Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.79 KB, 1 trang )
PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÝ
Học địa lý theo kiểu học vẹt, học tủ là không thành công. Vì cách học này sẽ
làm các em rất dễ quên bài, từ đó dẫn đến việc không đủ tự tin và bình tĩnh để có thể
hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.
Học Địa lý các em nên chú ý các thao tác sau đây:
1. Đọc đề bài 1-2 lần để hiểu câu hỏi, từ đó lập được dàn ý trả lời cho từng câu hỏi.
2. Mỗi bài học các em tự lập dàn ý theo hệ thống (sơ đồ hình chân chim). Không cần
ghi lại nguyên văn theo sách giáo khoa.
3. Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ: đây là quá trình hết sức quan trọng đối
với học sinh khi đi thi. Học sinh thường chưa được chuẩn bị kỹ hoặc chưa quan tâm
đến phần này dù trong các kỳ thi, phần kỹ năng thường được cơ cấu 30-40% điểm.
Học sinh thường đạt điểm kỹ năng rất thấp vì chủ quan, không cẩn thận nên vẽ không
đúng, không thẩm mỹ và không chính xác. Còn phần nhận xét thì viết lung tung,
không nêu bật được trọng tâm của vấn đề. Do đó, xin gợi lại các ý chính sau đây
trong việc trình bày:
- Xác định biểu đồ cần vẽ.
- Vẽ biểu đồ phải đảm bảo đầy đủ: tên biểu đồ, ghi chú, chia khoảng cách năm chính
xác,….
- Nhận xét biểu đồ gồm 2 dạng:
+ Có năm: xem qua các năm số liệu tăng hay giảm (dẫn chứng).
+ Không có năm: đưa ra số liệu cao nhất, số liệu thấp nhất, lấy số liệu cao nhất
so sánh với tất cả số liệu còn lại (dẫn chứng)
- Nhận xét biểu đồ phải rỏ ràng, mỗi ý một gạch đầu hàng.
- Vẽ và nhận xét biểu đồ phải đảm bảo tính thẩm mỹ, chính xác cao.
Người viết: Trần Như Túy Phương