Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.24 KB, 62 trang )

Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Lời cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này cũng như trong suốt thời
gian học
Xin cảm ơn các bạn trong lớp đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi, để tôi hoàn
thành tiểu luận này một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 11 năm 2010
Sinh viên:
Nguyễn Thị Phương Ly

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
1
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
PHẦN MỞ ĐẦU
I .Lí do chọn đề tài
“Ngôn ngữ không những là một thứ của cải vô cùng quý báu trong cuộc sống
con người mà còn là một hoạt động kì diệu của con người. Ngôn ngữ không phải là
một nhưng nó thu hút mọi cái. Không có một sự vật nào, một hoạt động nào mà
ngôn ngữ không vươn tới được”( Trích “Huy Thông văn học và ngôn ngữ”)
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp đồng thời nó là chất liệu để sáng tạo nghệ
thuật . Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật làm cho nó khác với ngôn ngữ của các
phong cách khác là tính hình tượng, tính cá thể và tính cụ thể hóa. Ngôn ngữ văn
chương được xem là một công cụ cơ bản để thể hiện hình tượng văn học “ngôn ngữ
là yếu tố thứ nhất của văn học”
Do tính hình tượng và luôn hướng vào chức năng thẩm mỹ nên khi diễn đạt
ngôn ngữ văn chương cần đến các biện pháp tu từ làm cho ngôn ngữ có hình ảnh,
tạo cho ngôn ngữ có nhiều lớp, nhiều tầng bậc ý nghĩa phục vụ cho mục đích, ý đồ
sáng tác của nhà văn. Đại từ xưng hô vốn là một nét đẹp trong văn hóa của người
Việt Nam. Nó thể hiện người Việt Nam rất gần gũi, thân thiện, dễ mến nhưng cũng


rất đỗi tinh tế trong cách nói năng. Đi vào những tác phẩm văn học đại từ xưng hô
trở thành một phương tiện ngôn ngữ có tác dụng tạo nên tính hình tượng và làm
phong phú hơn cách diễn đạt của nhà văn.
Phân tích tác phẩm văn học tức là tiếp cận với các lớp ngôn ngữ. Khi ta thật sự
“thấm” tác phẩm văn học chính là lúc đã bóc trần các lớp ngôn ngữ và hiểu hết các
tầng ý nghĩa của chúng. Hầu như các nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo nên tác phẩm
nghệ thuật đều sử dụng đến đại từ xưng hô đặc biệt là ở các tác phẩm tự sự. Nhưng
có nhà văn xem nó là trọng có người lại không quan tâm nhiều lắm đến nó. Điều
này phụ thuộc vào quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật.
Trong đó có thể kể đến các tác giả đã vận dụng khá thành công đại từ xưng hô như
Hồ Xuân Hương, Nam Cao, Khái Hưng, Tố Hữu, Nguyễn Công Hoan
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
2
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng
cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Ông thuộc lớp nhà văn những năm 20 đầu thế
kỉ, lớp người đang mò mẫm tìm đường công phá. Công lao của ông là giữa các ngã
ba, ngã tư đường nơi mà những người cầm bút đang phân vân, thậm chí có thể lạc
lối giữa những nguồn ảnh hưởng phức tạp, cũ mới tốt xấu lẫn lộn, ông đã chọn cho
mình con đường đi về phía truyền thống dân tộc, về phía quần chúng bị áp bức -
con đường của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam. Ông viết nhiều và cũng thử
bút trên nhiều thể loại ( truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, tiểu luận ) nhưng được
đánh giá cao nhất là thể loại truyện ngắn. Ông được vinh dự đứng trên đỉnh vinh
quang của thể loại truyện ngắn Việt Nam, được xem là bậc thầy truyện ngắn. Về
phương diện nghệ thuật, ông thành công ở việc sử dụng ngôn ngữ kịch, khả năng
kịch hóa trần thuật , ngôn ngữ giễu nhại , chất trào phúng và cả việc sử dụng đại từ
xưng hô. Tuy vậy nghệ thuật sử dụng đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan chưa được nghiên cứu và tìm hiểu đúng mực. Đó chính là lí do tôi chọn
đề tài “ Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”
II. Mục đích của đề tài

• Khảo sát và tìm hiểu hệ thống đại từ xưng hô được Nguyễn Công Hoan sử dụng
trong những truyện ngắn của ông.
• Đánh giá những thành công về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của việc sử dụng
đại từ xưng hô .
• Nhằm khẳng định tài năng của bậc thầy truyện ngắn Việt Nam – Nguyễn Công
Hoan .
• Giúp khám phá vẻ đẹp của đại từ xưng hô trong tác phẩm văn học. Qua đó, làm tăng
thêm tình yêu đối với tiếng Việt.
III. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan vẫn là
“mảnh đất hứa hẹn” ở các tầng bậc ý nghĩa mới. Các nhà nghiên cứu đã khai thác
ngôn ngữ diễn đạt của Nguyễn Công Hoan trên nhiều phương diện : thi pháp truyện
ngắn, bút pháp tự sự, ngôn ngữ trào phúng Về phương diện ngôn ngữ của Nguyễn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
3
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Công Hoan đã có nhiều tác giả đề cập đến . Nguyễn Thanh Tú nghiên cứu “Chất
hài trong câu văn Nguyễn Công Hoan” cho rằng : ngôn ngữ của Nguyễn Công
Hoan là một thứ ngôn ngữ suồng sã, để lật ngược, lộn trái, nhòm ngó từ dưới và từ
trên đập vỡ vỏ ngoài để nhìn vào bên trong”. Đánh giá “Kĩ thuật viết truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan”, tác giả Lê Thị Đức Hạnh cho rằng “ngôn ngữ của
Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng được chọn lọc và nâng cao, đậm
hương vị ca dao tục ngữ ,có khi tác giả đưa ca dao tục ngữ vào truyện một cách rất
tự nhiên, thoải mái. Những chữ dùng của ông thường giản dị, giàu hình ảnh, cụ
thể ”
Theo tìm hiểu của tôi thì tôi chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào về
việc sử dụng đại từ xưng hô của Nguyễn Công Hoan. Đối với những tác giả khác
như Nam Cao, Khái Hưng thì có nhiều người đã nghiên cứu như : “Tìm hiểu đặc
trưng phong cách Nam Cao qua hệ thống đại từ trong sáng tác trước cách
mạng tháng Tám” – Nguyễn Thị Phương, luận án thạc sĩ khoa học, đại học sư

phạm Huế, 1997; Sinh viên Hồ Thị Aí Vân với niên luận “Khảo sát việc sử dụng
đại từ xưng hô trong tác phẩm Nửa chừng xuân”- Khái Hưng”- Khoa văn – Trường
ĐHSP Huế. Tôi hi vọng với công trình nghiên cứu của mình sẽ là bước khởi đầu
cho việc nghiên cứu đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
IV.Phạm vi nghiên cứu
Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Công Hoan là một cây bút truyện ngắn
xuất sắc. Ông đã đóng góp hơn 300 truyện ngắn, đây là một con số không nhỏ. Vì
giới hạn của một niên luận nên người viết chỉ lựa chọn ba mươi tư truyện tiêu biểu
với tần số xuất hiện các đại từ xưng hô cao trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan – Nhà xuất bản văn học - Năm 2010
V. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết sẽ sử dụng những phương pháp cơ bản sau :
• Thống kê, phân loại : thống kê hệ thống đại từ xưng hô được sử dụng trong
ngôn ngữ truyện ngắn n, dựa trên các tiêu chí để phân loại ra thành từng
nhóm cụ thể.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
4
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
• Phân tích, miêu tả : dựa trên kết quả của bảng thống kê, phân loại, người viết
sẽ đi tiến hành miêu tả phân tích để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của
hệ thống đại từ xưng hô mà Nguyễn Công Hoan đã lựa chọn.
• Hệ thống hóa, khái quát hóa : khi tiến hành các phương pháp trên người viết
luôn sử dụng phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa để người đọc có một
cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về hệ thống đại từ xưng hô trong truyện
ngắn Nguyễn Công Hoan
V. Cấu trúc đề tài
Phần I : Phần mở đầu
I – Lí do chọn đề tài
II – Mục đích nghiên cứu của đề tài
III – Lịch sử đề tài

IV – Phạm vi nghiên cứu của đề tài
V – Cấu trúc đề tài
Phần II : Phần nội dung
Chương I : Những vấn đề chung
I.1 Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm
I.1.1 Tác giả
I.1.2 Tác phẩm
I.2 Một số khái niệm chung liên quan đến đề tài
I.2.1 Đại từ
I.2.2 Từ xưng hô
I.2.3 D
Chương II : Thống kê, phân loại nhận xét về đại từ xưng hô trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan
II.1 Thống kê, phân loại
II.2 Nhận xét
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
5
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Chương III : Gía trị của việc sử dụng đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan
III. 1 Về mặt nội dung
III.2 Về mặt nghệ thuật
Phần III : Phần kết luận
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I . Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm
I.1 Tác giả
Nguyễn Công Hoan là một trong những đại biểu ưu tú của trào lưu văn học hiện
thực phê phán trước cách mạng tháng Tám ở nước ta. Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm
1903 tại làng Xuân Cầu – huyện Văn Giang – tỉnh Bắc Ninh ( nay là tỉnh Hải

Hưng ).
Ông xuất thân từ một gia đình quan lại thất thế có nhiều bất mãn với chế độ thực
dân phong kiến. Ông tham gia hoạt động với Nguyễn Thái Học và có quan hệ mật
thiết với những người cộng sản. Thân sinh ra ông là cụ đồ Nguyễn Đạo Khang đã
từng làm huấn đạo nên rất trọng lễ nghĩa.
Nguyễn Công Hoan theo học chữ Nho từ hồi lên sáu tuổi. Khi được chín tuổi,
ông học chữ Tây và chữ Quốc ngữ. Năm 1922, lúc được mười chín tuổi , ông thi
vào trường cao đẳng sư phạm. Hai năm sau , ông xây dựng gia đình , lấy bà Vũ Thị
Hoàng Yến vốn là con một nhà nho ở Hà Đông. Tuy có vợ nhưng ông vẫn chịu khó
học hành. Ngày đi học tối lại cặm cụi viết.
Năm 1926, ông tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm và được điều về dạy tại trường tiểu
học Nam Sách, Hải Dương.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
6
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Khi cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Công Hoan ra khỏi nhà tù phát
xít Nhật và được chính phủ trao cho trọng trách làm giám đốc sở tuyên truyền Bắc
Bộ .
Năm 1948, ông được kết nạp Đảng.
Năm 1954, ông làm việc trong Hội văn nghệ Việt Nam, là ủy viên thường vụ hội
liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam được bầu làm chủ tịch hội nhà văn Việt
Nam khóa 1 ( 1957 – 1958 ) và tiếp tục là ủy viên thường vụ Hội các khóa chấp
hành tiếp theo.
Nguyễn Công Hoan tạ thế hồi 8 giờ 15 phút ngày 6/6/1977 tại Hà Nội. Hơn nửa
thế kỉ cầm bút không ngơi nghỉ làm cái việc “xã hội ba đào kí”, ông đã để lại một số
lượng tác phẩm rất lớn cho đời.
I.2 Tác phẩm
Nguyễn Công Hoan sáng tác hầu như song song cả truyện ngắn và truyện dài ,
song có thể nói chính ở truyện ngắn vị trí vẻ vang trong văn học sử của ông mới thật
sự được khẳng định. Ông viết rất nhiều truyện, có tới hơn 300 một con số kỷ lục

trong văn học Việt Nam. Không phải mọi truyện đều có giá trị , song số truyện có
giá trị là phần nhiều trong đó có không ít truyện thật xuất sắc.
Nếu không kể tập Kiếp hồng nhan có tính chất thử bút, in năm 1923 thì sự
nghiệp của nhà truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thật sự bắt đầu là từ năm 1929 khi
ông ra mắt khá thường xuyên trên mục “Xã hội ba đào kí” của An Nam tạp chí do
Tản Đà chủ trương. Sau đó ông viết nhiều trên báo Nhật Tân rồi Tiểu thuyết thứ bảy
và Phổ thông bán nguyệt san của nhà Tân Dân. Trước cách mạng, một số lớn truyện
ngắn của ông đã được tập hợp xuất bản thành tập : Hai thằng khốn nạn ( 1934),
Kép Tư Bền ( 1935), Đào kép mới ( 1938 ) , Sóng vũ môn (1939 ), Người vợ lẽ
bạn tôi ( 1939), Ông chủ báo ( 1940 )
Nguyễn Công Hoan được xem là bậc thầy trào phúng của văn học Việt Nam.
Mỗi truyện ngắn của ông thường là một cảnh tượng một tình thế mâu thuẫn đầy tính
chất hài hước trong cái “Tấn trò đời” nhố nhăng đồi bại của xã hội đương thời.
Truyện ngắn của ông thường ngắn gọn, chủ đề rõ ràng, chỉ một tuyến tình tiết đơn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
7
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
giản. Kết cấu truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất gần với kết cấu truyện kể dân gian
trong đó cốt truyện kịch tính đóng vai trò quan trọng.
Về mặt ngôn ngữ học, ngòi bút Nguyễn Công Hoan có những đặc sắc góp
phần đáng kể vào sự phát triển văn xuôi Việt Nam hiện đại : ngôn ngữ hài hước, lời
ăn tiếng nói hằng ngày, ngôn ngữ nhân vật ứng với từng người trong xã hội .
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không giống truyện ngắn Thạch Lam với
chất thơ bàng bạc, cũng không giống truyện ngắn Nam Cao , chân thực như cuộc
đời nhưng đầy triết lí sâu xa. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thuộc loại hồn nhiên,
mặn mà, có cái hóm hỉnh thông minh của tri thức tiểu tư sản song chủ yếu gắn với
truyện cười dân gian khỏe khoắn. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan
là một biểu hiện cụ thể về sức sống mãnh mẽ của truyền thống đó là trong thời kì
hiện đại .
II. Một số khái niệm chung liên quan đến đề tài

II.1 Đại từ
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt đại từ là một trong bốn loại từ nòng cốt
cùng với danh từ, động từ, tính từ. Theo “Từ điển Tiếng Việt trung tâm từ điển học
viện ngôn ngữ học” thì :
“Đại từ là từ dùng để chỉ một đối tượng , một điều đã được nói đến hay là một đối
tượng một điều nào đó trong hoàn cảnh nói năng nhất định.”
Tên gọi đại từ trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tên gọi “pronom” và “đại” nghĩa
là thay thế. Trong tên gọi tiếng Pháp, yếu tố “nom” đứng riêng được dịch Việt là
danh từ.
Hiểu một cách đơn giản thì đại từ là một thể từ dùng để thay thế và chỉ trỏ.
Đại từ không trực tiếp phản ánh các nhân tố ý nghĩa từ vựng như các thực từ ( danh
từ/ động từ/ tính từ). Những từ như mặt trời, mặt trăng, em bé (danh từ) ; đi, chạy ,
nhảy ( động từ ) , trẻ trung, xinh đẹp, quyến rũ ( tính từ ) đều có bản chất từ vựng
– ngữ pháp trực tiếp phản ánh các nội dung ý nghĩa từ vựng khái quát có tính vật
thể, hành động, trạng thái hoặc phẩm chất thành các đặc trưng phân loại
( X.Xtepanov)
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
8
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Tuy nhiên, đại từ lại có một vị trí vô cùng vinh dự được xem là một từ loại có vị
trí trung gian trong hệ thống từ loại. Tại sao vậy ? Bởi vì đại từ có vai trò hết sức to
lớn trong việc biểu hiện ý nghĩa. Chúng mang nội dung phản ánh vốn có của các
thực từ được chúng thay thế. Khi đại từ thay thế danh từ thì chúng biểu thị ý nghiã
thực tế của danh từ, khi thay thế cho động từ ( tính từ ) chúng biểu thị ý nghĩa quá
trình ( hay đặc trưng) của động từ ( tính từ ). Hay nói cách khác đại từ không có ý
nghĩa sở chỉ, không gọi tên sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
Nhà ngôn ngữ học Rêfomatxki cho rằng : “khả năng gọi tên của các đại từ
rất đặc biệt, mặc dù chúng cũng tồn tại để mà gọi tên song chúng gọi tên cái đã
được gọi tên rồi, với tính cách là những cái chỉ ra sự gọi tên chứ không phải với
tính cách những tên gọi thực sự”

Ngoài ra đại từ còn có thể thay thế cho một từ, một ngữ thậm chí một đoạn văn.
Như vậy, đại từ là một thể từ nhưng bản thân nó không có ý nghĩa biểu vật. Nó chỉ
có giá trị thay thế chỉ trỏ khi được dùng trong ngữ cảnh nhất định.
II.2 Từ xưng hô
Theo từ điển tiếng Việt “ xưng hô” là tự xưng mình và gọi người khác là gì khi
nói với nhau để biểu thị mối quan hệ với nhau.
Trong hệ thống ngôn ngữ của bất kì dân tộc nào trên thế giới đều tồn tại từ xưng
hô. Nó trở thành phương tiện giao tiếp hữu hiệu trong cuộc sống. Ở một góc độ nào
đó có thể coi từ xưng hô là những từ loại bao gồm các đại từ xưng hô các danh từ
chỉ người lâm thời, những tính từ danh hóa. Nó được sử dụng để xưng và gọi . Từ
xưng hô thể hiện vai trò , vị trí của người xưng gọi trong quá trình diễn ngôn. Từ
xưng hô có khả năng định vị cao. Dưới ánh sáng của ngữ dụng học thì khả năng
định vị của từ xưng hô biểu thị qua các ngôi cụ thể. Đó là : tôi, anh, nó ( Ngôi I, II,
III ). Hầu hết ngôn ngữ của các dân tộc đều xuất hiện trong lúc có mặt của một cặp
đối thoại, một bên là “tôi”, một bên là “anh” và ngôi thứ ba lại không cần sự có mặt
của chủ thể mà hai ngôi kia (ngôi I và ngôi II) đã biết về ngôi số III này.
Về từ xưng hô trong tiếng Việt, theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn
Chiến trong bài viết “ Từ xưng hô tiếng Việt – Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
9
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
văn hóa – 1993” đã khẳng định khái niệm “ Từ xưng hô không phải là sản phẩm của
cách tiếp cận cấu trúc luận ngôn ngữ đơn thuần, đây là những lớp từ thuộc nhiều
lớp từ loại của hệ thống ngôn ngữ được đem ra sử dụng để xưng hô ( biểu thị các
phạm trù xưng hô, giao tiếp xã hội. Các thuộc tính về “loại” của lớp từ này được
xác định cơ bản trong cơ chế giao tiếp ngôn ngữ. ( Từ xưng hô trong tiếng Việt-
Hội ngôn ngữ học Việt Nam)
Theo lí thuyết ngữ dụng học, chủ trương nghiên cứu mối quan hệ giữa kí hiệu
đóng vai trò quan trọng về mặt xã hội là cái nền cơ bản . Xét trong ba ngôi trên lấy
ngôi I làm trung tâm của lời nói trong quá trình diễn ngôn thì ngôi II, III sẽ thay đổi

sắc thái biểu thị tùy theo mục đích của người nói. Chính điều này, làm cho từ xưng
hô nói chung và từ xưng hô tiếng Việt nói riêng rất linh động. Tùy thuộc vào phạm
vi sử dụng của nó từ xưng hô tiếng Việt thể hiện tính ưu việt của mình. Trong các
lớp từ vựng được xưng thì đại từ xưng hô được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất ,
sự hoạt động của nó trong hệ thống từ xưng hô rất mạnh mẽ.
II.3.Đại từ xưng hô
II.3.1 Khái niệm
Ngày nay, phương diện sử dụng ngôn ngữ được quan tâm nhiều hơn nhất là ngôn
ngữ nói miệng tự nhiên nên lớp đại từ trong tiếng Việt được phân biệt thành hai kiểu
thay thế :
- Thay thế từ, câu, đoạn, nhiều câu để phân biệt với đại từ xưng hô thì gọi lớp từ này
là đại từ thay thế.
- Thay thế trong việc nêu ra người hoặc vật tham gia vào quá trình giao tiếp tức là
chỉ một cách chung nhất người hay vật tham gia vào giao tiếp. Kiểu thay thế thứ hai
này cho ta lớp đại từ xưng hô
Vậy đại từ xưng hô là gì ?
Đại từ xưng hô là đại từ dùng để xưng gọi ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai trong
giao tiếp. Nó thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia giao tiếp ( người/vật) được
nghĩ ra một cách chung nhất ở cương vị ngôi trong ý nghĩa từ.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
10
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Hiểu một cách đơn giản thì đại từ xưng hô là một từ loại thường được dùng
trong lời nói cũng như trong văn học. Nó tồn tại trong phạm vi giao tiếp qua các
ngôi, theo cách hiểu thông thường thì ngôi thứ I - Vai người nói, ngôi thứ II - Vai
người nghe.
Đại từ xưng hô chiếm một số lượng từ rất ít nhưng lại có tần số sử dụng rất cao
và có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ và giao tiếp.
II.3.2 Phân loại đại từ xưng hô
Theo Nguyễn Văn Chiến trong bài “Tạp chí ngôn ngữ số 4 năm 1985” với bài

viết “Từ xưng hô trong tiếng Việt ông đã phân chia từ xưng hô trong tiếng Việt gồm
hai loại: đại từ thực thụ và đại từ lâm thời
(a ) Đại từ thực thụ
Gồm những danh từ chỉ người thực thụ như “tôi”, “tớ”, “mình” đại từ thực thụ
thường được sử dụng thành từng cặp trong quá trình diễn ngôn hội thoại giữa người
nói và người nghe và người ta sử dụng đại từ thực thụ để thể hiện cách xưng hô của
mình trong giao tiếp hằng ngày
(b) Đại từ lâm thời
Đại từ thực thụ rất ít đa số là đại từ lâm thời . Đại từ lâm thời có nguồn gốc danh
từ chỉ người ( thân tộc ). Nhờ lớp đại từ lâm thời mà số lượng đại từ xưng hô tăng
lên một cách đáng kể, nội dung ngữ nghĩa của đại từ mang thêm nhiều yếu tố xã hội.
Cách xưng hô trong họ hàng tiếng Việt rất phức tạp: Phân biệt họ nội với họ
ngoại, lớn tuổi với nhỏ tuổi, bậc trên với bậc dưới Nhưng về cách sử dụng cụ thể
lại có khác. Những danh từ chỉ quan hệ thân tộc bao gồm : cụ, kị , cha, chú, em , anh
, bác Phần nào nghĩa của các danh từ này bị hư hóa và có tác dụng chỉ trỏ , thay
thế nên mang tính chất của đại từ
II.3.3 Đặc điểm của đại từ xưng hô tiếng Việt
(a)Các sắc thái biểu cảm của đại từ xưng hô trong tiếng Việt
Đại từ xưng hô tùy thuộc vào người sử dụng vào mục đích hoàn cảnh giao tiếp,
người đối thoại mà có những sắc thái biểu cảm riêng. Tuy nhiên, trong mỗi đại từ
xưng hô ở hai ngôi đều biểu hiện nội dung vốn có của nó.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
11
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Theo Nguyễn Văn Chiến thì “trong giao tiếp người nói thường hướng tới người
đối thoại với hai thái độ lịch sự hoặc không lịch sự”. Sự chi tiết hóa hai thái độ này
là bốn sắc thái xưng hô như sau:
- Trang trọng
Ví dụ :
Vô phép các ngài!

Xưa nay chỉ có khi người ta ăn cơm mới phải “vô phép” nhau. nhưng tôi đây vừa
mới bắt đầu viết truyên này, tôi đã phải vô phép các ngài ngay
( Cái lò gạch bí mật – Nguyễn Công Hoan )
- Trung hòa, vừa phải
Ông Chánh Hội nói : “Thì cái tết tháng mười tôi ỳ ra đó, đã làm gì nổi tôi. Tôi biết
rằng lão ấy căm tôi lắm, nhưng tôi giữ gìn công việc không để lão ấy cự được thì
thôi chứ gì ?
Ông Phó Hội cười : “thì vì ông không tết nên lão ấy chả kiếm chuyện sức ông lên
mấy lần là gì ? Mà có lần nào ông được vào hầu ngay đâu”
( Ngượng mồm – Nguyễn Công Hoan )
- Thân mật, suồng sã
Ví dụ :
Nghe kể vậy, Đoàn Phương ngắt lời :
Khoan đã, mày nói sao, mới cưới vợ được nửa năm đã bỏ vợ đấy vào Sài Gòn, thời
gian bao lâu ?
Cũng nửa năm
Tao phục mày rồi đấy
(Vết nhòe – Nguyễn Bản )
- Thô tục, khinh bỉ
- Kệ cha mày! Cho mày chết đi
Con bé vừa gào vừa van lạy
- Con lạy bu! Cay con lắm! Con lạy bu ! Cay mồm
- Mày câm ngay không tao tát cho vỡ mặt
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
12
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
( Giăng sáng- Nam Cao )
Trong thực tế giao tiếp một từ xưng hô có thể bộc lộ nhiều sắc thái biểu cảm khác
nhau trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau
Ví dụ : Cặp đại từ xưng hô mày – tao

(b)Phạm vi xã hội của đại từ xưng hô
Đại từ xưng hô tiếng Việt có sức hoạt động rất mạnh mẽ nhưng vẫn nằm trong
một phạm vi xã hội nhất định. Trong giao tiếp xã hội, đại từ xưng hô luôn tuân theo
mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng . Mối quan hệ đó được cấu trúc
theo hai kiểu : quan hệ thân tộc (gia đình ) , quan hệ xã hội (ngoài gia đình). Theo
đó, trong giao tiếp đại từ xưng hô cũng thể hiện ở hai phạm vi: gia đình và xã hội
Ở phạm vi gia đình phổ biến nhất là các đại từ lâm thời . Mỗi một từ hàm chứa một
mối quan hệ thân tộc rõ ràng. Ví dụ như từ “dì” được xưng lên thì ta biết từ được
gọi có thể là cháu hay bố mẹ gọi thay ngôi. Vì vậy, qua cách xưng hô chúng ta có
thể xác định được mối quan hệ thân tộc.
Nếu nói rằng đại từ xưng hô ở phạm vi gia đình chỉ mối quan hệ thân tộc thì ở
phạm vi xã hội , đại từ xưng hô thể hiện thái độ ứng xử giữa những người không có
quan hệ máu mủ ruột rà mà đơn thuần là quan hệ công việc và nhiều quan hệ xã hội
khác. Và đại từ xưng hô trong phạm vi này không mang tính chính xác chặt chẽ.
Những đại từ lâm thời không mang ý nghĩa ban đầu là đại từ thân tộc nữa.
Ví dụ :
“Con” trong mối quan hệ gia đình được xưng với bố - mẹ thì trong phạm vi xã hội
lại được xưng với các từ cụ, ông, chú, bác hoặc từ “em” trong quan hệ anh, em
chị em thì trong quan hệ xưng em – bác, em - ông
Ví dụ : Bác xem nhà em lại đi đâu mất rồi ?
(c) Vẻ đẹp văn hóa của tiếng Việt qua đại từ xưng hô
Sống vững chải bốn nghìn năm lịch sử
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
13
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
( Chế Lan Viên )
Đất nước Việt Nam giàu đẹp, con người Việt Nam anh dũng kiên cường, vừa

đánh giặc vừa làm thơ, vừa kiên cường vừa nhân hậu. Bởi vậy vốn văn hóa dân tộc
là vốn thơ ca trữ tình. Tất cả kết tinh ở tiếng Việt thân thương , tiếng Việt giàu đẹp.
Mỗi lần tìm hiểu , mỗi lần đến với tiếng Việt là mỗi lần ta bắt gặp cái mới mẻ , cái
kì diệu của tiếng mẹ đẻ. Am hiểu tiếng Việt sử dụng đúng tiếng Việt thể hiện nét
đẹp văn hóa của dân tộc, thể hiện trình độ văn hóa ứng xử của mỗi người. Và trong
cái vườn hoa ngôn ngữ ấy ta bắt gặp vẻ đẹp của đại từ xưng hô bắt gặp những sắc
thái tình cảm xuyên suốt cùng thời gian qua cách xưng gọi.
Trong giao tiếp của con người đại từ xưng hô chiếm một vị trí hết sức quan
trọng. Có lẽ hiếm có ngôn ngữ nào trên thế giới có được một hệ thống xưng hô phức
tạp và phong phú, thể hiện tính cộng đồng rõ nét như tiếng Việt của chúng ta. Tính
cộng đồng làng xã, trọng tình cảm ấy được thể hiện rất rõ ở số lượng lớn các danh từ
thân tộc dùng làm xưng hô như anh, chị, em, cô không có sự phân biệt giữa
những người trong tộc và ngoài tộc .
Tính cộng đồng được đề cao thì tính cá thể bị mờ nhạt và quả thật nó mờ nhạt
đến mức hầu như chúng ta không nhận thấy cái tôi chung chung trong xưng hô. Thử
nhìn sang các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Nga, Pháp họ đều có đại từ xưng hô
ngôi thứ nhất trung tính và đây cũng là đại từ xưng hô ngôi thứ nhất duy nhất
( Nga : la, Anh : I, Pháp : Je)
Ngay cả tiếng Hán - ngôn ngữ mà chúng ta đã vay mượn và chịu ảnh hưởng sâu
sắc trong một ngàn năm Bắc thuộc cũng có ngôi thứ nhất trung tính . Còn tiếng Việt
cái tôi ấy được biến đổi linh hoạt dưới các phiên bản khác nhau trong những tình
huống giao tiếp khác nhau. Cùng là một người nhưng lúc là xưng “tôi”, lúc xưng
“anh”, lúc lại xưng là “con”
Trong quan hệ giao tiếp hằng ngày việc xưng hô mang tính chất giao tiếp linh
hoạt, mềm dẻo biểu thị tình cảm giữa con người với con người. Người Việt hết sức
chú ý trong lời ăn tiếng nói của mình. Sự giao tiếp tạo ra quan hệ : “Dao năng liếc
thì sắc. Người năng chào thì quen”
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
14
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Sự giao tiếp củng cố tinh thần : “Áo năng may năng mới, người năng tới năng
thân”. Năng lực giao tiếp của người Việt Nam được xem là tiêu chuẩn đánh giá con
người:
Vàng thì thử lửa thử than
Chim kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
Việc xưng hô với ngôi từ xưng hô là rất quan trọng trong giao tiếp . Nó có sức
biểu đạt tình cảm lớn, đồng thời nó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá con người. Ngay
từ xưa, khi văn học viết chưa ra đời thì cách xưng hô của người Việt đã thể hiện qua
những câu ca dao :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đây là lời ngợi ca cũng là lời khuyên răn : ngợi ca công ơn sinh thành dưỡng dục
trời biển của mẹ cha và khuyên răn người con phải làm tròn chữ hiếu. Có thể mỗi
địa phương, mỗi vùng quê sẽ gọi cha mẹ theo những cách khác nhau : thầy – u, tía -
má, bố - mẹ nhưng dù là gọi như thế nào thì cũng chứa chan tình cảm, sự tôn trọng
kính yêu của con với cha mẹ. Hay là cách xưng hô ví von, gọt giũa mà sâu sắc, dí
dỏm, nhuần nhụy có duyên trong bài ca dao :
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hỏi thì đào xin thưa :
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Đây là lời ướm hỏi tình yêu của người con trai dành cho người con gái anh đang
để ý. Cách xưng hô “mận – đào” phần nào đó thể hiện được những e thẹn, ngại
ngùng của buổi đầu làm quen, gặp gỡ nhưng cũng không kém phần tinh tế, sắc sảo.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
15
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Những đại từ xưng hô trong tiếng Việt mang một sức sống riêng nhưng tùy

thuộc vào từng giai đoạn lịch sử có những đặc trưng riêng biệt. Chúng ta có thể thấy
trong ca dao những cặp đại từ xưng hô
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng
“Chàng- thiếp” nghe sao mà cam chịu, thủy chung tội nghiệp đến vậy. Bây giờ thay
bằng chàng chàng thiếp thiếp những đôi trai gái yêu nhau xưng bằng “anh- em” :
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
(Nguyễn Đình Thi)
“Anh em” nghe sao mà tha thiết, thắm tình đến vậy . Dường như tất cả mọi nhớ
thương, mọi nỗi lòng, mọi tình cảm đều dồn vào “anh – em”. Thế nên “anh – em”
nghe thì nhẹ nhưng lại chất chứa ân tình. Nó không nằm ở sức nặng ngôn từ mà nằm
ở sức mạnh của tình yêu thương mà người con trai gởi gắm.
Đại từ xưng hô luôn gắn bó và cần thiết đối với cuộc sống con người. Nó đã
phần nào tạo lập mối quan hệ giữa người với người. Nó còn thể hiện tính cách con
người trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn trong quan hệ tình
yêu buổi ban đầu còn bỡ ngỡ ngại ngùng thì xưng “ấy – tớ”, “mận – đào”, thể hiện
khoảng cách chưa gần gũi “tôi – cô”, “tôi – anh”. Khi tình cảm đã chín mùi họ dành
cho nhau những đại từ xưng hô ngọt ngào thắm thiết “anh – em”. Những khi cãi vã,
giận hờn họ lại dùng những từ xưng hô hết sức lạnh lùng : “tôi – ông”, “tôi – cô”
thậm chí có phần thô tục “mày – tao”. Kết thúc một tình yêu đẹp bằng một cuộc hôn
nhân họ về sống với nhau xưng với nhau bằng “anh – em”, “vợ - chồng”
Khác với nhiều ngôn ngữ trên thế giới tiếng Việt rất phong phú và chính xác về
đại từ xưng hô , thân mật suồng sã thì “mày – tao”, thắm thiết ân tình thì “đằng ấy -
đằng này, tôn trọng lịch sự có “tôi - ngài”, khinh ghét hận thù có ông với thằng này,
con nọ
Quy tắc chung trong xưng hô của người Việt là “xưng khiêm hô tôn” tức là xưng
thì phải nhún nhường, khi gọi thì tôn người đối diện lên. Điều đó thể hiện ý thức tôn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
16

Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
trọng người đối thoại và xu hướng đề cao người được gọi. Bên cạnh quy tắc : xưng
phải khiêm, hô phải tôn còn có quy tắc gọi thay ngôi :
(1) “ xưng hô, nâng bậc, phân vai”. Ví dụ : vợ chồng gọi nhau bằng thầy nó, u
mày hoặc là goi theo tên con như : bố thằng Nam, mẹ cái Nga, mẹ gọi em
gái của mẹ là “dì” để thay cho con mình
(2) Gọi thay ngôi và xu hướng nâng bậc, phân vai phản ánh một đặc điểm văn
hóa, ngôn ngữ của xã hội người Việt. Chú trọng đề cao các vai xã hội của
đối tượng xưng hô theo tuổi tác và chức năng của gia đình
(3) Trong cách gọi ngoài xã hội có hiện tượng gọi tên riêng của con cái thay
cho tên riêng của người được gọi ( đặc biệt là con dâu, nam giới ). Đối với
phụ nữ khi lấy chồng thì tên gọi của họ thường là tên chồng. Hiện tượng
này rất phổ biến trước đây đặc biệt là xã hội phong kiến nhưng giờ người
ta đã dần dần loại bỏ.
Với những cách xưng hô như vậy, đại từ xưng hô tiếng Việt luôn được sử
dụng một cách linh động không hề cứng nhắc hay bó hẹp trong một giới hạn nào.
Tuy thế việc thống nhất dùng đại từ xưng hô trong cộng đồng người Việt theo
một trật tự có sẵn trong các mối quan hệ, vai vế xã hội luôn được coi trọng.
Trong nhà trường xưng hô có tính chất chuẩn mực và quy phạm hơn :
Thầy cô : - học sinh gọi giáo viên
- giáo viên xưng với học sinh
Giáo viên gọi học sinh theo tên riêng, em, anh, chị, các bạn, trò học sinh tự xưng
với giáo viên là em, đối với các sinh viên đại học cao đẳng thì có thể xưng là “tôi”.
Ở lớp mẫu giáo, nhà trẻ cô giáo thường xưng “cô” và gọi các trò là “cháu”
Đối với nhà thờ thiên chúa giáo, tồn tại cặp xưng hô “cha- con” là bắt buộc theo
nghi thức. Cha là người giảng đạo, là giáo sĩ tự xưng trước các tín đồ của mình và cha
cũng là từ các tín đồ gọi lại, “con” là từ các tín đồ, giáo sĩ ấy gọi các con chiên, các tín
đồ của mình và là từ được các con chiên sử dụng để xưng với cha.
Hiện nay, trong các cơ quan, công ty người ta thường dùng một đại từ xưng hô đi
kèm với một từ xưng hô để chỉ chức danh, nghề nghiệp.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
17
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Ví dụ : tôi – giám đốc, em – chị bếp trưởng, tôi – phó phòng, cháu – bác bảo vệ
Trong các đơn vị cơ quan quân đội người ta thường dùng từ xưng hô là đồng chí,
tôi – đồng chí, tôi – đồng chí thủ trưởng
Trong tiếng Việt ứng với một vai không chỉ có một số đại từ mà ngoài ra còn có
nhiều danh từ được dùng như đại từ. Ứng với ngôi thứ nhất có tôi, tao, anh, chúng tôi,
đằng này, tớ, đây
Những từ đó được lựa chọn để sử dụng tùy đối tượng, tùy hoàn cảnh giao tiếp theo
từng cặp nhất định. Sở dĩ như vậy là vì người Việt dùng đại từ xưng hô như một
phương tiện biểu đạt tình cảm, yêu ghét tôn trọng hay coi thường của mình đối với
người đối thoại.
Ví dụ : đối với người nam để bộc lộ tình cảm yêu thương với người nữ dùng anh –
em , thể hiện thái độ thân mật giữa bạn bè với nhau dùng cậu - tớ, tao - mày, cũng là
tao - mày có thể dùng khi bực dọc, tức tối với người đối thoại
Sự mỉa mai giễu cợt của ngôn ngữ trào phúng :
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng
(Tú Xương)
Lũ – chị : xưng hô trịch thượng, đàng hoàng xem thường đối tượng giao tiếp :
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
( Hồ Xuân Hương)
Thân tình, gắn bó :
Đằng nớ vợ chưa
Tớ còn chờ độc lập
( Hồng Nguyên)
Trên đây người viết đã điểm qua những nét đẹp văn hóa của đại từ xưng hô tiếng
Việt . Rõ ràng ngôn ngữ không những là công cụ giao tiếp mà còn thể hiện con người

một cách chính xác nhất. Đối với dân tộc Việt Nam thì nét đẹp nhuần nhụy, sâu sắc,
nhân hậu của con người cũng ảnh hưởng cả lời ăn tiếng nói, cả cách xưng hô.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
18
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Chương II : Sự thể hiện đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
Dựa trên những cơ sỏ lí luận đã nêu trên, người viết sẽ thực hiện từng bước làm
rõ việc sử dụng đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như thế nào ?
Và qua việc nhận thức cách sử dụng đại từ xưng hô của ông sẽ góp phần khẳng định
tài năng của một nhà viết truyện đỉnh cao của văn học Việt Nam .
II.1 Bảng thống kê, phân loại đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan
S
T
Tên
truyện
Đại
từ
Ngôi số
T

N
g
ôi
S

1
SÓNG

MÔN

Th
ầy
1 I 1
3
Co
n
2 I 4
2
An
h
2 I 1
3

nh
1 I 1
Ôn
g
2 I 9
Cụ 2 I 2
7
Ch
ún
g
con
1 N 2
Tôi 1 I 1
5
Ta 1 I 4
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
19

Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
2
RĂNG
CON

c
2 I 4
Tôi 1 I 1
1

y
2 I 2
Ôn
g
1 I 3
3
OẲN

ROẲN
An
h
2 I 2
9
Tôi 1 I 6
8
Cậ
u
2 I 1
4
Mợ 2 I 4

0
Em 2 I 4

nh
1 I 1
Ta 1 I 3
Bà 2 I 1
9
Ta
o
1 I 9
4 Ch
ú
2 I 9
Tôi 1 I 6

y
2 I 8
Ta
o
1 I 4
Ôn
g
1 I 2
Co 2 I 2
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
20
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
LẬP
GIOÒ

NG
n
5
NGỰ
A
NGƯ
ỜI,
NGƯ
ỜI
NGỰ
A
Bà 2 I 1
8
An
h
2 I 3
7
Tôi 1 I 4
7
Cô 2 I 1
7
Co
n
1 I 4
Ch
áu
2 I 2
6
THẰN
G ĂN

CẮP
Bà 2 I 7
Bà 1 I 1
Co
n
1 I 3
Tôi 1 I 6
Ta
o
1 I 3

y
2 I 2

c
ôn
g
2 N 1
7
BÁO
HIẾU
TRẢ
Ch
ún
g
tôi
1 N 9
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
21
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

Bà 2 I 8
Tôi 1 I 6

y
2 I 2
Ta
o
1 I 1
8 CỤ
CHÁN
H BÁ
MẤT
GIÀY
Cậ
u
2 I 3
Ta
o
1 I 4

y
2 I 1

c
2 I 1
Tôi 1 I 1
Ch
ún
g
bay

2 N 1
9 MẤT
CÁI
Ta
o
1 I 1
4
Ch
ún
g
bay
2 N 2
Tôi 1 I 2
1
Ch
ún
g
con
1 N 1
1
Ch
ún
2 N 1
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
22
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
VÍ g

y
ôn

g
1 I 3
1
0
KÉP

BỀN
Cậ
u
2 I 1
8
Tôi 1 I 1
3
Cụ 2 I 3
Ôn
g
2 I 3
1
1
CÁI
NẠN
Ô TÔ

c
2 I 4
Ch
ún
g
tôi
1 N 1

Co
n
1 I 4
An
h
2 I 7
Tôi 1 I 4
1
2
THẦY
CÁU

y
2 I 8
Ch
ún
g

y
2 N 1
1
Ch
ún
g
2 N 2
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
23
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
bay
Ta

o
1 I
i
1
1
Ch
ún
g
con
1 N 1
Th
ầy
1 I 9
1
3
MỘT
TẤM
GƯƠ
NG
SÁNG
Tôi 1 I 2
3

nh
2 I 1
3
Ch
ún
g ta
1 N 1

Ch
ún
g
tôi
1 N 2
1
4
THAN
H !
DẠ
Ta
o
1 I 1
0

y
2 I 9

c
anh
2 N 2
Ch
ún
g
em
1 N 2
Co 1 I 3
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
24
Đại từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

n

c

2 N 1
Tôi 1 I 1
Cô 2 N 1
1
5
THẾ
CHO

CHỪA
con 1 I 1
1

c
ôn
g
2 I 1

c

2 I 1
Ôn
g
1 N 1
Th
ầy
2 N 1

An
h
2 I 4
Em 1 I 2
Em 2 I 3
An
h
1 I 2
1
6
THẰN
G
ĐIÊN
Tôi 1 I 2
5
An
h
2 1 5

y
2 I 4
Bà 2 I 1

c
2 I 1
7
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Ly – Lớp Văn 4B
25

×