Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tài liệu SKKN-Ứng dụng CNTT dạy học môn Vật lý(Bài 55-Vật lý 9).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.42 KB, 41 trang )

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO T.P HẠ LONG
DẠY MỘT GIỜ LÝ THUYẾT VẬT LÝ
ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
NHỜ ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
(TIẾT 61-BÀI 55- VẬT LÝ LỚP 9)
Tiểu luận của: PHẠM THỊ MINH HẰNG
Trường THCS LÊ VĂN TÁM .THÀNH PHỐ HẠ LONG
Năm học 2007-2008

1
MỤC LỤC CỦA BÀI VIẾT
Chương 1 : Lời nói đầu
Chương II : Kế hoạch nghiên cứu
Chương III: Nội dung
A- Điều tra thực tế
B-Những biện pháp cơ bản để dạy một tiết lí thuyết vật lí đạt hiệu quả cao.
I-Phấn đấu làm đầy đủ ,có chất lượng các thí nghiệm trên lớp.
II-Chuẩn bị kĩ hệ thống câu hỏi giúp tổ chức tốt cho học sinh tích cực làm
việc.
III- Coi trọng tính thực tế,gắn với đời sống của kiến thức cần truyền đạtt.
C- Giáo án minh họa
I-Giáo án minh họa
II-Kết quả đạt được
D- Rút ra bài học kinh nghiệm

2
Chương I: LỜI NÓI ĐẦU
Tôi nhận thức rằng một trong những mục đích của việc dạy học là làm cho
học sinh nắm vững cơ sở khoa học một cách tự giác,tích cực,sáng tạo.Học
sinh càng được tham gia tích cực,chủ động vào các hoạt động thì các phẩm


chất và năng lực càng sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện.Tính năng
động và sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện
đại,phải được hình thành ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng,mỗi loại tiết học: tiếp nhận kiến thức
mới,bài tập,thực hành,ôn tập tổng kết .... đều có đặc thù riêng nhưng cuối cùng
đều phải đạt được mục đích như đã nói ở trên.Môn vật lí là môn khoa học thực
nghiệm,các tri thức vật lí là sự khái quát các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
và các hiện tượng diễn ra trong đời sống.Việc có thí nghiệm và việc khai thác
vốn sống của học sinh,kiến thức thực tế trong đời sống sẽ giúp học sinh có cơ
sở để thực hiện các thao tác tư duy để tiếp nhận tri thức mới,hiểu kiến thức
mới một cách năng động sâu sắc,
Để có một giờ dạy lí thuyết vật lí tạo được hứng thú,hiểu bài sâu sắc,hình
thành được tư duy tích cực,độc lập sáng tạo cho học sinh –người giáo viên vật
lí phải hết sức nỗ lực.Từ việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm chu đáo,coi trọng
tính thực tế gắn với đời sống của kiến thức cần truyền đạt,soạn bài tỉ mỉ với hệ
thống câu hỏi kiểm tra bài cũ,câu hỏi dẫn dắt,gợi mở một cách logic từ kiến
thức cũ sang kiến thức mới,từ bài này sang bài sau - đến việc đặc biệt quan
tâm đến phương tiện dạy học.Trong điều kiện từng trường,từng bài người gv
có thể lựa chọn sự hỗ trợ của bảng phụ bằng tranh phóng to,bằng máy chiếu
H,bằng trình chiếu trên Power Point và đặc biệt có sự hỗ trợ của các phần mềm
vật lí để có được phần động của động cơ,máy phát... hết sức sinh động.
Tháng 4 năm 2007 tôi dạy bài “Màu sắc vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh
sáng màu”với sự hỗ trợ của máy chiếu H.Tiết dạy của tôi đã đạt giải nhất của
Hội thi Giáo viên giỏi củaThành phố.Sau khi nghiên cứu về Power Point,học hỏi
đồng nghiệp tôi đã soạn và dạy trên Power Point và thấy quá rõ sự tuyệt vời
của công nghệ thông tin.Tuy vẫn trên nền giáo án cũ sử dụng máy chiếu H
nhưng tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều cho ý tưởng mới,khi tôi dạy cho cả trường
dự được đồng nghiệp đánh giá cao về hiệu quả do công nghệ thông tin mang
lại.
Trong tình hình cấp thiết cần ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào

giảng dạy mà tôi và nhiều giáo viên còn rất bỡ ngỡ.Tôi xin trình bày bài dạy của
mình để mong được trao đổi với các đồng nghiệp,mong được sự đánh giá,góp
ý của các đồng chí để tôi ngày càng tiến bộ,có nhiều giờ dạy áp dụng công
nghệ thông tin thành công hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!
3
Chương II- Kế hoạch nghiên cứu
I-Xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu những biện pháp cơ bản để dạy một tiết lí thuyết vật lí đạt hiệu
quả cao.
-Học vi tính,nghiên cứu Power Point,cố gắng học hỏi để hiểu và sử dụng được
một số phần mềm vật lí hỗ trợ cho vẽ...,vào mạng để tìm thêm tư liệu.
II-Xác định đối tượng:
-Học sinh lớp 9C(lớp thường),lớp 9D(nhiều học sinh khá hơn) của trường Lê
Văn Tám.
III- Phương pháp tiến hành:
1-Điều tra học sinh
2-Tìm hiểu thực tế dạy lí thuyết vật lí
3-Nghiên cứu những biện pháp cơ bản để dạy lí thuyết vật lí đạt hiệu quả
4-Thể nghiệm trên lớp
5-Kiểm tra,nhận định kết quả
IV-Kế hoạch thời gian:
-Tháng 9,10: Điều tra trên học sinh và sách giáo khoa
-Từ tháng 10 đến tháng 3 : Nghiên cứu tài liệu,trao đổi với đồng nghiệp,thể
nghiệm trên lớp,thường xuyên kiểm tra đánh giá
-Tháng 3,4,5 tiếp tục thể nghiệm và hoàn thành.

4
Chương III : NỘI DUNG
A- Điều tra thực tế:

1- Về học sinh:
+Lớp 9C: 42 học sinh,03 học sinh giỏi,11 hs khá,23 hs trung bình,05 hs
yếu.
+Lớp 9D: 43 học sinh,10 hs giỏi,18 hs khá,11 hs trung bình,4 hs yếu
Qua kiểm tra khảo sát,kiểm tra miệng,trao đổi với hs tôi nhận thấy hầu như
sợ hoặc không thích học vật lí,các em cho rằng môn vật lí khô khan,khó hiểu
không hấp dẫn.Nhưng tất cả hs đều rất thích được học những giờ có thí
nghiệm và có ứng dụng công nghệ thông tin,những giờ đó hs đặc biệt hứng thú
và hiểu bài.
2- Về thực tế dạy một tiết lí thuyết vật lí và việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào dạy vật lí:
Ở trường tôi sự chỉ đạo,giám sát của ban giám hiệu,tổ chuyên
môn,bộ phận quản lí thí nghiệm rất chặt chẽ và Bộ giáo dục đã trang bị
mới rất nhiều dụng cụ thí nghiệm nên các giờ dạy,giáo viên đều sử
dụng tốt các thí nghiệm.Tuy nhiên chỉ những giờ dạy được chuẩn bị kĩ
hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh tự lực phát hiện, lĩnh hội kiến
thức,những giờ dạy gắn với nhiều kiến thức thực tế phù hợp với các
em và đặc biệt là những giờ dạy có sử dụng công nghệ thông tin mới
thực sự mang lại hiệu quả cao.
Thực tế,do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường về phòng học
chức năng,về phương tiện máy chiếu qua đầu,về trình độ tin học của
giáo viên,về ý thức quyết tâm vươn tới lĩnh hội công nghệ mới của giáo
viên còn chưa đồng đều nên việc dạy học có áp dụng công nghệ thông
tin còn chưa phát triển mạnh mẽ,rộng khắp.Trong khi môn vật lí bao
gồm phần điện,quang,điện từ,năng lượng có khá nhiều thí
nghiệm,nhiều nội dung kiến thức gắn với thực tế,đời sống của học sinh
5
mà nhờ áp dụng công nghệ thông tin sẽ giúp ích vô cùng lớn cho hiệu
quả của giờ dạy.
B- Những biện pháp cơ bản để dạy một giờ lí thuyết vật lí đạt hiệu quả

cao:
1-Phấn đấu làm đầy đủ,có chất lượng các thí nghiệm trên lớp.
Vật lí phổ thông là môn khoa học thực nghiệm,các tri thức vật lí là sự
khái quát hóa các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng
diễn ra trong đời sống.Không có thí nghiệm,học sinh rất khó có cơ sở để
thực hiện các thao tác tư duy để tiếp nhận tri thức mới.Có thí nghiệm,học
sinh tiếp thu hứng thú hơn,dễ dàng,hiệuquả hơn.
Xác định rõ như vậy nên BGH và tổ chuyên môn trường tôi chỉ
đạo,kiểm tra sát sao,đôn đốc tận dụng tối đa điều kiện đã có để không
dạy chay.Thậm chí có những giờ dạy tôi phải đi đến mấy trường mới đủ
dụng cụ thí nghiệm.Thí dụ,khi dạy bài “Sự truyền âm,phản xạ âm”trước
đây,tôi đã phải đến trường Chuyên Hạ long nhờ bạn mượn được cái
chuông điện,sang Cấp III Hòn gai mượn đế và cái chụp thủy tinh,về lại
nhờ bạn là thợ điện lạnh lấy lốc của tủ lạnh làm bơm hút khí.Mua bộ
nguồn hạ thế có nắn dòng 220V-6V(tháo bỏ điôt) thành máy hạ thế xoay
chiều(để chuông kêu liên tục-đỡ phải đóng ngắt).Tìm keo dán,thay
ống...để đảm bảo có được môi trường chân không.Hay để dạy bài”Màu
sắc vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu”phải có đèn phát ánh
sáng màu,đèn màu quay-tôi phải đi nhiều cửa hàng mới tìm được đèn
phù hợp.Nhưng bù đắp lại,nhìn vẻ hứng thú,háo hức của học sinh,thấy
kết quả giờ dạy- tôi lại thấy mình có thể quyết tâm đi tìm,mượn được lần
khác nữa.
2-Chuẩn bị kĩ lưỡng hệ thống câu hỏi giúp tổ chức tốt cho học sinh
làm việc.
Chuẩn bị thí nghiệm đôi khi là một kì công.Nhưng cái hồn của giờ
dạy,để đạt kết quả cao-tôi cho rằng còn là hệ thống câu hỏi.Nếu không
khéo léo dẫn dắt,để học sinh nhập vai”người nghiên cứu”- tiết học vẫn có
thể mang tính áp đặt,học sinh ít hứng thú.Từ nội dung kiểm tra bài cũ sao
6
cho gắn kết bài cũ-mới,gắn được với đời sống-mang tính sâu sắc...đến nội

dung kiến thức cần truyền đạt,rồi phần củng cố hướng dẫn về nhà,đặt câu
hỏi liên kết cho bài sau-đều cần một hệ thống câu hỏi mang tính hệ
thống,đảm bảo tính logic.Đặc biệt là phần thí nghiệm,học sinh phải được
hiểu rõ mục đích để hiểu rõ từng dụng cụ,được dự đoán trước hiện tượng
xảy ra(dựa trên kiến thức cũ),rồi mới quan sát hoặc làm-phân tích kết quả
thí nghiệm,vận dụng các kiến thức có liên quan...để đi đến tri thức mới.Có
những câu hỏi chung,khái quát cho học sinh khá giỏi.Học sinh trung
bình,yếu phải được trả lời các câu hỏi cụ thể chi tiết hơn.Hệ thống câu hỏi
phải phát huy được năng lực của mọi đối tượng.Giáo viên cũng phải chuẩn
bị các câu hỏi gợi ý chi tiết-các câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng ngắn gọn.Các
câu hỏi củng cố phải bám sát mục đích yêu cầu,trọng tâm của bài-cố gắng
liên kết kiến thức cũ,mới để học sinh nắm kiến thức theo mạch một cách
logic-về nhà học và làm bài sẽ dễ dàng.
Qua hệ thống câu hỏi của giáo viên,câu trả lời của học sinh – giáo viên
còn tiếp nhận thông tin ngược từ học sinh để tiếp nhận những tri thức còn
thiếu,uốn nắn những sai lầm thường mắc phải .
Nói chung một hệ thống câu hỏi có tính hệ thống,logic,thực tế,gắn với
đời sống sẽ tạo điều kiện để học sinh làm việc độc lập,giúp học sinh hoàn
thiện tri thức cũ,mới và biết vận dụng các tri thức đó để giải quyết các
nhiệm vụ thực tiễn,giờ học sẽ đạt hiệu quả cao .
3 – Coi trọng tính thực tế gắn với đời sống của kiến thức cần truyền
đạt :
Trong phần kiểm tra bài cũ,khi dạy kiến thức mới và đặc biệt là phần
củng cố luyện tập – Phần hấp dẫn mà quan trọng – đó là câu hỏi,bài tập
có nội dung thực tế gắn với đời sống.Mỗi học sinh dù ở trình độ,năng
lực nào đều có ít nhiều kinh nghiệm sống – về những hiện tượng vật lý
đã học.Nếu người giáo viên chịu khó khai thác,khéo léo đưa vào bài
học thì những bài giảng mới thật sự đạt hiệu quả cao . Mới đạt được
một mục đích của môn học : học sinh hoàn thiện tri thức mới và biết vận
dụng tri thức đó để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn . Kinh nghiệm cho

thấy phần này,học sinh tham gia hào hứng,thích thú không kém phần
7
học có thí nghiệm.Và học sinh phải cảm thấy ở đâu trong cuộc sống
cũng có thể thấy kiến thức liên quan đến vật lý .
Vậy người giáo viên khai thác tính thực tế gắn với đời sống của kiến
thức vật lý như thế nào ? tôi nghĩ rằng nếu đã có mục đích thì bất cứ lúc
nào,ở đâu ta cũng thu lượm được những gì ta cần.Nghe bản tin
qua đài,đọc từ báo( nhất là báo Thiếu niên ),xem qua vô tuyến ( Đặc
biệt là các cuộc thi của học sinh các cấp trên truyền hình ),qua các câu
chuyện hàng ngày,qua các câu thành ngữ từ xưa để lại,thậm chí đến
bóc một tờ lịch cũng thấy điều ta cần – thật là thú vị.Trong tháng 5 -07
tôi nghe được thông tin về năng lượng sinh học,về êtanon sản xuất từ
mía thay được xăng dầu,về nhà máy sản xuất điện từ gió bắt đầu xây
dựng ở Miền Trung nước ta,về vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều tiên ... vừa
may lúc tôi chuẩn bị dạy bài “ Năng lượng và sự chuyển hóa năng
lượng “ và bài “ Điện gió . Điện mặt trời . Điện hạt nhân “.Rồi một lượng
thông tin lớn ở tài liệu chuyên môn , sách tham khảo,ở trên mạng theo
địa chỉ”thư viện tư liệu vật lí”mà người giáo viên phải tự chủ động tìm
kiếm và gìn giữ.
Những kiến thức cần khai thác tôi chia làm các dạng : vốn sống của
học sinh về những hiện tượng vật lý đã gặp ; tìm hiểu từ những kiến
thức đã học ; những câu chuyện về các nhà bác học liên quan đến lịch
sử vật lý (khi tôi kể các em nghe về nhà vật lí người Anh J.P.Jun,là chủ
một hãng sản xuất rượu bia vì say mê vật lí mà trở thành nhà bác học-
các em đã rất hứng thú).; những trò chơi vật lý ; những tư liệu có tính
giáo dục tư tưởng ; những câu hỏi để học sinh vận dụng tri thức giải
quyết bài toán thực tiễn,những câu thành ngữ,tục ngữ dân gian... Tôi
nghĩ rằng,dù mình đã quan tâm tìm kiếm,cũng chưa khai thác được
nhiều . Tuy nhiên những gì tôi đã tìm được cũng khó có thể ghi hết lại ở
đây . Tôi xin phép chỉ đơn cử lại một trong các tư liệu tôi đã sử dụng để

dạy học .
Một số câu thành ngữ dân gian để lại như :
“ Nặng bồng , nhẹ tếch “ ( cho bài đòn bẩy )
“ Nước chảy chỗ trũng “ ( Trọng lực )
8
“ Rát hầu , bỏng cổ “ ; “Gang họng ra” (Nguồn gốc âm , biên độ dao
động )
“Lạnh như tiền “ ( Dẫn nhiệt )
“Nắng quái chiều hôm” ( Bức xạ nhiệt )
“Tức nước vỡ bờ “ ( Bài lực )
“Ở bầu thì tròn , ở ống thì dài” ( bài cấu tạo phân tử ) ;
“Tranh tối tranh sáng” ( bài ánh sáng ) .
Câu tục ngữ :
“Thường quấn ba vòng mới chặt “ ( dạy bài lực )
Và năm 1999 khi bóc lịch , tình cờ tôi bắt gặp đoạn thơ của nhà thơ
Phạm Hổ :
“Áo trắng hỡi thủa tìm em không thấy
Nắng mênh mang mấy nhịp Tràng tiền
Nóng rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng “
Khi kiểm tra bài cũ – câu hỏi thêm , tôi yêu cầu học sinh dùng “ con mắt
“ của nhà vật lý để phân tích khổ thơ . Các em rất thích thú và phát hiện
ra do tia nắng mặt trời là tia bức xạ nhiệt đi thẳng – nên nhà thơ phát
hiện ra hình ảnh “ mặt trời lên ...”
Rồi một câu hát thôi – trong một bài hát của các em : “Hương lúa
chín thoang thoảng bay làm lung lay hàng cột điện “ ( Bài “Em đi giữa
biển vàng “ – nhạc sỹ Bùi Đình Thảo ) cũng cho các em dẫn chứng
điện đã về đến nông thôn ( Dạy bài điện khí hóa đất nước ) . Qua báo
Thiếu niên và các báo khác tôi sưu tầm được khá nhiều tư liệu . Đọc
báo của nghành kiến trúc tôi biết thêm về bộ môn “ Âm học kiến trúc “ .

Hiểu tại sao kiến trúc Châu âu có nhiều tòa nhà hình vòm ... ; cắt được
nhiều tranh ảnh về nhật thực , nguyệt thực ( nhất là hiện tượng nhật
thực toàn phần ở nước ta 24/10/95 ) . Một số bài của tạp chí Thế Giới
Mới cho tôi tư liệu về “ Mối duyên giữa thể thao và vật lý “ . Cung cấp
cho các em thông tin thú vị về các vận động viên quyền anh , đẩy tạ ,
nhảy xa , nhảy cao , chạy , bóng đá , trượt băng , trượt tuyết ... , muốn
đạt được thành tích cao , hiệu quả phải vân dụng các định luật quan
9
trọng của vật lý như thế nào ? ; Mục “ Kính lúp trả lời “ , “ Em yêu khoa
học “ của báo Thiếu Niên – thật quý báu cho những em thích tìm hiểu
và hiểu sâu kiến thức vật lý . Báo cũng cho khá nhiều câu chuyện giúp
giáo dục tư tưởng chẳng hạn bài “Khi học trò sử dụng điện thoại “.Tôi
đã nêu sau khi dạy bài ứng dụng của nam châm ) ; ảnh hai học trò
nông thôn trèo cột điện(khidạy bài điện khí hóa toàn quốc),tôi hỏi:quan
sát bức ảnh em thấy được gì?-hình ảnh đồng lúa,cột điện là hình ảnh
điện về nông thôn,nhưng trèo lên cột điện...thì không nên vì nguy
hiểm...;Bài “Khi gặp cơn giông” giúp các em hiểu hơn và biết cách
phòng tránh;”Bệnh truyền hình”,”Nói vỡ giọng” tăng thêm hiểu biết cho
cac em.Từ báo Nhân dân”Năng lượng thế kỉ 21:Gió,quà tặng vô tận”-tôi
đọc cho các em khi dạy bài “Đối lưu” và “Điện gió”.Liên hệ với môn địa
lí để hiểu thêm về dòng đối lưu,hải lưu,khí hậu,hiểu về Enino...;Xem
phim”Của để dành”,rồi môn văn có “Truyền kì mạn lục” cũng có hình
ảnh để nói thêm về “vùng bóng đen” .Có một số báo Thiếu Niên cũng có
hẳn một trang in màu giúp học sinh chơi trò “bắt bóng nhại hình” bằng
hai tay của mình .Những trò chơi như “dùng tĩnh điện câu ếch” “lên
bổng xuống trầm”;”nấu nước sôi bằng cốc nhựa”;”làm máy điện thoại
đơn giản”;”làm kinh khí cầu” “Nước chảy ngược”;”tuy hai mà một” ( về
nam châm điện ) ; “xem mặt từ trường”;”máy bay lên thẳng”;”Nổi hay
chìm”;”Chiếc kim biết tìm hướng”;”tự dự báo thời tiết” ( áp kế);”quả
trứng biết làm trò”...tôi sưu tầm ở báo và quyển “hội vui vật lý”-Các em

sẽ được “chơi mà học” rất hiệu quả cho củng cố kiến thức . Khi đi miền
Nam bằng tàu hỏa , lúc về tôi có thể kể thêm về hình ảnh đoàn tàu khi
“leo” đèo Hải Vân cần một đầu máy kéo,một đầu máy đẩy;tiếng bánh xe
nghiến trên đường ray khi qua cầu sắt và trong đường hầm như thế
nào...;đọc lại bộ sách giáo khoa vật lý cấp 3,bộ “Vật lý phổ thông” trình
bày theo lỗi mới”,”lịch sử vật lý”...giúp tôi nắm vững hơn về kiến thức
vật lý;về vị trí 2cực từ của Trái đất... và những câu chuyện thú vị về
những nhà bác học vật lý có khi nguyên chỉ là một nhà sản xuất rượu
bia,một kế toán,một nhà buôn,một bác sĩ - tôi kể cho các em , các em
rất ngạc nhiên , thích thú . Và biết đâu có em đã nghĩ – dù sau này làm
10
gì – mình cũng nghiên cứu vật lý ! Từ báo , lịch tường... cũng có thể
khai thác được tranh ảnh – để dạy Vật lý . Một bức ảnh to : núi cây in
bóng xuống mặt hồ ( gương phẳng ) ; cảnh điện thành phố về đêm ,
ảnh các quạt gió làm ra “than xanh” . thác nước làm ra “than trắng”,các
cột điện cao thế của đường dây tải điện Bắc – Nam;ảnh ánh điện làm
huyền ảo hang động ( Điện phục vụ cho công nghiệp du lịch , dạy về
màu sắc vật dưới ánh sáng màu),một bức tranh của lịch tường có gam
màu chủ đạo là màu xanh da trời sẽ như được chụp lúc bình minh khi
chiếu đến nó ánh sáng màu xanh lam , hoặc như chụp lúc chiều tà nếu
chiếu đến nó ánh sáng màu đỏ ...
Sưu tầm hệ thống câu hỏi để học sinh vận dụng tri thức giải quyết
các bài toán thực tiễn là việc làm rất cần thiết giúp học sinh củng cố
kiến thức, phát huy năng lực độc lập sáng tạo biết vận dụng kiến thức
vào đời sống .

Stt Ví dụ một số câu hỏi Được dùng ở bài
1 Vì sao dùng đòn gánh đồ vật lại đỡ tốn
sức,và vì sao người gánh thường dùng
hai tay kéo vật nặng về phía trong ?

Lực,trọng lực
2 Vì sao răng lưỡi cưa lại tõe sang hai bên
?
Lực ma sát
3
Khi đẩy tạ góc tối ưu có phải là 45
0

không ? (Hỗ trợ tốt nhất cho thể dục)
Lực cản của không
khí
4 Vì sao cái diều có thể bay tự do lên trời ? Lực,trọng lực,trọng
tâm vật,sự cân bằng
của vật
5 Tàu thủy đi từ sông ra biển,ở đâu phần
chìm nhiều hơn ?
Lực đẩy Acsimet
6 Vì sao tắm rửa trên tàu vũ trụ là một việc
khó khăn ?
Trọng lực
7 Vì sao vận động viên bóng chuyền khi
cứu bóng phải nhào lăn ? (chứng tỏ
ngay cả sự ngã cũng phải có khoa học!)
Áp lực
8 Có phải khi kéo co ai khỏe hơn sẽ
thắng?
Lực ma sát , hợp lực .
9 Vì sao khi trèo lên cột điện chân thợ điện
phải đeo móc sắt ?
Áp lực , lực ma sát ,

trọng lượng .
10 Vì sao động tác lăn mình trên không của
mèo được các nhà khoa học chú ý ?
Trọng lực
11 Vì sao nói trong cơ thể người có đòn bẩy Đòn bẩy
11
?
12 Vì sao khi kéo vật nặng thường phải
quấn dây thừng mấy vòng vào cột?(Ví
dụ như em bé chăn trâu buộc chiếc
thừng buộc mũi trâu mấy vòng vào thân
cây là có thể chạy đi nơi khác chơi đùa
mà không sợ con trâu có thể thoát nổi
chiếc thừng mà đi;rồi kéo thuyền;múc
nước ở giếng;giữ chặt một con ngựa
chưa thuần...)
Lực kéo,lực ma sát
13 Vì sao cú sút bóng “lá vàng rơi” lại bay
theo đường vòng cung ? hay đánh bóng
chuyền , bóng bàn đánh được xoáy lên
trên hay xoáy xuống dưới ?
Áp suất dòng khí
14 Vì sao phần cuối xe ôtô lại xóc hơn cả ? Quán tính
15 Vì sao càng đung đưa,cây đu càng lên
cao
Thế năng trọng
trường
16 Vào lúc nào vận động viên nhảy cầu ván
tốt nhất ?
Đòn bảy

17 Vì sao bơm xe , ống bơm lại nóng lên ? Nội năng
18 Vì sao hình cầu làm các nhà kiến trúc
thích thú ?
Cân bằng , áp lực ,
phản xạ âm thanh.
19 Gió lầu cao là gì ? Đối lưu
20 Vì sao nồi áp suất có thể ninh thịt chóng
nhừ ?
Áp suất
22 Âm thanh có thể phản xạ được không ? Phản xạ âm
23 Vì sao có lúc đường ống nước lại phát ra
tiếng kêu òng ọc ?
Vì sao con dơi có thể lợi dụng âm thanh
để bắt mồi ?
Sự truyền âm
24 Kỹ thuật sonar là gì ? (Máy dùng âm
thanh để định vị)
Môi trường truyền âm
25 Vì sao người có thể nói được ? Nguồn gốc của âm
26 Một độ nhiệt được xác định như thế nào Nhiệt kế
27 Vì sao đồ vật ẩm ướt lại thẫm mầu hơn Phản xạ ánh sáng
28 Vì sao cửa kính chắn gió trước cửa ôtô
lại nắp nghiêng ?
Sự tạo ảnh bởi
gương phẳng
29 Vì sao kim cương lại có màu sắc sặc sỡ Phản xạ,khúc xạ
ánh .sáng
30 Vì sao địa nhiệt là một loại năng lượng
tốt?
Sản xuất điện

31 Vì sao phải phát triển việc tải điện bằng
dòng điện một chiều cao thế ?
Tải điện năng đi xa
32 Vì sao nói tính siêu dẫn có ma lực đối
với con người ?
Như trên và điện khí
hóa
33 Vì sao bức xạ điện từ là 1 loại ô nhiễm
môi trường ?
Tổng kết chương từ
trường
12
Vì sao không nên để đồng hồ lên trên
mặt tivi hay máy biến thế?
34 Vì sao khi chạm vào vỏ kim loại của đồ
điện lại có cảm giác tê tê ?
Vì sao phải có dây nối đát ở các thiết bị
điên ?
Hiện tưởng cảm ứng
điện từ
35 Người ta làm thế nào để quan sát trái đất
từ bên ngoài ?
Cảm ứng từ
36 Xung quanh trái đất có từ trường
vậy lực hút của trái đất có liên quan
đếntừ trường này không ?
Hiện nay hai cực từ của NC trái đất đang
ở vị trí nào ?
Từ trường của trái đất
37 Vì sao vật thể lại có màu sắc? Màu sắc vật...

38 Mái che màu xanh trong ở chợ Hạ long 1
có nhược điểm gì?
Màu sắc vật dưới ánh
sáng trắng và dưới
ánh sáng màu.
39 -Hang động ở vịnh Hạ Long trang bị
thêm các đèn phát ánh sáng màu để
làm gì ?
Màu sắc vật dưới ánh
sáng trắng và dưới
ánh sáng màu
40 Ở các phòng tranh nên bố trí hệ thống
đèn như thế nào? có nên dùng đèn màu
rực rỡ không? Tại sao?
Màu sắc vật ...
41 Quang cảnh Vịnh Hạ Long vào các thời
điểm khác nhau trong ngày,trong năm có
khác nhau không? Tại sao?
Màu sắc vật...
42 Tại sao đoàn người đi trên sa mạc hoặc
đồng cỏ hay nhìn thấy ảo ảnh là thành
phố người đi lại ở phía trước ?
Khúc xạ
42 Trong rạp hát , vũ trường có hệ thống
đèn màu , đèn lade để làm gì ?
Màu sắc vật...
43 -Lỗ đen vũ trụ là gì ? Màu sắc vật...
44 Vật den không tán xạ bất kì ánh sáng
nào,vậy ánh sáng đó đi đâu?
Màu sắc vật...

45 Vì sao bầu trời màu xanh ? Màu sắc vật...
46 Tại sao tường , trần lớp học lại quét vôi
trắng ?
Màu sắc vật...
47 Tại sao đèn nêon có thể tỏa ra ánh sáng
nhiều màu sắc?
Ánh sáng trắng,ánh
sáng màu,
48 Nước ta,tỉnh ta hiện nay có bao nhiêu
nhà máy điện?quay roto bằng cách nào?
Em có biết nước ta sắp xây dựng những
nhà máy điện nào không?những nhà
máy ấy phải được xây dựng ở địa điểm
có vị trí địa lí như thế nào?
Máy phát điện xoay
chiều.
49 Tại sao khi muốn tạo ra d đ xoay chiều
lại chỉ chọn cách quay NC hoặc cuộn
Máy phát điện xoay
chiều.
13
dây dẫn ?
50 Máy biến thế có biến đổi được hiệu điện
thế giữa 2 cực pin Con thỏ hay acqui
được không?Vì sao?
Máy biến thế.
51 Trong lớp em có bao nhiêu bạn bị cận,vì
sao các bạn ấy cận và bị từ bao giờ?
Mắt cận,mắt lão
52 Vì sao ngắm súng lại phải nheo 1 mắt? Mắt

53 Hiện nay ở các quốc gia dùng những
cách gì để giảm hao phí điện năng trên
đường dây tải điện ? còn nước ta?
Truyền tải điện
năng...
54 Tại sao dùng bóng đèn huỳnh quang tiết
kiệm điện hơn bóng đèn dây tóc?
Tại sao phải tiết kiệm điện?
Tiết kiệm điện
55 Pin mặt trời có tác dụng như thế nào ?
Hiện nay ở nước ta vùng nào đang sử
dụng Pin mặt trời?
Điện Mặt trời

Trên đây chỉ là một số câu hỏi trong số rất nhiều câu hỏi tôi sưu tầm
được ở sách,báo,chuyên môn thường tôi hỏi khi kiểm tra bài cũ để cho
thêm điểm khuyến khích hoặc khi củng cố,cho chép về nhà tìm
hiểu.Những câu hỏi như vậy đã hỗ trợ cho những bài giảng của tôi
thêm phong phú,sâu sắc . Và những học sinh thường vẫn hay sợ vật
lý , cho rằng vật lý khô khan trừu tượng sẽ bớt căng thẳng hơn,yêu
thích môn học hơn .Tôi nghĩ rằng người giáo viên không nên bỏ lỡ cơ
hội để giờ học nhẹ nhàng ,sinh động mà sâu sắc hơn .
4-Cố gắng tiếp cận và làm chủ các phương tiện dạy học hiện đại
Đơn giản nhất là máy chiếu H dạy kết hợp với bảng đen.Có thể thay thế các
bảng phụ rất thuận tiện.
Rất khó nhưng không phải là không thể học đượcđể sử dụng đến một mức độ
nào đó-là dạy bằng giáo án điện tử.Có khi cũng chưa hẳn là giáo án điện
tử,mới chỉ là sử dụng Power Point để trình chiếu,như bài tôi đã dạy.Nhưng hiệu
quả vẫn hơn hẳn dùng máy chiếu H,rất tiện lợi và sắc nét. Để dạy bằng cách
này người giáo viên rất vất vả,từ việc phải học vi tính tối thiểu trình độ A,học

cách dùng Power Point,vẽ hình động,phải có máy tính xách tay đến soạn
bài,còn nếu chưa có phòng học chức năng thì còn vất vả hơn nữa.Khi chưa tự
vẽ được tôi đã phải hỏi đồng nghiệp cấp III để có mô hình quay của máy phát
điện xoay chiều kiểu nam châm quay và bức tranh động về hình ảnh các nhà
14
máy thủy điện,nhiệt điện,điện gió,điện nguyên tử,hình vẽ trong bài MẮT
CẬN,MẮT LÃO,lên mạng lấy mô hình động máy phát điện kiểu tịnh tiến,máy
phát điện một chiều, ảnh các đường sức từ....Copy từ đĩa học nghiệp vụ hè mô
hình động của máy phát điện xoay chiều loại cuộn dây quay,tất cả được liên kết
vào bài giảng và khi chưa thạo tin học tôi đã phải liên tục hỏi một đồng nghiệp
là giáo viên tin học,tôi đã được chỉ bảo rất tận tình.Một điều nữa cũng rất quan
trọng,dạy bằng máy chiếu dùng Power Point tùy theo từng bài,lượng kiến thức
hay tranh vẽ,mô hình đưa vào bài mà một bài dạy có thể phải có nhiều
trang,nhưng làm sao để các kiến thức toàn bài luôn luôn được lưu lại là tốt
nhất.Ở bài “MÀU SẮC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU” tôi đã cố
gắng đạt được điều đó bằng cách thiết kế bài dạy trên một trang.Toàn bộ kiến
thức của bài tôi cho thể hiện trên một bảng thu nhỏ vừa đủ,phần còn lại của
trang :ban đầu là hướng dẫn sử dụng “hộp nghiên cứu tán xạ” và 2 hình vẽ
đúng,sai khi quan sát trong hộp.Xóa hình sai đi.Đến khi cần xuất hiện các câu
hỏi củng cố tôi lại xóa phần không cần nữa là - hướng dẫn sử dụng “hộp
nghiên cứu tán xạ”,hình vẽ đúng.Và toàn bộ phần còn lại của trang tôi đã sử
dụng vừa đủ.(khi soạn bài này,tôi chỉ có phần Power Point 2000,không có hiệu
ứng “biến mất ”nên tôi đã hỏi và phải xóa các phần cần xóa bằng cách tạo một
bảng được bôi cùng màu nền đã chọn có kích thước vừa đủ che nội dung cũ.Ở
bài “PHÉP CỘNG CÁC PHÂN THỨC KHÁC MẪU” ở Đại số 8,tôi vẫn thể hiện được ý
tưởng hiện các nội dung kiến thức trên một trang,chỉ một bài tập củng cố nhỏ
và dặn về nhà là ở trang 2.Nhưng đến bài “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” và “MÁY PHÁT
ĐIỆN XOAY CHIỀU” và bài MẮT CẬN MẮT LÃO thì tôi lại phải xử lí cách khác để đảm bảo
kiến thức cơ bản phải được xuất hiện đúng lúc.
Một vấn đề nữa khi dạy bằng máy vi tính là cỡ chữ,màu nền,màu chữ,loại

hiệu ứng.Tôi chọn cỡ chữ 13 cho dù dùng phông chữ Arial hay VnTime,chữ
chính màu đen,chữ cho đáp án hay để chú ý trọng tâm tôi dùng màu khác,nền
màu trắng.Tôi nghĩ,không nên lạm dụng hiệu ứng vào bài,chỉ nên dùng một loại
hiệu ứng đơn giản,không chọn quá nhiều màu lòe loẹt,hình viền bài dạy hoa lá
cành.Tất cả những thứ đó dễ thu hút học sinh rời xa bài học.
15
Tóm lại,phải nỗ lực vừa làm vừa học hỏi một cách nhiệt tâm cùng với cơ sở
vật chất thuận tiện và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp thì mới dạy được
bằng máy chiếu.Bây giờ tôi xin trình bày lại bài dạy tôi đã thực hiện được.
C – GIÁO ÁN MINH HỌA :
I – Giáo án minh họa :
Bài 55 . Tiết 61 . Vật lý lớp 9 :
Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
(Tôi dạy ở Hội thi giáo viên giỏi TP Hạ Long ngày 2.4.07 với phương
tiện là máy chiếu H và dạy chuyên đề tại trường THCS Lê Văn Tám với
máy chiếu qua đầu ngày 19-11-07,17-04-08 -Chuyên đề cấp cụm)
Tôi xin trình bày ở đây bài soạn cho cả 2 cách dạy bằng máy chiếu
H và bằng máy chiếu qua đầu sử dụng máy vi tính để thấy rõ sự tiện lợi
khi sử dụng công nghệ thông tin.
1 – Mục tiêu bài dạy :
a – Trả lời được câu hỏi: có ánh sáng màu nào vào mắt khi ta nhìn
thấy một vật màu đỏ,màu xanh,vật màu đen ...
b – Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng
ta thấy có vật màu đỏ,vật màu xanh,vật màu đen.
c – Giải thích được hiện tượng : khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì
chỉ các vật màu đỏ mới giữ nguyên được màu,còn các vật màu khác thì
màu sắc sẽ bị thay đổi .
2 – Chuẩn bị :
a – Dụng cụ :
+ “Hộp quan sát ánh sáng tán xạ ở các vật màu“ do bộ trang bị đủ

cho các nhóm , ít nhất 10 hộp cho 40 học sinh
+ Vẽ to 2 hình mà h/s quan sát thấy trong hộp (Cho phương án dùng
máy chiếu H)
- 1 hình vẽ đúng sẽ “dán” lên bảng lúc thích hợp
-1 hình vẽ sai thứ tự màu .
Tự h/s phải phát hiện chọn đúng hình đã quan sát thấy trong hộp ( khi phải trả
lời : em quan sát thấy gì trong hộp )
Cho các phương án dạy các máy:
16

×