Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

một số gợi ý để học tốt ở bậc đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.89 KB, 45 trang )

PHẦN IX
MỘT SỐ GỢI Ý ĐỂ HỌC TỐT Ở BẬC ĐẠI HỌC
Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1
1
Từ "POWER" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của
một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH
Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập
có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt
ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink
1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)
Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe
thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này
chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết
để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.
Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự
chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng
tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số
câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho
mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách
có hệ thống.
Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri
thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra
bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri
thức.
Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như
vậy.
1
/>2. Organize (tổ chức)
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ
hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một
cách có mục đích và hệ thống.


3. Work (làm việc)
Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm
việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.
Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có
phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.
Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú:
Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trìnhhoặcthảo luận, truy cập thông
tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm tất cả đều đòi hỏi phải làm
việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.
4. Evaluate (đánh giá)
Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính
bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập.
Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí,
thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh
giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.
5. Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)
Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương
pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một
thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức
hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo
cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề
từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.
Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo
quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.
Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải
lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt
động học tập chính khóa.
Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn
2
Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức

giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" bạn 1 cách
nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham
khảo những lời khuyên sau đây:
1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng
về những vấn đề gì trong lớp học.
2. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ
những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không
đến lớp.
3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng
gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.
4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học
khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.
5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng
hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị
bỏ quên.
6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi
chép nếu bạn không có bút.
7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những
điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.
2
/>8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn
không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.
9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó
10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo
viên trước.
11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn
12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.
13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo
viên ghi trên bảng.
14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều

thông tin vào 5 - 10 phút cuối.
15. Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này
bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.
16.Ghi nhanh từ mới (khi học ngoại ngữ), những ý tưởng hay khái niệm mới lạ
vào sổ tay.
17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi
tiết quan trọng.
18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1
hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.
19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh
chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.
20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó,
hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được
các thông tin đó
Theo GlobalEdu
6 kỹ năng học tốt ở bậc đại học
3
?
Đó là kỹ năng học trên lớp, ở nhà, đọc sách, để ghi nhớ tốt, giải tỏa stress và kỹ năng chuẩn
bị và làm bài kiểm tra. Những kinh nghiệm này tưởng là quá cũ nhưng lại không cũ và giúp ích
rất nhiều cho các tân cử nhân.
Kỹ năng học tập trên lớp
Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là
một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn
phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách
bạn phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm.
Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả
năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo cũng là một
cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những câu nhận xét
hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu.

Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần
phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy cô giải
thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì
mà chúng ta chưa biết, những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của
người bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết
quan trọng trong bài giảng.
Kỹ năng học ở nhà
Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố
định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có lịch học thật hợp
lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một
bài tập thể dục.
3
/>Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn,
sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.
Để ghi nhớ tốt
Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình một thói quen như khi đến trường
kiểm tra sách vở; nên ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh
thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì.
Để ghi nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo luận về một
vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan trọng, các key
words, các hình ảnh minh họa.
Kỹ năng đọc sách
Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều.
Theo đó, đầu tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng
nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm lượt của tư liệu thì cần
phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa
lại những gì không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu.
Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem
lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm
câu trả lời.

Kỹ năng giải tỏa stress
Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi
ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi đã
cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem xung quanh bạn có việc
gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình. Đừng để tâm vào những việc
lặt vặt.
Ngoài ra, phải ngủ đủ giờ, hãy luôn cố gắng suy nghĩ tích cực như: Tại sao phải
“ghét” khi mà “một chút xíu không thích”; Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà
“hơi lo một tẹo”; Tại sao phải “giận sôi người” khi mà “hơi giận một chút” là đủ?
Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”…
Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra
Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là bạn đã
thành công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải xác định các tài
liệu liên quan để ôn tập; sắp xếp những gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức,
ước lượng xem cần bao lâu để ôn tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng phần.
Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả hơn ngồi học cả ngày.
Hoặc bạn có thể ôn theo nhóm, điều này giúp bạn có điều kiện để hoàn thiện cả
những phần quan trọng mà nếu học một mình bạn rất dễ bỏ qua. Bạn nên thu xếp
một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những thông tin
được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng dẫn về học tập.
Đôi khi các bạn quá bận vào một công việc nào đó mà sao nhãng việc học. Khi
còn ít thời gian để ôn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước tất cả những tài
liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để nắm được ý chính, bỏ qua những
phần mà bạn không có thời gian xem lại.
Có một cách rất hay để bạn tiếp cận là: Chọn 5 tờ giấy, chọn 5 ý chính hoặc
chủ đề chính, viết tên ý chính vào phía trên của mỗi tờ giấy, sau đó so sánh đáp án
của bạn với đáp án. Tiếp theo, biên soạn hoặc viết lại những hiểu biết của bạn về
từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà bạn đã đọc. Đánh số từng trang những tài
liệu mà bạn có từ 1- 5 theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng.
13 nguyên tắc về các kỹ năng học tập

4
Nguyên tắc 1: Tin vào bản thân
Bộ não là yếu tố sinh kỹ thuật nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết. Tất cả các bộ
não, trong đó có não của bạn, đều có khả năng thiên tài. Cần có thời gian, nỗ lực và
nghiên cứu theo hướng dẫn để tiếp cận tiềm năng này và ai cũng có thể làm được
nếu người đó mong muốn.
Hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân và phát triển các kế hoạch để đạt được những
mục tiêu đó. Bạn nên xem chương 8 để biết thêm chi tiết về cách sử dụng bộ kĩ năng
chưa được tận dụng tối đa này.
Để đạt được thành công trên con đường tiến tới các mục tiêu của bạn, bạn cần
phải tin vào chính mình. Trong các bài viết trước, bạn đã học cách tạo ra những
thông điệp tích cực và lời nhắc nhở về thành công trong quá khứ. Nên nhớ rằng,
bạn là một người học tập tự tin và có tài. Bạn có thể học bất kì điều gì. Bạn có tiềm
năng thiên tài và mọi kỹ thuật trong cuốn sách này sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng
đó.
Nguyên tắc 2: Chuẩn bị
Điều khác biệt giữa học tập ở mừc trung bình với những điểm số tuyệt vời
thường nằm ở chất lượng của sự chuẩn bị. Việc chuẩn bị môi trường học tập, thái
độ và sự tập trung sẽ ảnh hưởng tích cực đáng ngạc nhiên đến hiệu quả học tập của
bạn.
Những nét cơ bản trong các bài viết trước là dành cho việc học ở nhà, trước khi
đến lớp, chuẩn bị cho bài kiểm tra, trước một bài nói - ở mọi thời điểm! Đây không
phải là công việc bận biệu một cách ngớ ngẩn. Đây là những bước học tập hiệu
quả, quan trọng nhất mà mọi người thường bỏ qua. Nhưng những sinh viên thông
minh không bỏ qua chúng.
Nguyên tắc 3: Tổ chức bản thân và công việc
4
/>Hãy tổ chức bản thân và công việc của bạn. Luôn có một kế hoạch cho việc học
và viết nó ra. Hãy luôn xem lại và thường xuyên ôn lại kế hoạch của bạn.
Điều đó thật đơn giản. Cái kho là làm cho kế hoạch đó đạt hiệu quả vì hiếm khi

một kế hoạch đạt hiệu quả ngay từ lần đầu tiên.
Hầu hết mọi người đều thất bại ở công đoạn này vì họ bỏ cuộc khi thấy nỗ lực
lên kế hoạch đầu tiên không đem lại hiệu quả. Việc làm thích hợp nhất là trông chờ
những thay đổi và sẵn sàng tiến hành. Nhu cầu tạo ra những thay đổi trong kế
hoạch không có nghĩa là thất bại - nó có nghĩa là chưa có kinh nghiệm trong trong
việc lên kế hoạch và dự định trong cuộc sống của chúng ta chắc hẳn sẽ bị khinh
xuất. Hủy bỏ tất cả các kế hoạch khi mọi thứ đều đi trật đường – ĐÓ mới thật là
thất bại.
Lên kế hoạch là một loại cơ bắp tinh thần: bạn càng thường xuyên sử dụng nó,
nó sẽ ngày càng hoàn thiện.
Nguyên tắc 4: Dành thời gian cho những việc quan trọng
Đặt ra những ưu tiên và khẳng định bạn sẽ dành thời gian cho công việc nào sẽ
giúp bạn hoàn thành các mục tiêu. Đó chính là sự ưu tiên. Để đạt được điều đó, bạn
nhất thiết phải lập kế hoạch. Nếu mục tiêu là vượt qua bài kiểm tra quan trọng hoặc
kỳ thi tốt nghiệp trung hôc, hay đạt được một bằng cấp nào đó thì bạn phải làm rất
nhiều việc.
Trong khi viết ra những kế hoạch của mình, bạn hãy thiết lập kỷ luật của bản
thân, lập ra thời gian biểu. Nhiều sinh viên đang cảm thấy trường học đang làm
lãng phí cuộc đời họ. Điều đó là sai.
Dù sao thì công việc vẫn còn ở đó. Bạn không thể trốn tránh nó. Học và làm bài
về nhà là phần chính đối với một sinh viên và một người học tập. Bạn có thể học
tậo hiệu quả hơn nhờ thông tin trong cuốn sách này, song vẫn có những công việc
liên quan khác. Nhưng bạn có thể chọn nơi để kiểm soát trong tình huống này.
Liệu bạn sẽ kiểm soát công việc hay để công việc chi phối cuộc sống của bạn?
Công việc có thể chi phối nếu bạn bỏ bê việc lập kế hoạch và những kỹ thuật
học tập đúng đắn cho đến khi cơn khủng hoảng của một chuỗi khủng hoảng chôn
vùi bạn. Nếu bạn để các công việc được giao và sự chuẩn bị cho bài kiểm tra chồng
chất cho đến giữa năm, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát cuộc sống của mình trong
nữa năm còn lại. Còn quá ít thời gian trước hạn định hoặc trước kỳ kiểm tra trong
thời gian biểu của bạn, nên bạn không thể dễ dàng nghĩ ngơi, dành thời gian cho

bạn bè, hoặc chỉ để thư giãn. Bạn bận rộn với vì sự tổn hại khả năng kiểm soát –
một tình huống rất căng thẳng và không bao giờ dẫn đến việc học tập thuận lợi
nhất hoặc những điểm số cao.
Nguyên tắc 5: kỷ luật với bản thân
Không gì có thể thay thế sự tự chủ và tính kỷ luật. Những kỷ luật, thủ thuật và
hướng dẫn học tập sẽ vô dụng nếu bạn không có ý chí để thực hành chúng. Nó giúp
ích cho kỷ luật của bạn nếu bạn có mục đích, kế hoạch hành động và niềm tin
mãnh liệt vào bản thân, nhưng bạn cũng phải có ước muốn duy trì nó khi mọi việc
trở nên khó khăn. Đây chính là chức năng thức hai của các kỹ thuật học tập - giúp
phát triển các khả năng của bạn.
Có kỷ luật với bản thân khi theo đuổi những mục tiêu và ước mơ của bạn
không có nghĩa là giới hạn tự do của bạn. Những thứ làm bạn phân tán tư tưởng
mới là giới hạn thật sự. Nếu một trong những mục tiêu của bạn đạt được khả năng
tiếp cận với tiềm năng thiên tài bên trong bạn, giúp bạn trở thành một người siêu
đẳng và tự tin như mong ước, thì bất kỳ tính kỷ luật cần thiết nào để bạn trụ vững
trên con đường đó đều là sự giải phóng, chứ không phải là sự bóp nghẹt.
Nguyên tắc 6: Bền bỉ
Hãy không ngừng tiến bước. Tính bền bĩ quan trọng hơn tài năng, thiên tài hay
sự may mắn. Tất cả sẽ vô ích nếu thiếu tính bền bĩ, nhưng tính bền bĩ sẽ mang tới
những thành công mà không cần tới những yếu tố trên.
Lâu dài, kiên trì và bền bỉ dù cho có gặp phải mọi khó khăn, chán nản và
những việc bất khả thi. Chính là tất cả những điều này giúp chúng ta phân biệt
một tinh thần mạnh mẽ với một tinh thần yếu đuối Thomas Carlyle
Chuẩn bị cho việc học trên lớp
5
Nhiều bạn trẻ hiện nay thường bỏ qua khâu chuẩn bị bài trước khi đến lớp, cho
là nó không quan trọng, chỉ việc nghe thầy cô giảng là đủ. Nhưng thật sự lại không
phải như vậy, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp giúp bạn định hình được kiến
thức, nhờ đó bạn dễ dàng tiếp thu hơn, hiểu rõ bài hơn, sâu hơn và lâu hơn
Trước khi đến lớp:

Bạn nên hoàn thành hết tất cả các bài tập ở nhà mà thầy cô giao cho, chú ý xác
định các dạng bài tập, cách giải của từng loại và tự ghi nhớ công thức theo cách
riêng của mình. Bạn cũng nên dành thời gian xem lại bài hôm trước, hệ thống lại
kiến thức, dùng bút hightlight hay giấy ghi chú để đánh đánh dấu các điểm cần lưu
ý. Sau đó bạn đọc lướt qua bài ngày hôm sau, định hình kiến thức mới cho mình để
dễ tiếp thu lời giảng của thầy cô. Bạn cũng nên ghi chú lại các chỗ bạn không hiểu
và những chỗ bạn cho là quan trọng để hôm sau bạn chú ý đến đoạn đó hơn hoặc
hỏi thầy cô.Bạn hãy chủ động hỏi thầy cô chỗ bạn còn thắc mắc và chưa hiều,
không thầy cô nào từ chối lời thỉnh cầu của bạn cả
Trong lớp:
Phải chắc chắn rằng bạn đến lớp đúng giờ, để nghe được trọn bài giảng (phần
đầu rất quan trọng, nó giúp bạn định hình kiến thức mà bạn sẽ tiếp thu trong suốt
buổi học). Và hơn nữa là không làm phiền đến bạn cũng lớp vì khi bạn vào sẽ gây
mất tập trung cho các bạn khác, đôi khi khiến thầy cô phải dừng bài giảng nữa
chừng. Điều này không gây ấn tượng tốt cho thầy cô đâu. Bạn nên chọn chỗ ngồi
gần bảng để thuận lợi cho việc nghe giảng, dễ dàng nhìn thấy bảng và các giáo cụ
nếu có. Việc đó có ích cho bạn khi trao đổi với thầy cô, và dễ dàng tập trung
hơn Bạn nên tránh các việc làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn như lơ đãng,
5
/>nhìn lung tung trong lớp, nói chuyện riêng, chuyền giấy viết thư, vẽ lăng nhăng……
Bạn có thể sử dụng bút hightlight hoặc ghi chú vào đầu trang những gì mà bạn cho
là cần ghi nhớ. Tô đậm một khái niệm nào đó trong bài, tóm tắt chủ đề nào Điều
quan trọng nhất là bạn nên chủ động hỏi thầy cô nếu không hiểu (nhưng nên đợi vào
lúc thầy cô "ngừng" chứ đừng ngắt mạch suy nghĩ của thầy cô, điều này gây sự khó
chịu và ảnh hưởng đến các bạn cùng lớp).
Bạn hãy cố gắng và bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt, chúc bạn luôn học tốt.
Nguồn: Hiếu Học tổng hợp
Các phương pháp ghi nhớ
6
Muốn học bài mau thuộc nhất thiết phải học có phương pháp. Qua các chương

trước chúng tôi đã trình bày một số phương pháp để giúp bạn trong việc học bài
sao cho mau thuộc. Trong chương này xin hướng dẫn bạn đi sâu vào chi tiết hơn
khi thực hiện các phương pháp ấy.
1. Ghi thành dàn bài
Thực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi
cụ thể ra sao.
- Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có
thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn
mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A -
B - C). Trong phần A - có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi
là "tiêu đề" bằng những chữ số:1, 2, 3
- Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng.
- Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi
nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới
hoặc viết đậm để dễ nhớ.
- Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.
2. Nhẩm trong óc
Bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài,
chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần
6
/>khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào.
Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
- Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn.
- Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc
đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần
nhuyễn.
- Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong
óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào
vướng mắc lật dàn bài ra xem.
* Một bài học gọi là được nắm chắc là khi bạn

- Có kỹ năng trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra.
- Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài.
- Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán,
Thống kê, Kế toán, Kinh tế học… thì các quy tắc các công thức, các định lý, định
đề bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được.
3. Ghi ra giấy
Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những
công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại,
nếu quên bạn có thể mở ra xem.
Nhưng phải ghi bằng cách nào?
Ghi những điểm chính yếu nhất, còn điều quan trọng là bạn phải học thuộc.
Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra
nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần
mở sách.
Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời an vô mà ích lại phí sức. Nói chung
làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập
dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan
trọng nhất.
Một điểm nữa là bạn phải hết sức sử dụng các phương pháp ấy thật hài hòa và
kết hợp chặt chẽ để việc học tập của bạn có kết quả mỹ mãn theo ý muốn. Không
nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp mà tùy khả năng vận dụng cho phù
hợp.
Nguồn: Sưu tầm
4 Bí quyết thay đổi cuộc đời
7
Để thay đổi được cuộc đời mình, bạn chỉ cần thay đổi một số thói quen và bắt
đầu nhận thức suy nghĩ của chính mình, và mọi việc trở nên đơn giản hơn rất
nhiều…
Nhận diện bản thân để nhìn lại và điều chỉnh từ chính bản thân bạn. Càng
sớm nhận ra, cuộc sống của chúng ta sẽ càng sớm thay đổi.

1. Bí quyết đầu tiên: “Đến sớm hơn mọi người, ra về sau cùng và cố gắng
thêm một chút”
Bất cứ ai thành công trên một lãnh vực nào đó đều xuất phát từ sự ham hiểu
biết vô bờ bến về những gì họ đang theo đuổi; những lời hứa, cam kết phải luôn
được duy trì; khả năng chịu đựng bền bỉ cộng với sự tự phê bình, và đây là yếu tố
quan trọng nhất!
2. Bí quyết thứ 2: “Đừng bao giờ biện minh cho việc chưa làm được”
Đây là bí quyết khó thực hiện, vì không phải ai cũng tập luyện được thói quen
này. – Thói quen không bao giờ chấp nhận bất cứ lý do nào lý giải cho việc ta chưa
làm được. Cho nên bạn hãy tập cho mình thói quen nói câu: “Không có lý do biện
minh nào cả” vì trong tương lai nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy dễ dàng, thoải
mái hơn và rồi những kết quả bạn đạt được sẽ có những tiến triển rỏ ràng. Ngược
lại, những lời biện hộ chẳng khác gì ta tạo điều kiện cho sự thất bại của ta.
3. Bí quyết thứ 3: “Phán đoán và tìm giải pháp cho những vấn đề có khả
năng xảy ra”
Đây là thói quen khó thực hiện hơn hai thói quen trước. Thói quen này không
thể có được nếu trước tiên ta không học cách phán đoán và tìm giải pháp cho các
vấn đề có thể phát sinh trong quyết định của mình.
7
/>Đó là phải luôn giải quyết trước những vấn đề có thể phát sinh, để sau này
chúng ta không phải lo lắng về nó nữa. Thực tế, hơn 50% những thất bại xảy ra là
vì người thực hiện đã không thấy trước được các vấn đề. Cho nên chúng ta phải tập
cho mình khả năng phán đoán vấn đề và linh động thay đổi kế hoạch, nhằm tránh
thêm nhiều vấn đề khác có thể xảy ra.
Tóm lại là phải biết suy nghĩ trước, như những người thành công thường áp
dụng phương pháp “hình dung” trước những trở ngại sẽ gặp phải và cách giải
quyết nó.
4. Bí quyết thứ tư: “Làm cho những người xung quanh ta tốt hơn và có
giá trị hơn”
Cho dù cơ hội luôn công bằng và mọi người đều có cơ hội nhưng chỉ có một số

ít người thành công nhờ biết sử dụng các bí quyết này. Tuy nhiên, phương pháp
này cũng chẳng khác gì các thói quen khác phải không?
Bí quyết chính là ở chổ phải biết áp dụng chúng, sống với chúng, đưa chúng vào
trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người đã từng nghe những bí quyết này trước
đây, thậm chí họ còn có thể kể ra những ví dụ mà ở đó họ thấy những thói quen này
được áp dụng rất thành công. Nhưng sau đó bản thân họ lại gạt bỏ chúng đi vì họ
không muốn cuộc sống của mình phức tạp hơn. Tuy nhiên, hầu hết những bí quyết
thành công của cuộc sống đều rất đơn giản. Vấn đề không phải ở chổ nghĩ ra và nắm
được những nguyên tắc đó mà là cách ta áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống
của mình như thế nào!

Theo: “4 Secrets that will change the rest of your life” - DICK LYLES
Nghi Quân (Hieuhoc.com)
Giảng đường đại học: Học như thế nào
8
?
Cũng giống như khi còn học tiểu học hay trung học, muốn thời gian trên giảng
đường đại học thực sự hiệu quả và chất lượng bạn phải có động lực học tập, sự cố
gắng nỗ lực không ngừng, phương pháp học tập khoa học, khả năng sắp xếp thời
gian hợp lý và những chiến lược làm bài thi hiệu quả. Thực tế, để thành công trên
giảng đại học bạn cần thực hiện những điều gì?
Khi rời trường trung học bước chân vào giảng đường đại học, bạn sẽ nhanh
chóng nhận ra rằng sinh viên có động lực học tập cao hơn, khả năng học tập tiếp
thu những cái mới nhanh nhạy hơn; giáo viên yêu cầu bạn cao hơn; công việc học
tập khó khăn hơn và sinh viên phải độc lập hơn rất nhiều. Không những thế nếu
bạn học đại học xa nhà, bạn sẽ phải làm quen với cuộc sống ở một nơi hoàn toàn
mới mẻ. Vì vậy, Globaledu xin đưa ra một vài lời khuyên giúp bạn có thể gặt hái
thành công trên giảng đường đại học.
1. Có mục tiêu rõ ràng
Muốn thành công trên giảng đường đại học, bạn cần phải toàn tâm toàn ý cho

việc học. Bạn phải chắc chắn về tầm quan trọng của việc có một tấm bằng đại học.
Hiểu rõ lý do tại sao bạn thi vào trường đại học
Đề ra những mục tiêu học tập cụ thể mà bạn muốn đạt được trong thời gian học
đại học
Biết mình sẽ phải làm gì để thực hiện được những mục tiêu đó
Biết chắc rằng những mục tiêu mình đề ra phù hợp với khả năng và những mối
quan tâm của bản thân
8
/>Linh hoạt - trong quá trình học tập nếu cần thiết hãy thay đổi mục tiêu dựa trên
kinh nghiệm của bản thân
2. Sử dụng tiền một cách hợp lý
Ngoài việc học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn học đại học.
Hãy thực hiện những bước dưới đây nếu bạn không muốn lãng phí khoản tiền dành
riêng cho việc học đại học:
Lập một quỹ riêng và chi tiêu trong phạm vi quỹ đó
Mở tài khoản ngân hàng và kiểm tra thường xuyên số dư tài khoản
Hãy chỉ sử dụng di động khi thực sự cần thiết. Số tiền chi cho việc gọi điện có
thể sẽ “ngốn” một khoản không nhỏ trong ngân quỹ của bạn.
3. Giữ sức khoẻ và tâm lý ổn định
Bạn cần phải có thể lực và tâm lý tốt nhất thì mới có thể học tập tốt ở bậc đại
học. Điều này có nghĩa bạn cần dành thời gian chăm sóc bản thân và giữ đầu óc
luôn minh mẫn và tỉnh táo.
Ngủ đủ giấc
Đừng trông chờ vào cà-phê hay những đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy
trì dự tỉnh táo.
Những đồ ăn bổ dưỡng như sữa, bơ lạc, ngũ cốc không đường và hoa quả tươi
sẽ giúp bạn không chỉ khoẻ mạnh mà còn minh mẫn và tỉnh táo nữa.
Tránh đồ ăn không có lợi cho sức khoẻ. Đồ ăn nhanh như bánh mỳ và khoai tây
chiên thì rất tiện lợi nhưng không tốt cho sức khoẻ.
Hãy tận dụng những dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên trong trường.

Những dịch vụ này bao gồm sơ cứu, kiểm tra sức khoẻ chi phí thấp và cấp thuốc
miễn phí.
Hãy xin lời khuyên của các thầy cô hay những sinh viên khoá trước khi gặp
khó khăn. Họ sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn, thất vọng hay lo lắng.
4. Tận dụng thư viện
Bạn sẽ dành không ít thời gian cho thư viện của trường đại học. Tận dụng
nguồn thông tin chủ yếu này một cách khoa học sẽ giúp bạn gặt hái thành công
trong học tập.
Tìm hiểu những nguồn thông tin mà thư viện có thể cung cấp cho bạn ngay khi
bước chân vào giảng đường đại học
Học cách sử dụng các nguồn thông tin của thư viện
Khai thác triệt để những thiết bị hỗ trợ của thư viện như máy phô-tô, máy đọc
phim .v.v…
Kiểm tra xem liệu thư viện trường bạn có khu tự học hay không. Nếu có hãy
đăng ký sử dụng nếu thư viện yêu cầu bạn đăng ký khi muốn tự học tại đó.
5. Tham gia vào các hoạt động trong trường.
Ở trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để
các sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết.
Tham gia vao các câu lạc bộ sinh viên phù hợp với sở thích của bản thân. Bạn
sẽ tìm thấy có rất nhiều các câu lạc bộ như vậy để lựa chọn.

×