tả những người đi theo hầu hạ người chết. Không những thế, nó còn
có tác dụng tô điểm, làm cho buổi lễ bỏ mả sinh động hơn.
Những tượng gỗ này có nội dung hết sức phong phú đa dạng, phản ánh đầy đủ và
chân thực cuộc sống của người dân tộc Gia-rai. Tượng gỗ thể hiện sự sinh sôi nảy
nở của một cuộc sống ở bên kia thế giới. Đó là hình ảnh một cặp nam nữ đang
trong tư thế tín giao, hình người đàn bà chửa, hình người ngồi trong tư thế hài nhi,
hình người mẹ bồng con… tất cả diến tả một sự kết hợp âm dương để sinh thành

nên sự sống. Con người thuở nguyên sơ, phô bày trong dáng khoả thân, minh
chứng sức mạnh truyền đời của loài người với những nét đẽo khô ráp nhưng được
cường điệu những bộ phận người cần được phô trương, bởi thế đường nét mạnh
mẽ, gây ấn tượng rất mạnh, rất khác thường. Với những đường nét thô sơ nhưng
được những nghệ nhân chạm khắc tinh tế và có hồn.
Nhà mồ không chỉ là một công trình kiến trúc mang tính tín ngưỡng lâu đời mà còn
là một công trình nghệ thuật tổng hợp, gồm nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, kiến
trúc và trang trí mỹ thuật độc đáo.

×