Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Luận văn: chuỗi cung ứng 3A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.33 KB, 14 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU:
Nền kinh tế thế giới đang chuyển biến theo chiều
hướng xấu từ sau cuôc khủng hoảng vào cuối năm
2008. Đó là thực tế đáng buồn, xong tính linh hoạt của
thị trường là động lực thôi thúc các doanh nghiệp luôn
sáng tạo để đưa doanh nghiệp mình đi lên. Bên cạnh
việc cắt giảm chi phí, nhờ sụ giúp đỡ của chính phủ
thông qua những gói kích cầu kinh tế, thì không ít các
doanh nghiệp đã đi tìm cho mình một chuỗi cung ứng
phù hợp.
Mặc dù lý thuyết về chuỗi cung ứng 3A không phải
là mới nhưng việc vận dụng nó với nhiều doanh nghiệp
được xem là hoàn toàn mới mẻ. Bằng việc sưu tầm,
chọn lọc nhiều tài liệu, chúng tôi muốn giúp các bạn
phân tích rõ hơn về một chuỗi cung ứng hoàn thiện.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ số, một cái
click có thể thay đổi mọi thứ thì việc vận dụng mô hình
3A cho doanh nghiệp mình là việc rất cần thiết. Bởi lẻ,
hiểu được và vận dụng sự nhanh nhẹn, tính tương thích,
sự thích nghi cũng đồng nghĩa với việc tạo ra sự linh
hoạt, tiết kiệm thời gian, một tài sản vô cùng giá trị cho
mọi doanh nghiệp, nhưng qua một số ví dụ về việc vận
dụng mô hình 3A, chúng tôi sẽ giúp các bạn củng cố
lòng tin vào tính hiệu quả của mô hình này.
B. NỘI DUNG:
I. Sự cần thiết của việc xây dựng chuỗi cung ứng:
1. Quan niệm về chuỗi cung ứng:
Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc một đôi
giày mang thương hiệu Mỹ như Nike hay Adidas nhưng
lại được sản xuất ở Việt Nam đã là chuyện quá đổi bình
thường. Tuy nhiên, chắc chắn cho đến nay nhiều người


mà vẫn chưa biết rõ hành trình mà một đôi giày như thế
đã trải qua để đến với người tiêu dùng. Hành trình đó là
sự phối hợp của rất nhiều khâu, từ nhà cung cấp nguyên
phụ liệu, các nhà máy gia công trên khắp thế giới, các
dơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, các cửa
1
hiệu bán sĩ, bán lẻ… Tập hợp tất cả quá trình đó tạo ra
chuỗi cung ứng.
Theo các chuyên gia trong ngành, chuỗi cung ứng tối
ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khả năng
đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí
vận hành thấp nhất. Đồng thời, nó phải có hệ thống
thông tin được tổ chức khoa học và cập nhật thường
xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau
nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động
thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh.
Một chuỗi cung ứng tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp thu
hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần, tiết kiệm
chi phí, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Chính
nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mà Wal-Mart mới
có thể trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh
vực bán lẻ.
Tuy nhiên, ngày nay nhiều người cho rằng những
chuỗi cung ứng hoạt động tốt hàng đầu thường có
những đặc tính rất khác biệt. Thứ nhất, chuỗi cung ứng
vĩ đại phải nhanh nhẹn (agile). Chúng có thể phản ứng
nhanh chóng với những thay đổi bất ngờ của cung và
cầu. Thứ hai, chúng phải thích nghi (adapt) theo thời
gian với cơ cấu thị trường và thay đổi chiến lược. Thứ
ba, chúng phải phù hợp (align) với những lợi ích của

công ty trong một mạng lưới nguồn cung để công ty có
thể tối hưu hóa hiệu quả hoạt động và tối đa hóa lợi
nhuận. Chỉ những chuỗi cung ứng nhanh nhẹn, có khả
năng thích nghi và tương thích mới có thể giúp công ty
tạo lợi thế cạnh trạnh bền vững.
2. Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:
Cách đây hơn 2000 năm, Alexander Đại đế - một
trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong
lịch sử nhân loại - đã từng tuyên bố “Người làm hậu
cần cần biết rằng nếu chiến dịch của tôi thất bại, họ sẽ
là người đầu tiên bị xét xử”. Điều này đã cho thấy tầm
quan trọng của hậu cần (tiền thân của chuỗi cung ứng)
đối với việc gầy dựng cơ nghiệp của các danh tướng
2
ngày xưa. Hiện nay, các doanh nhân không phải đụng
đến binh đao như Alexander Đại đế. Tuy nhiên, không
phải vì thế mà cuộc chiến của họ trên thương trường
kém khốc liệt hơn, bởi nhiều người vẫn cho rằng
“thương trường là chiến trường”.
Trong giai đoạn hiện nay tại các quốc gia đang phát
triển, vai trò của chuỗi cung ứng thể hiện rất rõ tại các
doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị thường
Thứ nhất, nó nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu
chi phí trong quá trính sản xuất, tăng cường sức cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
Thứ hai, nó tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa
điểm.
Thứ ba, nó cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng
hoá và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng.

Thứ tư, nó có vai trò hỗ trợ nhà quản lý quyết định
chính xác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, là một
nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp.
II. Nội dung mô hình chuỗi cung ứng 3A:
1. Sự nhanh nhẹn (AGLITY) :
Các công ty vĩ đại thường xây dựng chuỗi cung ứng
của mình có khả năng đáp ứng các thay đổi bất ngờ
không tiên liệu trước của thị trường. Khả năng nhanh
nhẹn (agility) là nhân tố cực kỳ trọng yếu, bởi vì trong
phần lớn các ngành, cả cung và cầu đều biến động
nhanh hơn và rộng hơn mức người ta tưởng. Phần lớn
chuỗi cung ứng sẽ ứng phó bằng cách tăng tốc đánh đổi
với chi phí, nhưng những chuỗi cung ứng nhanh nhẹn
thì nó ứng phó vừa thần tốc lại vừa ít tốn chi phí.
Việc tập trung vào tốc độ và chi phí chủa chuỗi cung
ứng cũng đồng nghĩa với việc việc bỏ qua khả năng
nhanh nhẹn.
3
1.1 Tác động của sự nhanh nhạy đến hiệu quả
của chuỗi cung ứng:
Đa phần các công ty thông minh sử dụng chuỗi cung
ứng nhanh nhẹn để làm khác mình với đối thủ, như
H&M, Mango và Zara đã trở thành những thương hiệu
may mặc kiếm được nhiều lợi nhuận nhất bằng cách áp
dụng khả năng nhanh nhẹn vào tất cả mắc xích của
chuỗi cung ứng. Một mặt công ty này xây dựng quy
trình thiết kế sản phẩm nhanh nhẹn. Ngay khi nhà thiết
kế phát triển một sản phẩm thời thường, họ nhanh
chóng xây dựng phác thảo và tiến hành đặt nguyên liệu.
Điều này giúp công ty đi trước một bước so với đối thủ

bởi vì nhà cung cấp nguyên liệu thường đòi hỏi thời
gian giao hàng rất dài.
Sự nhanh nhẹn đã trở lên vô cùng quan trọng trong
nhiều năm qua kể từ khi những cú sock bất ngờ đối với
chuỗi cung ứng đã ngày càng trở lên phổ biến hơn. Vụ
tấn công khủng bố ở New York năm 2001, vụ đình
công tại cảng ở California năm 2002, vụ SARS xảy ra ở
Châu Á năm 2003, vụ sóng thần năm 2004... đã làm đổ
vỡ nhiều chuỗi cung ứng. Khi mà những đe dọa từ
khủng bố, chiến tranh, dịch họa,virus máy tính,thiên tai
đã ngày càng phổ biến hơn những năm gần đây, một
phần do chuỗi cung đã mở rộng ra toàn cầu, nghiên cứu
của nhiều chuyên gia cho thấy phần lớn chuỗi cung ứng
không có khả năng ứng phó với tình huống khẩn cấp.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chuỗi cung ứng nhanh
nhẹn có thể nhanh chóng phục hồi từ các cú shock. Vào
tháng 9 năm 1999, một vụ động đất ở Đài Loan đã làm
trễ nhiều chuyến hàng linh kiện chờ chuyển sang Mỹ
hàng tuần, thậm chí là hàng tháng. Phần lớn các nhà sản
xuất PC như Compaq, Apple và Gateway, không thể
giao hàng đúng hẹn. Chỉ có một ngoại lệ là Dell, công
ty có thể nhanh chóng thay đổi giá tùy theo cấu hình
hàng ngày. Điều đó cho phép công ty có thể lái nhu cầu
khách hàng ra khỏi những linh kiện không có sẵn. Dell
có thể làm điều đó bởi vì công ty có được dữ liệu về tác
động của động đất khá sớm, đánh giá quy mô khó khắn
4
của nhà cung cấp nhanh chóng và thực thi kế hoạch trù
bị để đối phó với những khó khăn bất ngờ.
1.2 Nguyên tắc xây dựng:

- Cung cấp dữ liệu về sự thay đổi của cung và cầu
cho đối tác thường xuyên liên tục để họ có thể đáp ứng
nhanh chóng. Ví dụ, Cisco đã xây dựng một mô hình e-
hub, kết nối các nhà cung cấp với công ty qua Internet.
Điều này cho phép tất cả các công ty có cũng dữ liệu
cung và cầu tại cùng thời điểm, và giúp nhận biết sự
thay đổi bất ngờ trong cung và cầu, và cùng đáp ứng
theo cùng mô hình.
- Phát triển mô hình quan hệ công tác với nhà cung
cấp và khách hàng để các công ty có thể phối hợp với
nhau thiết kế hoặc tái thiết kế quy trình, linh kiện và sản
phẩm cũng như chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Ví dụ,
Taiwan Semiconductor Manufacturing Company
(TSMC), nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới, cho
phép nhà cung cấp và khách hàng những công cụ, dự
liệu và mô hình đặc thù giúp họ có thể xúc tiến thiết kế
và phân tích những thay đổi một cách nhanh chóng và
chính xác.
- Thiết kế sản phẩm cho phép họ có thể chia sẻ
những phần chung và xử lý chung sau đó khác biệt còn
lại chỉ được xử lý ở cuối quy trình sản xuất. Tôi gọi
chiến lược này là “postponement” (trì hoãn). Đây là
cách tốt nhất để đáp ứng nhanh chóng biến động nhu
cầu bởi vì nó cho phép công ty hoàn thiện sản phẩm chi
khi mà có đủ thông tin chính xác nhu cầu. Xilinx, nhà
sản xuất chip logic có thể lập trình được lớn nhất thế
giới có thể lập trình mô hình bảng mạch tích hợp qua
Internet cho những ứng dụng khác nhau sau khi mua
những linh kiện cơ bản. Do vậy, Xilinx hiếm khi gặp
vấn đề tồn kho.

- Hãy giữ tồn kho ở mức phù hợp của những linh
kiện không đắt tiến, không cồng kềnh nhưng lại là
nguồn gây ra tắc nghẽn. Ví dụ, nhà sản xuất quần áo
H&M, Mango, và Zara giữ mức cung hợp lý của
5

×