Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu SMS - Ứng dụng SMS trong thư viện số potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.58 KB, 6 trang )

SMS - Ứng dụng SMS trong thư viện số
SMS (Short messaging service) là hình thức gửi tin nhắn văn bản được sử
dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Đây là hình thức giao tiếp qua điện thoại rẻ
nhưng chưa có nhiều nghiên cứu để ứng dụng nó trong thư viện

Các thư viện sử dụng công nghệ này trải rộng trên 14 nước và tập trung đông
nhất ở Vương Quốc Anh. Công nghệ này được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh
vực lưu thông, đặc biệt là trong lưu trữ. Một vài thư viện đã cung cấp các
dịch vụ tra cứu với giá cả và mức độ phức tạp khác nhau đối với mỗi mô hình
ứng dụng khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng các thư viện nên giúp đỡ lẫn
nhau trong việc ứng dụng SMS.
1. Giới thiệu:
Các thư viện luôn tìm kiếm các phương tiện liên lạc mới với người sử dụng,
cùng với sự gia tăng nhanh chóng số người sử dụng điện thoại di động, một
phương thức tiếp cận mới đã ra đời. Nhiều doanh nhân hiện nay sử dụng
SMS để liên lạc với khách hàng - SMS hoặc dịch vụ tin nhắn ngắn , được
định nghĩa là "một dịch vụ gửi tin nhắn có độ dài 160 kí tự tới các điện thoại
di động". Phần mềm được sử dụng để gửi tin nhắn SMS từ máy tính cá nhân
tới điện thoại di động có thể đưa vào sử dụng trong các hệ thống thư viện.
Tuy nhiên hiện nay vẫn đang trong giai đoạn triển khai nên việc thiết lập hình
thức ứng dụng và mở rộng công nghệ này gặp nhiều khó khăn. Trước đây
phân tích thuật ngữ từng được sử dụng để xác định hình thức ứng dụng trang
web cá nhân tại thư viện và cách thức này cũng có thể áp dụng để thiết lập
hình thức ứng dụng SMS trong thư viện.
2. Sử dụng SMS trong thư viện.
Cuộc khảo sát này tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng SMS trong
thư viện thông qua các trang web thư viện sử dụng tiếng Anh. Năm 2001, Đại
học Công nghệ Helsinki đã giới thiệu Liblet, giúp thư viện có thể liên lạc với
người sử dụng thông qua điện thoại di động. Nó liên kết với hệ thống thư
viện Voyager nên việc đăng kí, gia hạn hay thậm chí thanh toán phí đều có
thể thực hiện được. Người sử dụng phải đăng kí và trả phí tùy thuộc vào việc


các văn bản này là của thư viện hay của sinh viên.
Tại Đại học Công nghệ Curtin ở Perth vào năm 2005, Giles và Grey-Smith đã
giới thiệu dịch vụ tra cứu qua SMS. Không đòi hỏi cao về đào tạo cán bộ,
dịch vụ này đã nhanh chóng được ủng hộ và sử dụng thường xuyên. Hầu hết
các yêu cầu đều được giải đáp. Năm 2005, Thư viện Đại học Đông Nam
Louisiana ở Mỹ đã giới thiệu một dịch vụ tra cứu qua SMS. Dịch vụ này sử
dụng các tin nhắn soạn trước, cán bộ thư viện không cần đào tạo nhiều và các
câu hỏi ngắn và thực tế. Thế nhưng cuối cùng dịch vụ này không được sử
dụng rộng rãi và yêu cầu phải có cách tiếp thị khác. Năm 2006, Herman giới
thiệu một chương trình tra cứu qua SMS tại thư viện của Viện Công nghệ
Southbank tại Melbourne. Phần mềm mạng tin nhắn MessageNet yêu cầu cao
về giá, không thể phục vụ nhiều số điện thoại một lúc và phải có phần mềm
Microsoft outlook hỗ trợ. Cũng trong năm 2006, Monash - một trường đại
học khác ở Úc khác bắt đầu sử dụng MessageNet để giải quyết vấn đề khó
khăn trong việc thu hồi tài liệu. Năm 2005, 35% ấn phẩm cho mượn không
được thu hồi. Thử nghiệm sử dụng SMS đã tăng nhanh số lần thu hồi. Năm
2006 qua một cuộc khảo sát, các cán bộ thư viện đại học Malaysia đã phát
hiện ra rằng tất cả các sinh viên đều có điện thoại di động. Việc ứng dụng
SMS tại thư viện rất phù hợp xu hướng tăng nhanh của dịch vụ gia hạn so với
tra cứu. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy nhiều mô hình thư viện sử dụng
SMS, tuy nhiên họ cho rằng các thư viện nên bắt đầu ứng dụng các dịch vụ
SMS càng sớm càng tốt.
3. Phương pháp luận
Laurel Clyde là một nhà nghiên cứu nổi tiếng về các trang web của thư viện
và các công nghệ liên quan.
Năm 2004, thông qua công cụ tìm kiếm và phân tích thuật ngữ trên mạng
Internet, bà đã tìm thấy weblogs trên các trang web của thư viện tại 3 nước:
Mỹ, Canada và Vương quốc Anh. Quá trình tìm kiếm tương tự cũng được sử
dụng trong nghiên cứu ứng dụng SMS trong thư viện.
a. Dữ liệu được thu thập từ ngày 20 đến 26 tháng 6, 2007.

b. Các trang web thư viện có sử dụng tiếng Anh được tìm thấy nhờ vào công
cụ tìm kiếm từ khóa của google, gồm các từ khóa: sms, tin nhắn văn bản "text
messaging", điện thoại di động "mobie phones" và thư viện "library",
"libraries".
c. Các thư viện sử dụng SMS được tìm thấy, lọc ra và sau đó được phân tích.
d. Chúng được liệt kê thành các nhóm; gồm các nhóm: theo địa lí, theo hình
thức, có yêu cầu đăng kí, chi phí, bảo mật, có liên kết tới trang chủ và các tên
đặc biệt.
e. Các hình thức ứng dụng được thiết lập:
- Thu hồi (các tin nhắn ra bên ngoài)
- Các yêu cầu và tra cứu ( tin nhắn từ bên ngoài tới thư viện).
f. Số liệu ở mỗi nhóm được tính và kết quả được phân tích.
4. Kết quả
Một nửa số thư viện sử dụng SMS. Kết quả này được phân đều giữa các thư
viện khoa học và thư viện công cộng, và hai thư viện quốc gia. Trải rộng trên
14 nước, tập trung chủ yếu ở Vương quốc Anh, nơi có 6 thư viện công cộng
sử dụng SMS trong thu hồi (lưu trữ hay thông báo quá hạn) và 4 thư viện sử
dụng trong dịch vụ tra cứu và yêu cầu thông tin. Úc có 8 thư viện, 6 thư viện
khoa học và 2 thư viện công cộng; trong đó có 3 thư viện khoa học sử dụng
MessageNet, tại đây sinh viên có thể gửi tin nhắn đến thư viện. Hầu hết các
thư viện ở bán đảo Scandanavia, Phần Lan sử dụng MessageNet, một nhóm
sử dụng Liblet, đây là một chương trình cho phép trao đổi qua lại giữa trong
và ngoài thư viện.
Ứng dụng tiên tiến nhất SMS là ở Đại học Quốc gia Seoul nơi điện thoại di
động sử dụng thẻ thư viện để đăng nhập, mượn và lưu thông tài liệu.
Việc đăng nhập được yêu cầu bởi vì số điện thoại không cùng một tệp. Người
sử dụng trả cho chi phí tin nhắn. Ba trong số bốn thư viện đề cập đến vấn đề
bảo mật đều ở Mỹ. Các kết nối tới trang chủ thường có các tên riêng. Phổ
biến là SMS với đuôi như SMS SCU hay một nhóm thuật ngữ mới như các
dịch vụ điện thoại di động Mobile Services.

Ứng dụng chủ yếu của SMS là gửi các tin nhắn thu hồi tới khách hàng và gửi
tin nhắn thông báo lưu trữ cùng lúc tới nhiều thư viện. Các dịch vụ tra cứu và
yêu cầu rõ ràng là ít sử dụng hơn.
5. Kết luận
Tuy điện thoại di động hiện nay rất phổ biến nhưng chỉ có một nửa số trang
web tiếng Anh có sử dụng SMS đã cho thấy rằng tiềm năng của dịch vụ này
chưa được khai thác. Tuy nhiên, các thư viện cá nhân vẫn đang cố gắng cải
tiến. Hơn nữa, các nhóm địa lí cho thấy các thư viện bên cạnh việc tiếp thu
lẫn nhau thì chúng cần phải thuộc vùng địa lí đã có sẵn công nghệ SMS.
Rõ ràng rằng chi phí và công nghệ đang dần thay đổi và trường Đại học Quốc
gia Seoul là mục tiêu tiến đến của các thư viện trong tương lai. Trong lúc đó
thì các thư viện nhỏ hơn vẫn đang tiếp tục cung cấp dịch vụ, có thể chỉ từ
điện thoại đến điện thoại hoặc từ một trang web miễn phí. Rõ ràng rằng các
thư viện vẫn đang phát triển các giao thức để ứng dụng công nghệ này. Dù có
chon hình thức nào thì các thư viện cần phải bắt đầu thu thập số điện thoại
khách hàng ngay nếu họ có kế hoạch triển khai dịch vụ SMS.
Một cuộc khảo sát tương tự trong 5 năm tới sẽ cho kết quả không ngờ, đặc
biệt là khi SMS được sử dụng trong các hệ thống thư viện. Lúc đó các thư
viện sử dụng SMS nên thông báo cho nhau về các phần mềm, ứng dụng, các
vấn đề, khó khăn và chi phí. Nếu các thông tin này được chia sẻ thì SMSLIB
hay TXT2LIB sẽ trở nên phổ biến tại các trang web thư viện.

×