Bí quyết làm Writing task 2 IELTS
hiệu quả
Trong phần thi viết IELTS, thí sinh được yêu cầu viết hai bài trong đó bài đầu tiên
là phân tích biểu đồ và bài thứ hai là viết theo chủ đề. Thời gian qui định cho hai
bài viết này là 60 phút, trong đó 20 phút được dành ra để phân tích biểu đồ và 40
phút còn lại để viết theo chủ đề.
Bạn đang ôn thi IELTS để thực hiện ước mơ du học của mình? Writing task cũng
khá là khó nhằn đấy nhé, bài viết này sẽ đưa ra một vài lời khuyên bổ ích để giúp
các bạn làm bài viết thứ hai của phần thi IELTS hiệu quả hơn trong 40 phút.
Trong phần thi viết IELTS, thí sinh được yêu cầu viết hai bài trong đó bài đầu tiên
là phân tích biểu đồ và bài thứ hai là viết theo chủ đề. Thời gian qui định cho hai
bài viết này là 60 phút, trong đó 20 phút được dành ra để phân tích biểu đồ và 40
phút còn lại để viết theo chủ đề.
Lời khuyên được gói gọn trong công thức sau: 5 – 30 – 5
Công thức này có nghĩa là gì? Đó là 5 phút đầu lập dàn ý, 30 phút tiếp theo viết
bài và 5 phút cuối kiểm tra đọc lại bài.
Rất nhiều thí sinh IELTS có thói quen bắt tay vào viết bài ngay sau khi đọc đề bài
và họ thường không kiểm soát được những ý mà mình viết ra trong bài. Ngoài ra,
những bài viết như thế này còn có thể dẫn đến tình trạng viết lan man và hậu quả là
thời gian làm bài hết nhưng bài viết chưa được hoàn thành. Để tránh những rủi ro
này, các bạn nên dành ra 5 phút đầu tiên để lập dàn ý.
Trong dàn ý này, các bạn ghi những ý chính mà bạn muốn viết cho phần mở bài,
phần thân bài và kết luận. Để tiết kiệm thời gian, các bạn chỉ nên gạch đầu dòng
những ý chính thay vi viết ra cả câu như một số thí sinh vẫn hay làm. Sau khi lập
dàn ý xong, bạn nên dành ra 30 phút tiếp theo để viết bài.
Trong 30 phút này, bạn nên dành ra khoảng 5 phút đầu tiên để viết phần mở bài, 20
phút cho phần thân bài và 5 phút cuối cùng cho phần kết bài. Cuối cùng nhưng
cũng rất quan trong, bạn nên đọc lại bài của mình để kiểm tra, phát hiện và sửa
chữa những lỗi ngữ pháp, từ vựng và đánh vần không đáng có.
Mở bài
Đối với phần mở bài, các bạn nên đọc kĩ đề bài để hiểu rõ yêu cầu bài viết là gì
(nêu ra quan điểm của mình, đồng tình hay không đồng tình, nêu ra nguyên nhân
và cách giải quyết) và nói rõ hướng đi bài viết của bạn là gì. Ví dụ, nếu đề bài hỏi
bạn đồng tình hay không với ý kiến đưa ra trong đề bài, câu cuối cùng của phần
mở bài thường được dùng để nói với người đọc bài là bạn đồng tình hay không với
ý kiến đó.
Trong phần lập dàn ý, các bạn chỉ nên gạch 2 đến 3 đầu dòng là nhiều để tránh tình
trạng viết dài dòng, lan man. Mỗi đầu dòng là tóm tắt của mỗi câu bạn viết trong
phần mở bài. Gạch đầu dòng đầu tiên có thể là tóm tắt của câu giới thiệu về chủ đề
bạn sẽ viết. Gạch đầu dòng thứ hai có thể là tóm tắt của câu đề cập đến ý kiến được
đưa ra trong đề bài hay nói cách khác là bạn viết lại ý kiến đưa ra theo đề bài bằng
từ ngữ riêng của minh (trong tiếng Anh gọi la paraphrase). Gach đầu dòng cuối
cùng được dùng để nêu ra quan điểm của riêng bạn đối với ý kiến đưa ra trong đề
bài. Các bạn nên dành ra khoảng 1 phút cho phần lập dàn ý mở bài.
Thân bài
Trong phần thân bài, các bạn nên dành ra khoảng 3 phút cho phần lập dàn ý thân
bài. Rất nhiều thí sinh nghĩ ra được vô số ý tưởng và họ viết hết ý này đến ý khác.
Tuy nhiên, các bạn chỉ nên viết tối đa 2 đến 3 ý cho phần thân bài của mình vì hai
lí do chính. Thứ nhất là các bạn sẽ kiểm soát được thời gian qui đinh viết bài tốt
hơn thay vì phải viết cấp tốc khi có quá nhiều ý. Thứ hai là bạn sẽ có thời gian đầu
tư vào chất lượng bài viết của mình hơn. Bài viết không nhiều ý nhưng chất lượng
bài viết tốt luôn luôn được điểm cao hơn là bài viết nhiều ý nhưng viết ẩu, sai
nhiều lỗi và dài dòng.
Trong phần dàn ý của bạn chỉ nên có 2 đến 3 gạch đầu dòng chính là những ý
chình của phần thân bài. Các bạn chi nên dùng 3 đển 5 từ trong phần gạch đầu
dòng này để tóm tắt ý chính. Làm như thế này sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian
và quan trong hơn là phần lập dàn ý sẽ dễ nhìn hơn. Nếu bạn dùng quá nhiều từ
ngữ để tóm tắt ý chính, các bạn sẽ khó tìm được đâu là từ khóa khi bạn nhìn lại dàn
ý của mình để viết phần thân bài. Ở mỗi ý chính trong dàn ý của bạn, bạn cần viết
tóm tắt những ý phụ để giải thích, bổ sung hay mở rộng ý chính của mình. Nếu bạn
không có ý phụ này, bài viết của bạn sẽ không có tính thuyết phục và logic cao.
Trong khi viết phần thân bài, mỗi ý chính sẽ được viết ra trong mỗi đoạn văn thay
vì nhiều ý chính trong cùng một đoạn văn.Viết như thế này sẽ làm cho bài của bạn
dễ đọc hơn và dễ theo dõi hơn. Trong mỗi đoạn văn, câu đầu tiên thường là câu
giới thiệu ý chính để người đọc biết được ngay là bạn sẽ viết về cái gì và từ đó sẽ
cảm thấy bài viết của bạn mạch lạc, trôi chảy hơn. Từ câu thứ hai trở đi của đoạn
văn, bạn sẽ nêu ra những ý phụ (supporting ideas) để dẫn giải, đưa ra ví dụ cụ thể
để bổ sung cho ý chính của bạn.
Nếu muốn bài viết của bạn có tính logic cao, bạn nên kết hợp sử dụng những cụm
từ nối (linking words) trong phần thân bài ở đầu mỗi đoạn văn và đan xen trong
đoạn văn ví dự như:
Firstly, Secondly, Next, Finally = đầu tiên, thứ hai, tiếp đến, cuối cùng
As can clearly be seen from this example, … = ví dụ này cho thấy
It is clear that… = … là rất rõ ràng
Thus, therefore = do đó, bởi vậy
However, nevertheless = tuy nhiên
On one hand, on the other hand = ở mặt này, ở mặt khá
After analyzing both points of view, … = sau khi phân tích cà hai khía cánh
To provide a summary, to summarise, in conclusion … = để kết luận
Kết luận
Trong phần kết luận, bạn cũng chỉ cần viết 3 đến 4 câu. Các bạn nên viết 1 câu tóm
tắt những ý chính mà bạn nêu ra ở phần thân bài. Câu thứ hai tóm tắt quan điểm
của bạn đối với chủ đề được đưa ra trong đề bài. Mấy câu cuối cùng có thể được
dùng để đưa ra một vài ý hay phỏng đoán liên quan đến chủ đề được đưa ra trong
bài thi.
Kiểm tra lại bài
Trong 5 phút cuối cùng, bạn nên kiểm tra lại bài viết cùa mình về mặt ngữ pháp, từ
vựng và đánh vần để kịp thời phát hiện và sửa lỗi sai. Rất nhiều thí sinh bỏ qua kĩ
năng này và mắc phải những lỗi sai không đáng có và bị mất điểm đáng tiếc.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn làm bài viết thứ hai trong phần thi viết IELTS
hiệu quả hơn.