Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giáo trình Bệnh truyền nhiễm trên ngựa - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 50 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình bệnh truyền nhiễm trên ngựa được biên soạn dùng cho chương trình
đào tạo trung cấp nghề chăn nuôi thú y ( chuyên sâu về ngựa). Giáo trình bao gồm các
kiến thức cơ bản về bệnh trên ngựa, giúp người học có cái nhìn tổng qt về bệnh
truyền nhiễm, vận dụng những hiểu biết về dịch bệnh là cơ sở để làm nghề sau khi tốt
nghiệp ra trường.
Giáo trình gồm 2 chương:
Chương 1. Đại cương về bệnh truyền nhiễm
Chương 2. Một số bệnh thường gặp trên ngựa
Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của
Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nơng Lâm Đơng Bắc; phịng đào tạo; Văn bản
hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ mơn
thú y, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi
xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô
giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành
giáo trình này.
Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề Chăn nuôi thú y, nghề thú y. Các thông
tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các
bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối
cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi


mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Quảng Ninh, ngày 10 tháng 3 năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Mai Thị Thanh Nga (chủ biên)
2. Mai Anh Tùng
3. Hoàng Thị Ngọc Lan

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1. 1. Phương thức gây bệnh của vi sinh vật
1.1.1. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng
1.1.2. Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm
1.1.3. Phương thức gây bệnh của vi sinh vật

7
7
7
8
8

1.2. Sức đề kháng của cơ thể
1.2.1. Sức đề kháng không đặc hiệu chống nhiễm trùng
1.2.2. Sức đề kháng đặc hiệu chống nhiễm trùng- Miễn dịch

13
13

16

1.3. Các thời kỳ tiến triển của bệnh truyền nhiễm và các thể bệnh truyền nhiễm
1.3.1.các thời kỳ tiến triền của bệnh truyền nhiễm
1.3.1.1.Thời kỳ nung bệnh (ủ bệnh)
1.3.1.2. Thời kỳ khởi phát
1.3.1.3. Thời kỳ toàn phát
1.3.1.4. Thời kỳ lui bệnh
1.3.1.5. Thời kỳ hồi phục
1.3.2. Các thể bệnh truyền nhiễm

17
17
17
18
18
18
19
19

1.4. Quá trình sinh dịch
1.4.1. Các khâu của quá trình sinh dịch
1.4.1.1. Nguồn bệnh
1.4.1.2. Các nhân tố trung gian truyền bệnh
1.4.1.3. Động vật thụ cảm
1.4.2. Phương thức truyền bệnh
1.4.2.1. Cơ chế truyền bệnh
1.4.2.2. Phương thức truyền bệnh
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch
1.4.4. Tính chất quy luật dịch


20
20
20
21
22
22
22
23
23
24

1.5. Phịng và chống dịch bệnh truyền nhiễm
1.5.1. Nguyên lý của biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
1.5.2. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm
1.5.3. Các biện pháp chống bệnh truyền nhiễm
1.5.3.1. Khái niệm ổ dịch
1.5.3.2. Biện pháp đối với nguồn bệnh
1.5.3.3. Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh
1.5.3.4. Biện pháp đối với gia súc thụ cảm

25
25
25
32
32
32
34
34


CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN NGỰA
2.1. Bệnh cúm ngựa
2.1.1. Đặc điểm của bệnh
2.1.2. Căn bệnh
2.1.3. Dịch tễ học
2.1.4. Triệu chứng

40
42
42
42
42
43

3


2.1.5. Bệnh tích
2.1.6. Chẩn đốn
2.1.7. Phịng, trị bệnh

43
43
43

2.2. Bệnh viêm não tủy ngựa
2.2.1. Đặc điểm của bệnh
2.2.2. Căn bệnh
2.2.3. Dịch tễ học
2.2.4. Triệu chứng

2.2.5. Bệnh tích
2.2.6. Chẩn đốn
2.2.7. Phịng bệnh

44
44
44
44
44
45
45
45

2.3. Bệnh viêm hệ lâm ba truyền nhiễm ngựa
2.3.1. Đặc điểm của bệnh
2.3.2. Căn bệnh
2.3.3. Dịch tễ học
2.3.4. Triệu chứng và bệnh tích
2.3.5. Chẩn đốn
2.3.6. Phịng và trị bệnh

45
45
45
46
46
47
47

2.4. Bệnh tụ huyết trùng

2.4.1. Đặc điểm của bệnh
2.4.2. Căn bệnh
2.4.3. Dịch tễ
2.4.4. Triệu chứng
2.4.5. Bệnh tích
2.4.6. Chẩn đốn
2.4.7. Phịng và trị bệnh

48
48
48
48
49
49
49
49

4


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN NGỰA
Tên mơn học/mô đun: Bệnh truyền nhiễm trên ngựa
Mã môn học/mô đun: MH 17
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Mơn học bệnh truyền nhiễm trên ngựa được học sau môn học giải phẫu sinh lý
vật ni, dược lý thú y và chẩn đốn bệnh trên ngựa.
- Tính chất: là mơn học chun mơn, thuộc các môn học bắt buộc
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
+ Mơn học bệnh truyền nhiễm là môn học chuyên ngành trong các môn chuyên
ngành của nghề chăn nuôi thú y;

+ Sau khi học xong môn học người học có thể giải thích được các cơ chế sinh
bệnh trong cơ thể vật ni, từ đó áp dụng kiến thức về chẩn đốn, phịng và trị được
một số bệnh thường gặp trên ngựa đồng thời vận dụng những hiểu biết về mơn học có
thể cải tiến các kĩ thuật về phịng trị bệnh trên vật ni hiệu quả.
Mục tiêu của mơn học/mơ đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được nguồn bệnh, các nhân tố trung gian truyền bệnh;
+ Giải thích được cơ chế sinh bệnh;
- Về kỹ năng:
+ Xác định được nguồn lây bệnh và các phương thức truyền lây.
+ Xác định được các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trên ngựa.
+ Lựa chọn được các phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp nhằm mang lại
hiệu quả điều trị
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo;
+ Cẩn thận, đảm bảo an toàn cho người và vật ni.
+ Có ý thức bảo vệ mơi trường sống.
Nội dung của môn học/mô đun:
Chương 1. Đại cương về bệnh truyền nhiễm
Chương 2. Một số bệnh thường gặp trên ngựa

5


Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Giới thiệu:
Chương 1 giới thiệu kiến thức cơ bản về nguồn bệnh, các yếu tố truyền lây,
phương pháp phòng và chống dịch bệnh, là tiền đề để học và nghiên cứu các chương
tiếp theo.
Mục tiêu:

- Mô tả được nguồn bệnh và phương thức truyền lây trong bệnh truyền nhiễm..
- Xác định được những điều kiện để phát sinh dịch bệnh
- Trình bày được các giai đoạn tiến triển của dịch bệnh
- Xác định được biện pháp phòng, chống dịch
- Thực hiện được việc phịng, chống bệnh truyền nhiễm cho gia súc nói chung và ngựa
nói riêng.
Nội dung chính:
1.1. Phương thức gây bệnh của vi sinh vật
1.1.1. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng
1.1.2. Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm
1.1.3. Phương thức gây bệnh của vi sinh vật
1.2. Sức đề kháng cùa cơ thể
1.2.1. Sức đề kháng không đặc hiệu chống nhiễm trùng
1.2.2. Sức đề kháng đặc hiệu chống nhiễm trùng
1.3. Các thời kỳ tiến triển của bệnh truyền nhiễm
1.4. Quá trình sinh dịch
1.4.1. Các khâu của qua trình sinh dịch
1.4.2. Phương thức truyền bệnh
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình sinh dịch
1.4.4. Tính chất quy luật dịch
1.5. Phịng và chống dịch bệnh truyền nhiễm
1.5.1. Nguyên lý của biện pháp phòng
1.5.2. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm
1.5.3. Các biện pháp chống bệnh truyền nhiễm
1. 1. Phương thức gây bệnh của vi sinh vật
1.1.1. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng
a. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng do các loài vi sinh vật (hay còn gọi
là mầm bệnh) gây ra, có khả năng lây lan từ cơ thể sinh vật này sang cơ thể sinh vật
khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua yếu tố trung gian.

b. Khái niệm về nhiễm trùng

6


Nhiễm trùng là một hiện tượng sinh vật rất phức tạp xảy ra khi mầm bệnh xâm
nhập vào cơ thể động vật trong những điều kiện nhất định cùa ngoại cảnh.
Quá trình nhiễm trùng là quá trình tương tác giữa một bên là cơ thể động vật và
một bên là vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut..), là sự đấu tranh giữa cơ thể bị xâm
nhiễm và mầm bệnh. Biểu hiện và tiến triển phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Vi sinh vật gây bệnh (còn gọi là mầm bệnh)
Cơ thể động vật
Môi trường xung quanh (môi trường sinh học, mơi trường lý học và mơi trường
xã hội).
Như vậy, có thể hiểu được tại sao những mầm bệnh nhiễm trùng khác nhau lại
có những biểu hiện lâm sàng khác nhau và diễn biến của một bệnh cũng thay đổi trên
những cá thể khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm
a. Do mầm bệnh gây nên
Mầm bệnh là các vi sinh vật có nhiều loại như: vi khuẩn, virus, nấm và nguyên
trùng. Mỗi loại thường gây nên một bệnh có đặc điểm riêng.
Mầm bệnh là yếu tố rất quan trọng để xác định một bệnh truyền nhiễm. Đặc tính
gây bệnh của các loại mầm bệnh là khác nhau: có loại chỉ gây bệnh cho người như
Salmonella typhi; có loại gây bệnh cho một loài động vật như virus dịch tả lợn, có loại
gây bệnh chung cho người và nhiều lồi động vật.
b. Có thể lan truyền thành dịch
Trong một khu vực, bệnh có thể lây lan sang nhiều cá thể sinh vật tạo ra một ổ
dịch.
c. Tiến triển có tính chất chu kỳ
Một bệnh truyền nhiễm thường tiến triển qua các thời kỳ: Nung bệnh, khởi

phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.
1.1.3. Phương thức gây bệnh của vi sinh vật
a. Đặc điểm của hiện tượng nhiễm trùng
*Tính đặc hiệu: mỗi mầm bệnh nhất định bao giờ cũng gây ra một bệnh nhiễm trùng
nhất định.
*Khả năng gây bệnh của mầm bệnh: muốn gây ra hiện tượng nhiễm trùng mầm bệnh
cần phải có những điều kiện nhất định:
- Tính gây bệnh: Đây là điều kiện đầu tiên và cơ bản nhất. Tính gây bệnh là khả năng
cần thiết và vốn có của mầm bệnh để gây nên hiện tượng nhiễm trùng. Mầm bệnh thu
được khả năng này trong quá trình tiến hóa, thích nghi của nó trên cơ thể động vật.

7


Trong q trình tiến hóa, phát triển và thích nghi, mỗi loại mầm bệnh đã thích
nghi gây bệnh ở những động vật khác nhau, thậm chí ở các cơ quan tổ chức khác nhau
trên một cơ thể bệnh. Do đó, mỗi mầm bệnh có những khả năng gây bệnh khác nhau.
Có loại khi đột nhập vào cơ thể đã có thể gây bệnh như virus Dại, virus
Newcastle, vi khuẩn nhiệt thán.
Có loại chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của cơ thể ký chủ suy yếu. VD: Nhiễm
trùng đường ruột do E.coli
Có loại chỉ gây bệnh khi những vi sinh vật sống khác đã từng sống cạnh tranh
bị tiêu diệt. VD: người dùng kháng sinh uống lâu ngày, các dòng E.coli bị tiêu diệt tạo
điều kiện cho cầu trùng gây tiêu chảy.

Ảnh 1: Vi khuẩn E.coli

Có mầm bệnh chỉ gây bệnh cho 1 lồi động vật nhất định nhưng có loại gây bệnh
chung cho nhiều loài động vật.
- Độc lực: độc lực biểu hiện mức độ cụ thể của tính gây bệnh, thể hiện qua 2 khả năng:

tiết độc tố đầu độc cơ thể ký chủ và khả năng xâm nhập, sinh sản, phát triển trong các
mô cơ thể.
Độc lực khơng chỉ nói lên đặc tính của mầm bệnh mà cịn nói lên khả năng
chống đỡ của cơ thể ký chủ vì một mầm bệnh có thể có độc lực với cơ thể này nhưng
lại khơng có độc lực với cơ thể khác hoặc động vật khác.
Độc lực của mầm bệnh có thể được làm tăng lên hoặc giảm đi hoặc làm mất đi
hoàn toàn bằng nhiều phương pháp nhân tạo. Điều này có rất nhiều ứng dụng trong
thực tế.
- Số lượng: muốn gây được bệnh, mầm bệnh phải có số lượng nhất định. Có bệnh chỉ
cần có một số ít lượng mầm bệnh đã có thể gây được bệnh. VD: Chỉ cần 1-2 tế bào vi
khuẩn Tụ huyết trùng cũng đủ gây bệnh tụ huyết trùng cho một con thỏ nặng 1,8-2kg.

8


Ảnh 2: Vi khuẩn Tụ huyết trùng

Có những bệnh, cần phải có 1 lượng mầm bệnh lớn xâm nhập mới gây được
bệnh. VD: phải cần 24.000 nha bào của vi khuẩn nhiệt thán mới gây được bệnh cho
thỏ.

Ảnh 3: Nha bào nhiệt thán

- Đường xâm nhập: Trong qua trình tiến hóa thích nghi, mỗi loại mầm bệnh đã chọn
lọc được một con đường thích hợp để xâm nhập vào cơ thể ký chủ.
Những loại mầm bệnh khác nhau có những đường xâm nhập khác nhau, mỗi
loại mầm bệnh lại có thể có một hoặc nhiều đường xâm nhập trong đó có một đường
xâm nhập chính.
Đường xâm nhập có ý nghĩa quan trọng trong hiện tượng nhiễm trùng. Nếu
đường xâm nhập thích hợp thì mầm bệnh dễ dàng gây được bệnh và bệnh thể hiện điển

hình. Nếu đường xâm nhập khơng thích hợp thì mầm bệnh có thể khơng gây được
bệnh, hoặc nếu gây được bệnh phải cần một số lượng mầm bệnh lớn.
Đường xâm nhập chủ yếu của mầm bệnh vào cơ thể động vật là đường tiêu hóa,
đường hơ hấp, đường da, niêm mạc, đường sinh dục, tiết niệu và đường máu.

9


Khả năng xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi này nở và gây bệnh cùng với khả năng
chịu đựng của mầm bệnh ở ngoại cảnh hợp lại tạo thành khả năng xâm nhiễm của
mầm bệnh. Khả năng này làm cho mỗi một bệnh nhiễm trùng có tính chất dịch tễ học
riêng biệt. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch.
b. Phương thức tác động của mầm bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể động vật để gây bệnh, mầm bệnh tác động trên cơ
thể ký chủ chủ yếu ở hai mặt:
+ Sinh sản nhanh, chiếm đoạt vật chất của ký chủ.
+ Tiết độc tố đầu độc ký chủ, tiết các yếu tố hóa học để lan truyền, xâm nhập
rộng rãi vào các cơ quan tổ chức, tiết enzym để làm rối loạn công năng và tổn thương
thực thể của các cơ quan tổ chức của ký chủ.
Mầm bệnh thường tác động lên cơ thể ký chủ bởi các yếu tố sau:
- Độc tố
Vi khuẩn tiết ra 2 loại độc tố:
+ Ngoại độc tố: được sản sinh và bài tiết ra môi trường xung quanh bởi tế bào vi
khuẩn. Đa số ngoại độc tố có bản chất tự nhiên là protein, kém bện với nhiệt. Chúng
được giảm độc khi xử lý với focmol vẫn giữ được đặc tính kháng nguyên. Ngoại độc
tố là những chất độc nhất đối với con người đã được biết đến. Các thành viên cùa
giống Clostridium là những vi khuẩn sản sinh ngoại độc tố phổ biến nhất như: C.tetani,
C.botulinum.

Ảnh 4: Vi khuẩn Clostridium tetani


+ Nội độc tố: là một thành phần trong cấu trúc Polysaccharid của thành tế bào vi
khuẩn Gram- lipid A . Đối với vi khuẩn Gram +, peptidoglycan giữ vai trị là nội độc
tố. Nội độc tố được giải phóng khi tế bào bị phá hủy. Tác động sinh học chính của nội
độc tố lên cơ thể vật chủ bao gồm: sốt, hạ huyết áp, tắc mạch quản, dung giải bổ thể,
phá hủy tiểu cầu, tăng đường huyết.

10


- Giáp mơ: một số vi khuẩn gây bệnh có khả năng hình thành giáp mơ trong cơ thể ký
chủ. Đây là một yếu tố độc lực của vi khuẩn. Giáp mô giúp vi khuẩn tránh được sự
thực bào của các tế bào thực bào trong cơ thể, do không bị thực bào nên vi khuẩn mới
có cơ hội sinh sơi, này nở và gây bệnh.
Vì có nhiều phương thức tác động khác nhau như trên nên mầm bệnh có thể
gây ra hiện tượng rối loạn toàn thân và rối loạn cục bộ. Biểu hiện triệu chứng toàn thân
như: sốt, ủ rũ là triệu chứng chung của nhiều bệnh nhiễm trùng, các biểu hiện cục bộ là
triệu chứng riêng cho từng bệnh.
c. Biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể biểu hiện 2 trạng thái:
- Nhiễm trùng khơng triệu chứng
+ Thể ẩn: Động vật nhiễm trùng khơng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng
nội tạng bị tổn thương và có rối loạn chức năng các cơ quan, có thể phát hiện được
bằng xét nghiệm.
+ Động vật lành bệnh mang trùng: Động vật khơng có triệu chứng lâm sàng, khơng có
tổn thương bệnh lý nhưng cơ thể lại mang mầm bệnh ra ngoài làm lây lan bệnh. Vai trò
của động vật lành mang trùng rất quan trọng về phương diện dịch tễ học, có liên quan
chặt chẽ đến q trình sinh dịch do đó cần phải chú ý kiểm sốt, phát hiện để có biện
pháp xử lý thích hợp.
- Nhiễm trùng có biểu hiện triệu chứng rõ rệt: Động vật nhiễm trùng có biểu hiện triệu

chứng rõ rệt những dấu hiệu toàn thân như: sốt, nhiễm độc, mệt mỏi, biếng ăn...rồi sau
đó xuất hiện những triệu chứng đặc trưng của một bệnh nhiễm trùng nào đó, những
triệu chứng này xuất hiện đầy đủ vào giai đoạn toàn phát của bệnh, thường là dấu hiệu
chỉ điểm giúp cho việc chẩn đốn được bệnh.
d. Các loại nhiễm trùng
Có thể phân biệt các loại nhiễm trùng sau:
- Nhiễm trùng từ ngồi: Mầm bệnh từ bên ngồi mơi trường xâm nhập vào cơ thể động
vật khỏe mạnh để gây bệnh.
- Nhiễm trùng từ bệnh trong: Ở động vật khỏe mạnh một số loại mầm bệnh thường
xuyên cư trú nhưng không gây được bệnh, giữa cơ thể ký chủ và mầm bệnh tạm thời ở
thể cần bằng. Khi sức đề kháng của cơ thể ký chủ giảm, nhân cơ hội đó, mầm bệnh
tăng cường độc lực và gây bệnh. VD: Vi khuẩn Tụ huyết trùng
- Nhiễm trùng đơn thuần: Cơ thể chỉ bị một loại mầm bệnh tác động gây bệnh.
- Nhiễm trùng kết hợp (ghép): Cơ thể cùng một lúc bị 2 hay nhiều mầm bệnh tác động.
Trong trường hợp này tiến triển của bệnh rất nặng, triệu chứng lâm sàng thường phức
tạp nên việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn. VD: bệnh PHT lợn ghép với bệnh
Dịch tả lợn.

11


- Nhiễm trùng kế phát: Khi cơ thể bị nhiễm trùng, mầm bệnh này tác động làm cơ thể
suy giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho mầm bệnh thứ hai xâm nhập và gây bệnh gọi
là nhiễm trùng kế phát. Nhiễm trùng kế phát thường làm cho bệnh nặng hơn.
- Bội nhiễm, tái nhiễm: khi một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đang bị nhiễm bệnh
thì gọi đó là bội nhiễm. Nếu cơ thể bị bệnh đã khỏi hồn tồn mà bị mắc lại bệnh đó
gọi là tái nhiễm
- Tái phát: Nếu cơ thể bị bệnh đã khỏi về lâm sàng sau đó bệnh xuất hiện trở lại mặc
dù khơng có nhiễm trùng lần 2 đó là do mầm bệnh còn ẩn náu trong cơ thể gặp điều
kiện thuận lợi lại gây bệnh thì gọi là bệnh tái phát.

- Nhiễm trùng huyết: Bình thường ở động vật khỏe mạnh, máu khơng có mầm bệnh.
Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, vào máu thì gọi là nhiễm trùng huyết.
- Nhiễm mủ huyết: Nếu mầm bệnh là các vi khuẩn gây mủ nhiễm trong máu thì gọi là
nhiễm mủ huyết.
- Bại huyết: Khi mầm bệnh sinh trưởng và phát triển một thời gian dài trong máu, lấy
máu làm “cơ địa” để sinh sống thì gọi là bại huyết. Trường hợp này bệnh thường rất
nặng và dẫn đến tử vong.
1.2. Sức đề kháng của cơ thể
1.2.1. Sức đề kháng không đặc hiệu chống nhiễm trùng
- Cách cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh
+ Vai trò của da: Bảo vệ cơ quan bên trong của cơ thể chống lại tác động có hại của cơ
thể. Tham gia vào q trình điều hịa thân nhiệt, điều hịa hơ hấp. Tiêu diệt nhiều loại
vi khuẩn bằng những chất tiết ra của nó như : mồ hơi, tuyến nhờn chân lơng trừ một số
loài vi khuẩn như: Brucella, Leptospira, nấm mốc. Da lành và sạch sẽ có chức năng
bảo vệ cơ thể tốt hơn da bị tổn thương, da bẩn. VD: bôi vi khuẩn Salmonella
enteritredis lên da bẩn sau 10 phút số lượng vi khuẩn không giảm, sau 20 phút số
lượng vi khuẩn giảm 5%, sau 30 phút số lượng vi khuẩn giảm 15%. Cịn bơi lê da tay
sạch thì sau 20 phút vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. Da ln già cỗi, bong ra và có kéo
theo một số vi khuẩn bám trên da. Ngồi ra, da cịn có khả năng sinh miễn dịch đặc
hiệu. Khi tiêm huyết thanh ngựa hoặc lịng trắng trứng vào da thì kháng thể xuất hiện
ngay trong những tổ chức của da trước khi xuất hiện ở máu.
Như vậy, da rất quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể và ảnh hưởng rất rõ
nét đến trạng thái của toàn bộ cơ thể. Khi chức phận của da bị rối loạn thì ảnh hưởng
đến hoạt động của cơ thể. Do đó, cần phải chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cho da để tăng
cường sức đề kháng của da.
+Niêm mạc và các dịch tuyến
So với da, niêm mạc (miệng, mũi, mắt, ruột, đường sinh dục) dễ thích ứng với
mầm bệnh hơn. Nhiều loại mầm bệnh dễ phát triển trên niêm mạc và xuyên vào cơ thể

12



do khả năng thấm hút của niêm mạc cao, do các nếp nhăn, do ẩm độ, bóng tối, nhiệt
độ của niêm mạc thích hợp với vi trùng. Song niêm mạc lành lặn của gia súc khỏe
ngăn chặn được nhiều loại mầm bệnh. Niêm mạc đường hơ hấp có lơng chuyển động,
nó cùng chất nhầy giữ bụi, vi khuẩn và tống chúng ra ngoài bằng phản xạ ho, hắt
hơi...ngoài tác động cơ giới, niêm mạc còn tiết ra các niêm dịch làm rửa trơi và tiêu
diệt mầm bệnh. Dịch mũi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm tan virus. Nước mắt,
nước bọt, đờm, sữa, máu có chất lizozim làm tan nhiều loại mầm bệnh.
Khả năng tự vệ của niêm mạc phụ thuộc vào sức khỏe, tuổi, chế độ dinh dưỡng,
chăm sóc gia súc và nhiều yếu tố khác. Các yếu tố đó làm giảm hoặc làm tăng sức đề
kháng của da và niêm mạc.
Dịch tiết các tuyến: Khi qua đường tiêu hóa mầm bệnh bị các chất dịch của
đường tiêu hóa tiêu diệt. Dịch dạ dày tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn Gram -, gram +.
Tuy nhiên, trong dạ dày trực khuẩn lao và vi khuẩn có nha bào vẫn sống được. Nước
mắt kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn đường ruột và có tác dụng diệt một số virus
như: virus dịch tả trâu bò, virus viêm não truyền nhiễm ngựa. Ngồi ra, cịn có dịch tá
tràng, chất bài tiết đường sinh dục, chất lactizin trong sữa cũng có tác dụng diệt vi
trùng.
+ Các cơ quan khác: gan, lách, thận
Gan: đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể, là một cơ quan
đắc lực chống mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Gan có chức năng giải độc và ngăn
chặn mầm bệnh, tế bào Kuffer có khả năng thực bào.
Lách: là bộ phận ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh. Thí nghiệm cho rằng
nếu cắt bỏ lá lách của chó thì sức đề kháng của chó đối với vi khuẩn nhiệt thán giảm đi
rất nhiều
Hơn 80% vi khuẩn được giữ lại tại gan và lách, chứng tỏ khả năng hấp thụ vi
khuẩn của 2 khí quan này là rất lớn
Thận cũng là tổ chức bảo vệ cơ thể. Nhiều mầm bệnh và độc tố của chúng,
những chất thải của cơ thể được đưa vào thận để giải độc và bài tiết ra ngoài.

+ Hệ lâm ba: mầm bệnh xuyên qua da và niêm mạc thì gặp hạch lâm ba- một hàng rào
phịng ngự của cơ thể. Hạch lâm ba vừa có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng
vừa tham gia sản xuất kháng thể. Mầm bệnh đi qua hạch lâm ba bị giữ lại trong các
xoang, bị các tế bào mạng lưới nội mô thực bào và bị chất lizozim của hạch tiêu diệt.
- Cách cơ thể chống lại mầm bệnh sau khi xâm nhập
+ Hiện tượng viêm: Khi bị kích thích cơ thể thường phát sinh phản ứng viêm. Trong
một mức độ nhất định, phản ứng này có tác dụng bảo vệ cơ thể. Quán trình viêm giữ
mầm bệnh trong khu vực viêm không cho chúng lan rộng vào máu và các bộ phận
khác trong cơ thể. Tế bào ở nơi viêm tăng sinh làm thành một hàng rào ngăn cản
không cho mầm bệnh và độc tố lan rộng. Tổ chức viêm bài tiết chất Lơcotaxin làm

13


giãn nở và tăng tính thẩm lậu của mao quản. Các chất dịch ở ổ viêm có thể lơi cuốn
mầm bệnh làm suy yếu và tiêu diệt chúng.
+ Thực bào: thực bào cũng là một phản ứng tự vệ của cơ thể. Khi mầm bệnh hay vật lạ
xâm nhập vào cơ thể thì bị bạch cầu chiếm đoạt, tiêu diệt và làm cho tiêu tan đi.Thực
bào có 2 loại: Tiểu thực bào và đại thực bào
Tiểu thực bào: chủ yếu là các loại bạch cầu đa nhân trung tính ở trong máu di
động đến nơi vi khuẩn xâm nhập để thực bào. Sau khi thực bào, bạch cầu đa nhân
trung tính chết và được thay thế một lớp bạch cầu đa nhân trung tính mới. Tác dụng
của thực bào tăng khi gia súc được tiêm phòng.
Đại thực bào: gồm chủ yếu các loại tế bào của hệ thống lưới nội mô là một tổ
chức nằm rải rác khắp cơ thể, ở trong các tổ chức và các nội tạng khác như: lách, gan,
phổi, hạch lâm ba, tủy xương, nội mô huyết quản của tổ chức liên kết. Tổ chức này
gồm có loại đại thực bào cố định như tế bào Kupfer, tổ chức bào (Histriocis), tế bào
sợi (Fibrocis), loại đại thực bào lưu động gồm các bạch cầu đơn nhân của máu và các
loại đại thực bào cố định nói trên rời nơi cố định vào máu trở thành nhu động như tế
bào Plasmocis, tổ chức bào. Đại thực bào được tăng cường khi gia súc được tiêm

phòng.
+ Vai trò của kháng thể khơng đặc hiệu:
Trong máu có bổ thể (αlizin) có tác dụng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh. Bổ thể
cịn là thành phần của huyết thanh tươi có tác dụng diệt khuẩn ở mức độ nhất định đối
với một số vi khuẩn như: nhiệt thán, đóng dấu, tụ cầu và trực khuẩn đường ruột đặc
biệt là vi khuẩn gramPropecdin: là yếu tố miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chứa trong huyết thanh là
globulin hoạt động giống như kháng thể đối với nhiều vi khuẩn gram-. Tác dụng của
propecdin khơng đặc hiệu vì khơng chỉ ảnh hưởng riêng đến 1 loại vi khuẩn nào.
Propecdin muốn hoạt động cần có sự tham gia của bổ thể và có mặt của ion Mg2+ tạo
thành hệ thống bổ thể- propecdinmagie
1.2.2. Sức đề kháng đặc hiệu chống nhiễm trùng- Miễn dịch
- Khái niệm miễn dịch
Miễn dịch là một quá trình bảo vệ vô cùng quan trọng và cực kỳ phức tạp của
cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của bất kỳ một vật lạ nào đối với cơ thể, vật lạ
bao gồm những sinh vật sống như: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc cũng có
thể chỉ là những chất chứa đựng các thông tin di truyền khác biệt với cơ thể như độc
tố, enzym... trong khi đó các cá thể cùng loài hoặc khác loài vẫn bị tác động của các
vật lạ này đặt trong các diều kiện sống và môi trường nhiễm tương tự.
- Bộ máy miễn dịch và vai trị của nó
+ Các cơ quan dạng lympho trung ương: là nơi mà q trình biệt hóa của lympho xảy
ra khơng cần có sự kích thích của kháng nguyên đó là nơi biệt hóa các tế bào nguồn

14


thành các tế bào lympho T chín hoặc lympho B chín. Các dạng lympho trung tâm gồm
có: tủy xương, tuyến ức, túi Fabricius
Tủy xương gồm 1 hệ thống phức tạp các huyết quản bên cạnh là cơ quan tạo
máu, tủy xương cịn có vai trị quan trọng trong việc sản xuất ra các tế bào nguồn của
các dòng lympho khác nhau, của đại thực bào, của các tế bào lympho non sẽ đi đến cơ

quan lympho khác để biệt hóa thành tế bào lympho T hoặc lympho B.
Tuyến ức: nằm sát ngay sau xương ức, có nguồn gốc nội bì, phát triển thành
tuyến xuất hiện trong tháng thứ 3 của thời kỳ bào thai, hoàn thiện và đạt tối đa về hoạt
dộng ở giai đoạn trước dậy thì, sau đó thối hóa và teo dần, mất hồn tồn ở tuổi 60-70
(người). Tuyến ức được chia làm 2 vùng: vùng vỏ và vùng tủy cả 2 vùng đều có các
nang lympho làm nhiệm vụ sản xuất các tế bào lympho.
Các tế bào lympho dù bắt nguồn từ tủy xương di tản xuống hay dù được sản
sinh tại chỗ, đều được tuyến ức huấn luyện, biệt hóa và non hóa để trở thành tế bào
lympho phụ thuộc tuyến ức hay còn gọi là lympho T. Sau khi trở thành lympho T các
tế bào này ra ngoại biên ở các cơ quan như hạch, lách để chuẩn bị tiếp nhận kháng
nguyên và tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch quan trung gian tế bào.
Túi Fabricius (Fa): túi Fa chỉ có ở lồi chim, có nguồn gốc nội bì nằm phía trên
trực tràng sát hậu mơn có cuống là ống rỗng thơng ra trực tràng, túi có cấu tạo múi khế
và cũng chia ra vùng vỏ, vùng tủy. Kích thước to bằng hạt đậu hoặc hạt lạc, bên ngồi
túi có màng bao bọc, bên trong có niêm mạc hoạt động mạnh nhất vào lúc 3 tháng tuổi,
teo hoàn toàn sau 1 năm tuổi.
Ở gia súc và người khơng có túi Fabricius, mọi chức năng của túi Fa do các cơ
quan tương đương đảm nhiệm, đó là tủy xương và các cơ quan lympho hệ tiêu hóa
đảm nhiệm.
Túi Fa có cấu trúc rất nhiều nang, các nang này là nơi sản xuất tế bào lympho.
Các tế bào lympho một phần do túi Fa sản xuất ra 1 phần do di chuyển từ tủy xương
đến đều tập trung tại đây để huấn luyện biệt hóa, non hóa để trở thành tế bào lympho B
chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch dịch thể hay còn gọi là tế bào không phụ thuộc
tuyến ức.
Sau khi trở thành lympho B, các tế bào này ra ngoại biên, ở các cơ quan như
lách đón đợi kháng nguyên và tiếp xúc với kháng nguyên đó, chúng được biệt hóa để
trở thành tế bào sản xuất kháng thể dịch thể.
+ Các cơ quan dạng lympho ngoại vi
Hạch lâm ba: Hạch lâm ba có hình trịn hay hình bầu dục, kích thước nhỏ tập
hợp lại với nhau thành đám phân bố tại một số vùng nhất định như hạch dưới hàm,

hạch màng treo ruột, hạch bẹn có đường vào hạch và đường ra hạch làm nhiệm vụ
thông thương các tế bào lympho và dịch lympho.

15


Khi kháng nguyên xâm nhập, chúng sẽ theo dịch lympho tập trung vào hạch
lâm ba gần nhất, đầu tiên các kháng nguyên bị đại thực bào bắt và xử lý rồi trình diện
cho các tế bào lympho tương ứng (lympho T hoặc lympho B) và đáp ứng miễn dịch
theo quy luật được hình thành. Như vậy, hạch lâm ba chính là một trong những nơi
diễn ra các đáp ứng miễn dịch chống lại một kháng nguyên nhất định khi chúng xâm
nhập vào cơ thể.
Lách: là cơ quan lympho lớn nằm xen kẽ giữa các mạch máu có 2 chức năng:
Lọc giữ các mảnh tế bào hoặc tế bào chết
Tập trung các kháng nguyên vào đường tĩnh mạch và sinh ra đáp ứng
miễn dịch chống lại kháng nguyên này. Đáp ứng miễn dịch vào đường máu diễn
ra chủ yếu ở lách. Lách gồm 2 vùng: vùng tủy trắng và vùng tủy đỏ, vùng tủy
đỏ chứa hồng cầu, vùng tủy trắng có các nang lympho và quá trình đáp ứng
miễn dịch diễn ra ở đây.
+ Tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
Dựa vào sự khác nhau trong q trình biệt hóa và sự khác nhau về chức năng
người ta chia các tế bào lympho thành 2 quần thể chính:
Quần thể lympho B chịu trách nhiệm trong đáp ứng miễn dịch dịch thể được
biệt hóa tại Bursa Fabricius
Quần thể lympho T chịu trách nhiệm đáp ứng miễn dịch tế bào được biệt hóa tại
tuyến ức (Thymus) và sau đó cư ngụ tại các vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch lâm ba
hoặc lách. Ngồi ra, quần thể lympho T cịn tham gia vào sự hợp tác và điều hòa trong
đáp ứng miễn dịch.
1.3. Các thời kỳ tiến triển của bệnh truyền nhiễm và các thể bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là một quá trình đấu tranh giữa mầm bệnh và cơ thể sinh vật

trong điều kiện ngoại cảnh nhất định, bao giờ cũng tiến triển qua các thời kỳ:
1.3.1. Các thời kỳ tiến triền của bệnh truyền nhiễm
1.3.1.1.Thời kỳ nung bệnh (ủ bệnh)
Là thời gian tính từ lúc vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể cho đến khi xuất hiện
các triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Đây là thời kỳ vi sinh vật gây bệnh thích nghi, sinh
sản, tích lũy độc tố trong cơ thể ký chủ. Thời kỳ này con vật khơng có biểu hiện các
triệu chứng lâm sàng nhưng lại rất có ý nghĩa về dịch tễ vì:
+ Vi sinh vật gây bệnh có thể được bài tiết ra ngoài cơ thể vào cuối thời kỳ
nung bệnh và làm bệnh lây lan mà người ta không biết để đề phòng.
+ Biết được thời gian nung bệnh tối đa sẽ là cơ sở khoa học cho việc cách ly gia
súc mới mua về, cách lý vật ốm, công bố hết dịch hoặc theo dõi được tình hình tiếp
xúc và nhiễm bệnh của một cá thể hoặc một đàn.
+ Thời kỳ nung bệnh có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố:

16


Các bệnh truyền nhiễm khác nhau có thời gian nung bệnh khác nhau: có bệnh
chỉ 3-6 ngày (bệnh nhiệt thán), có bệnh kéo dài 1-2 tuần (lao) hoặc 1-2 tháng (dại).
Loại vi sinh vật gây bệnh, số lượng, độc lực và đường xâm nhập của mầm
bệnh; Số lượng mầm bệnh xâm nhập ban đầu ngày càng nhiều, độc lực càng cao thì
thời gian nung bệnh càng ngắn. Nếu đường xâm nhập phù hợp thì thời gian nung bệnh
ngắn. VD: bệnh dịch hạch ở thể phổi lây qua đường hô hấp có thời gian nung bệnh
ngắn hơn dịch hạch thể hạch lây qua đường da, niêm mạc.
Trạng thái cơ thể: Nếu cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng cao thì thời gian
nung bệnh càng kéo dài.
1.3.1.2. Thời kỳ khởi phát
Là thời kỳ cơ thể động vật có các triệu chứng khởi đầu của một bệnh. Đặc biệt
là triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. Các triệu chứng này thường giống
nhau giữa các bệnh truyền nhiễm nên thường ít khi có thể dựa vào các triệu chứng để

chẩn đốn phân biệt được các loại bệnh khác nhau. Nó chỉ là dấu hiệu để phát hiện
sớm một bệnh.
Thời kỳ này có thể kéo dài từ vài giờ đến 1-2 ngày tùy loại bệnh và mỗi một
bệnh truyền nhiễm có thể có cách khởi phát bệnh khác nhau: Có thể đột ngột (bệnh
nhiệt thán ở thể cấp tính) hoặc từ từ (bệnh thương hàn).
1.3.1.3. Thời kỳ toàn phát
Là thời kỳ động vật mắc bệnh biểu hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của
một bệnh nên có thể giúp cho việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh dễ dàng, các biến
chứng cũng như tử vong, nếu có cũng xảy ra trong gia đoạn này. Triệu chứng và dấu
hiệu lâm sàng của thời kỳ toàn phát gồm những triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc
ngày càng tăng do mầm bệnh đã đột nhập đến các cơ quan nội tạng nhất định. Do tính
hướng tổ chức của mầm bệnh nên vật bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình và các
tổn thương đặc trưng của từng loại mầm bệnh. VD: sưng hạch họng, hầu trong bệnh tụ
huyết trùng trâu bò; vàng da, niêm mạc do xoắn khuẩn ở lợn.
1.3.1.4. Thời kỳ lui bệnh
Tùy theo sức đề kháng của cơ thể bệnh, một bệnh truyền nhiễm có thể kết thúc
theo nhiều khả năng:
Con vật ốm có thể chết nếu mầm bệnh chiến thắng cơ thể.
Bệnh chuyển sang thể mãn tính nếu mầm bệnh và cơ thể ở trạng thái cân bằng.
Khỏi bệnh nếu cơ thể chiến thắng mầm bệnh. Trong trường hợp các triệu chứng
của bệnh thuyên giảm một cách từ từ, vật bệnh có cảm giác dễ chịu, sốt giảm dần, đi
tiểu nhiều hơn. Quá trình hồi phục lâm sàng tương ứng với sự hồi phục các tổn thương
và rối loạn cơ năng của các cơ quan, các tổ chức thối hóa, hoại tử bắt đầu tái sinh,
mầm bệnh bị tiêu diệt hoặc bị thải trừ ra khỏi cơ thể.

17


Biến chứng thường thấy trong giai đoạn này là bội nhiễm các loại vi khuẩn
khác nhau hoặc bộc phát một bệnh tiềm ẩn trên cơ thể bệnh đã suy kiệt và giảm sút sức

đề kháng.
1.3.1.5. Thời kỳ hồi phục
Thời kỳ này thường kéo dài, chậm chạp, những động vật bệnh bị suy nhược,
suy dinh dưỡng rất dễ nhiễm thêm một loại bệnh nhiễm trùng khác. Có 3 mức khỏi
bệnh:
-Khỏi hồn tồn về lâm sàng và xét nghiệm: khơng cịn rối loạn về chức năng, tổn
thương thực thể, khơng cịn mang và bài xuất mầm bệnh.
-Khỏi về lâm sàng đơn thuần: cơ thể khơng cịn mang mầm bệnh nhưng cịn rối loạn
chức năng và tổn thương thực thể. VD: trong bệnh đóng dấu lợn, khi khỏi bệnh, lợn
hết sốt, hết các triệu chứng, hết vi khuẩn đọng trong cơ thể nhưng vẫn còn các nốt
viêm da (dấu) chưa hồi phục hết.
- Khỏi về lâm sàng, xét nghiệm, hết các rối loạn chức năng và tổn thương thực thể
nhưng còn mang và bài xuất mầm bệnh, có thể lây lan sang các động vật cảm thụ khác.
1.3.2. Các thể bệnh truyền nhiễm
- Thể quá cấp tính (thể ác tính): bệnh diễn biến rất nhanh, động vật bị bệnh có thể có
chết ngay sau khi xuất hiện triệu chứng hoặc không kịp xuất hiện triệu chứng. Thể
bệnh này thường xảy ra ở đầu ổ dịch, triệu chứng và bệnh tích thường khơng điển
hình.
- Thể cấp tính: Bệnh thường tiến triển kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, bệnh vật bị
bệnh có triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh nên dễ chẩn đốn.
- Thể mạn tính: bệnh tiến triển chậm, kéo dài hàng tháng, có khi hàng năm. Triệu
chứng bệnh khơng rõ rệt hoặc không biểu hiện, tỉ lệ chết thấp. Ở thể này bệnh thường
khó chẩn đốn phải dùng đến các kỹ thuật xét nghiệm mới xác định được bệnh.
Ở thể bệnh mạn tính thường nguy hiểm ở chỗ: mầm bệnh tồn tại lâu dài trong
cơ thể của vật bệnh và bài xuất thường xuyên ra môi trường xung quanh nên dễ dàng
lây lan bệnh.
-Thể ẩn tính: Động vật bị bệnh khơng có triệu chứng nhưng các cơ quan nội tạng có
thể có bệnh tích. Do đó, muốn chẩn đốn bệnh phải dùng các kỹ thuật xét nghiệm mới
xác định được bệnh. Trong thể bệnh này, động vật bị bệnh cũng mang và thải mầm
bệnh rất lâu, đó là nguyên nhân làm dịch tễ dễ phát sinh.

- Thể không điển hình: Ở thể này các triệu chứng, bệnh tích ở vật bệnh thường khơng
đặc trưng, thậm chí cịn khác với bệnh tích điển hình của bệnh.
- Thể khỏe mang trùng: trong trường hợp này động vật khỏe mạnh bình thường nhưng
mang và đào thải mầm bệnh ra môi trường.

18


Trong thực tế, các thể bệnh trên có thể chuyển từ thể này sang thể khác tùy theo
sự biến đổi về sức đề kháng của động vật bệnh.
1.4. Quá trình sinh dịch
1.4.1. Các khâu của quá trình sinh dịch
Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ động vật ốm
sang động vật khỏe. Động vật ốm được coi là nguồn bệnh, luôn bài thải mầm bệnh ra
bên ngoài. Ở ngoại cảnh mầm bệnh tạm thời tồn tại trên nhiều nhân tố có tác dụng có
tác dụng trung gian để truyền b ệnh gọi là nhân tố trung gian. Từ nhân tố trung gian,
mầm bệnh xâm nhập vào động vật khỏe nhưng cảm thụ với bệnh sẽ làm cho quá trình
sinh dịch xảy ra.
Như vậy, một dịch bệnh muốn phát sinh cần phải có đủ 3 yếu tố: nguồn bệnhnhân tố trung gian truyền bệnh- động vật cảm thụ.đây là 3 khâu của quá trình sinh
dịch. Chỉ cần thiếu 1 trong 3 khâu này là dịch bệnh không thể phát sinh.
Muốn tiêu diệt một mầm bệnh truyền nhiễm cần phải nắm được quy luật của quá
trình sinh dịch, từ đó mới có các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, khống chế tiến
tới thanh toán bệnh.
1.4.1.1. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch. Nguồn bệnh là
nơi mầm bệnh có thể cư trú thuận lợi, sinh sơi nảy nở và từ đó trong những điều kiện
nhất định sẽ xâm nhập vào động vật cảm thụ bằng cách này hay cách khác để gây
bệnh.
Từ khái niệm trên thấy rằng: không phải bất cứ nhân tố ngoại cảnh nào cũng có
thể được coi là nguồn bệnh. Bởi vì, ở đó có thể chứa mầm bệnh, thậm chí mầm bệnh

tồn tại khá lâu nhưng khơng có điều kiện để chúng sinh sơi này nở, tồn tại thuận lợi và
lâu dài được. VD: Nha bào nhiệt thán tồn tại trong đất đến 35 năm nhưng chúng khơng
thể sinh sản được. Vì thế đất không được coi là nguồn bệnh đối với bệnh nhiệt thán.
Như vậy, nguồn bệnh phải là những sinh vật hoặc đang mắc bệnh hoặc đang
mang mầm bệnh. Chỉ có cơ thể sinh vật là điều kiện tự nhiên duy nhất cho mầm bệnh
sinh sống, phát triển thuận lợi và lâu dài.
Nguồn bệnh có thể chia làm 2 loại
- Động vật đang mắc bệnh: đó là động vật và người đang mắc bệnh ở các thể khác
nhau, đặc biệt con ốm ở thời kỳ nung bệnh là nguy hiểm nhất vì chúng đã mang và bài
xuất mầm bệnh ra ngoài một thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng.
Những động vật mắc bệnh nhẹ cũng rất nguy hiểm vì chúng thường khó phát
hiện, dễ bị bỏ qua, chúng có cơ hội tiếp xúc với động vật khỏe và dễ làm lây lan bệnh.
Trong tự nhiên, dã thú và loài gặm nhấm chính là nguồn bệnh nguy hiểm với
người và gia súc vì chúng là những ổ chứa mầm bệnh của rất nhiều bệnh truyền nhiễm.

19


- Động vật mang trùng: bao gồm động vật nuôi, người, cơn trùng và dã thú
Hiện tượng mang trùng có thể bao gồm các loại vật nuôi sau khi mắc bệnh khỏi
(có thể có miễn dịch hoặc khơng) nhưng có mang trùng gọi là động vật lành bệnh
mang trùng.
+ Các động vật mới lành bệnh nhưng còn mang và bài xuất mầm bệnh trong một thời
gian hoặc những động vật chưa hề mắc bệnh nhưng mang mầm bệnh gọi là động vật
khỏe mang trùng.
+ Các côn trùng được coi là nguồn bệnh khi chúng có khả năng truyền bệnh từ đời này
sang đời khác.
Động vật mang trùng là nguồn bệnh cức kỳ nguy hiểm, chúng thường làm lây
lan bệnh hơn cả động vật ốm. Ở một số bệnh truyền nhiễm, động vật mang trùng có
tác dụng quyết định làm cho dịch phát sinh.

1.4.1.2. Các nhân tố trung gian truyền bệnh
Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ 2 của q trình sinh dịch, có vai trị
chuyển tải mầm bệnh từ nguồn bệnh đến động vật cảm thụ. Mầm bệnh sau khi được
nguồn bệnh bài xuất sẽ tồn tại một thời gian nhất định trong các nhân tố trung gian rồi
bị tiêu diệt nếu như khơng có cơ hội xâm nhập vào động vật cảm thụ. Có rất nhiều
nhân tố trung gian truyền bệnh:
-Thức ăn, nước uống: đây là nhân tố phổ biến nhất vì đại đa số các bệnh truyền nhiễm
đều lây bằng đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Mầm bệnh từ vật ốm bài tiết ra
đất, nước, dụng cụ chứa đựng chế biến thức ăn rồi nhiễm vào thức ăn, nước uống,
động vật khỏe ăn, uống phải sẽ nhiễm bệnh.
-Đất: đất đóng vai trị quan trọng trong lây lan bệnh. Đất bị ô nhiễm là do bài chất bài
tiết của con vật, chất thải của cống rãnh, lị sát sinh, nhà máy chế biến thú sản...do
chơn xác động vật chết vì bệnh. Từ đất bệnh có thể theo bụi vào khơng khí, cuốn vào
nước hoặc trực tiếp nhiễm vào thức ăn, nước uống hoặc qua vết thương để vào cơ thể.
-Nước: nước tự nhiên là môi trường thích hợp cho vi sinh vật tồn tại do chứa đầy đủ
các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật. Sự ô nhiễm
các mầm bệnh ở trong nước có thể do nhiều nguồn khác nhau: từ đất, từ nước thải, từ
bụi...nước uống, nước tắm rửa rất cần thiết cho đời sống của động vật nên nước bị ô
nhiễm là nguyên nhân có thể làm phát sinh ồ ạt nhiều loại mầm bệnh truyền nhiễm.
-Khơng khí: mầm bệnh rơi vào khơng khí là do chúng dính vào bụi hoặc nước bọt do
con vật ốm ho bắn ra, từ đó mầm bệnh có thể được đưa đi rất xa rồi xâm nhập vào
động vật khỏe qua đường hơ hấp. Khơng khí ơ nhiễm mầm bệnh là nhân tố trung gian
nguy hiểm.
-Cơn trùng: có vai trò hết sức nguy hiểm trong việc truyền bệnh. Chúng truyền bệnh
theo 2 phương thức:

20


+ Cơ học: côn trùng mang mầm bệnh ở thân, chân, vịi, ống tiêu hóa một cách

cơ giới rồi bay đi hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
+ Truyền bệnh sinh học: Một số loại cơn trùng có thể mang mầm bệnh, mầm
bệnh tồn tại trong cơ thể chúng có thể sinh sản, tồn tại lâu dài. Khi đã mang mầm
bệnh, lồi cơn trùng đó có thể truyền bệnh trong suốt cả đời sống của nó.
Nếu cơn trùng mang mầm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho cả thế hệ sau của
chúng thì khơng những chúng chỉ là nhân tố trung gian truyền bệnh mà còn được coi là
mầm bệnh
-Các loài động vật khác: tất cả các loài động vật khơng cảm thụ hoặc ít cảm thụ với
bệnh đều là những nhân tố trung gian truyền bệnh cơ học. Mầm bệnh dính trên cơ thể
động vật hoặc động vật ăn xác chết rồi thải mầm bệnh qua phân của chúng (VD: quạ
ăn xác chết).
Trong các loại động vật cần chú ý đến lồi chim hoang dã vì chúng có khả năng
mang mầm bệnh đi rất xa trong các mùa di cư và phát tán mầm bệnh khắp nơi, đây là
nguồn gốc gây ra các trận dịch qua các năm.
Ngồi lồi chim thì lồi gặm nhấm, đặc biệt là chuột, có vai trị rất nguy hiểm
trong việc truyền bệnh.
-Người: người cũng đóng vai trị là nhân tố trung gian truyền bệnh. Người có thể
mang nhiều loại mầm bệnh đặ biệt là những người tiếp xúc với gia súc như cơng nhân
chăn ni, cơng nhân lị mổ, bác sỹ thú y.
- Dụng cụ đồ vật: Tất cả các dụng cụ, đồ vật dùng trong chăn nuôi, trong giết mổ,
trong chế biến, trong sản xuất bị ơ nhiễm đề có thể phát tán mầm bệnh. Mức độ, tác
hại của các đồ vật trong việc lây truyền phụ thuộc vào thời gian tồn tại của mầm bệnh
trên đồ vật đó.
- Sản phẩm gia súc: Thịt, da, lơng, xương, sừng, móng...của súc vật ốm hoặc mang
trùng đều là nguyên nhân lây lan mầm bệnh.
1.4.1.3. Động vật thụ cảm
Động vật thụ cảm là những lồi động vật có khả năng bị mắc một bệnh truyền
nhiễm nào đó. Đây là khâu thứ 3 khơng thể thiếu được của q trình sinh dịch. Có
nguồn bệnh, có nhân tố trung gian truyền bệnh nhưng khơng có động vật cảm thụ thì
dịch bệnh khơng thể phát sinh.

Vì vậy, sức cảm thụ của động vật với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch có thể
phát sinh và phát triển.
Sức cảm thụ của động vật với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể
chúng. Làm tăng sức đề kháng khơng đặc hiệu như chăm sóc, ni dưỡng tốt, khai
thác hợp lý và vệ sinh phòng bệnh... đồng thời tăng sức đề kháng đặc hiệu (tiêm phòng

21


tích cực bằng vaccine) là những biện pháp chủ động tích cực nhằm xóa bỏ khâu thứ 3
của q trình sinh dịch, làm dịch bệnh không thể phát sinh.
1.4.2. Phương thức truyền bệnh
1.4.2.1. Cơ chế truyền bệnh
Mầm bệnh lây từ cơ thể ốm sang cơ thể khỏe do những quy luật nhất định chi
phối, đó là cơ chế truyền bệnh.
Khi xâm nhập vào cơ thể, mỗi loại mầm bệnh có một nơi khu trú đầu tiên- đó là
nơi mà mầm bệnh đầu tiên gặp những điều kiện thuận lợi nhất để sinh sản rồi từ đó lan
tới các cơ quan tổ chức khác. Nơi cư trú đầu tiên cũng là nơi đảm bảo cho mầm bệnh
được bài xuất ra khỏi cơ thể và quyết định phương thức bài xuất.
VD: Nếu nơi khu trú là phổi thì mầm bệnh bài xuất ra ngoài theo nước mũi,
đờm và hơi thở; nếu là ruột thì theo phân; nếu là máu thì nhờ cơn trùng hút máu...
Phương thức bài xuất mầm bệnh lại quyết định nơi tồn tại của mầm bệnh ở
ngoại cảnh. Bài xuất theo đờm, nước bọt thì mầm bệnh tồn tại trong khơng khí; nhưng
nếu bài xuất theo phân thì mầm bệnh tồn tại ở đất, nước...
Nơi tồn tại của mầm bệnh ở ngoại cảnh và nơi khu trú đầu tiên quyết định
phương thức xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể động vật cảm thụ.
VD: nếu mầm bệnh có trong khơng khí sẽ xâm nhập qua đường hơ hấp để vào
phổi.
Mỗi loại mầm bệnh chỉ có một nơi khu trú đầu tiên nhất định cho nên cũng chỉ
có một cơ chế truyển bệnh nhất định.

1.4.2.2. Phương thức truyền bệnh
Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền theo 2 phương thức sau:
- Phương thức truyền bệnh trực tiếp: mầm bệnh được truyền thẳng từ con ốm sang con
khỏe không qua các nhân tố trung gian. VD: bệnh dại lây trực tiếp qua vết cắn.
Mầm bệnh của những bệnh lây trực tiếp thường là những vi sinh vật ký sinh bắt
buộc không thể tồn tại trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo và khó tồn tại ở ngoại
cảnh.
- Phương thức truyền bệnh gián tiếp: mầm bệnh phải thông qua các nhân tố trung gian
để truyền bệnh. Có nhiều bệnh buộc phải lây gián tiếp như ký sinh trùng đường máu.
Các mầm bệnh truyền lây gián tiếp thường có sức đề kháng cao và có thể tồn tại một
thời gian dài ở ngoại cảnh trên nhân tố trung gian truyền bệnh.
Có 4 phương thức lây bệnh gián tiếp
+ Truyền theo đường tiêu hóa: đường truyền bệnh là đường truyền từ phân tới miệng.
Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh là ruột. Mầm bệnh theo phân ra ngoài, tồn tại tạm
thời ở đất, nước, cơn trùng...rồi xâm nhập vào ống tiêu hóa qua thức ăn, nước uống.

22


+ Truyền qua đường hô hấp: đường truyền bệnh là hơ hấp- khơng khí- hơ hấp.
+ Truyền bệnh qua đường máu: Đường truyền bệnh là máu- côn trùng hút máu- máu.
+ Truyền bệnh qua da và niêm mạc: đường truyền bệnh sẽ là da, niêm mạc- nhân tố
trung gian- da, niêm mạc.
Trên cơ sở nghiên cứu các phương thức truyền bệnh, người ta xác định phương
hướng và các biện pháp phịng trừ thích hợp đối với từng loại bệnh.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch
- Các yếu tố thiên nhiên: bao gồm điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết...chúng ảnh
hưởng rất lớn đến sự sống của các sinh vật, do đó có những ảnh hưởng có lợi hoặc
khơng có lợi tới các khâu của q trình sinh dịch.
+ Ảnh hưởng đến nguồn bệnh: Nếu nguồn bệnh là động vật ni thì điều kiện thiên

nhiên ảnh hưởng đến nguồn thức ăn, phương thức chăn nuôi, do đó ảnh hưởng đến sức
đề kháng của con vật đến làm tăng hoặc giảm nguồn bệnh.
Nếu nguồn bệnh là dã thú, cơn trùng thì các yếu tố thiên nhiên có ảnh hưởng
càng rõ rệt vì điều kiện thiên nhiên quyết định cùng cư trú, sự phát triển về loài, số
lượng và sự hoạt động của các loài động vật này.
Ngoài ra, điều kiện thiên nhiên cịn thơng qua nguồn bệnh mà ảnh hưởng đến
độc lực của mầm bệnh, điều này càng rõ khi mầm bệnh được thải ra môi trưởng bên
ngoài.
+ Ảnh hưởng đến nhân tố trung gian truyền bệnh: Nếu nhân tố trung gian truyền bệnh
là sinh vật thì điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến vùng cư trú, sự sinh sản và phát triển
của loài, số lượng và sự hoạt động của chúng và do đó làm tăng hoặc giảm vai trò
truyền bệnh.
Nếu nhân tố trung gian truyền bệnh khơng phải là sinh vật (đất, nước, khơng
khí, đồ vật...) thì điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của mầm bệnh,
ảnh hưởng đến mức độ phân tán rộng hay hẹp của mầm bệnh.
+ Ảnh hưởng đến động vật thụ cảm: các yếu tố thiên nhiên (khí hậu, thời tiết, ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm...) góp phần làm tăng hoặc giảm sức đề kháng của động vật thụ
cảm do đó có thể làm hạn chế hoặc phát sinh dịch bệnh.
-Các yếu tố xã hội: Bệnh truyền nhiễm là một hiện tượng sinh vật nhưng dịch bệnh lại
xảy ra trong một xã hội nhất định nên các yếu tố xã hội có những ảnh hưởng nhất định
đến quá trình sinh dịch.
Các yếu tố xã hội: chế độ xã hội, điều kiện sinh hoạt của xã hội (đời sống vật
chất, trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán xã hội, các hoạt động kinh
tế, các biến cố xã hội- chiến tranh, dịch bệnh của con người...) đều ảnh hưởng đến dịch
bệnh của gia súc, gia cầm.

23


Trong một xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật cao, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt,

quy mô chăn nuôi hiện đại và điều kiện vệ sinh tốt thì dịch bệnh chắc chắn khó xảy ra.
1.4.4. Tính chất quy luật dịch
- Dịch bệnh có thể biểu hiện dưới các hình thái khác nhau:
+ Dịch lẻ tẻ: số con phát bệnh lẻ tẻ trong một thời gian dài, tỷ lệ mắc bệnh không cao,
khả năng lây lan không lớn. VD: Bệnh tụ huyết trùng
+ Dịch địa phương: dịch xảy ra có tính chất vùng miền, giới hạn trong một địa phương
chứ không lan rộng. VD: Bệnh nhiệt thán, bệnh uốn ván.
+ Dịch lớn (dịch lưu hành): bệnh phát ra ồ ạt, lây lan rất nhanh và rất rộng có thể khắp
quốc gia (dịch tả lợn Châu phi, dịch cúm gia cầm) hoặc có thể có tính chất châu lục
(bệnh Lở mồm long móng).
-Bệnh có tính chất mùa vụ:
Mùa vụ trong một năm thường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thực vật,
ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng thức ăn của súc vật trong chăn nuôi, ảnh hưởng
đến các nhân tố trung gian là sinh vật, ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể gia súc
và sự tồn tại của mầm bệnh ở ngồi mơi trường.
Nhiều hoạt động của con người, lễ tết có tính chất mùa vụ kết hợp với các yếu
tố thiên nhiên làm cho dịch bệnh cũng có tính chất mùa. Rất nhiều bệnh có thể phát ra
ở mùa này nhưng ít phát ra ở mùa khác.
VD: Bệnh tụ huyết trùng hay xảy ra ở miền bắc nước ta vào cuối màu xuân đầu
mùa hè. Bệnh Newcastle xảy ra quanh năm nhưng rộ lên vào vụ Đơng Xn.
-Tính chất vùng: nhiều loại dịch bệnh thường xảy ra ơe những vùng nhất định sau đó
mới lây lan sang vùng khác.
Ở mỗi vùng địa lý khác nhau với thời tiết, đất đai, khí hậu, sự phân bố động
thực vật khác nhau do đó ảnh hưởng đến sức đề kháng của một loài động vật, ảnh
hưởng đến các nhân tố trung gian, ảnh hưởng đến sự tồn tại của một loại mầm bệnh.
Vì vậy, có những bệnh chỉ phát sinh ở một vùng nhất định.
Theo địa hình, vùng núi thường có nhiều dã thú, nhiều ổ chứa mầm bệnh thiên
nhiên nên hay xảy ra một số bệnh: Dịch tả lợn, tụ huyết trùng trâu bò...Vùng trung du
là vùng hay xảy ra một số bệnh ký sinh trùng đường máu. Vùng đồng bằng có điều
kiện chăn nuôi phát triển, mật độ gia súc, gia cầm đông nên hay xảy ra các bệnh

Newcastle, tụ huyết trùng, đóng dấu
-Tính chất chu kỳ: Trong trường hợp khơng có sự tác động của con người, một số bệnh
truyền nhiễm xuất hiện thường có tính chất chu kỳ: cứ sau một thời gian nhất định
bệnh lại xuất hiện điều này quyết định bởi sự tăng, giảm mức độ miễn dịch của quần
thể động vật cảm thụ.

24


Hiểu biết về tính quy luật của dịch giúp người ta có những biện pháp phịng
chống dịch bệnh thích hợp như đề ra biện pháp vệ sinh phòng bệnh ở các mùa, đề ra
lịch tiêm phòng vaccine hàng năm trước mùa phát bệnh.
1.5. Phòng và chống dịch bệnh truyền nhiễm
1.5.1. Nguyên lý của biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm muốn xảy ra phải có đầy đủ 3 khâu của quá trình sinh dịch.
Nguồn bệnh là khâu đầu tiên và chủ yếu, là xuất phát điểm của quá trình sinh
dịch. Nhân tố trung gian truyền bệnh nối liền nguồn bệnh với động vật cảm thụ. Động
vật thụ cảm làm cho dịch biểu hiện ra đồng thời nó lại biến thành nguồn bệnh làm cho
quá trình sinh dịch lại nhân lên. Vì vậy, chỉ cần xóa bỏ 1 trong 3 khâu hoặc cắt đứt sự
liên hệ giữa các khâu sẽ làm q trình sinh dịch khơng xảy ra được- đó là ngun lý cơ
bản của biện pháp phịng dịch.
1.5.2. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm
Phòng bệnh truyền nhiễm là thực hiện các biện pháp tổng hợp tác động đến
nhiều khâu của quá trình sinh dịch để ngăn chặn không cho dịch bệnh xảy ra.
-Biện pháp đối với nguồn bệnh: Phải tiêu diệt hoặc hạn chế không cho nguồn bệnh
phát tán mầm bệnh ra môi trường. Khi dịch chưa xảy ra, nguồn bệnh là những động
vật mang trùng.
Với gia súc và gia cầm mang trùng cần phải:
+ Phát hiện sớm, chủ động và tích cực để phát hiện ra những gia súc, gia cầm mang
trùng cần thực hiện định kỳ các xét nghiệm vi sinh vật học và huyết thanh học.

+ Cách ly triệt để, khi đã phát hiện ra những động vật mang trùng cần phải cách ly triệt
để. Nếu với số lượng ít có thể giết mổ.
+ Điều trị dự phòng: đối với những gia súc quý, đắt tiền, mang trùng hoặc ở những
tổng đàn lớn (gia cầm, lợn) khó có thể dùng biện pháp xét nghiệm để phát hiện động
vật mang trùng, cần định kỳ tiến hành các biện pháp điều trị dự phòng nhằm tiêu diệt
mầm bệnh trong đàn.
Với động vật mang trùng là dã thú, côn trùng
Phải áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt hoặc ngăn chặn không cho chúng tiếp xúc với
gia súc, gia cầm.
-Biện pháp đối với nhân tố trung gian truyền bệnh: Các biện pháp với nhân tố trung
gian nhằm làm cho chúng không mang mầm bệnh hoặc mầm bệnh bị tiêu diệt bằng
cách tiêu độc thường xuyên.
Đối tượng tiêu độc rất rộng rãi gồm: chuồng trại, sân chơi, bãi chăn, dụng cụ
chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, súc sản phẩm (da, lơng, sừng, móng, xương...) các
khu chế biến, lưu trữ nguyên liệu của gia súc, gia cầm, thức ăn, nước uống, thân thể
gia súc và con người.

25


×