HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC”
Học viên: Bùi Thị Vân Anh – Bộ Khoa học và Công nghệ
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Cường – Học viện
Hành chính Quốc gia
Hà Nội - 2017
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhân tố quan trọng quyết định
sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. Chi đầu tư
xây dựng cơ bản thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi ngân sách hàng năm. Sản
phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có đặc thù riêng không giống với các sản
phẩm khác, nó được sản xuất đơn chiếc, trong các điều kiện khác nhau, thời gian
xây dựng dài, đặc biệt là nhiều tổ chức cá nhân cùng tham gia quản lý đầu tư và
xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án đưa vào khai thác sử
dụng … Vấn đề đặt ra là cần phải được quản lý , giám sát chặt chẽ. Đối với Việt
Nam, trong điều kiện nguồn thu ngân sách nhà nước còn hạn chế thì việc quản
lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Thực tế trong những năm qua, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang
đóng góp to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Ngân sách nhà nước hàng
năm giành một lượng vốn rất lớn để chi cho đầu tư xây dựng cơ bản và không
ngừng gia tăng theo các năm. Nhiều công trình trọng điểm đã được đầu tư xây
dựng làm nền tảng cho sự phát triển của cộng đồng dân cư , của vùng miền và
của xã hội nói chung, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, đất nước
ngày càng giàu mạnh. Cùng với việc chú trọng vốn cho đầu tư phát triển, chúng
ta cũng không ngừng hoàn thiện và đổi mới cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
cơ bản, việc thực hiện, triển khai các dự án này còn nhiều vấn đề phát sinh và
tồn tại. Hiện tượng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, sự thông
đồng, móc ngoặc, rút tiền của Nhà nước và các hiện tượng tiêu cực khác đã và
đang diễn ra ở nhiều nơi. Cuộc kiểm tra về một số dự án đầu tư xây dựng trên cả
2
nước theo kế hoạch của Bộ Chính trị (do Thủ tướng Chính phủ chủ trì) cho thấy:
hầu hết các dự án đầu tư xây dựng đều bị thất thoát. Theo các chuyên gia, thất
thoát trong các dự án đầu tư xây dựng thường chiếm từ 15%đến 30% giá trị dự
án. Do các dự án đầu tư xây dựng thường có giá trị rất lớn nên số vốn thất thoát
trong từng dự án và trên phạm vi toàn quốc là rất nhiều trong khi nước ta vẫn là
một nước nghèo trên thế giới. Đây là một vấn đề nhức nhối trong xã hội nói
chung và trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng nói riêng.
Những thất thoát, tiêu cực trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng như
nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do tác động tiêu cực của cơ
chế thị trường sức hút của đồng tiền đã làm tha hoá biến chất nhiều cán bộ công
chức, do đội ngũ cán bộ quản lý yếu về năng lực, do cơ chế chính sách còn
chồng chéo, không đồng bộ.
Xuất phát từ tình hình thực tế đã nêu ở trên, trong phạm vi bài tiểu luận
“Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản sử
dụng ngân sách nhà nước”, tôi muốn đưa ra một tình huống sai phạm cụ thể
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, phưong pháp xử lý các tình huống sai
phạm này và những kiến nghị. Tình huống này chưa hẳn đã là điển hình trong
nhiều tình huống sai phạm liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản còn
tồn tại ở nước ta. Tuy nhiên , bằng kiến thức đã tiếp thu được qua một thời gian
học lớp quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên, cùng với kiến thức thực
tế từ việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tại Sở Giao dịch
Kho bạc Nhà nước, với tình huống cụ thể sẽ trình bày, tôi muốn đóng góp với các
cơ quan chức năng những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.
Kết cấu tiểu luận: ngoài phần mở đầu, tiểu luận chia làm 3 phần:
Phần I: Tình huống trong quản lý hành chính
3
Phần II: Phân tích và xử lý tình huống
Phần III: Kiến nghị và kết luận
Do hạn chế về thời gian cũng như phạm vi, khuôn khổ của bài viết và
kinh nghiệm, kiến thức chưa được đầy đủ về một lĩnh vực rất phức tạp, với
lòng ham học hỏi, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo, các đồng nghiệp và các bạn quan tâm để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
4
PHẦN I
TÌNH HUỐNG TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
I/ Hoàn cảnh ra đời câu chuyện tình huống
Dự án xây dựng khu tái định cư X thuộc thành phố HN . Đây là dự án
hết sức quan trọng do thành phố HN làm chủ đầu tư, được ưu tiên xây dựng và
sớm đưa vào sử dụng để tạo quỹ nhà cho thành phố phục vụ công tác giải
phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của thành phố sẽ được triển khai trong
năm 2005. So với các khu tái định cư khác , thành phố HN hy vọng dự án này
sẽ là điểm nhấn trong tổng thể phát triển của thành phố và tin tưởng rằng
những người bị ảnh hưởng bởi việc triển khai thi công các dự án trọng điểm
của thành phố sẽ mong muốn được sống trong khu tái định cư này, từ đó sẽ
góp phần tạo điều kiện cho việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng các
dự án trọng điểm của thành phố năm 2005 được thực hiện một cách nhanh
chóng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai dự án do buông lỏng quản lý, thiếu
trách nhiệm, có sự cấu kết giữa các bên đã làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất
lượng của dự án, làm thất thoát lãng phí tài sản sản xã hội chủ nghĩa.
Để làm sáng tỏ vấn đề trên, xác định rõ mức độ vi phạm trách nhiệm
quản lý vốn đầu tư của mỗi cá nhân hay tập thể và làm rõ sự việc trước dư
luận, xin chuyển sang phần tiếp theo.
II/ Diễn biến của tình huống câu chuyện
1 Thông tin về dự án.
Dự án xây dựng khu tái định cư X sử dụng vốn ngân sách thành phố ứng
trước được đầu tư theo Quyết định 1893/QĐ - TPHN ngay 02 tháng 12 năm
2003 của Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố HN gồm các hạng mục sau:
5
- Xây dựng toà nhà 14 tầng với diện tích xây dựng 961,6 m2 với tổng
diện tích sàn ( không kể tầng hầm ) là 9581,2 m2;
- Kỹ thuật hạ tầng gồm đường, điện, cấp thoát nước …
- Trang thiết bị phục vụ chung của khu tái định cư
Ban quản lý cở sở hạ tầng và phát triển đô thị thay mặt Thành phố HN
làm nhiệm vụ chủ đầu tư .Thời gian khởi công và hoàn thành dự án trong phạm
vi 24 tháng. Tổng mức đầu tư của dự án 52.890,478.000 đồng.
Ngày 16 tháng 03 năm 2004, thành phố HN đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật
và tổng dự toán tại Quyết định số 2361/QĐ -TPHN với tổng dự toán được duyệt
là : 52.890.478.000 đồng
Theo kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt đối với phần xây lắp của dự
án được chia làm 3 gói thầu chính :
- Gói thầu 1: san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung của
khu tái định cư;
- Gói thầu 2 : Xây dựng hạng mục móng công trình
- Gói thầu 3: Xây dựng phần thân và hoàn thiện
Dự án mới được triển khai thi công, tuy nhiên đã có nhiều luồng thông tin phản
ánh có hiện tượng gian dối trong thi công, trình tư thủ tục đầu tư, qui trình quản
lý chát lượng không được chấp hành nghiêm chỉnh … Trước những thông tin
trên Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành
kiểm tra tình hình triển khai dự án.
2. Diễn biến tình huống
6
2.1 Tình huống thứ nhất : tại gói thầu 2 xây dựng phần móng toà nhà phát hiện
vụ việc rút ruột công trình và ăn bớt chất lượng ( đưa nguyên vật liệu có phẩm
cấp thấp hơn thiết kế vào thi công).
Theo thiết kế công trình gồm 2 khối nhà . Khối nhà 14 tầng sử dụng cọc
khoan nhồi bê tông cốt thép, bê tông mác 300; tổng số cọc 49 chiếc với đường
kính 1000 mm, các cọc có chiều dài 48 m. Khối nhà 3 tầng sử dụng cọc ép bê
tông cốt thép tiết diện 300x300 mm, bê tông mác 300; tổng số cọc 54 cọc, các
cọc có chiều dài 37 m.
Theo quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu 1906/QĐ - TPHN đơn vị
trúng thầu là công ty cổ phần xây dựng số 5 thuộc tổng công ty xây dựng công
trình A, giá trúng thầu là 8.192.322.000 đồng.
Đơn vị tư vấn giám sát là công ty tư vấn thiết kế công trình dân dụng K
Trước thời điểm phát hiện vụ việc gói thầu đã được tạm ứng 20% giá trị
hợp đồng là 1.638.464.400 đồng và thanh toán khối lượng hoàn thành theo đề
nghị của chủ đầu tư: 1.325.000.000 đồng.
Đêm ngày 28 tháng z năm 2004, trong khi đang thi công cọc khoan nhồi
số 8 và số 9 đoàn thanh tra bất ngờ kiểm tra đã phát hiên ra hành vi tham ô tài
sản xã hội chủ nghĩa.
Mỗi cọc nhồi theo thiết kế gồm 4 lồng sắt được đặt chồng nên nhau, mỗi
lồng sắt chịu lực gồm 550 kg thép. Tuy nhiên khi thi công đơn vị thi công chỉ
đặt 2 lồng thép , mỗi lồng thép trị giá 4.400.000 đ.
Theo kết quả kiểm tra ban đầu, công trình đã đổ hoàn tất 15/49 cọc nhồi.
Tiếp tục kiểm tra sổ xuất nhập kho vật tư phục vụ thi công và đối chiếu
với nhật ký thi công tại hiện trường đoàn thanh tra phát hiện chủng loại và chất
7
lượng vật tư đưa vào thi công công trình không đúng với thiết kế được duyệt.
Theo thiết kế đối với phần móng thép sử dụng phải có chất lượng loại A và chỉ
có một số ít doanh nghiệp trong nước có đủ năng lực để sản xuất đảm bảo tiêu
chuẩn. Tuy nhiên đơn vi thi công lại sử dụng thép nhập của Trung Quốc có chất
lượng thấp hơn và giá rẻ hơn 856 đ/ 1kg.
Theo nghiệm thu kỹ thuật không đề cập đến việc thay đổi chủng loại vật
liệu giá trị thanh toán vẫn theo đơn giá thầu được duyệt
Bên cạnh đó qua kiểm tra đã phát hiện ra bộ phận giám sát thi công tại
hiện trường không thuộc biên chế của công ty tư vấn thiết kế công trình dân
dụng K, họ chỉ mượn tư cách pháp nhân của công ty tư vấn này để ký hợp đồng
tư vấn giám sát thi công và trả cho công ty này khoản phí 16 % giá trị hợp đồng
đã ký.
2.2 Tình huống hai: Tại gói thầu số 1- san lấp mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật
Theo Quyết định số 1582/QĐ - TPHN về việc chỉ định thầu thi công hạng
mục san lấp mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật chung, đơn vị được chỉ định thầu là
công ty xây dựng công trình 87a thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ
tầng; giá ký kết hợp đồng theo dự toán được duyệt :3.125.000.000 đồng.
Đối với phần san lấp mặt bằng công ty đã hoàn thành nghiệm thu thanh
toán theo đúng như dự toán được duyệt, Kho bạc nhà nước đã thanh toán theo
quyết toán A- B đề nghị cho đối tượng thụ hưởng : 680.000.000 đồng.
Tuy nhiên khi kiểm tra, đoàn thanh tra đã phát hiện nghiệm thu khống khối
lượng để rút ruột nhà nước.
Theo thiết kế và dự toán được duyệt khối lượng san lấp là 788x m3 tuy
nhiên thực tế thi công được đo đạc , tính toán lại cũng như căn cứ theo nhật ký
thi công thỉ tổng khối lượng chỉ có 777x.
8
2.3 Tình huống thứ ba : Tại gói thầu số 3 - Xây lắp phần thân và hoàn thiện.
Chưa tổ chức triển khai thi công, mới có quyết định trúng thầu.
Theo quyết định trúng thầu số 5874/ QĐ - TPHN ngày 18 tháng 5 năm
2004, đơn vị trúng thầu là tổng công ty xây dựng TL, giá trúng thầu
19.850.000.000 đồng. Tổng công ty xây dựng TL không ký hợp đồng thi công
với Ban quản lý dự án mà lại uỷ quyển cho Công ty xây dựng 12 trực tiếp ký kết
hợp đồng và tổ chức thực hiện triển khai thực hiện hợp đồng.
9
PHẦN II
PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
I/ Phân tích tình huống
Xét trên quan điểm một người làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản, sau khi xem xét các tình huống nêu trên , dựa trên cơ sở các Nghị định và
các thông tư hướng dẫn quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản , tôi
xin phân tích các bên liên quan đã có những sai phạm sau:
1. Tình huống thứ nhất
Như chúng ta đã biết, đối với một công trình dân dụng phần móng là hết
sức quan trọng nó là nền tảng quyết định chất lượng và tuổi thọ công trình. Tuy
nhiên khi thi công thì phần móng cọc cũng là phần dễ làm xiếc nhất bởi vì giá
trị lớn và khi đã hoàn thành khó bị phát hiện. Một chiếc cọc khoan nhồi thường
bắt sâu vào địa tầng. Về nguyên tắc, để đảm bảo cọc có thể tải lực truyền của
công trình phía trên và chống được những lực nghiêng tác động vào thân cọc ,
người ta phải đặt rọ thép đến đáy theo suốt chiều dài cọc và có một ống thép nhỏ
thông suốt cũng được gắn suốt chiều dài cọc để phục vụ cho nghiệm thu . Và sau
khi đặt rọ , người ta phải bịt kín đầu phía trên của ống thép, tránh vật liệu rơi vào
làm tắc ống . Khi hạng mục hoàn thành, bên giám sát có thể nghiệm thu và đo
chiều dài rọ thép bằng cách siêu âm. Tuy nhiên trong quá trình thi công công
trình này nhà thầu đã bớt khối lượng thép đưa vào móng cọc .
Không những bớt khối lượng móng cọc, nhà thầu thi công đưa vật liệu
không đúng chủng loại, phẩm cấp thấp vào thi công .
10
Theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quy định về quản lý chất
lượng công trình:
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng:
Chỉ được nhận thầu thi công những công trình thực hiện đúng thủ tục đầu
tư xây dựng cơ bản, phù hợp với năng lực của mình; thi công đúng thiết kế được
duyệt; áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định và chịu sự
giám sát , kiểm tra thường xuyên về chất lượng của chủ đầu tư ; chịu trách nhiệm
trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng thi công xây lắp công trình kể
cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giao
nhận thầu xây lắp; vật liệu cấu kiện xây dựng sử dụng vào công trình phải có
chứng nhận về chất lượng gửi cho chủ đâù tư để kiểm soát trước khi sử dụng
theo quy định.
Giám sát trong quá trình thi công:
Là hoạt động theo dõi thường xuyên , liên tục, có hệ thống tại hiện trường
của của chủ đầu tư hoặc tổ chức tư vấn giám sát thi công được chủ đầu tư thuê để
quản lý khối lượng, chất lượng , tiến độ các công việc xây lắp do doanh nghiệp
xây dựng thực hiện theo hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, theo thiết kế bản vẽ
thi công hoặc theo thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt , quy chuẩn và
tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng.
Khi phát hiện thiết bị thi công , nhân lực , vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ không phù hợp hợp đồng giao
nhận thầu thì được quyền:
- Yêu cầu nhà thầu phải sử dụng thiết bị thi công, nhân lực theo đúng
cam kết đã nêu trong hợp đồng ;
- Không cho phép đưa vào sử dụng trong công trình những vật liệu , cấu
kiện sản phẩm xây dựng , thiết bị không phù hợp với tiêu chuẩn về chất
11
lượng , quy cách ; không phù hợp với công nghệ, chưa qua kiểm tra,
kiểm định;
- Dừng thi công và lập biên bản khi bên B vi phạm các điều kiện bảo
đảm chất lượng công trình, an toàn thi công xây lắp và vệ sinh môi
trường;
- Từ chối nghiệm thu các sản phẩm của công tác thi công xây lắp, các
giai đoạn xây lắp, chạy thử thiết bị không đảm bảo chất lượng.
Theo quy định trên chúng ta thấy nếu đơn vị giám sát thi công làm đúng
chức trách của mình thì nhà thầu thi công không có cơ hội để rút ruột công trình,
đưa những vật liệu không đúng quy định, kém chất lượng vào thi công.
Như vậy, nhà thầu thi công và giám sát thi công đã vi phạm đạo đức nghề
nghiệp, có sự thông đồng, móc ngoặc để rút ruột công trình tham ô tài sản xã hội
chủ nghĩa.
Về phía chủ đầu tư theo quy định phải chịu trách nhiệm toàn bộ về chất
lượng công trình xây dựng do mình quản lý, trong trường hợp không có đủ điều
kiện năng lực theo quy định thì phải thuê tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi
công xây lắp.
Trong trượng hợp này có hai khả năng xảy ra :
- Chủ đầu tư buông lỏng quản lý, năng lực kém và thiếu trách nhiệm
trong thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án ;
-
Hoặc có sự thông đồng giữa chủ đầu tư , đơn vị thi công và giám sát.
Trách nhiệm của cơ quan cấp vốn - Kho bạc nhà nước
Theo quy định của quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và thông tư số
44/2003/TT- BTC về việc hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và sự nghiệp
12
có tính chất đầu tư và xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước thì
hệ thống Kho bạc nhà nước có trách nhiệm:
- Tổ chức công tác kiểm soát , thanh toán vốn căn cứ trên hồ sơ thanh
toán theo quy định do chủ đầu tư gửi đến ;
- Không tham gia gia vào các Hội đồng nghiệm thu khối lượng xây dựng
cơ bản hoàn thành
Trong trường hợp cấp vốn cho những công việc sai phạm trên, trách nhiệm
không phải thuộc về hệ thống Kho bạc Nhà nước, bởi vì hồ sơ thanh toán có sự
thông đồng và ký khống giữa nhà thầu thi công và đơn vị giám sát thi công . Như
vậy giá trị khối lượng hoàn thành gửi KBNN cấp vốn trên hồ sơ thanh toán là
hợp lệ, hợp lý vì:
- Theo nghiệm thu giữa các bên đã xác nhận đúng theo thiết kế kỹ thuật,
đúng quy trình quy phạm xây dựng, chất lượng và chủng loại vật liệu
đưa vào thi công đúng theo quy định .
- Giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán có trong hồ sơ thầu
được duyệt, đơn giá theo đơn giá thầu.
Qua phân tích tình huống trên có thể nhận thấy rằng công tác quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản còn nhiều những bất cập, những lỗ hổng. Chất lượng công
tác quản lý dự án của chủ đầu tư còn rất nhiều hạn chế do năng lực, do buông
lỏng quản lý … sự thông động giữa đơn vị thi công và đơn vị trực tiếp giám sát
thi công là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
cơ bản . Nếu không có những phương thuốc hữu hiệu thì tình trạng thất thoát ,
lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng diễn ra trầm trọng.
2. Tình huống thứ hai
Xuất hiện trường hợp rút ruột công trình , nghiệm thu khống khối lượng
đối với công tác san lấp mặt bằng, có sự thông đồng móc ngoặc giữa đơn vị thi
13
công và đơn vị giám sát thi công tại hiện trường. Việc phân tích trường hợp này
cũng như tương tự như tình huống thứ nhất.
Tuy nhiên ở tình huống này có phát sinh sự vi phạm trình tự thủ tục đầu tư
xây dựng cơ bản cụ thể trong công tác đấu thầu mà em sẽ đi sâu phân tích.
Như ta đã biết, đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu theo yêu cầu
của bên mời thầu. Việc áp dụng nghiêm túc, khách quan các nội dung, điều kiện
đấu thầu sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả đầu tư .
Theo quy chế đấu thầu ban hành hành kèm theo nghị định 88/1999/NĐ-CP
và các Nghị định sửa đổi bổ sung NĐ 88, quy định đối với các dự án sử dụng vốn
ngân sách nhà nước bắt buộc phải áp dụng hình thức đấu thầu trừ một số trường
hợp như :” Gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá , xây lắp
.. . thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu”
Đối chiếu với quy chế đấu thầu, gói thầu san lấp mặt bằng và hạ tầng kỹ
thuật chung có giá trị trên 3 tỷ đồng phải áp dụng hình thức đấu thầu.
Như vậy, cấp trên của chủ đầu tư đã không chấp hành đúng quy chế đấu
thầu.
Về phía cơ quan cấp vốn, khi chủ đầu tư gửi hồ sơ thanh toán phần san lấp
mắt bằng, Kho bạc nhà nước đã làm đúng theo thẩm quyền.
Khi phát hiện quyết định chỉ định thầu của gói thầu này là trái với quy
định hiện hành, KBNN đã có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề
xuất . Tuy nhiên cơ quan quyết định chỉ định thầu vẫn bảo vệ quan điểm về chỉ
định thầu của mình.
Theo quy định KBNN vẫn phải giải ngân khoản chi này, đồng thời báo
cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét.
3. Đối tình huống thứ ba.
14
Việc uỷ quyền của Tổng công ty xây dựng TL cho công ty thành viên ký
hợp đồng thi công với ban quản lý dự án là không hợp pháp.
Theo Nghị định 88 ban hành kèm theo quy chế đấu thầu tại điều 6 quy
định : “Bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu phải ký kết hợp đồng bằng văn bản
… ” nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, sang nhượng lại gói thầu.
Như vậy ở đây, việc ký hợp đồng với Ban quản lý dự án phải là Tổng
công ty xây dựng TL theo đúng quyết định trúng thầu được phê duyệt.
Tổng công ty xây dựng TL có thể giao nhiệm vụ cho công ty thành viên
thực hiện thi công, nghiệm thu , thanh toán nếu có quy định trong hợp đồng và
được sự chấp thuận của chủ đầu tư, tuy nhiên Tổng công ty phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm về chất lượng, tiến độ công trình theo đúng thoả thuận với chủ đầu
tư.
II/ Xử lý tình huống
Đây là vụ việc sai phạm vô cùng nghiêm trọng, vấn đề không phải chỉ là thiệt
hại về kinh tế, mà sự cố nghiêm trọng này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ
liên quan đến tuổi thọ , chất lượng của công trình , sự an toàn của người sử dụng.
Nó làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy nhà nước .
Chính vì lẽ đó, để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa theo tôi đối với
những người có liên quan đến vụ việc rút ruột công trình bị phát hiện đêm ngày
28 tháng z năm 2004 cần phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra tội phạm để
đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa và
phá hoại công trình công cộng.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép kiểm tra giám định lại toàn bộ chất
lượng cọc nhồi đã thi công, nếu các cọc nhồi đã hoàn thành đều bị tình trạng như
15
vậy thì đơn vị thi công và giám sát phải có trách nhiệm nghĩa vụ phải bồi thường
khắc phục hậu quả.
Đề nghị thay thế đơn vị thi công và hợp đồng giám sát cũ vừa bị phát hiện có
sai phạm. Thực hiện phạt vi phạm hợp đồng kinh tế theo quy định. Truy thu lại
số đã tạm ứng theo hợp đồng xây lắp. Phần giá trị khối lượng hoàn thành đã giải
ngân đề nghị kiểm tra lại toàn bộ trên cơ sở kết luận chính xác sẽ làm thủ tục truy
thu số thanh toán vượt.
Về phía chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm trên hết và trước hết về mọi
mặt của công trình nhưng để xảy ra tình trạng sai phạm nghiêm trọng này . Theo
tôi phải tạm thời đình chỉ hoạt động của lãnh đạo ban quản lý và những người có
liên quan . Trường hợp nếu cơ quan điều tra phát hiện có sự thông đồng móc
ngoặc với nhà thầu thi công thì phải truy tố hình sự về tội tham ô tài sản xã hội
chủ nghĩa và phá hoại công trình công cộng. Nếu không có sự thông đồng như
trên thì phải bị xử phạt về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng.
Đối với tình huống thứ hai, cơ quan có thẩm quyền của chủ đầu tư không
đưa ra lý do thoả đáng cho việc chỉ định thầu gói thầu thi công san lấp mặt bằng
và hạ tầng kỹ thuật chung khu tái định cư . Về nguyên tắc đã vi phạm trình tự và
thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản . Đề nghị nghiêm túc kiểm điểm và có biên pháp
xử lý kỷ luật thích đáng đối với những cá nhân không không làm đúng theo quy
định.
Về khối lượng thanh toán khống của phần san lấp mặt bằng, đơn vị thi công
phải có trách nhiệm hoàn trả lại ngân sách nhà nước.
Đối với tình huống thứ ba, đề nghị chủ đầu tư ký lại hợp đồng thi công với
đúng đơn vị trúng thầu là tổng công ty xây dựng TL
16
Phần III
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I/ Kiến nghị
Từ thực tiễn quản lý và kiểm soát chi cho đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng
nguồn ngân sách nhà nước , tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Kiện toàn công tác quản lý của chủ đầu tư: Ban quản lý dự án là người đại
diện cho chủ đầu tư , nhưng lại không phải là chủ đầu tư đích thực, tổ chức ban
quản lý dự án chưa gắn trách nhiệm sử dụng , quản lý vốn tài sản của dự án .
Chính vì lẽ đó cần phải tổ chức lại các ban quản lý dự án đảm bảo thực sự gắn
với trách nhiệm quản lý vốn đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng với quá trình
khai thác sử dụng. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, qui định rõ tiêu chuẩn nghề
nghiệp của chức danh chủ đầu tư, gắn trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị với kết
quả thực hiện quản lý dự án.
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, đặc biệt là sự giám sát của công
đồng dân cư. Qua vụ việc trên có thể thấy chỉ cần có một số ít cá nhân thông
đồng nhau là chất lượng công trình đã bị vi phạm nghiêm trọng, tiền của của nhà
nước bị chiếm đoạt . Sự thông đồng cấu kết giữa đơn vị thi công và giám sát rất
17
khó phát hiện. Nếu chúng ta không đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra và sử
dụng sức mạnh của cộng đồng dân cư trong việc giám sát thi công thì rất rễ bị
thất thoát lãng phí . Chính vì lẽ đó cần phải có một quy định cụ thể về giám sát
của cộng đồng dân cư trong đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường công tác kiểm
tra kiểm soát các chủ đầu tư , ban quản lý dự án , các nhà thầu trong từng hạng
mục xây dựng để kịp thời ngăn chặn và phát hiện những vụ việc vi phạm
- Có các biện pháp mạnh trong xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản, gắn trách nhiệm cá nhân trong xử lý các vi phạm.
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
cơ bản.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo bỗi dưỡng về trình độ và phẩm chất đạo đức
đối với đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ
II/ Kết luận
Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước đã và vẫn là
lĩnh vực vô cùng nhạy cảm, tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của cộng
đồng xã hội.Với việc trình bày những tình huống sai phạm cách xử lý và những
kiến nghị , tiểu luận đã góp một phần :
- Phản ánh một cách trung thực thực trạng những sai phạm trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang điễn ra hết sức bức xúc ở nước ta
hiện nay.
- Đề xuất những biện pháp xử lý có tính khả thi cao trong thực tế.
- Những kiến nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản .
18
Danh mục tài liệu tham khảo
19