Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nhà sàn dài - Kiến trúc nhà truyền thống của người Gié Triêng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.12 KB, 4 trang )




Nhà sàn dài - Kiến trúc
nhà truyền thống của
người Gié Triêng

Dù các làng của người Gié Triêng rất nhỏ nhưng kiến trúc nhà sàn dài truyền thống
của họ luôn mang đậm những nét độc đáo riêng. Những ngôi nhà của họ khá tỉ mỉ,
chi tiết, có không gian và luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên lý "Đông - Tây".
Ảnh minh họa
Làng của người Gié Triêng không lớn, thường ở những sườn đồi thấp, trũng, len
lỏi theo các con suối, thỉnh thoảng xuất hiện một vài làng lập trên đỉnh đồi trọc
hình bầu dục. Chính vì thế, ngay từ thời xa xưa, các thế hệ trong một gia đình đã
sinh sống với nhau trong những ngôi nhà sàn dài.
Cũng như nhiều nhà sàn dài của các dân tộc khác, nhà sàn của người Gié Triêng có
mái lợp tranh, vách bằng gỗ. Tuy nhiên, ngôi nhà của họ vẫn mang những nét kiến
trúc độc đáo riêng. Kết cấu, bố cục và quy mô nhà sàn dài của người Triêng được
làm khá chi tiết, tỉ mỉ, chắc chắn và không gian lớn hơn.
Nhà sàn của người Gié Triêng thường được dựng trên nền đất hình chữ nhật, sàn
thường cách mặt đất từ 0,8 - 1m. Thông thường, ngôi nhà có chiều dài khoảng
15m, chiều rộng từ 6 - 10m. Diện tích ngôi nhà lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số thế
hệ và số thành viên sống trong gia đình.
Thành phần chính để cấu tạo nên một sườn nhà của người Triêng cũng giống như
người Kinh, gồm: cột, xuyên, trính, vì kèo, đòn tay, đòn đông nhưng hình dáng,
vị trí và kết cấu của từng bộ phận thì hoàn toàn khác nhau, thể hiện nét văn hóa độc
đáo vừa truyền thống vừa tinh tế của cộng đồng. Để làm hoàn thành một ngôi nhà,
đồng bào nơi đây phải sử dụng ít nhất 200 đến 250 bó tranh lợp (mỗi bó gồm nhiều
mớ, nặng khoảng 20kg) và trên dưới 20m3 gỗ.
Mái nhà hình mai rùa, hai đầu đốc được trang trí bằng hai sừng trâu là hai nét đặc
trưng trong kiến trúc nhà sàn của người Gié Triêng. Nhà sàn dài của người Gié


Triêng Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt hãy còn hình thức nhử : giữa là một
hành lang dùng làm lối đi, hai bên là nơi dành cho các hộ gia đình.
Trang trí và sắp đặt các vật dụng sinh hoạt trong một ngôi nhà truyền thống của
người Triêng luôn tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên lý “Đông-Tây”. Đồng bào
quan niệm hướng Đông là hướng quan trọng nhất (là hướng gốc). Theo quan niệm
của họ, hướng Đông gắn liền với ánh nắng mặt trời toả đi khắp các hướng khác
sưởi ấm cho các thần linh, vạn vật của núi rừng để cây cối hoa màu luôn tốt tươi,
tạo ra của cải dồi dào, đem lại hạnh phúc cho mọi người dân.
Do vậy, hai cửa ra vào (ploong) bố trí ở hai bên hông của ngôi nhà và luôn chếch
theo hướng Đông-Tây. Trong đó, cửa chính bao giờ cũng được bố trí ở hướng
Đông, cửa phụ nằm ở hướng Tây. Quan niệm này được thể hiện rõ trong cách lập
bếp của họ, nếu một ngôi nhà của người Gié Triêng có nhiều thế hệ cùng sinh sống
(thường là 3 thế hệ ông-bà, cha-mẹ, con cái) thì phải được lập hai bếp (tang-blo) để
nấu ăn. Trong đó, bếp chính đặt ở hướng Đông gần cửa chính của ngôi nhà dành
riêng cho thế hệ lớn nhất (ông-bà). Bếp phụ được đặt ở hướng Tây của ngôi nhà.
Bếp này chỉ phục vụ cho hai thế hệ cha-mẹ và con cái mà thôi. Xung quanh bếp là
chỗ ngủ của các thành viên thuộc thế hệ bề trên của một gia đình.
Có thể thấy, nhà sàn dài của người Gié Triêng luôn có những nét kiến trúc hóa hợp
với thiên nhiên và gắn liền với những bếp lửa ấm cúng, đậm tình người.

×