Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nuôi tôm càng xanh sử dụng chế phẩm sinh học Enzyme-Plus ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.86 KB, 3 trang )

Nuôi tôm càng xanh sử dụng chế phẩm sinh học Enzyme-Plus

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn

Năm 2008 diện tích nuôi tôm càng xanh của toàn tỉnh là 1.067 ha, trong đó huyện
Cao Lãnh là 154,41 ha. Trong những năm qua, các hộ nuôi thu được lợi nhuận rất
cao từ mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng lúa. Một số hộ đã chủ động
thả nuôi với mật độ khá cao từ 15 – 20 con/m2 để tăng năng suất dẫn đến hiện
tượng tôm thường xuyên nổi đầu do nền đáy ao bẩn dẫn đến thiếu oxy…
Để khắc phục tình trạng trên, Trạm thuỷ sản huyện Cao Lãnh đã triển khai thực
hiện mô hình nuôi tôm càng xanh bằng chế phẩm sinh học Enzyme-plus nhằm hạn
chế ô nhiễm môi trường, giảm rủi ro trong quá trình nuôi.
Trạm thuỷ sản kết hợp với UBND xã Nhị Mỹ chọn hộ ông Trần Văn Tâm ở ấp
Hoà Dân để thực hiện mô hình. Ông Tâm là người có nhiều năm nuôi tôm và cũng
gặp tình trạng tôm thường xuyên nổi đầu.
Phương pháp sử dụng chế phẩm được cán bộ kỹ thuật trạm hướng dẫn theo đúng
trình tự của sản phẩm.
Sau khi tiến hành cải tạo ao đúng qui trình kỹ thuật và kiểm tra các chỉ tiêu môi
trường nước nhất là pH phải từ 6,5 – 7 mới tiến hành thả con giống.
Do con giống mới thả có kích cỡ nhỏ, lượng thức ăn sử dụng ít, lượng phân thải ra
ít nên môi trường không bị ảnh hưởng. Khi tôm nuôi được 1,5 tháng thì tiến hành
xử lý Enzyme-plus và Zeolite như sau:
- Liều lượng sử dụng Enzyme-plus: 5 lít/10.000m
3
nước/ 3 ngày 1 lần.
- Liều lượng sử dụng Zeolite: 14 kg/10.000 m
3
nước/ 1 tuần 1 lần.
Sử dụng Zeolite để hấp thụ khí độc do Enzyme-plus phân huỷ các chất hữu cơ và
mùn bã đáy ao gây ra.
Trong giai đoạn tôm tăng trưởng và phát triển, thường xuyên kiểm tra, quan sát


các diễn biến của môi trường nước ao nuôi vào buổi sáng và buổi chiều để điều
chỉnh lượng Enzyme-plus cho phù hợp.
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu môi trường trước và sau khi xử lý Enzyme-plus đều
dao động trong mức cho phép: pH: 6.0 – 7.0, NH
3
/NH
4
: 0.0 mg/l, NO
2
: 0.0 mg/l,
O
2
: 3 – 6 mg/l.
Theo ông Tâm thì nuôi tôm với mật độ cao không sử dụng chế phẩm sinh học, tôm
nuôi thường bị nổi đầu vào các tháng cuối vụ, số lượng tôm bị đen mang, mòn râu,
tôm chậm phát triển do lượng mùn bã hữu cơ tích tụ ở đáy ao nhiều.
Còn kết quả khi ông sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi ở gia đình thì trong
suốt quá trình nuôi không có hiện tượng nổi đầu, tôm ít bị đen mang cũng như
đóng rong, tôm phát triển nhanh, kích cỡ tôm lớn nhiều.
Ông Tâm còn cho biết, năm 2007 chi phí sử dụng thuốc, hoá chất xử lý ao trong
quá trình nuôi là 3 triệu đồng, còn năm nay khi sử dụng chế phẩm sinh học chi phí
là 1,45 triệu đồng (Enzyme-plus: 5 lít/10.000 m
3
x 10 lần/tháng x 4,5 tháng = 225
lít; Zeolite: 14 kg/10.000 m3 x 4 lần/tháng x 4,5 tháng = 252 kg), giảm 50%.
Lượng nhiên liệu dùng cho bơm nước nếu không sử dụng chế phẩm sinh học là
300 lít, nhưng khi sử dụng chế phẩm thì nhiên liệu giảm đi chỉ sử dụng 150 lít,
giảm 50%.
Kết quả đạt được của của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm là giúp
người có thể nuôi được với mật độ cao mà vẫn đảm bảo môi trường, tăng năng

suất, lợi nhuận, hạn chế ô nhiễm môi trường, hạn chế lây lan dịch bệnh do thường
xuyên thay nước.
Nâng cao ý thức nông dân trong việc sử dụng và khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Đưa công nghệ sinh học vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị cao, giá thành
hạ đủ sức cạnh tranh và tiến tới sản xuất phát triển theo hướng bền vững.

×