Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý.(P2)
Trong phần trước tôi đã đề cập đến 10 điều đầu tiên khi chuẩn bị ngồi vào ghế quản lý, trong
bài này tôi sẽ đưa ra một vài điều mà tôi tin là hữu ích cho những ai đang và sẽ bắt đầu nghiệp
quản lý của mình.
Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý.(P2)
>> Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý.(P1)
1. Con người là trung tâm và quan trọng nhất.
Ngày nay khoa học kỹ thuật, công nghệ vô cùng phát triển các doanh nghiệp vì thế cũng không
ngừng gia tăng phát triển vấn đề này. Tuy nhiên nên nhớ rằng vượt lên trên hết vận hành quy
trình đó là con người. Bạn đừng mải mê đầu tư vào các yếu tố khác mà quên mất điều tối quan
trọng là đầu tư cho lĩnh vực nhân sự trong tổ chức của mình. Vì thế hãy đầu tư nâng cao năng lực
cho nhân viên, tôn trọng hiền tài, chế độ đãi ngộ phù hợp và công bằng, tạo môi trường làm việc
khiến nhân viên thoải mái và gắn bó.
2. Gắn kết tất cả mọi người.
Bạn sẽ chẳng thể làm nên trò trống gì với một tập thể đầy tài năng nhưng thiếu đi sự gắn kết,
chung lòng. Điều này một phần ở sự tự ý thức của nhân viên với tổ chức của họ, tuy nhiên bản
chất của con người là ganh đua, là đố kị…Nên là một quản lý (lãnh đạo) việc đầu tiên trước khi
bắt tay vào một kế hoạch kinh doanh và xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp là phải
đoàn kết nhân viên. Để làm được điều này bạn phải thấu hiểu được họ, kết hợp với một kỷ luật
chặt chẽ nhưng không được thiếu tình người. Một sai lầm vô ý có thể bỏ qua, nhưng một hành
động nhỏ gây mất đoàn kết, chia rẽ tập thể, hay bệnh “ông sao” thì phải thẳng tay loại trừ dù kẻ
đó có tài năng thế nào. Bên cạnh đó là sự đối xử công bằng, vô tư và trung thực, đa phần sự mất
đoàn kết đều bắt nguồn từ sự đối xử thiếu công bằng mà ra, nhưng công bằng không phải là đối
xử như nhau cho tất cả, mà là sự tưởng thưởng xứng đáng với những gì người đó cống hiến cho
công ty. Thông điệp mà bạn luôn gửi tới nhân viên của mình phải luôn rõ ràng rằng, tất cả phải
nhìn về một hướng.
3. Động viên, khen ngợi và truyền cảm hứng cho nhân viên.
Đây là một thuật trong quản lý lãnh đạo, nó không phải bẩm sinh mà chắc chắn do quá trình rèn
luyện mà thành. Con người ai cũng muốn công trạng của mình được các cấp quản lý đánh giá
đúng và ghi nhận nên bạn đừng bỏ qua điều này. Nó vừa thể hiện sự quan tâm của bạn tới nhân
viên, bên cạnh đó sẽ thúc đẩy nhân viên cố gắng làm việc nhiều hơn cho công ty của bạn. Trong
khuôn khổ bài viết, tôi không đề cập đến vấn đề bạn phải động viên khen ngợi như thế nào, vì
đây làm một đề tài khá phổ biến trong quản lý hiện đại những năm qua, bạn có thể tham khảo ở
rất nhiều khóa học hay sách báo. Chỉ lưu ý rằng công việc này cần làm một cách thật lòng, khen
ngay lập tức và thường xuyên, không nhất thiết phải là khen một thứ gì liên quan tới công việc.
Muốn nhân viên của mình tràn đầy nhiệt huyết, hết lòng cống hiến thì bản thân bạn phải thể thiện
rõ điều này, phải luôn cho nhân viên của bạn thấy rằng bạn làm việc hăng say thế nào, nhiệt
huyết thế nào đó là cách truyền cảm hứng trực quan và hữu hiệu nhất. Chứ một vài lời nói phù
phiếm, một vài bức thư gửi tới nhân viên có thể quan trọng nhưng chưa đủ để tạo cảm hứng
trong họ.
Cũng liên quan tới vấn đề này bạn phải luôn nhớ, bạn là một quản lý chứ không phải người giỏi
nhất công ty vì thế một thái độ cầu thị và luôn mong muốn những ý kiến đóng góp của nhân viên
là điều vô cùng cần thiết. Nó không đơn giản chỉ cung cấp cho bạn thêm nhiều ý kiến hay mà
còn trực tiếp tạo cảm hứng mạnh mẽ để nhân viên sáng tạo và làm việc chăm chỉ hơn!
4. Gắn quyền lợi của nhân viên với công ty.
Điều này quan trọng vô cùng vì khi quyền lợi của họ được gắn liền với quyền lợi của công ty, họ
sẽ nỗ lực làm việc có trách nhiệm và gắn bó hơn với công ty. Bạn rất đơn giản để làm việc này
bằng cách hằng năm tặng một lượng cổ phiếu nhất định cho những người có thành tích tốt và có
thời gian gắn bó với công ty. Điều này hiển nhiên biến họ thành người chủ của doanh nghiệp,
hãy giải thích với họ rõ ràng về vấn đề này. Hằng năm ngoài lương thưởng họ còn được chia lãi
(cổ tức) từ số cổ phần mà họ đang có từ công ty.
5. Phải biết nói không.
Có rất nhiều thứ có thể kinh doanh ra lợi nhuận, nhưng chắc chắn rằng công ty bạn sẽ không thể
làm tất cả những thứ đó. Bạn đang kinh doanh thứ gì rồi thì phải nói không với những thứ khác.
Những thứ bạn đã chọn để kinh doanh tức bạn tin rằng mình có thể làm tốt nhất điều ấy, vậy thì
phải kiên định với điều bạn đã chọn. Nếu thay đổi chỉ là tìm kiếm cách làm khác cho đạt được
mục đích đề ra chứ không phải bạn làm thêm vài thứ khác, rồi lại vài thứ khác…việc này rất
nguy hiểm mà nhãn tiền bạn có thể nhìn thấy ngay ở Việt Nam hiện nay. Vô vàn các doanh
nghiệp phá sản vì hoạt động đa ngành, đa nghề tràn lan không định hướng…Nên xin nhắc lại,
phải biết nói không.
6. Tham khảo các chuyên gia về chính sách và pháp luật.
Với hệ thống luật pháp, chính sách còn rắc rối phức tạp và không nhất quán như ở VN bạn bắt
buộc phải làm điều này nếu muốn đi xa hơn. Bởi nếu không dự báo tốt, công việc kinh doanh của
bạn sẽ đổ bể chỉ vì một thay đổi nhỏ trong chính sách. Thiếu vốn có thể khắc phục, nhân sự tệ có
thể đào tạo lại vv…, nhưng chính sách thay đổi bạn có thể mất tất cả mà cách thay đổi lúc này
chỉ là lập một doanh nghiệp mới.
7. Không được để hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân nào.
Trong doanh nghiệp bắt buộc phải có một thủ lĩnh để tạo cảm hứng, khích lệ đôi khi là dẫn
đường cho mọi người làm theo. Thực tế cũng chứng minh rằng, có một thủ lĩnh tốt sẽ kéo theo
hoạt động kinh doanh tốt. Tuy nhiên đó cũng là tai họa, nếu tượng đài đó bị sụp đổ hay ra đi. Vì
thế, bạn nên cố gắng tránh điều này bằng cách xây dựng chính sách không được dựa trên một cá
nhân nào mà phải dựa trên sức mạnh của tập thể để thủ lĩnh này có ra đi sẽ sẵn sàng có một thủ
lĩnh mới thay thế. Điều này cũng đặt ra một vấn đề là bạn phải liên tục có những lớp người quản
lý kế cận, phải tạo dựng một niềm tự hào khi nhân viên được khoác áo doanh nghiệp, được phục
vụ doanh nghiệp chứ không phải làm việc dưới trướng một ai đó.
8. Không được coi thường phụ nữ.
Sức mạnh của đàn ông không bàn đến vì dù nói thế nào thì xưa nay người ta vẫn tin rằng đàn ông
mạnh hơn phụ nữ. Nhưng hiện nay mọi thứ đã khác, không thiếu những phụ nữ là nguyên thủ
hay là người đứng đầu chính phủ quốc gia (Đức, Brazil, Úc, Thái, Hàn…). Doanh nghiệp cũng
không thiếu những người phụ nữ đứng đầu. Vì vậy, với doanh nghiệp của mình bạn hãy tận dụng
tốt điều này, sự khéo léo, mềm mỏng, nhẫn nhịn của họ đôi khi khuất phục được những cuộc ẩu
đả trong công ty hay mang về những hợp đồng khổng lồ mà bạn không nghĩ tới.
9. Kiểm soát tài chính.
Đây là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, bạn luôn phải để ý đến các con số trong báo cáo tài
chính hằng ngày, hằng tuần. Đề cao vấn đề trung thực, rõ ràng và minh bạch trong tài chính, chi
tiêu. Điều này không những giúp bạn hoạch địch chính xác mà nó còn tạo niềm tin trong bạn bè,
đối tác…Vấn đề cân bằng tài chính luôn phải được bạn quan tâm như tất cả các vấn đề khác. Vì
nếu để xảy ra mất cân bằng tài chính bạn sẽ mất rất lâu để khắc phục và nguy cơ phá sản là rất
cao.
10. Gắn với xã hội.
Hãy đưa các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bạn đến gần hơn với cộng đồng xã hội.
Lợi ích bạn kiếm được từ cộng đồng hãy trả lại cho nó một phần. Bằng cách tham gia tích cực
các hoạt động xã hội như đóng góp cho các quỹ vì người nghèo, môi trường hay các hoạt động
thiện nguyện khác. Hình ảnh của công ty bạn sẽ gần gũi hơn, nhiều người biết đến hơn và bạn sẽ
nhận lại được xứng đáng với những gì bỏ ra để xây dựng cộng đồng.