Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Chiang Mai, tuần mạo hiểm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.61 KB, 8 trang )



Chiang Mai, tuần mạo
hiểm

TTCN - Nhóm chúng tôi gồm 15 thành viên, trong đó có 10
khách hàng của Yomost may mắn trúng thưởng chuyến đi
khám phá những trò chơi cảm giác mạnh trong một tuần (từ
25 đến 31-8) tại Chiang Mai với khách mời đặc biệt là ca sĩ
Đan Trường.





Sáng 26-8, chúng tôi đến làng Sob Kai để chơi trò vượt thác
(white water rafting) trên các thuyền phao lớn chứa được sáu
người. Trước khi vào cuộc, nhóm hướng dẫn tập dượt cho cả
đoàn những động tác chèo và phổ biến ba nguyên tắc để chơi:
an toàn, an toàn và tuyệt đối an toàn.

Sau khi ai cũng thành thục, chúng tôi vượt chặng thác đầu
tiên. Một vài thành viên đã phải rời thuyền ở chặng thứ hai
(chặng nguy hiểm nhất với một đoạn thác đổ, thuyền có thể
bị lật và nhấn chìm). Chiếc thuyền thứ hai của đoàn vừa
“đáp” xuống một con thác đổ đã tròng trành và một người rơi
tõm xuống nước! Song không ai hốt hoảng, cả người bị rớt
khỏi thuyền lẫn những thuyền viên còn lại đều thao tác đúng
kỹ thuật, đưa người bị nạn trở lại thuyền sau 1 giờ dưới nước,
và kết thúc chuyến phiêu lưu trên dòng thác tại làng Muang
Kut sau ba chặng đường gian nan.



Ở Muang Kut có sẵn một đống thân tre dài ngoằng nằm ngổn
ngang trên mặt đất. Hướng dẫn viên Reinier lên tiếng: “Hãy
tưởng tượng các bạn là một nhóm quân buộc phải vượt qua
dòng sông Meakok này mà không có tàu thuyền gì cả; chỉ có
tre, dây thừng và những thùng phuy này thôi. Hãy tự cứu lấy
mình!”. Rồi Reinier chỉ dẫn cho chúng tôi cách để ghép
những thân tre thành một cái bè “cứu mạng”. Mất hơn một
giờ, chiếc bè thô sơ nhưng chắc chắn đã đưa chúng tôi về lại
khu nghỉ mát thơ mộng Maekok River Village.


Nhảy bungy, trò chơi mạo hiểm nhất
Trò white water rafting có ở Thái Lan đã bốn năm nay với
bốn công ty đầu tư khai thác, nhưng chỉ có hai công ty dám
đưa khách chơi ở chặng thứ hai. Hóa ra đoàn chúng tôi là
những du khách VN đầu tiên tham gia trò chơi mạo hiểm
này.

Trò chơi kế tiếp: chúng tôi phải chinh phục đoạn đường rừng
dốc dài 16km ở độ cao 1.300m bằng xe đạp. Sau gần hai giờ
cưỡi ngựa sắt mỏi nhừ chân, cả đoàn đã có thể thư giãn ngâm
mình ở suối nước nóng Fang Hot Springs nổi tiếng, nên thơ.

Cưỡi voi khám phá rừng nhiệt đới tại thung lũng cũng là khu
bảo tồn voi Mae Taeng (Chiang Mai) là trò chơi thứ ba:
những chú voi lội trên những khúc sông cạn, đưa bạn ngang
qua những khu chăm sóc voi ngoài trời, ngắm nhìn những
chú voi con vui đùa, nghịch nước với mẹ. Trò chơi nhẹ nhàng
này để đoàn chuẩn bị bước vào tiết mục khám phá thung lũng

Mae Rim bằng xe máy cày.

Trò chơi gồm 12 chặng đường gian khổ: những con đường
nhỏ quanh co ôm lấy sườn núi, một bên là vực sâu, một bên
là rừng và cuối cùng là đường độc đạo hướng thẳng lên đỉnh
núi. Chặng 1-5: làm quen với môtô. Chặng 6-10: một thách
thức thực thụ: vượt đường lầy lội, chinh phục đỉnh cao.
Chặng 11-12: về đích khi trời chập choạng tối trên đường đèo
quanh co.

Rồi “hung thần” của chuyến đi dần lộ diện. Một cần cẩu cao
50m đưa bạn lên đến “đỉnh thế giới”. Chân bạn được “băng
bó” và đính chặt vào một dây cao su chuyên dụng. Người
điều khiển sẽ bày cho bạn cách nhảy, phải cắm đầu xuống
trước và rơi tự do. Hãy thử tưởng tượng bạn đứng ở
bancông một tòa nhà 12-13 tầng và nhảy xuống! Đó là trò
bungy jump, trò mạo hiểm quen thuộc thường thấy trong spot
quảng cáo “Một cảm giác rất Yomost!”.


Ca sĩ Đan Trường (phải) trước giờ bay dù lượn
Ở Chiang Mai chỉ có một điểm duy nhất để chơi bungy jump,
nơi có rất nhiều ngôi sao nổi tiếng của Thái Lan và các nước
đến chinh phục “hung thần”. Chúng tôi cũng là đoàn VN đầu
tiên thử bungy jump. Và Đan Trường là người can đảm đầu
tiên thực hiện cú nhảy. Sau này anh kể lại: “Bước ra cầu
nhảy, thấy mọi thứ bên dưới nhỏ xíu hà. Người điều khiển
đếm 3, 2, 1 nhảy! Nhưng Trường bị dội, không dám nhảy
vì cao quá Rồi mọi người động viên và thế là Lúc nhảy
xuống, tim Trường bị ép tối đa và mọi thứ hụt hẫng đến vô

chừng, cảnh vật xung quanh xẹt qua trước mắt mà mình
không thể định hình được, mặt nước loang loáng, tiếng các
bạn cổ vũ “cố lên” nghe rất rõ nhưng Trường không thể biết
được mình ở đâu. Khi dây bungy giật Trường lên cao trở lại,
lúc ấy mới cảm thấy là mình đã sống!”. Sau Đan Trường,
chúng tôi lần lượt vào cuộc và mỗi người có một tấm bằng
chứng nhận “cú nhảy thành công vào ngày 29-8-2004”.

Bay dù lượn là tiết mục trong ngày thứ sáu của lịch trình. Sau
các hiệu lệnh, chiếc dù lượn từ từ tăng tốc trên đường băng
rồi chợt vút lên cao. Nhà cửa, cây cối, đường sá nhỏ dần. Tay
cầm cần điều khiển độ cao, chân điều khiển hướng dù lượn,
“phi công” báo cáo: “Độ cao 800 feet, sức gió 35mph, thời
gian bay 15 phút, lộ trình bay vòng quanh ngoại ô Chiang
Mai, qua đỉnh núi cao nhất khu vực, qua hồ nước lớn và trở
về sân bay. Báo cáo hết!”. Thêm một bằng chứng nhận nữa:
hết sợ độ cao, phi công nhà nghề của chuyến bay ngày 30-8-
2004.

Cuối cùng là trò cheo leo vách núi. Trang bị những chiếc
giày leo núi chuyên dụng, dây an toàn, nón bảo hộ, bột làm
khô tay, chúng tôi từng bước, từng bước leo đến đỉnh cao
nhất. Những bước đầu tiên có vẻ dễ dàng nhưng càng lên cao
càng khó. Có những vách đá không hề có chỗ bám và cách
duy nhất để chinh phục nó là phải miết 10 đầu ngón tay vào
những khoảng lõm của đá để giữ, hai chân luôn tìm chỗ để tì
và tạo sức bật. Những giọt mồ hôi bắt đầu túa ra cho đến khi
ướt đẫm áo. Đến đỉnh rồi lại phải trở xuống nữa. Tay bám lấy
dây an toàn, tư thế ngồi ngả người ra sau, bật thẳng chân ra
để tìm bãi đáp! Hoan hô, tất cả những hiểm nguy đã qua hết

rồi!

Sau một vòng phiêu lưu, chúng tôi nhận ra rằng điều kiện
thiên nhiên của VN cũng cho phép chúng ta tổ chức được
những tour thú vị, thậm chí hơn tour mạo hiểm ở Chiang Mai
nữa. Ước gì mình không phải đi quá xa để chơi những trò
chơi này!

×