Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu KHẢO SÁT SỰ ĐA DẠNG THỰC VẬT VÙNG HÒN CHỒNG XÃ BÌNH AN - KIÊN LƯƠNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.27 KB, 3 trang )

Báo cáo Khoa học


Số 31
, 01/2008

16

KHẢO SÁT SỰ ðA DẠNG THỰC VẬT
VÙNG HÒN CHÔNG XÃ BÌNH AN - KIÊN LƯƠNG

Nguyễn Thanh Bình
1
,
2
Nguyễn Thanh Triều, Nguyễn Thanh Sơn,
Trần Văn Hiếu , Phạm Anh Dũng

TÓM TẮT
Thực vật ở vùng núi Hòn Chông ñã ñược khảo sát từ 20-23/3/2006, sử dụng phương pháp của Braun-Blanquet
(1964). Nhóm khảo sát ñã thực hiện 2 lát cắt ñi qua các dạng ñịa hình của vùng dựa trên bản ñồ ñịa phương, bản
ñồ không ảnh và hiểu biết của những người dân ñịa phương. Trên mỗi lát cắt, chọn ñiểm ñể ghi nhận các loài thực
vật có trong ô mẫu có kích thước 20x20m. Nhóm khảo sát ghi nhận ñược 231 loài thuộc 75 họ, trong 3 ngành thực
vật là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hột trần (Pinophyta) và ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). Phát
hiện có 5 loài có tên trong sách ñỏ Việt Nam. Những loài thực vật của vùng ñược phân bố thích nghi với 3 vùng sinh
thái ñặc trưng là rừng trên núi, rừng ngập mặn ven biển, vùng ñồng cỏ ngập nước theo mùa có rừng tràm.
ABSTRACT
Flora inventory was conducted on March 20
th
- 23
rd


, 2006, based on Braun-Blanquet method (1964). Two
sampling transects and representative locations for the whole area were drawn and specified on the map based on
references of remotely-sensed imageries, existing maps and local people’s points of view. At each location, plots of
20x20 m were set up for species inventory purposes. There are overall 231 flora species found in the area belonged
to 75 families of three phyla Polypodiaphyta, Phinophyta, and Magnoliophyta. There are five species that were
mentioned in the Vietnamese red-list. The species distribution across the study area could be categorized into three
habitats based on its ecological features as follows: Montane Forest, Mangrove Forest, Seasonally Flooded
Grassland and Melaleuca cajuputi Forest.
Key words: Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta

1. ðẶT VẤN ðỀ
Bình An là xã nằm về phía Nam của huyện Kiên Lương, có vị trí ñịa lý hết sức quan trọng trong phát
triển kinh tế-xã hội-môi trường của vùng, ñây là vùng ñất có nguồn tài nguyên ña dạng và phong phú về
biển, tài nguyên khoáng sản dồi dào và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, trong một vùng ñại lý tương ñối
nhỏ nhưng ñược ñánh giá là chứa ñựng nhiều loại hình sinh thái như rừng ngập mặn, ñầm nước lợ, sông
rạch, rừng ngập vùng ngọt, ñồng cỏ ngập theo mùa, các sinh cảnh trên núi, ñồi ñất và hang ñộng núi ñá
vôi, ñặc biệt là có rừng bảo tồn trên núi và ven biển. Nơi ñây ñược xem là vùng chứa ñựng một mức ñộ
ña dạng sinh học nhất ở ðồng bằng sông Cứu Long. (Ủy Ban Nhân Dân Xã Bình An, 2004)
Trong khuôn khổ ñề tài nghiên cứu hợp tác với tổ chức SEARCA, chúng tôi ñã tiến hành “Khảo sát
sự ña dạng thực vật vùng núi Hòn chông, xã Bình An - Kiên Lương” nhằm mục ñích ñánh giá sự phong
phú về nguồn tài nguyên thực vật của vùng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian sát vào tháng 3 năm 2006. Nhóm khảo sát thực hiện 2 lát cắt (transect): (1) lát cắt ñi ngang
qua núi từ Ba Trại lên ñỉnh núi Hòn Chông xuống ấp Hố Bườn ở bên kia núi, (2) từ núi Hang Tiền qua
rừng Sác ñến Mo So. Trên mỗi lát cắt tại một số ñiểm bất kỳ cách nhau khoảng 200 m, tiến hành ghi
nhận thành phần loài thực vật trong ô mẫu có kích thước 20 x 20 m, toạ ñộ của vị trí quan sát mẫu ñược
xác ñịnh bằng máy ñịnh vị toàn cầu (GPS).
ðộ phong phú và ưu thế của loài cũng ñược ghi nhận theo phương pháp của Braun Blanquet (1964)
ñể ñánh giá loài ưu thế và kiểu thực vật cảnh.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tổng quan về thực vật trong vùng
Trong phạm vi nghiên cứu thực vật trong ñịa bàn của xã Bình An, các hệ sinh thái ñược tiến hành
khảo sát bao gồm thực vật rừng núi ñất, núi ñá vôi, ñất bãi bồi ven biển và ñất ngập nước. Kết quả khảo
sát ñã ghi nhận ñược 211 loài thuộc 75 họ, trong 3 ngành thực vật là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta),
ngành Hột trần (Pinophyta) và ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). Phát hiện có 5 loài có tên trong sách ñỏ
Việt Nam ñó là cây Tóc ( Aquilaria crassna Pierre ex Lec), Thiên tuế lược (Cycas pectinata Griff.) Giền
trắng (Xylopia pierrei Hance.), ðước ñôi (Rhizophora apiculata Bl.), Cóc ñỏ (Lumnitzera littorea (Jack)
voigt.).
Các cây ña số ñược sử dụng cho gỗ xây dựng, làm củi và nhiều công dụng khác như làm thuốc, lá làm
rau, nhuộm vải, cho sợi, cho trái So với kết quả ghi nhận của Trần Triết (2001) thảm thực vật trên vùng
ñất ngập nước Hà Tiên-Kiên Lương ñã ghi nhận ñược 250 loài thực vật bậc cao, phân bố trong 70 họ thực
vật, ñược chia thành 5 nhóm chính: Rừng ngập mặn, ñầm lấy dừa nước, thảm thực vật ven sông, rừng và
bụi rậm tràm và ñồng cỏ ngập theo mùa.

1
Giảng viên chính, Trường ðại học Cần Thơ
2
Nhóm cán bộ Giảng dạy ở Khoa Nông nghiệp-TNTN, ðại học An Giang.
Email:

Báo cáo Khoa học


Số 31
, 01/2008

17

Trên bờ biển, khu vực bãi Dương do có nhiều hàng quán phục vụ khách du lịch, phân bố chủ yếu ở
ñây là cây Phi lao (Casuarina equisetifolia) cho bóng mát và cản gió, tuy nhiên số lượng cây cũng còn

không nhiều. Rải rác là một ít cây Thuốc Bắn (Strophanthus caudatus) và một ít cây Mướp xác hồng
(Cerbera odollam), hai loài này lúc trước phân bố nhiều ở tại ñây. Trên bãi, thỉnh thoảng có những cây
rau muống biển mọc bò thành những ñám nhỏ.
3.2 Thực vật trên núi ñất
Lát cắt qua núi Hòn Chông từ ấp Ba Trại cho ñến ấp Hổ Bườn, phân bố thực vật có thể phân thành 3
vùng theo tác ñộng của tự nhiên và con người như sau:
+ Vùng gần chân núi ñến cao ñộ <30m, các hộ gia ñình quần cư thành xóm nhỏ, nơi ñây con người
trồng nhiều loại cây ăn trái lâu năm như xoài (Mangifera indica), thốt nốt (Borassus flabellifer), Me
(Tamarindus indica), mận (Syzygium indica), ổi (Psidium Guiava), dừa (Cocos nucifera), chùm ruột
(Phyllanthus acidus), mảng cầu (Annona squamosa), ñu ñủ (Cairica papaya) Các cây này trồng rãi rác
không tập trung thành vườn chuyên canh. Xen giữa các cây trồng là các cây rừng tái sinh, chiều cao
không quá 8 m, ña số là cây thấp và cây bụi. Ưu thế là cây giền (Xylopia pierrei) và lim xét (Peltophorum
dasyrrachis) cao khoảng 7-8 m, xen vào là các cây ñại mộc như: da tây (Balakata baccata), hậu phát
(Cinnamomum iners), bình linh (Vitex pubescens), luồng tuống (Zanthophyllum rhetsa), trâm lốp
(Syzygium sp), bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda), săng máu (Horsfieldia irya), máu chó
(Knema tonkinensis), cám (Parinari annamense), lốp bốp (Connarus cochinchinensis)… một số cây bụi
thấp mới tái sinh như: bá bịnh (Eurycoma longifolia), nhãn dê (Lepisanthus rubiginose), khổ sâm (Brucea
javanica), Ngoài ra trên các khoảng ñất trống mà nông dân khai phá ñể làm rẫy, nay bỏ hoang bị chiếm
cứ bởi các loài cỏ như cỏ hôi (Eupatorium odoratum), Hải tiên (Stachytarpheta jamaicensis)
+ Vùng có ñộ cao từ 30 m trở lên, nơi có rừng ñược bảo tồn, ñây là quần thể rừng hổn giao gồm nhiều
tầng: tầng ñại mộc cao từ 15 -20 m với ñường kính thân từ 0,4 -0,7 m, tầng trung và tiểu mộc cao từ 7 -10
m, tầng cỏ và cây bụi, ngoài ra có nhiều loại dây leo trong tán rừng và trên tán rừng.
Ở tầng ñại mộc, cây giền (Xylopia pierrei) và bằng lăng lá xoan (Lagerstroemia ovalifolia) chiếm ưu
thế cùng các cây sộp (Ficus superba var. superba), trâm núi (Syzygium levinei), ña búp bê (Ficus
nervosa), sung bầu (Ficus tinctoria subsp.gibbosa), long cóc = sấu tía (Dracuntomelon duperreanum).
Tầng trung và tiểu mộc gồm một số loài ñáng chú ý sau: ñủng ñỉnh (Caryota mytis), cò ke (Grewia
paniculata), ba bét nam bộ (Mallotus cochinchinensis), tre gai rừng (Bambusa bambos), trường duyên hải
(Argytera littoralis), lọ nồi (Hydnocarpus anthelmintica), bời lời nhớt (Litsea umbellata), bảy thưa sét
(Sterculia rubiginosa), thị ñen (Diospyros crumenata), dâu gia (Baccaurea ramiflora), sến (Shorea
roxburghii)

Dưới tán rừng là các loài chịu rập như các loài dương xỉ như ráng bòng bong hợp (Lygodium
conforme), bòng bong nhật (Lygodium japonicum), ráng chu quần gián ñoạn (Cyclosorus interrupta) ,
ráy lá dài (Alocasia longifolia), minh ty (Aglaonema simplex), cát lồi (Costus speciosus), gừng gió
(Ringiber zerumbet), mây (Calamus sp), mật cật (Licuala spinosa) Nhiều loài dây leo xen lẩn trong tán
rừng và trên ngọn cây như dây chiều (Tetracera sp), mắt mèo (Mucuma sp), dực ñài (Calycopteris
floribunda), bội tinh ngủ hùng (Sphenodesma pentandra),
Trong vùng này người dân cũng trồng một số cây ăn quả như xoài , mít, thanh trà và một số vườn
Tiêu. Các loài cây cho gỗ như dầu con ráy (Dipterocarpus alatus), sao (Hopea odorata), viết (Mumusop
elengi), khuynh diệp (Eucalyptus sp) nhưng chưa phát triển lắm.
+ Vùng sườn núi về hướng Hố Bườn, cây phân bố thưa hơn, ñất tương ñối dốc và bị phân hoá trơ
nhiều sạn sỏi, chứng tỏ trước ñây người dân ñịa phương ñã khai thác rừng ñể trồng trọt, sau thời gian
canh tác, ñất hết màu mỡ và bị xói mòn do mưa. Một số vườn, rẫy tập trung như vườn tiêu, ñiều, xoài, cây
dó bầu. Chiều cao của rừng và ñường kính ngang vai của các loại cây còn nhỏ. Ở ñây cây giền mất hẳn,
thay vào ñó là các loại bằng lăng, trâm và một số loài ficus chiếm ưu thế. Mọc xen với số lượng cây ít
như da tây, bứa, săng máu, máu chó, bảy thưa, sao, dầu, hoa sửa, tung Thãm cỏ gồm một số cây hoà
bản như cỏ lá gừng (Paspalum conjugatum), trái nổ (Ruellia tuberosa), mần trầu (Eleusine indica), lục
lông (Chloris barbata), hà thủ ô (Streptocaulon juventas), trâm ổi (Lantana camara), hải tiên
(Stachytarpheta jamaicensis)
3.2 Thực vật vùng núi ñá vôi, rừng ven biển và ñất ngập nước
Lát cắt ở vùng ñất thấp ven biển từ núi Hang Tiền tới Mo So cho thấy sự phân bố ñặc trưng của nhiều
thực vật chịu vôi trên núi ñá vôi Hang tiền, ñến thực vật rừng sác, và rừng tràm trên ñất phèn ngập mặn
sau rừng Sác:
+ Trên núi Hang Tiền nơi ñá bị trơ ra và có rất ít ñất, các thực vật chịu hạn và thích hợp với ñá vôi
mới phát triển ñược. Nhiều nhất là một số loài Ficus như cây bồ ñề (Ficus religiosa), da trụi (F.
glaberrima), thiên tuế lược (Cycas pectinata), xương rồng (Euphorbia antiquorum), xương khô
(Euphorbia tirucalli), phất dủ Cambot (Dracaena cambodiana), ráng ñuôi phụng lá sồi (Drynaria
quercifolia), lan (Smitinandia felferi). Thảm cỏ ưu thế bởi loài cỏ hôi (Eupatoriun odoratum).
+ Rừng Sác ở ñây là rừng trồng có xen một số loài tái sinh từ rừng tự nhiên trước ñây. Rừng trồng
khoảng 7 – 8 năm tuổi, chủ yếu là ñước ñôi (Rhizophora apiculata) cao khoảng 4-6 m, ñường kính ngang
Báo cáo Khoa học



Số 31
, 01/2008

18

vai khoảng 0,1 m. Xen trong rừng ðước là các loài mắm ñen (Avicennia alba), giá (Excoecaria
agallocha), vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), dà ñen (Ceriops decandra), cóc ñỏ (Lumnitzera littorea), cóc
trắng (L. racemosa), bần ổi (Sonneratia griffithii). Các loài này chủ yếu sử dụng làm củi, than, làm cột
nhà hay ñòn tay, một số ñược dùng ñể lấy tanin nhuộm lưới. Rải rác nơi thưa trong rừng ðước là các bụi
chà là biển (Phoenix paludosa). Ven rừng thỉnh thoảng có các cây tra lâm vồ (Thespesia populnea), chùm
gọng (Ngọc nử biển) (clerodedron inerme), các loài cỏ hải châu (Sesuvium portulacastrum) và một số bụi
cỏ thuộc họ Lác như mao thư mủi Fimbristylis acuminata) và mao thư cứng (Fimbristylis rigudula). ðặc
biệt là các loài bán ký sinh như các cây Ghi lá xoan (Viscum ovalifolium) chỉ thấy sống trên cây Giá và
Dây tơ xanh (Cassytha filiformis).
+ Vùng ñất ngập bên trong ñường lộ nhựa, về hướng MoSo là các vạt tràm (Melaleuca cajuputi)
trồng nhỏ từ 2-3 tuổi, cây cao khoảng 1-2 m. Vào sâu trên 100 m là các vạt tràm lớn cao khoảng 4-5 m.
Trên những khoảng trống trong rừng tràm là các ñồng cỏ năng (Eleocharis dulcis) chen với các cây chà là
biển (Phoenix paludosa), một số bụi ráng làm chổi (Acrostichum aureum). Ven ñường là các cây bình bát
(Annona glabra), tra lâm vồ, cỏ lục lông (Chloris barbata). Trong rừng tràm còn một số dây bò như mây
nước (Flagellaria indica), dây tơ xanh (Cassytha filiformis). Từ khoảnh rừng tràm trở vào là những cánh
ñồng năng (Eleocharis dulcis) bỏ hoang hoặc dân ñang ñào ao nuôi trồng thuỷ sản.
4. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
Thực vật trong vùng nghiên cứu mang tính ña dạng và phong phú, có trên 231 loài thuộc 75 họ thực
vật, chúng thích nghi với các ñiều kiện tự nhiên trong vùng, thực vật rừng góp phần rất lớn trong việc
tạo cảnh quan và môi trường, góp phân rất lớn vào việc tạo nên những ưu thế lớn cho phát triển du lịch
của vùng so với nhiều khu vực của ðồng bằng sông Cửu Long.
ðể giữ gìn và phát triển tài nguyên thực vật trong vùng cần có những giải pháp kinh tế xã hội hợp lý,
như tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân ñể giảm thiểu tối ña sự lệ thuộc vào khai thác thực

vật rừng trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Hoàng Hộ. 1999. Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, II, III. NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh.
Trần Triết. 2001. Thảm thực vật trên ñất ngập nước vùng Hà Tiên- Kiên Lương. Bài báo cáo trong khoa
học Bảo tồn vào sử dụng tài nguyên ña dạng sinh học vùng ñất ngập nước Hà Tiên-Kiên Lương,
tỉnh Kiên Giang.
Trung, PM , Nam,VS. 2000. Sinh vật rừng Việt Nam 2.0. Công Ty TNHH Tin học Hoàng Lực. ðồng
Nai.
Ủy Ban Nhân Dân Xã Bình An. 2004. Báo cáo quy hoạch sử dụng ñất ñai xã Bình an = Huyện Kiên
Lương.

×