Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.15 KB, 2 trang )
Ương tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) trong ao bằng hệ thống
thống biofloc
Các yếu tố thủy lý hóa của môi trường nước, tỷ lệ sống, tăng trưởng và thành phần
dinh dưỡng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) Malaysia được ghi
nhận và đánh giá trong sáu tháng nuôi với hai hệ thống: hệ thống nuôi có biofloc
và hệ thống canh tác truyền thống.
Nghiên cứu này được thực hiện trong hệ thống nhà lưới (300 m3, lưới nhựa, 90 %
được che mát) với bốn ao hình chữ nhật (20 m3). Tôm được thả nuôi với mật độ 37
con/m2 (0,025 g/con) và được cho
ăn 2 lần/ngày với chế độ ăn thích hợp. Nhiệt độ,
oxy, pH, N-NH3, N-NO3-, N-NO2- và độ trong được ghi nhận hằng ngày, chiều
dài và khối lượng được ghi nhận mỗi tháng. Chất lượng nước ở cả 2 nghiệm thức
đều giống nhau ngoại trừ độ trong, ở mô hình nuôi truyền thống (36,10 ± 2,06 cm)
cao hơn so với hệ thống biofloc (7,01 ± 1,52 cm). Tỷ lệ sống ở cả 2 nghiệm thức
đều trên 85 %, nhưng kích cỡ tôm ở lần thu cuối cùng ở nghiệm thức sử dụng
biofloc (11,54 ± 1,87 g/con; 15,18 ± 8,27 cm/con) cao hơn so với mô hình canh tác
nuôi truyền thống (10,67 ± 2,26 g/con; 12,57 ± 7,89 cm/con). Tương tự hàm lượ
ng
protein (51,19 %) và lipit (13,84 %) trong thịt tôm sau khi thu hoạch ở nghiệm
thức biofloc vẫn cao hơn, chúng góp phần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng trong
khẩu phần thức ăn.
Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng ương tôm bằng hệ thống biofloc là một lựa
chọn thích hợp cho những vùng khó khăn về khí hậu và nguồn nước không thể
nuôi theo mô hình truyền thống và góp phần sử dụng nước một cách bền vững và
nâng cao ch