Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 17. ANODENDRON HOWII TSIANG (APOCYNACEAE TRÚC ĐÀO), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.14 KB, 4 trang )

TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM 17. ANODENDRON HOWII
TSIANG (APOCYNACEAE TRÚC ĐÀO), LOÀI BỔ SUNG CHO HỆ THỰC VẬT

Phan Kế Lộc
Trường Đại học khoa học tự nhiên & Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Nguyễn Tiến Hiệp
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
D.D. Soejarto
Trường Đại học Illinoi và Field Museum tại Chicagô
Nguyễn Mạnh Cường
Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trong quá trình điều tra kiểm kê tính đa dạng thực vật ở Vườn quốc gia Cúc Phương nhằm thực
hiện một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Chương trình ICBG là biên soạn "Sách xác
định tên các loài thực vật có hạt ở Vườn quốc gia Cúc Phương" Nguyễn Mạnh Cường và Mai
Văn Xinh đã thu được một số hiệu mẫu vật (NMC 843) của một loài dây leo gỗ lạ, tạm xác định ở
ngoài thực địa thuộc họ Asclepiadaceae Thiên lý, sau đó được Lê Kim Biên xác định là
Toxocarpus wightianus Hook. & Arn. Nhờ sự giúp đỡ của các TS W.D. Stevens (Vườn thực vật
Mítxuri, Hoa Kỳ) và D.J. Middleton (Trường đại học Harvard, Hoa Kỳ) mẫu vật được xác định lại
thuộc chi Anodendron A. DC. Dây duy của họ Apocynaceae Trúc đào với các đặc điểm đặc
trưng là dây leo, thuỳ tràng trong nụ vặn nhiều sang phải, nhị đực không thò ra ngoài, chóp bao
phấn nhẵn, đĩa tuyến mật chia 5 thuỳ, chiều dài lá đài hơn chiều rộng dưới 2 lần (P.T. Li et al.,
1995). Theo Pitard (1933) ở Việt Nam chi Anodendron A. DC. Dây duy có 2 loài là A. laeve
(Champ. ex Benth.) Maxim. ex Franch. & Sav. (= A. affine (Hook. & Arn.) Druce) và A.
paniculatum A. DC. Phạm Hoàng Hộ (1992) ghi nhận có 2 loài: A. affine (Hook. & Arn.) Druce và
A. manubriatum (Wall. ex Miq.) Merr. (= A. paniculatum A. DC.), trong đó chỉ nói rõ loài thứ hai có
ở Việt Nam, còn trong lần xuất bản thứ hai (2000) bổ sung thêm A. nervosum Kerr (tên tác giả
không phải là (Hook. & Arn.) Druce) cũng gặp ở Việt Nam. Mẫu vật của chúng tôi không giống
với bất kỳ loài nào kể trên; cả 3 loài A. affine, A. paniculatum và A. nervosum đều có cành và mặt
dưới lá nhẵn, cụm hoa chùy nhẵn, thường ở đầu cành; ngoài ra A. affine còn khác ở chỗ lá chỉ
có 6-12 đôi gân bậc hai, ống tràng và thuỳ tràng dài hơn (tương ứng đến 2,4-6,8 mm và 2,7-8,5


mm); A. manubriatum còn khác ở chỗ lá to hơn, dài đến 14-28,5 cm; A. nervosum còn khác ở
chỗ phiến lá mông mốc ở mặt dưới, có đến 11-29 đôi gân bậc hai và không lồi. Trong số 17 loài
nêu trong chuyên khảo của D.J. Middleton (1996) mẫu vật được chúng tôi xác định là
Anodendron howii Tsiang. Vì vậy đây là một loài mới đối với hệ thực vật Việt Nam.

Anodendron howii Tsiang, Sunyatsenia 3: 141, pl. 15 (1936); Tsiang, Y. & P.T. Li, in Fl. Reipubl.
Popularis Sin. 63: 179 (1977); Li, P.T. et al., in Z.Y. Wu & P. H. Raven (eds.). Fl. China 16: 182
(1995); D.J. Middleton, Blumea 41: 51 (1996). - Dây duy hầu. - Hình.

Dây leo gỗ nhỏ, dài khoảng 8 m (cây ở Trung Quốc có khi dài đến 30 m- theo Y. Tsiang et al.,
1977; P.T. Li et al., 1995). Thân non, cuống lá, gân ở mặt dưới lá và trục cụm hoa có nhiêù lông
nhỏ ngắn, đứng, màu nâu. Lá mọc đối; cuống lá dài 7-10 mm; phiến lá chất giấy, từ hình bầu dục
rộng đến hơi hình mũi giáo ngược, chóp thót đột ngột thành đuôi tù, dài khoảng 8-10 mm, gốc tù
rộng hay hơi tròn, cỡ (9-)10-14 x 4-5,5 cm, tức là có chiều dài bằng 2,2-2,5 lần chiều rộng, có 14-
16 đôi gân bậc hai to, lồi ở mặt dưới nhiều hơn ở mặt trên giống như mạng gân bậc 3, có lông ít
lông (trừ gân có nhiều lông hơn). Cụm hoa là chùy xim ở nách lá và ngắn hơn lá, dài 3,5-5,5 cm;
lá hoa ở gốc của cuống hoa; cuống hoa dài 2-2,5 mm. Hoa có lá đài hình trứng-thuôn ngắn, chóp
tù, 1,1 x 0,6-0,7 mm, chiều dài gấp 1,6-1,8 lần chiều rộng, nhẵn ở cả hai mặt , mép có lông; tràng
màu vàng rất nhạt hay trăng trắng; ống tràng hình trụ hẹp, khoảng 1,8 x 0,7 mm; thuỳ tràng hình
thuôn dài, khoảng 3,2 x 0,9 mm, chóp tròn, dài bằng 1,7 lần ống, nhẵn ở mặt ngoài, có ít lông ở
mặt trong giống như ở ống tràng; nhị đực đính ở cách gốc ống tràng 0,4 mm; chỉ nhị dẹt, loe ở
gốc, dài khoảng 0,2 mm, bao phấn 0,7 x 0,3 mm; đĩa tuyến mật dài 0,4-0,5 mm, bằng chiều dài
của bầu, ở chóp chẻ thành 5 khía; bầu dài 0,4-0,5 mm; vòi nhị cùng núm nhị cái dài 0,9 mm.
Theo mô tả của P.T. Li et al. (1995) và D.J. Middleton (1996) căn cứ mẫu của Trung Quốc thì
quả hình chiếc đũa, cỡ 10,9-11,2 x 1,4-1,6 cm; hạt hình trứng, 12-15 x 5,4-5,7 mm, có mỏ 6-7,8
mm và chùm lông dài 3,9-4,1 cm.

Phân bố: Cho đến nay vẫn coi là đặc hữu của tỉnh Quảng Tây và đảo Hải Nam (P.T. Li et al.,
1995) hay thậm chí chỉ mới biết ở điểm lấy mẫu chuẩn ở đảo Hải Nam (D.J. Middleton,1996).
Phát hiện này của chúng tôi đã mở rộng khu phân bố của nó về phía tây nam một chút, nhưng

nhìn chung vẫn là loài đặc hữu hẹp của tiểu vùng địa lý thực vật Nam Trung Hoa, thuộc xứ Cổ
nhiệt đới.

Mẫu vật nghiên cứu: Ninh Bình: Vườn Quốc Gia Cúc Phương, làng Đăn (cũ), tọa độ địa lý:
20
0
18'49'' B, 105
0
38'16'' Đ, cao khoảng 250 m trên mặt biển, 23-06-2000, Nguyễn Mạnh Cường
& Mai Văn Xinh NMC 843 (CPNP, HN, F).

Sinh thái và sinh học: Loài rất hiếm. Theo những người lấy mẫu thì đây là dây leo gỗ, dài
khoảng 8 m, nhựa mủ màu trắng đục, cụm hoa ở nách lá, hoa màu trăng trắng. Mẫu vật thu vào
tháng 6 mang đầy hoa; chưa thấy quả (ở Trung Quốc hoa nở vào tháng 5-6, quả vào tháng 6-8-
theo P.T. Li et al., 1995). Mọc rất rải rác chủ yếu ở ven rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt
đới mưa mùa cây lá rộng ở thung lũng và chân sườn núi đá vôi thuộc đai đất thấp. Đây là vùng
có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, khô và mưa hè; nhiệt độ trung bình năm
khoảng 23
0
C với 3 tháng lạnh có nhiệt độ trung bình tháng dưới 18
0
C (12, 1 và 2), tổng lượng
mưa năm khoảng 1700-1900 mm với 4-5 tháng khô có lượng mưa trung bình tháng dưới 50 mm
(từ tháng 12 đến tháng 3 hay 4 năm sau) (Nguyễn Khanh Vân et al., 2000).

Lời cảm ơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chương trình ICBG (số 1-UO1-TW01015-01) đã
tài trợ các đợt nghiên cứu thực địa, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và V¬ườn quốc gia
Cúc Phương đã cho phép thu thập mẫu vật, các TS W.D. Stevens và D.J. Middleton đã góp ý
kiến để xác định tên.


Acknowledgements. Field explorations and taxonomic studies presented in this paper have
been funded by an International Cooperative Biodiversity Groups (ICBG), Grant No. 1-UO1-
TW01015-01, through funds from the National Institutes of Health (NIH) and the National Science
Foundation (NSF) of the United States, and the Foreign Agricultural Service of the United States
Department of Agriculture (USDA). Permit for the collection and export of plant specimens for
study was granted by the Ministry of Agriculture and Rural Development, Hanoi, and by the Cuc
Phuong National Park (Letter Ref. No. 3551/BNN/KHCN, dated September 16, 1998). Thanks are
expressed to Drs W.D. Stevens and D.J. Middleton in assisting with the taxonomic identification.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH:

1. Li, P.T., A.J.M. Leeuwenberg, D.J. Middleton. 1995. Apocynaceae. In Z.Y. Wu & P. H.
Raven (eds.). Fl. China 16: 143-188. Science Press. Beijing & Missouri Bot. Gard. Press. St.
Louis.
2. Middleton, D.J., 1996. Revision of Anodendron. Blumea 41: 37-68.
3. Nguyễn Khanh Vân (chủ biên). 2000. Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội.
4. Phạm Hoàng Hộ. 1992. Cây cỏ Việt Nam quyển 2, tập 2: 906, các hình 6234 & 6235.
Montreal và 2000. Cây cỏ Việt Nam in lần thứ hai, quyển 2: 720-721, các hình 6885, 6886 và
6886b). Nxb Trẻ. Tp Hồ Chí Minh.
5. Pitard, J., 1933. Anodendron. In Flore Generale de l'Indo-Chine 3: 1230-1231. Paris.
6. Tsiang, Y., P.T. Li. 1977. Apocynaceae. In Fl. Reipubl. Popularis Sin. 63: 1-249. Science
Press. Beijing.




SUMMARY

The diversity of the flora of Vietnam 17. Anodendron howii Tsiang (Apocynaceae), new

species occurrence for the flora

Phan Ke Loc
University of Sciences, VNU & Institute of Ecology and Biological Resources
Nguyen Tien Hiep
Institute of Ecology and Biological Resources
D.D. Soejarto
University of Illinois at Chicago & Field Museum, Chicago
Nguyen Manh Cuong
Cuc Phuong National Park

Anodendron howii Tsiang, a new record of its occurrence for the flora of Vietnam, was known
previously as a local endemic to Guangxi and Hainan provinces of China. This is the fourth
species of the genus Anodendron A. DC. in Vietnam, the other three being A. laeve (Champ. ex
Benth.) Maxim. ex Franch. & Sav., A. paniculatum A. DC. Pham Hoang Ho, and A. nervosum
Kerr. The plant is a vine of about 8 m long, with the young branchlets, petioles and veins
puberulent beneath; the leaf blade with 14-16 prominent pairs of lateral veins; the axillary cymes
paniculate, 3.5-5.5 cm long, shorter than the subtending leaves; flowers with pedicels 2-2.5 mm
long, corolla tube 1.8 by 0.7 mm, corolla lobes in bud strongly twisted to the right, ca. 3.2 by 0.9
mm, glabrous outside and slightly pubescent inside of the tube, stamens inserted at 0.4 mm from
the corolla base, anthers 0.7 by 0.3 mm, disk 5-crenate, 0.4-0.5 mm long, ovary 0.4-0.5 mm long,
style and pistil head 0.9 mm long. According to the description provided by P.T. Li et al. (1995)
and by D.J. Middleton (1996), specimens in China have fruits of 10.9-11.2 cm by 1.4-1.6 cm;
seed grain 12-15 mm by 5.4-5.7 mm; beak 6-7.8 mm; coma 3.9-4.1 cm long. Specimen
examined: Nguyen Manh Cuong & Mai Van Xinh NMC 843, very rare, mainly at the edge of
primary, closed, evergreen tropical seasonal broad-leaved lowland forests, in valleys and foothills
of limestone mountains, in a region with tropical monsoon climate, namely, cold and dry winter
and rainy summer, an average annual temperature of about 23
0
C, with 3 cold months, an annual

monthly temperature of less than 18
0
C (December, January and Febuary), an annual
precipitation of 1,700-1,900 mm, and with 4-5 dry months (from December to March and April).
Flowers bloom in June; fruits not seen.

Người thẩm định nội dung khoa học: GS, TS Nguyễn Bá

Hình: Anodendron howii Tsiang Dây duy hầu.
(Bùi Xuân Ch
ươ
ng v

theo Nguy

n M

nh C
ườ
ng & Mai V
ă
n Xinh NMC 843)
. 1. Cành mang hoa; 2. Một cụm hoa chuỳ; 3. Nụ sắp nở; 4. Đĩa tuyến mật; 5. Bộ nhị cái; 6. Bầu.

×