Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Quản lý nhà nước về hội ở việt nam hiện nay phân tích từ lý thuyết về vốn xã hội và các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.4 MB, 100 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận vãn là công trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ

cơng trình nào khác. Các sổ liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tỉnh chính xảc, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các
mơn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định

của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viêt Lời cam đoan này đê nghị Khoa Luật xem xét đê tơi
có thế bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Thị Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biêt ơn sâu săc tới:
TS Vũ Thị Thu Quyên, người hướng dẫn khoa học đã giúp tác giả thực hiện
luận văn này.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm Đe tài
khoa học cấp nhà nước “Hoàn thiện quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ

đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” (Mã số:

KX.01.32/16-20”) do TS. Nghiêm Vũ Khải làm chủ nhiệm năm 2020 về việc đã

cung cấp và cho phép học viên sử dụng các cơ sở dữ liệu của đề tài đế tham khảo
trong việc thực hiện luận văn này.


Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với các thầy cô giáo lớp Cao học

Luật về Quyền Con người khóa QH2019 đà giúp tơi lĩnh hội những kiến thức cơ
bản về lĩnh vực quan trọng này.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Luật Đại học Quốc gia đã tố chức khóa học bổ
ích và lý thú, các thầy cơ giáo Khoa Luật, Phịng Đào tạo và Bộ mơn Luật Hiến

pháp - Hành chính đã tạo điều kiện giúp đờ trong suốt thời gian khóa học và thực

hiện luận văn.

Cuối cùng, xin đặc biệt cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ, động
viên, khích lệ tác giả trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
rr-r



_

_

• 7

Tác giá

Đỗ Thị Hằng


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục
Danh muc các từ viết tắt

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VÈ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI,
CÁC TIÊU CHUẨN QUÓC TẾ VÈ TỤ DO HIỆP HỘI VÀ QUẢN

LÝ NHÀ N ƯỚC VỀ HỘI..............................................................................8

1.1.

Khái quát lý thuyết về hội và vốn xã hội.....................................................8

1.1.1.

Khái niệm hội..........................................................................................

8

1.1.2.

Sự hình thành, phát triển của hội.............................................................

10

1.1.3.


Vai trị của hội như là một nguồn vốn xã hội..........................................

12

1.2.

Khái quát về các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội......................

16

1.2.1.

Khái niệm và vị trí của tự do hiệp hội trong luật nhân quyền quốc tế....

16

1.2.2.

Nội hàm của tự do hiệp hội trong luật nhân quyền quốc tế....................

20

1.2.3.

Các yêu cầu đặt ra với việc bảo đảm tự do hiệp hội trong pháp luật

quốc gia......................................................................................................... 28
1.3.


Khái quát về quản lý nhà nước về hội..................................................... 32

1.3.1.

Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về hội........................................ 32

1.3.2.

Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hội........................................ 34

Kết luận Chuong 1

40

CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ HỘI Ở VIỆT

NAM HIÊN NAY: NHÌN TÙ GĨC ĐƠ LÝ THUYẾT VỀ VĨN XÃ

HỘI VÀ CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ Tự DO HIỆP HỘI........... 41

2.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay................... 41

2.1.1.

Khái quát sự phát triển của chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về
hội ở Việt Nam............................................................................................. 41



2.1.2.

Cơ chế quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay................................ 45

2.1.3.

Những ưu điểm và hạn chế của khung pháp luật hiện hành về quản lý
nhà nước về hội ở Việt Nam........................................................................ 49

2.2.

Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về hội ờ Việt Nam
hiện nay từ góc độ lý thuyết về vốn xã hội............................................... 55

2.3.

Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam
hiện nay tù’ góc độ các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội.................. 59

Kết luận Chương 2................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM,GIẢI PHÁP ĐỐI MỚI QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................ 66

3.1.

Quan điểm đổi mới quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay..... 66

3.1.1.


Đối mới quản lý nhà nước về hội cần dựa trên nhận thức rõ ràng và
sâu sắc về tính tất yếu khách quan và vai trị quan trọng của hội trong
xã hội hiện đại và trong điều kiện của nước ta hiện nay............................. 66

3.1.2.

Đổi mới quản lý nhà nước về hội cần đối mới về nội dung và phương
thức lãnh đạo cùa Đảng đối với các hội.......................................................... 67

3.1.3.

Đối mới quản lý nhà nước về hội cần bảo đảm sự phù hợp với các tiêu

chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội.................................................................... 68
3.1.4.

Đổi mới quản lý nhà nước về hội cần thay đổi tư duy về đối tượng và
phương thức quản lý..................................................................................... 69

3.2.

Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay........70

3.2.1.

Các giải pháp vĩ mô...................................................................................... 70

3.2.2.

Các giải pháp cụ thể...................................................................................... 74


Kết luận Chương 3................................................................................................... 88

KÉT LUẬN............................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 92


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẲT

•X

Tên viết tắt

Tên đây đủ

C.87

Cơng ước ILO số 87

C.98

Công ước ILO số 98

C.135

Công ước ĨLO số 135

NGO

Tố chức phi chính phù (non-governmental organizations)


INGO

NGO nước ngồi

ICCPR

Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị

ICESCR

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

OSCE

ủy ban Họp tác và An ninh châu Âu

QLNN

Quản lý nhà nước

UDHR

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền


MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của đê tài

Lịch sử lồi người là lịch sử của những sự liên kết giữa các cá nhân và nhóm


xã hội, tạo thành những cộng đồng xã hội. Sự liên kết này ban đầu mang tính tự
phát, xuất phát từ việc đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của cuộc sống vật chất và

tinh thần của con người, về sau, nó ngày càng mang tính tự giác và có tố chức hơn.

Xã hội càng phát triển thì những sự liên kết này ngày càng được mở rộng, có nội

dung và hình thức sâu sắc, đa dạng và cũng ngày càng được tổ chức chặt chẽ, hình

thành các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ (từ sau đây gọi tắt là “hội”).
Sự hình thành và phát triển của các hội là một phương thức cần thiết để các
cá nhân và nhóm xã hội khác nhau có thể bày tỏ tiếng nói, ý kiến của mình trước

cộng đồng xã hội, tạo sự hiểu biết, hiệp thương và đồng thuận, nhằm giữ gìn sự ổn
định xã hội. Sự phát triển của các hội cũng tạo điều kiện để các nhà quản lý có thể

lắng nghe được đầy đủ hơn, đáp ứng được tốt hơn những nhu cầu, tâm tư nguyện
vọng của nhiều nhóm xã hội khác nhau, nhất là các nhóm yếu thế, các nhóm thiều

số, nhằm có được các giải pháp hợp lý để điều hịa những mâu thuẫn và xung đột xã
hội. Tiếng nói đồng thuận chung của các tổ chức xã hội và tổ chức dân sự sẽ giúp
cho những chiến lược xây dựng và phát triền cộng đồng và quốc gia có được sức

mạnh và nguồn lực lớn từ xà hội - điều mà các nhà nghiên cứu gọi là “vốn xã hội”.

Ỏ góc độ luật quốc tế, tự do hiệp hội được ghi nhận và bảo vệ trong nhiều
văn kiện pháp lý quan trọng về quyền con người như: Tuyên ngôn thế giới về nhân

quyền (ƯDHR, 1948 - Điều 20), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị


(ICCPR, 1966 - Điều 22), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xà hội và vãn hóa

(ICESCR, 1966 - Điều 8), Công ước ILO số 87 về Tự do hiệp hội và Bảo vệ quyền
được tổ chức CO87, 1948 - các điều 1-11), Công ước ILO số 98 về Quyền tổ chức

và đàm phán tập thể (CO98, 1949 - các điều 1-6), Công ước ILO số 135 về những

đại diện của người lao động (C135- 1971)...
Như vậy, kể cả từ góc độ xã hội và góc độ luật quốc tế, việc bảo đảm tự do


hiệp hội là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, do những khó khăn trong việc
quản lý hoạt động của các hội nên trong thực tế ở nhiều quốc gia, nhà nuớc đã tìm
cách hạn chế hoạt động của các hội, nhất là các tồ chức phi chính phủ. Ví dụ, Nga,
Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập và nhiều nước đang phát triển khác đã đưa ra một số

chính sách và luật pháp nhằm hạn chế hoạt động của các hội. Họ chấp nhận để “vốn
xã hội ngủ” để ngăn ngừa những sự bất ổn định xà hội.

Ỏ Việt Nam, quyền lập hội của công dân đã được Hiến pháp quy định và
trong thực tế Nhà nước đã tạo điều kiện cho hội hoạt động, phát triển qua việc ban
hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động cùa các hội.

Chính vì vậy, kể từ Đổi mới (1986), các hội ở nước ta phát triển nhanh về số

lượng, quy mơ, phạm vi và tính chất hoạt động. Theo Tờ trình số 578/TTr - CP
ngày 27 tháng 10 năm 2015 về dự án Luật về Hội, về số lượng, tính đến tháng 12
năm 2014, cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082
hội hoạt động phạm vi địa phương. Một số hội đã được xác định là tổ chức chính


trị - xã hội, tố chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và 10 hội được thành lập đảng

đồn để lãnh đạo hoạt động; các hội cịn lại được xác định là tố chức xã hội - nghề

nghiệp, tồ chức xã hội, tổ chức xà hội - nhân đạo. về cơ bản, mơ hình tồ chức và
hoạt động của các hội là phù hợp với quy mơ, tính chất, vai trò của từng hội.
Nhiều hội đã phát huy tốt vai trị tập hợp, đồn kết hội viên, có đóng góp tích cực

vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.

Tuy nhiên, quản lý nhà nước về hội ở nước ta hiện vẫn còn nhiều hạn chế,
bất cập dẫn tới chưa phát huy hết được vai trò và tiềm nàng cùa các tố chức xã hội,
chưa tận dụng hết được “vốn xã hội”. Nhìn chung, “vốn xà hội” ở nước ta mới được
khai thác được một phần, một phần lớn vẫn cịn đang ở dạng “ngủ”. Trong bối cảnh
tồn cầu hố và cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia như hiện nay, việc đế cho
“vốn xã hội” ngủ là một sự lãng phí rất lớn. Thực tế ở các nước trên thế giới cho
thấy, chỉ khi phát huy được vai trò và tiềm năng của các tổ chức xã hội thì quốc gia

mới có thể hưng thịnh và phát triển bền vững.

2


Từ những phân tích ở trên, có thê thây nhu câu câp thiêt cân hoàn thiện cơ

chế quản lý nhà nước về hội ở nước ta hiện nay, đế vừa bảo đảm được an ninh, trật
tự xã hội, vừa phát huy được vai trò và tiềm năng của các hội, hay nói cách khác là


sử dụng được “vốn xã hội” nhằm đẩy nhanh sự phát triển của đất nước trong giai

đoạn mới. Luận văn này góp phần vào việc đó.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tại Việt Nam đã có nhiều cơng trinh nghiên cứu về xã hội dân sự, tổ chức xã
hội trong đó tiêu biểu như sau:

- Đề tài khoa học cấp Bộ: "Đổi mói quản lý nhà nước về hội, tơ chức phi chính

phủ ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế" do ơng Nguyễn Tiến Thành, Chánh
Văn phịng Bộ Nội vụ làm chủ nhiệm (2016) [13]. Đe tài đã phân tích góp phần làm

rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các hội, tổ chức phi
chính phủ, từ đó nêu ra một số giải pháp đối mới quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi
chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện để

các hội, tố chức phi chính phủ hoạt động tự nguyện, tự quản, tự chủ và phát triển, góp

phần phát triển kinh tế - xã hội cùa đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thiêm về “Vai trỏ quản lý
nhà nước đổi với các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam: Lý luận
và thực tiễn" (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) [14] đã đề cập và phân tích

một cách khá tồn diện về mặt lý luận và thực tiễn về khái niệm, đặc điểm, nội dung

quản lý nhà nước (QLNN) đối với các tổ chức phi chính phủ Việt Nam từ năm 1986
đến nay. Đặc biệt cơng trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích những đặc điếm khác
biệt giữa cơ chế ỌLNN đối với các tố chức chính phủ và các tổ chức phi chính phú

trong và ngồi nước đang hoạt động tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đã nêu

ra các nhóm giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN đối

với các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam những năm tiếp theo.

- Tác giả Thang Văn Phúc (2002) với cơng trình nghiên cứu “Vai trỏ của các
hội trong đôi mới và phát triền đất nước" (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) [9] đà

trình bày những nhận thức chung về hội và đặc điềm của hội ở Việt Nam; luận

3


chứng vai trị cũa hội thơng qua việc phân tích hoạt động và những thành tựu chủ
yếu của một số hội, hiệp hội.

- Tác giả Lưu Văn Minh (Tạp chí Quản lý nhà nước số 183/4 - 2011) với bài
viết “Bàn về thê chế quản lý các hội, tô chức phi chỉnh phủ của một số nước trên thế

giới" đã phân tích hệ thống về thể chế quản lý các hội, tổ chức phi chính phủ của các
nước trên thế giới và đề xuất một số giá trị tham khảo cho việc xây dựng, hoàn thiện

các quy định pháp luật về tồ chức và hoạt động cùa các hội ở nước ta hiện nay..

- Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Ngọc về “Đôi mới phương thức
quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế" (Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 3, 2011) [7] đã phân tích

nhũng tác động của hội nhập quốc tế đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà


nước Việt Nam, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng về kinh tế - xà hội

của các tổ chức phi chính phủ nước ngồi tại Việt Nam thời gian qua, những vấn đề

khắc phục và cơ chế hành chính, giấy phép đăng ký, các thủ tục hành chính khác
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tố chức phi chính phủ nước ngồi hoạt động

tại Việt Nam vừa đảm bảo đúng thủ tục pháp lý quốc tế vừa đảm bảo được mục tiêu
phát triển ồn định và bền vững của nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- PGS.TS Nguyễn Minh Phương (2016) với bài nghiên cứu “Một số vấn đề
về hội và quản lý nhà nước về hội ở nước ta hiện nay" đăng trên Tạp chí Lỷ luận

chính trị số 9 [101 đã khái quát thực trạng tổ chức, hoạt động của hội ở Việt Nam từ
khi xuất hiện đến nay. Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước

về hội, đồng thời đưa ra những định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về hội.

-Đặc biệt, đề tài khoa học cấp nhà nước “Hoàn thiện quản lỷ nhà nước về
hội, tơ chức phi chính phủ đáp ứng u cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa" (Mã số: KX.01.32/16-20” do TS. Nghiêm Vũ Khải làm chủ nhiệm năm
2020 [6] đã phân tích khá tồn diện về mặt lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước

về hội ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của các tố chức
xã hội, đề tài đã đề xuất nhiều giải pháp có giá trị thực tiễn trong việc phát huy vai

trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển của đất nước trong thời gian tới.


4


Bên cạnh các cơng trình nghiên cửu quan trọng trên, cịn nhiêu nghiên cứu
khác đăng trên các tạp chí như: tạp chí Triết học, tạp chí Lý luận chính trị, tạp chí
Thơng tin khoa học xã hội, Nhà nước và phát luật, Quản lý nhà nước... cũng liên

quan đến đề tài luận văn.
Như vậy, có thể thấy đề tài luận vãn khơng hồn tồn mới. Tuy nhiên, với

cách tiếp cận liên ngành lấy luật học làm trung tâm và kết hợp với triết học, chính

trị học và xã hội học, luận văn vẫn có thể cung cấp một góc nhìn phân tích mới về
các vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về hội ờ nước ta hiện nay. Nói cách khác,

đề tài luận văn vẫn có giá trị về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện cơ chế
quản lý nhà nước về hội ở nước ta hiện nay theo hướng vừa phù họp với các tiêu

chuẩn nhân quyền quốc tế, vừa bảo đảm được an ninh, trật tự xã hội, qua đó phát

huy được vai trò và tiềm năng của các hội nhằm đẩy nhanh sự phát triển của đất
nước trong giai đoạn mới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hướng đến mục đích đó, luận văn đề ra những nhiệm vụ cần giải quyết như sau:


- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam,

trong đó gắn kết với lý thuyết về vốn xã hội và các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay, đánh
giá những kết quả, hạn chế dựa trên việc tham chiếu với lỷ thuyết về vốn xã hội và

các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội;
- Đe xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về
hội ở Việt Nam hiện nay theo hướng bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội trong
khi vẫn phát huy được vốn xã hội và không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế về

tự do hiệp hội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ chế quản lý nhà nước về hội ở Việt
Nam hiện nay.

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý nhà nước về hội
ở Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý nhà nước về hội ở những

quốc gia khác cũng có thế được phân tích, nhưng chỉ để so sánh cho việc nghiên

cứu cơ chế quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam.

về không gian và thời gian, đề tài nghiên cứu cơ chế quản lý nhà nước về
hội ở Việt Nam từ Đổi mới (1986) đến nay và tác động của nó trên tồn lãnh thổ

Việt Nam. Tuy nhiên, trong q trình phân tích, đề tài sẽ tập trung vào các quy định

pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam.
5. Phuong pháp luận và phưong pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng các phương pháp luận duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin

và các lý thuyết về vốn xã hội, lý thuyết về tính phổ quát, tính khơng thể tước đoạt
và tính phụ thuộc lẫn nhau của quyền con người là cơ sở để phân tích.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài kết họp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng
họp, đánh giá, so sánh đề làm sáng tỏ các vấn đề trong luận văn.
6. Y nghĩa lý luận, thực tiên

về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố những hiểu
biết khoa học về nguồn gốc, động lực, nội dung, cơ chế tổ chức, vị trí, vai trị của
các hội, cũng như cơ chế quản lý nhà nước về hội ở các quốc gia và đặc biệt là ở

Việt Nam hiện nay.

về mặt thực tiền, đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ

quan, tổ chức hữu quan cua Việt Nam khi nghiên cứu, dự đốn, phân tích, xây dựng
và thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về quản lý nhà nước về hội. Kết quả

nghiên cứu cũng có thề sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu

về quyền con người và luật hiến pháp, luật hành chính ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội
và các cơ sở đào tạo khác.

6


7. Kêt câu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao
gồm 03 chương với kết cấu như sau:
Chương 1. Khái quát lý thuyết về hội và vốn xã hội, các tiêu chuẩn quốc tế

về tự do hiệp hội và quản lý nhà nước về hội.

Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về hội ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ
góc độ lý thuyết về vốn xã hội và các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội.
9

9

\

Chương 3. Quan diêm, giải pháp đôi mới quản lý nhà nước vê hội ở Việt

Nam hiện nay.

7



Chương 1

KHÁI QUÁT LÝ THUYẾT VÈ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI,
CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VÈ TỤ DO HIỆP HỘI VÀ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ HỘI
1.1. Khái quát lý thuyết về hội và vốn xã hội
1.1.1. Khái niệm hội

Trên thế giới hiện có nhiều định nghĩa về hội (association), nhưng theo quan

điểm phổ biến thì hội là tơ chức liên kết tự nguyện của những người cùng nghề
nghiệp, nhu cầu, sở thích, được những người tham gia (hội viên) tin cậy, uỷ thác

niềm tin của mình, và thậm chí uỷ quyền đại diện lợi ích của mình. Vì vậy, hội có
vai trị rất quan trọng trong việc phát huy tính năng động tích cực cúa quần chúng

trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hố [6].
Cũng theo quan điểm phổ biến trên thế giới, điểm khác biệt cơ bản giữa hội

và các cơ quan nhà nước thể hiện ở chỗ hội là các tồ chức “ngồi” bộ máy nhà
nước, vì thế khơng đại diện và khơng được sử dụng quyền lực cơng. Cũng chính vì

thế, hội không phải thực hiện các nhiệm vụ, cũng như không được bao Cấp ngân
sách hoạt động từ nhà nước. Tổ chức và hoạt động của hội theo nguyên tắc tự
nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính, dân chủ, công khai, minh bạch, phi lợi
nhuận, đề cao sự đồng thuận giữa các thành viên [6].

Trong khi đó, hội cũng khác biệt với các doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ hoạt


động của hội không nhằm mục tiêu lợi nhuận như các doanh nghiệp. Mục tiêu hoạt
động chủ yếu của hội là tập hợp các nhu cầu cùa cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng
để hình thành nên các nhu cầu xà hội, nhu cầu chính sách, tạo mơi trường xà hội
thuận lợi để hội viên, thành viên hình thành và phát triển tri thức, kỹ năng quản lý

xã hội; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cùa thành viên, hội viên [61.
Từ những phân tích ở trên, trong phạm vi luận vàn này, tác giả sử dụng khái

niệm về hội như sau: Hội là tô chức được hình thành trên cơ sở tự ngun của cơng
dân cùng chung mục đích, hoạt động trên nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật

8


và điêu lệ hội; tự nguyên, tự quản; dân chủ, bình đăng, minh bạch; khơng vì mục

đích lợi nhuận; nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng

đồng, đuợc thành lập và quản lỷ theo pháp luật của Việt Nam.
Từ định nghĩa nêu trên, có thế thấy hội bao gồm cả các tơ chức xã hội mà

được thành lập theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam (như Hội Luật gia,

Liên đồn Luật sư, Hội Nhà báo...) và các tơ chức phi chỉnh phủ - tức là các tổ
chức xã hội được lập ra theo pháp luật nhưng không bắt nguồn từ sự chỉ đạo của

Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trên thế giới hiện cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức phi chính


phủ (non-governmental organizations, hay NGƠ). Dù vậy, quan điểm phố biến cho
rằng tổ chức phi chính phủ cũng là nhũng hội, có tư cách pháp nhân, khơng thuộc

khu vực nhà nước và khơng hoạt động vì lợi nhuận. Tố chức phi chính phủ cũng
khác biệt với các cơ quan công quyền và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có quan điềm

cũng cho rằng, tổ chức phi chính phủ đồng thời khác biệt với các nghiệp đồn, đảng
phái chính trị, hay các thiết chế tơn giáo, vì các tố chức phi chính phủ chỉ hoạt động

phục vụ lợi ích cơng cộng, khơng nhằm các mục tiêu tín ngưỡng, chính trị hay
quyền lợi của một nhóm nhất định nào.
Trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay, khái niệm tổ
chức phi chính phủ chỉ áp dụng đối với tố chức phi chính phú nước ngồi được cấp

có thẩm quyền cho phép hoạt động tại Việt Nam. Cụ thể, Nghị định 12/2012 của
Chính phủ nêu định nghĩa như sau: Tổ chức phi chính phủ nước ngồi là “các tổ
chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các

hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước

ngồi, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, khơng vì mục đích lợi
nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam”. Như vậy, những đặc trưng cơ bản của
tổ chức phi chính phủ nước ngồi được nêu ở trên bao gồm tính “phi lợi nhuận”, và

“hoạt động hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo” (có thể xem là các tổ chức phi
chính phủ Việt Nam). Chiếu theo những đặc trưng này, hiện nước ta có khá nhiều tổ
chức có những dấu hiệu tương tự, được thành lập theo các luật khác nhau và có

9



nhiêu tên gọi khác nhau, gôm các tô chức khoa học và công nghệ (theo Luật khoa học
và công nghệ), các tố chức về giáo dục (theo Luật giáo dục), quỹ xã hội, quỹ từ thiện
(theo Nghị định về quỹ xã hội, quỹ từ thiện)... về bản chất, hoạt động của tổ chức này

là tương đồng với hội (nêu ở phần trên), điểm khác biệt lớn nhất là ở cơ cấu tố chức

(tổ chức phi chính phủ khơng có hội viên (cá nhân, tập thể) như các hội).
Từ những phân tích ở phần trên, trong phạm vi luận vàn này, tác giả đề xuất

khái niệm về tổ chức phi chính phủ là hội khơng có hội viên, thành lập trên cơ sở tự

nguyện của những người cùng chung mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng, hoạt

động trên nguyên tắc tn thủ Hiến pháp, pháp luật, tơn chỉ mục đích của tố chức,
tự nguyên, tự quản, dân chủ, bình đẳng, minh bạch; khơng vì lợi nhuận, được thành

lập và quản lý theo phảp luật của Việt Nam.

1.1.2. Sự hình thành, phát triển của hội

Liên quan đến sự hình thành và phát triển của hội, một số nghiên cứu đà đề
cập đến những lý thuyết sau đây.

Lý thuyết về sự bần cùng (Deprivation Theory)
Lý thuyết về sự bần cùng gắn liền với tên tuổi của nhà xã hội học Denton E.
Morrison. Trong nghiên cứu của mình về hội cơng bố vào năm 1978, Denton E.
Morrison cho rằng sự hình thành các hội có nền tảng từ nhu cầu và quyền lợi của
những cá nhân và nhỏm yếu thế mà đã tham gia vào các hội. Nhiều người trong số


họ thường bị xem là những người bần cùng, có địa vị xã hội thấp kém và luôn cảm

thấy bị tước đoạt một số quyền lợi căn bản về vật chất và tinh thần. Theo cách tiếp
cận của lý thuyết về sự bần cùng, các cá nhân bị rơi vào hoàn cảnh như vậy thường

có xu hướng tố chức các hoạt động thành một phong trào xã hội để cải thiện, hoặc
đế bảo vệ quyền lợi và cải thiện các điều kiện sống của họ [29].
Lý thuyết xã hội đại chúng (Mass Society Theory)

Lý thuyết này do William Kornhauser đề xướng trong cuốn sách nhan đề The
Politics of Mass Society (Nền chính trị của xã hội đại chúng) xuất bản năm 1959.

Theo lỷ thuyết này, các hội được hình thành từ các cá thế trong cộng đồng - những

người cảm thấy không được coi trọng hoặc bị tách rời khỏi xã hội nơi họ đang sống.

10


William Kornhauser tin răng các hội thường cung câp cho các thành viên của nó
một cảm giác được trao quyền, và hy vong làm thay đổi được địa vị xã hội của họ.
Điều đó đơi khi khiến cho thành viên của các hội trở nên dễ bị kích động, khiển họ

có xu hướng liên kết một cách tự nhiên với nhau thành phong trào xã hội [36].
Lý thuyết cấu trúc căng thẳng (Structural strain theory) [6]

Lý thuyết này do nhà chính trị học, xã hội học người Mỹ tên là Neil J.

Smelser đề xướng trong một cuốn sách xuất bản tại New York vào năm 1962, có


tên là “Theory of Collective Behavior” (Lý thuyết về hành vi tập thể). Trong cuốn
sách này, Neil J. Smelser đã đưa ra sáu yếu tố khuyến khích các cá nhân tham gia

các hội, cũng như tham gia vào việc phát triển phong trào xã hội, đó là:

- Hiện trạng xã hội có thể khiến mọi người tham gia vào các hội tin rằng xã
hội của họ đang có vấn đề.

- Cơ câu xã hội tạo ra sự căng thăng và không thoa mãn trong một sô đông người.
- Sự gia tăng và lan rộng của các ý kiến xung quanh những giải pháp cho
những vấn đề xã hội mà mọi người đang quan tâm.

- Sự gia tăng của các yếu tố mang tính kết tủa sự bất mãn khiến nảy sinh một
chất xúc tác (thường là tù’ một sự kiện cụ thể) để biến nó thành một phong trào xà hội.

- Sự thiếu sự kiểm soát xã hội. Đối với một thực thể xà hội cần thay đổi, nếu












J


S

các hội bị kiềm chế, cấu trúc của thực thế xà hội đó có thế bị phá vỡ nhanh chóng
r

9

và mạnh mẽ, và khi đó xã hội trở nên bị mât kiêm soát.

- Sự huy động. Đây là thành phân tô chức thực sự, tập trung các nguôn lực, đây
mạnh phong trào và lôi cuốn mọi người tham gia, dẫn tới phá vỡ cấu trúc xã hội.

Lỷ thuyết về huy động nguồn lực (Resource Mobilization Theory)
Lý thuyết này được đưa ra lần đầu trong tác phẩm “Hành vi tập thể” của hai
nhà xã hội học là Turner, L. và Killian (1972), trong đó hai ơng nhấn mạnh tầm

quan trọng của các nguồn lực với sự mở rộng, phát triển và thành công của các hội
và phong trào xã hội [27]. Nguồn lực ở đây được hiểu rất rộng, bao gồm: kiến thức,

tiền bạc, phương tiện truyền thơng, sự cần mẫn trong cơng việc, tình đồn kết, tính
hợp pháp, và sự hỗ trợ từ trong nội bộ cũng như từ bên ngoài từ tầng lớp quyền

11


lực. Lý thuyêt này cũng cho răng các hội và phong trào xà hội phát triên khi các tô
chức và cá nhân có thế huy động đủ nguồn lực để hành động. Giải thích tại sao một

số cá nhân ở trong hồn cảnh bần cùng, thiếu thốn vẫn có thể huy động được các


nguồn lực, lý thuyết này nhấn mạnh tới khả năng huy động nguồn lực ngay cả đối

với các hội yếu thế nếu nó biết cách khai thác tâm lý của xã hội [28].

Lý thuyết huy động nguồn lực cũng cho thấy khả năng hoạt động vận động
xã hội là hết sức mạnh mẽ nếu nó tạo được sự gắn kết giữa nhũng người cùng có
những mối quan tâm và nhu cầu chung [28]. Thông qua phát hiện này, lý thuyết về

huy động nguồn lực gợi mở rất nhiều vấn đề xung quanh nội dung và phương thức
hoạt động của các hội, những nguyên nhân khiến các tổ chức này có thể mở rộng

phạm vi theo kiểu “vết dầu loang”, gây ảnh hưởng lớn đối với xã hội.
Tóm lại, từ những lý thuyết nêu trên, có thể thấy sự hình thành, phát triển

của các hội là có ngun nhân nội sinh từ bản chất của con người (là động vật xã
hội) và bản chất của xã hội loài người. Việc các hội hình thành, phát triển là tất yếu,

khách quan, khơng thể dùng ý chí hay quyền lực cùa nhà nước hay cùa một cá nhân,
tổ chức nào khác để ngăn ngừa hay cấm cản. Thay vào đó, chỉ có thể điều chỉnh để

việc thành lập các hội diễn ra trong trật tự và an toàn, và hoạt động của các hội có
sự cân bằng giữa lợi ích của hội và lợi ích cùa các thành viên, giữa lợi ích của hội

và lợi ích của cộng đồng, quốc gia, dân tộc và nhân loại.
/. 1.3. Vai trò của hội như là một nguồn vốn xã hội
Khái niệm
von xã hội


vốn xã hội (social capital) được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại


vốn khác như vốn kinh tế, vốn văn hoá, vốn con người. Khái niệm vốn xã hội
(social capital) đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Phần lớn các học giả cho rằng L.J. Hanifan (một quan sát viên quốc gia các trường

học vùng nông thôn ở Tây Virginia - Mỹ) là người đầu tiên đưa ra khái niệm thuật
ngữ này vào năm 1916 và từ những năm 1980 trở lại đây thuật ngữ này được các
nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội quan

tâm nhiều hơn và trở nên phổ biến hơn. Theo Hanifan: “Vốn xã hội là những giá trị

12


vơ hình được tích lũy trong đời sơng hàng ngày của con người, như thiện chí, sự
đồn kết, sự đồng cảm, quan hệ xã hội giữa các cá nhân và cộng đồng tạo nên một

chỉnh thể xã hội. Mỗi cá nhân sè trở nên lạc lõng nếu làm việc đơn độc. Nhung nếu
họ giao tiếp với những người xung quanh, nhũng giá trị xã hội sẽ được tích lũy, nó

sẽ mang lại lợi ích cho cá nhân mỗi người cũng như cho xà hội và cải thiện đáng kế

chất lượng cuộc sống của tồn cộng đồng”.

Đến hiện tại, có nhiều chuyên gia, học giả cả trong và ngoài nước đưa ra
nhũng khái niệm khác nhau về vốn xã hội nhung thực tế chưa có sự thống nhất về
khái niệm này. Song từ những điếm chung trong các khái niệm mà các học giả đưa

ra, tác giả bài viết xin được đưa ra khái niệm của riêng mình. Có thể hiểu một cách


đơn giả nhất, vốn xã hội là nguồn lực tạo liên kết, các giá trị được chia sẻ và hiểu
biết trong xã hội cho phép các cá nhân, các nhóm/tơ chức tin tưởng lẫn nhau và

làm việc cùng nhau, giải quyết các việc chung và phát triển lan tỏa. Nó được tạo

ra thơng qua việc phát triển các quan hệ xã hội hay mạng lưới xã hội và các cá
nhân, tổ chức có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích. vốn xã hội cung cấp

chất gắn kết tạo thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và đổi mới. Nó có thể đem lại

lợi ích kinh tế hoặc phi kinh tế và được đo lường bằng các yếu tố “vơ hình”, yếu
tố phi vật chất.

Vai trò của hội như là một nguồn vốn xã hội
Nhiều công trinh nghiên cứu gần đây đã chứng minh vai trò to lớn của các
hội với cộng đồng và quốc gia, dân tộc, từ đó cổ vũ quan điểm xem các hội như là
một “nguồn vốn xã hội”, và nhiệm vụ của các nhà nước là khai thác, sử dụng nguồn

vốn này phục vụ sự phát triến của xã hội.
Cụ thế, các tác giả Rupasingha A, Goetz SJ, Freshwater D trong một bài báo

có tên là "Sản phẩm vốn xã hội ở nước Mỹ” cơng bố trên tạp chí “The Journal of
Socio-economics” vào năm 2006 cho ràng các hội được hình thành khơng phải chỉ
là để tụ tập, hội hè đình đám, để tổ chức uống rượu và đi du ngoạn, mà là nơi giúp

các cá nhân và nhóm liên kết lại, nói lên tiếng nói của mình. Các hội một mặt là

phương tiện giúp cho các cá nhân và nhóm tránh được trạng thái biệt lập, mặt khác

13



cho phép các cá nhân thực hiện những hoạt động tương tác, tạo ra sức mạnh chung
cùa cộng đồng. Các cá nhân, thông qua những hoạt động trong tố chức hội, có thể

khai thác sức mạnh chung này như khai thác một nguồn vốn. Từ cách tiếp cận đó,

các tác giả nhấn mạnh rằng trong xã hội hiện đại, cần xem các hội như một nguồn
vốn xã hội và cần khai thác, sử dụng nguồn vốn đó để giúp các cá nhân vượt qua

các trở ngại và phát triển năng lực của bản thân họ [391.

Cũng có quan điểm xem các hội như là một nguồn vốn xã hội, Mahyar

Arefi [19] cho ràng điều quan trọng nhất để huy động được nguồn vốn này là yếu tố
đồng thuận. Đồng thuận đóng vai trị là một chỉ số tích cực trực tiếp của vốn xã
hội. Ở đây, đồng thuận có hàm ý là "sự quan tâm chung” - hay sự thoả thuận giữa

các thành viên để tạo thành hành động tập thể, thành sức mạnh chung. Bởi vậy, theo
Mahyar Arefi, hành động tập thể trong một hội là một chỉ số đế đo lường mức độ

của vốn xà hội.
Tương tự, theo phân tích của các tác giả Paul van Seeters và Paul James, thì

với tính chất là một sự hỗ trợ xã hội đắc lực cho cá nhân, các hội có thể tồn tại, mở

rộng và bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con người. Nó khiến cho một cá nhân
có thể sẽ là thành viên của đồng thời nhiều hội và liên hiệp hội. Sự chọn lựa tham
gia vào các hội nhìn chung là mang đến nhừng nguồn lực tốt cho các cá nhân và


cộng đồng, và do vậy, theo Paul van Seeters và Paul James, thì về hình thức, người

nào càng tích cực tham gia vào nhiều hội, người đó sẽ có nguồn vốn xã hội càng
lớn. Đây chính là điểm cần nhấn mạnh
khi nói đến vị• trí và vai trị của các hội.



Tiếp tục mở rộng những quan điểm của các tác giả nêu trên, Edwards và
Foley, trong một ấn bản đặc biệt có tên là Nhà khoa học Hành vi Hoa Kỳ, đã phân

tích sâu sự gắn kết giữa những vấn đề mà các ông nêu lên là "Vốn xã hội, Xã hội
Dân sự và Nen dân chủ đương đại", từ đó đưa ra hai nhận định quan trọng trong

nghiên cứu về vốn xã hội đó là:
Thứ nhất, giống như các hình thức vốn khác, vốn xã hội khơng có sằn cho tất

cả mọi người. Nó phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện khách quan về địa lỷ và
xã hội, cũng như điều kiện chủ quan về khả năng tham gia của từng cá nhân vào

14


mạng lưới xã hội. Điêu kiện khách quan lý tưởng cho việc phát huy vôn xã hội là
một xã hội dân chù và phát triển, nơi mà mọi cá nhân có thể tham gia vào các hội

một cách dễ dàng, về điều kiện chủ quan, trình độ văn hố và khả năng tài chính
của một cá nhân là những yếu tố thuận lợi cho việc tham gia vào các hội.
Thứ hai, không phải tất cả vốn xã hội đều được tạo ra như nhau. Giá trị của
một nguồn vốn xã hội cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh kinh tế, xã hội ở nơi


sinh sống, và vị thế, vai trò của các cá nhân trong cộng đồng - những điều tác động

đến khả năng tham gia rộng rãi của cá nhân vào các hội.
Đối với một quốc gia, việc phát huy vốn xà hội liên quan đến sự thành cơng
của nền dân chủ và sự tham gia chính trị của người dân. về vấn đề này, nhà khoa

học chính trị nối tiếng, giáo sư trường Harvard là Robert D. Putnam trong cuốn sách
”Sự sụp đô và hồi phục của cộng đồng người Mỹ” xuất bản nãm 2000 đã đưa ra

nhận xét rằng, việc không chú trọng huy động vốn xã hội gắn liền với sự suy giảm
gần đây về sự tham gia chính trị của người dân Mỹ. Từ các nghiên cứu thực nghiệm
của mình, Putnam nhận thấy khi người dân ít tham gia vào các hội, thì đồng thời họ

cũng khơng có khả năng mở rộng sự liên kết đế thực hiện điều mà ông gọi là “bắc
cầu vốn xã hội ”.
Cũng từ những nghiên cứu của mình, Putnam đà đưa ra một lý thut nơi
tiếng có tên là “Zý thuyết về vốn xã hội ngủ ”, trong đó ơng khắng định rằng việc hạn

chế hoạt động của các hội có thề khiến cho xã hội trở nên trì trệ, chậm phát triến.
Việc để cho vốn xã hội “ngủ” cũng giống như điều mà các nhà kinh tế học vẫn
thường gọi là để vốn [tư bản] trong trạng thái “vốn chết” vậy [31].

Chịu ảnh hưởng của R. Putnam, Paul van Seeters và Paul James cho rằng
nước nào có nhiều hội và quản lý, phát huy tốt vai trị của các hội thì nước đó sẽ có
được những nguồn vốn xã hội lớn. Các ông cho rằng, sự tồn tại của các hội thường
gắn liền với nhừng đặc trưng riêng của mỗi quốc gia, nhưng tự bản thân chúng luôn

là thước đo sự tiến bộ và tiềm năng của mồi quốc gia đó. vấn đề là ở chỗ, cần phải
nhận biết tầm quan trọng và khắc phục được những mặt hạn chế của của các hội đế

một mặt không để các hội “ngủ” (trở thành “vốn chết”), mặt khác cũng không để

sự hoạt động của các hội tạo ra bất ổn cho xã hội.


9

9

9

9

9

15


Ở khía cạnh thứ hai nêu trên, nhà xã hội học Mỹ Portes, A. trong một bài viết
nhan đề Social Capital: its origins and applications in modern sociology (Vốn xã
hội: Nguồn gốc và ứng dụng của nó trong xã hội học hiện đại) công bố vào năm

1998, bên cạnh việc nêu lên những nhân tố có thể giúp nâng cao vốn xã hội của hội,

cũng xác định một số hậu quả tiêu cực có thề phát sinh đối với các thành viên và với
xã hội nếu như hội không được tồ chức và quản lý phù hợp, đó là: sự khép kín, loại
trừ người ngồi nhóm; hạn chế về sự tự do cá nhân, bao gồm cả sự tự do trình bày ý

kiến trong nhóm; và quan điểm cực đoan gây rối loạn cộng đồng [33].
Từ những lý thuyết trên, có thề khẳng định hội có vai trị đặc biệt quan trọng


với sự tồn tại và phát triển cùa các cộng đồng và các quốc gia. Mặc dù vậy, hội

cũng đồng thời tiềm ẩn những rủi ro với an ninh, trật tự xã hội ở nhũng nơi nó được
thành lập và hoạt động. Bởi vậy, việc tôn trọng, bảo vệ tự do hiệp hội là cần thiết,

song đồng thời cũng cần đặt hội dưới sự quản lý của nhà nước, và dưới sự chế ước
của pháp luật.

1.2. Khái quát về các tiêu chuẩn quốc tế về tự do hiệp hội
1.2.1. Khái niệm và vị trí của tự do hiệp hội trong luật nhân quyền quốc tế
Tự do hiệp hội (hay ‘"quyền tự do hiệp hội” - freedom of association) là một

trong những quyền con người cơ bản được thừa nhận và bảo vệ trong pháp luật

quốc tế và hiến pháp của hầu hết quốc gia. Nội hàm cơ bản của tự do hiệp hội được
đề cập trong Điều 20 ƯDHR, theo đó, mọi người đều có quyền hội họp hịa bình và
tự do hiệp hội; khơng ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp hội nào. Nguyên

tắc cơ bản đó của tự do hiệp hội đã tiếp tục được khẳng định trong nhiều văn kiện

pháp lý quốc tế sau này.
Tự do hiệp hội được ghi nhận và bảo vệ trong rất nhiều văn kiện quốc tế về
nhân quyền, cụ thể như sau:

- Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (UDHR 1948 - Điều 20);

- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR 1966 - Điều 22);
- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1CESCR 1966 -


Điều 8);

16


r

r

\

.

-

- Cơng ước qc tê vê xố bỏ mọi hình thức phân biệt đôi xử vê chúng tộc

(ICERD 1965 - Điêu 5(ix);

- Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
(CEDAW 1979-Điều 7);

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC 1989 - Điều 15);
- Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả người lao động di trú và

các thành viên gia đình họ (ICRMW 1990 - Điều 26)
r

r


X

r

r

- Công ước quôc tê vê bảo vệ tât cả mọi người khỏi bị đưa đi mât tích
(ICPPED 2006);

- Cơng ước về quyền của người khuyết tật (ICRPD 2006 - Điều 29);
- Tuyên ngôn về những người bảo vệ nhân quyền (Tuyên ngôn về quyền
và trách nhiệm của các cá nhân, các nhóm, các tố chức trong xã hội nhằm thúc
đẩy và bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản đã được tồn thế giới cơng

nhận, 1998 - Điều 5);
- Công ước ILO số 87 về Tự do hiệp hội và Bảo vệ quyền được tổ chức
C.O87, 1948-các điều 1-11);

- Công ước ILO số 98 về Quyền tồ chức và đàm phán tập thể (C.O98, 1949

- các điều 1-6);

- Công ước ILO số 135 về những đại diện cùa người lao động (C. 135, 1971).
Ngoài ra, tự do hiệp hội còn được quy định trong những văn kiện pháp lý

quan trọng của các cơ chế nhân quyền khu vực, ví dụ:
- Tun ngơn châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người (1948 - Điều 22);
- Công ước nhân quyên châu Mỹ (ACHR 1969 - Điêu 16);
- Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc


(AfCHPR 1981 - Điều 10);
- Hiến chương châu Phi về quyền và phúc lợi của trẻ em (ACRWC 1990 -

Điều 8);
- Công ước nhân quyên châu Au (ECHR 1950 - Điêu 11);
- Hiến chương Xã hội châu Âu (ESC 1961 - Phần 1 mục 5);

17


- Hiến chương về các quyền cơ bản của Liên minh châu Âu (CFREU 2000 Điều 12);
\

'

r

- Công ước khung vê bảo vệ các nhóm thiêu sơ qc gia cùa Hội đồng châu

Au (CFNM 1995 - Điêu 7 và 8);
- Hiên chương A Rập vê quyên con người (ACHR 2004 - Điêu 24);
Trong luật nhân quyền quốc tế, tự do hiệp hội có ý nghĩa rất to lớn và về

nhiều mặt, cụ thể như sau:
Thứ nhãt, tự do hiệp hội là một trong những yêu tô nên tảng cho một xã hội

dân chủ

Theo luật nhân quyên quôc tê, quyên tự do trong việc liên kêt thành các
nhóm theo lựa chọn của cá nhân để theo đuổi các mục tiêu và quyền lợi chung của


họ là đặc điểm cần thiết trong một xã hội dân chú. Tự do hiệp hội công nhận các
nguồn đa dạng về tổ chức, bao gồm các đảng phái chính trị, các NGOs, các tổ chức
tơn giáo, các nghiệp đồn và các tổ chức khác. Vai trị quan trọng của các tổ chức

này trong nền dân chủ đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế. Chẳng hạn,
Vãn kiện Copenhagen 1990 (Văn kiện của Hội nghị Copenhagen về các chiều

hướng phát triển con người cùa ủy ban Hợp tác và An ninh châu Âu - OSCE), đoạn
26, đã nêu rõ, nền dân chủ mạnh mẽ phụ thuộc vào sự tồn tại, như một phần không

thể thiếu trong đời sống quốc gia, cùa các giá trị và thực tiễn dân chủ, cũng như sự
đa dạng của các thể chế dân chủ.

Theo Tòa án Nhân quyền châu Âu, tình trạng dân chú của một quốc gia có

thể được đánh giá theo cách thức mà tự do hiệp hội được bảo đảm theo luật pháp
của quốc gia đó và cách thức mà chính quyền áp dụng quyền này trên thực tế. Trong
khi đó, ủy ban Venice cũng cho rằng cách thức mà pháp luật quốc gia quy định về

tự do hiệp hội và việc áp dụng quyền này trên thực tế của các nhà chức trách phản

ánh tinh trạng dân chủ trong quốc gia đó [36].
Thứ hai, tự do hiệp hội là phương tiện quan trọng đê thực thi các quyền con

người khác

Tuyên bố của Liên Họp Quốc về quyền và trách nhiệm cùa các cá nhân,
nhóm, tố chức trong xã hội trong việc thúc đấy và bảo vệ các quyền con người và tự


18


do cơ bản đã được cơng nhận tồn câu (hay cịn gọi là Tun bơ vê những người

bảo vệ nhân quyền, 1999) khẳng định: để thúc đẩy vào bảo vệ các quyền con người
và tự do cơ bản, mọi người phải có tự do hiệp hội ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.

Đó là bởi thơng qua việc thành lập và hoạt động cùa các hội, các cá nhân có

thể liên kết lại để thực hành và bảo vệ các quyền cơ bản như: quyền sống, quyền an
toàn về thân thể, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại... Việc tham gia

các hội nghề nghiệp cũng như các tổ chức cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, các
tổ chức tù’ thiện góp phần thúc đấy và thực hiện các quyền kinh tế, xà hội, văn hóa

... Việc tham gia thành lập hoặc gia nhập các tố chức cơng đồn giúp người lao

động có cơ hội tốt hơn trong việc bảo vệ các quyền lao động cơ bản, chẳng hạn,
quyền có việc làm chính đáng, quyền làm việc trong mơi trường an tồn, cơ hội

bình đắng về phúc lợi và khả năng phát triến, cải thiện điều kiện làm việc, tiền

lương, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi... Tự do hiệp hội cũng giúp các cá
nhân thực hành các quyền chính trị cơ bản như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham
gia vào các hoạt động công. Tự do hiệp hội đặc biệt càng có ý nghĩa đối với các

nhóm thiếu số về dân tộc, sắc tộc, ngơn ngữ, tín ngưỡng, tơn giáo và các nhóm dễ bị
tổn thương như trẻ em, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người sống chung với


HIV/AIDS, các nhóm LGBTI, lao động nhập cư...) nhằm giúp họ chống lại sự phân
biệt đối xử hoặc kỳ thị, hoặc để thực hành và bảo vệ các quyền của mình trong bối
cảnh tiếng nói và vị thế bất lợi của họ dề bị khiến cho các quyền của họ bị xâm

phạm nhiều nhất.
Thứ ha, tự do hiệp hội có tỉnh liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau với các quyền khác

Các quyền con người mang tính phổ quát, khơng thể chuyển nhượng, khơng

thế phân chia và có tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Do đỏ, tự do hiệp hội có mối
quan hệ mật thiết với rất nhiều quyền, trong đó có thể kể đến: quyền tự do biểu đạt
và ngơn luận, quyền tự do hội họp hịa bình, quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, quyền
khơng bị phân biệt đối xử, quyền về tài sản, quyền có biện pháp khắc phục hiệu

quả, quyền được xét xử công bằng, quyền tự do đi lại và quyền riêng tư và bảo vệ

dữ liệu, quyền cho các thành viên công đồn được đình cơng.

19


Trong sô các quyên và tự do nêu trên, tự do hiệp hội có mơi quan hệ mật

thiết nhất với tự do hội họp và tự do ngôn luận. Không thế có tự do hội họp và hiệp
hội nếu khơng có tự do ngơn luận. Ngược lại, tụ’ do ngơn luận sẽ được đảm bảo một

cách hiệu quả thông qua việc thực thi tự do hội họp và hiệp hội. Ngồi ra, theo ủy
ban Venice, tự do hiệp hội cịn gắn kết với các quyền tự do tư tưởng, lương tâm, tôn

giáo, ngôn luận và biểu đạt. Người ta sẽ không thể bảo vệ các quyền cá nhân nếu


công dân không thể tổ chức tập hợp dựa trên các nhu cầu và lợi ích chung và lên tiếng
cho các vấn đề đó một cách cơng khai [36]. OSCE/ODIHR và ủy ban Venice nhấn

mạnh, tự do hiệp hội phải được ghi nhận như một công cụ để đảm bảo rằng tất cả mọi
cơng dân có thể được thụ hưởng đầy đủ quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận của

mình, bất kế là họ thực hành quyền đó một cách riêng lẻ hay qua hành động tập thề.
Cách tiếp cận này cũng được Tòa án nhân quyền liên châu Mỹ ủng hộ, thể hiện qua

các phán quyết của tòa trong các vụ kiện liên quan đến các chính phủ quốc gia châu
Mỹ, chẳng hạn vụ García và các thành viên gia đình kiện Guatemala (2012) [32].
1.2.2. Nội hàm của tự do hiệp hội trong luật nhân quyền quốc tế

Điều 22 ICCPR tái khẳng định và cụ thể hóa quy định về tự do hiệp hội trong
Điều 20 UDHR, trong đó nêu rõ: Mọi người có tự do hiệp hội với những người
khác, kế cả quyền lập và gia nhập các cơng đồn để bảo vệ lợi ích của mình. Như
vậy, có thể thấy tự do hiệp hội bao gồm hai khía cạnh chính: (i) Thành lập các hội

mới, hoặc gia nhập các hội sẵn có; (ii) tự do hoạt động, điều hành hội, bao gồm việc

tìm kiếm, huy động các nguồn lực để thực hiện các mục đích đã đặt ra.

ỉ.2.2. ĩ. Quyền thành lập và gia nhập hội

Nội dung chủ yếu của tự do hiệp hội là quyền thành lập và gia nhập các hội,
tức là quyền tự do nói chung của cá nhân trong việc liên kết với các nhóm theo lựa

chọn. Các quyền này được ghi nhận trong cả hai công ước nhân quyền quốc tế quan
trọng nhất là ĨCCPR (Điều 22) và ĨCESCR (Điều 8), bao gồm cả quyền thành lập và


gia nhập các công đồn đế bảo vệ lợi ích của bản thân với tư cách là người lao động

hoặc người sử dụng lao động. Ngồi ra, Cơng ước quốc tế về tự do hiệp hội và bảo

vệ quyền tổ chức của Tổ chức Lao động Quốc tế 1948 (Công ước ILO 87) cũng xác

20


×