Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Biện pháp quản lý sâu đục trái trên cây có múi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 6 trang )

SÂU ĐỤC TRÁI BƯỞI
Tên khoa học: Cipestis sagittiferella Moore
Họ Pyralidae, Bộ Lepidopera

Từ cuối năm 2011, tại Sóc Trăng và Hậu giang rồi đén các tỉnh ở ĐBSCL
xuất hiện một loại sâu mới gây hại trên trái cây có múi. Sau một thời gian ngắn
xuất hiện và gây hại, chúng trở thành loài dịch hại mới quan trọng và nguy hiểm
do các đặc điểm như sinh sản mạnh, lây lan nhanh, khó phịng trừ và gây thiệt
hại nghiêm trọng. Lúc đó, chưa có báo cáo chính thức về sự xuất hiện và gây hại
của lồi sâu này nên việc phịng trừ hiện nay cịn rất lúng túng và chưa có hiệu
quả. Hiện nay, các nghiên cứu đã được thực hiện nên có quy trình phịng trừ hữu
hiệu.
1. Đặc điểm hình thái và sinh học

Theo Quý (2016), thành trùng là một loài bướm nhỏ, có dạng hẹp và dài
khi cánh xếp dọc thân mình, chiều dài cơ thể bướm cái và đực lần lượt là 12-15
mm và 11-14 mm, khi đậu đầu hơi nhơ cao và có 2 râu sờ trước mũi, xếp dọc
theo thân. Bướm có màu từ xám nâu đến nâu đậm ánh bạc, trên cánh trước có
những vệt màu đậm dọc theo gân cánh. Bướm cái có râu hình roi, trong khi
bướm đực có râu hình lược. Thành trùng hoạt động chủ yếu vào buổi tối bắt đầu
từ lúc 19-22 giờ. Thời gian sống cửa bướm đực và bướm cái từ 6-7 ngày.
Bướm đẻ trứng thành từng ổ, từ 2-22 trứng, trung bình từ 9,50 ±4,23
trứng/ổ (Quý, 2016). Trứng mới đẻ có màu trắng trong, hình dạng như vảy cá
hơi phồng lên, sau đó chuyển qua màu trắng đục rồi màu hồng cam, khi sắp nở
chuyển sang màu cam đỏ có chấm đen trước khi nở, sâu nở cắn vỏ chui ra để lại
vỏ màu trắng. Kích thước của trứng là 1,25x1 mm và thời gian ủ trứng là
5,15±0,4 ngày. Trứng thường được đẻ ở giữa trái xuống dưới đít trái, trái hình
bầu dục, màu trắng, nằm đơn lẻ hoặc từng cụm trên trái. Ở ngoài vườn, bướm
cũng đẻ trên trái già khi mật số bướm cao hoặc vườn vào giai đoạn trái đã già.



Hình 1: Các giai đoạn phát triển của trứng

Giai đoạn ấu trùng gồm có 4 tuổi với những đặc điểm sau:
-

-

-

Tuổi 1: sâu non mới nở có màu vàng cam nhạt, đầu đen rất khỏe, khi đẫy sức thì
chiều dài và chiều ngang trung bình lần lượt là 0,97±0,06 mm và 0,49±0,05 mm.
Sâu non cắn vỏ trứng chui ra bò xung quanh ổ trứng hướng xuống phần dưới trái
bưởi để đục vào, chủ yếu là ở vỏ trái, với trung bình đường đục sâu là 2,1±0,91
cm. Thời gian tuổi 1 trung bình là 2,62±0,5 ngày.
Tuổi 2: vỏ tuổi 1 sau khi lột xác được đẩy ra ngoài đường hầm cùng với phân.
Cơ thể có màu hồng nhạt, chiều dài và chiều rộng cơ thể trung bình lần lượt là
2,64±0,33 mm và 0,76±0,12 mm. Ở tuổi 2 sâu có đường đục biến thiên từ 1,44,6 cm và 3±1,6 cm, do đó khi gây hại ở giai đoạn trái nhỏ sẽ làm trái rụng hoặc
làm ảnh hưởng phẩm chất ở trái lớn. Thời gian trung bình là 2,92±0,27 ngày.
Tuổi 3: lúc này sâu có màu hồng, di chuyển rất nhanh. Khi đẫy sức chiều dài và
chiều rộng trung bình là 8,06±1,14 mm và 1,22±0,27 mm. Tuổi này sâu gây hại
rất nặng, chủ yếu gây hại ở phần ruột của trái, có đường đục trung bình là
4,28±1,77 cm. Thời gian trung bình là 3,12±0,43 ngày.


-

Tuổi 4: sâu có màu hồng đậm, chuyển dần sang màu xanh ngọc khi sâu chuẩn bị
hóa nhộng. Chiều dài và chiều rộng trung bình khi đẫy sức là 13,88±1,08 mm và
2,23±0,16 mm. Kết quả khảo sát ở ngoài vườn cho thấy sâu tuổi này gây hại rất
mạnh, 110% trái bị gây hại đều hư hại. Khi sâu chuẩn bị hóa nhộng chiều dài và

chiều rộng khi đẫy sức là 21,04±0,82 mm và 3,03±0,11 mm. Thời gian trung
bình là 3,31±0,6 ngày.

Hình 2: Các gian đoạn phát triển của ấu trùng: tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 và
tuổi 5

Giai đoạn nhộng: lúc đầu nhộng có màu nâu lợt dần chuyển sang màu nâu
đậm hơi đen là nhộng chuẩn bị vũ hóa. Phần lớn nhộng được bảo vệ trong kén,
chiều dài trung bình nhộng bọc và nhộng trần lần lượt là 15,6±0,9 mm và
11,89±0,37 mm. Thời gian làm nhộng kéo dài trung bình từ 10,29±0,83 ngày.


Hình 3: Thành trùng cái và thành trùng đực

Hình 4: Ấu trùng chuẩn bị hóa hóa nhộng và nhộng
2. Tập quán sinh sống và cách hại

Bướm thường đẻ trứng rải rác trên vỏ trái, khi trái được khoảng 1,5 tháng
tuổi đến khi thu hoạch. Vừa nở ấu trùng đục ngay vào vỏ trái, ăn vỏ trái và ăn
dần vào bên trong múi, nhất là trên trái bưởi. Lớn đủ sức ấu trùng chui ra khỏi
trái và bng mình xuống đất làm nhộn. Do quá trình đục vào bên trong gây vết
thương cho trái nên nấm bệnh xâm nhập vào đường đục làm cho trái bị hư và
rụng.


Hình 5: Vết đục trên trái bưởi
3. Biện pháp phịng trị

Quy trình phịng trừ tổng hợp sâu đục trái C. sagittiferella trên bưởi được
đề nghi như sau (Quý, 2016):

a/ Giai đoạn sau thu hoạch
Tạo vườn thơng thống, hạn chế nơi cư trú cửa bướm sâu đục trái và các
loại sâu bệnh khác; kích thích cây ra đọt mập, mạnh, khơng bị sâu bệnh. Cắt tỉa
cành bị sâu bệnh hay ốm yếu, đan xen trong thân. Bón phân hóa học NPK có tỷ
lệ 3:2:1, bón 1-1,5 kg/cây, kết hợp với bồi bùn với độ dày lớp bùn khơng q
5cm. Bón bổ sung 5 kg phân hữu cơ vào đầu và cuối mùa mưa. Tưới nước 2-3
ngày/lần (trường hợp cosboiof bùn thì chỉ tưới khi lớp bùn đã khơ nứt). Nếu
kích thích ra thêm cơi đọt thứ hai thì bón phân và tưới nước như khuyến cáo
trên. Có thể bồi bùn kết hợp với rải thuốc hột Regent 0.3G nếu trùng với đợt sâu
đang làm nhộng ở mật số cao.
b/ Giai đoạn ra chồi và chuẩn bị ra hoa
Thường xuyên kiếm tra, cắt bỏ nhánh sâu bệnh, ốm yếu, bị che khuất để tạo
sự thơng thống cho vườn. Quản lý tốt các loại dịch hại quan trọng khác. Bón
NPK (20-20-15) + ure (500-700 g/cây), tưới đẫm liên tục 3 ngày, sau đó tưới
nước bình thường 1 ngày/lần để giúp cây ra hoa. Thường xuyên kiểm tra, cắt bỏ
nhánh sâu bệnh, ốm yếu, bị che khuất để tạo sự thơng thống cho vườn.

c/ Giai đoạn phát triển trái và thu hoạch


Bao trái lúc trái 30-45 ngày tuổi trong trường hợp bướm sâu đục trái xuất
hiện nhiều, khả năng mật số sâu cao. Trái phát triển, bón phân theo cơng thức
2:1:2 hoặc 2:2:3, bên bón làm nhiều lần, liều lượng 3,3-3,5 kh/cây. Kết hợp rải
thuốc hột Regent 0.3G khi trùng với đợt sâu đang làm nhộm ở mật só cao. Vệ
sinh mặt liếp để hạn chế nơi làm nhộng của sâu. Tưới phun toàn tán cây vào
buổi chiều tối khi bướm xuất hiện nhiều để hạn chế bướm đẻ trứng (cần quản lý
tốt bệnh loét vi khuẩn).
Trường hợp không bao trái, cần thăm vườn thường xuyên. Diệt trứng bằng
tay hoặc bằng dầu khoáng. Phát hiện kịp thời và tiêu hủy trái bị sâu. Chỉ phun
thuốc trong mùa nắng (hoặc đợt hạn bà chằn) khi sâu mới đục, tỉ lệ trái bị đục

trên 5%, bằng cách sử dụng luan phiên các loại thuốc có hoạt chất Emamectin
benzoate, Permethrin và Clothianidin theo nguyên tắc “4 đúng”. Nên áp dụng
cách phun từng trái và phun vào chiều mát để hạn chế thiệt hại dối với kiến vàng
và ong ký sinh.
Trước khi thu hoạch, 7-15 ngày mở bao trái để trái có màu sắc tự nhiên và
không được phun bất cứ loại thuốc nào.



×