Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

LUẬN văn PHÒNG NGỪA HÀNH VI HUNG TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.59 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

PHỊNG NGỪA HÀNH VI HUNG TÍNH Ở HỌC SINH
LỚP 10 TRƯỜNG THPT CẦN GIUỘC, HUYỆN CẦN
GIUỘC, TỈNH LONG AN THÔNG QUA GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

Hà Nội - 2022


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

PHỊNG NGỪA HÀNH VI HUNG TÍNH Ở HỌC SINH
LỚP 10 TRƯỜNG THPT CẦN GIUỘC, HUYỆN CẦN
GIUỘC, TỈNH LONG AN THÔNG QUA GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG

Chuyên Ngành: Tâm Lý Học Lâm Sàng
Mã Số: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.

2


2


3

Hà Nội - 2022

3
3


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sư
hướng dẫn của PGS.TS…..
Các kết quả trình bày trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thưc.
Người cam đoan


5

LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Quản lý
Giáo dục kết hợp với sư nỗ lưc cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
Quý Thầy/Cô giáo Học viện Quản lý Giáo dục đã truyền đạt kiến thức, tận
tình giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn

sâu sắc nhất đến Cô giáo, PGS.TS….- người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều
thời gian quý báu giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu và
thưc hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo cũng như các em
học sinh thuộc Trường THPT Cần Giuộc cũng như các phụ huynh tham gia nghiên
cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ
tơi trong quá trình thưc hiện luận văn này./.
Xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công và chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày
tháng năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


6

MỤC LỤC


7

DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

CHỮ ĐẦY ĐỦ

ĐTB


Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Phân loại hành vi hung tính

21

Bảng 2.1

Đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu là phụ huynh


38

Bảng 2.2

Đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu là học sinh

40

Bảng 2.3

Đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu là giáo viên và 41
nhân viên nhà trường

Bảng 2.4

Độ tin cậy bảng hỏi dành cho học sinh

45

Bảng 2.5

Độ tin cậy bảng hỏi dành cho bố mẹ

46

Bảng 2.6

Độ tin cậy bảng hỏi dành cho thầy cô

47


Bảng 3.1

Mức độ hiểu biết của học sinh về hành vi hung tính

50

Bảng 3.2

Phương tiện tiếp cận thơng tin về hành vi hung tính của 51
học sinh

Bảng 3.3

Lưa chọn của học sinh về cơ sở hỗ trợ các vấn đề về hành 52
vi hung tính

Bảng 3.4

Biện pháp để phịng ngừa hành vi hung tính ở học sinh

53

Bảng 3.5

Mức độ hiểu biết của phụ huynh về hành vi hung tính

54

Bảng 3.6


Phương tiện tiếp cận thơng tin về hành vi hung tính của 55
phụ huynh

Bảng 3.7

Lưa chọn của phụ huynh về cơ sở hỗ trợ các vấn đề về 56
hành vi hung tính

Bảng 3.8

Biện pháp để phịng ngừa hành vi hung tính ở phụ huynh

57

Bảng 3.9

Mức độ hiểu biết của giáo viên về hành vi hung tính

57

Bảng 3.10

Phương tiện tiếp cận thông tin về hành vi hung tính của 59
giáo viên

Bảng 3.11

Lưa chọn của giáo viên về cơ sở hỗ trợ các vấn đề về
hành vi hung tính


60

Bảng 3.12

Biện pháp để phịng ngừa hành vi hung tính ở học sinh

62

Bảng 3.13

Mức độ biểu hiện hành vi hung tính do học sinh đánh giá

64


9

Bảng 3.14

Kiểm tra sư khác biệt giữa giới tính học sinh và biểu hiện
hành vi hung tính

66

Bảng 3.15

Mức độ biểu hiện hành vi hung tính thơng qua phụ huynh
đánh giá


68

Bảng 3.16

Kiểm tra sư khác biệt giữa giới tính học sinh và biểu hiện
hành vi hung tính thơng qua kết quả khảo sát trên phụ
huynh

71

Bảng 3.17

Mức độ biểu hiện hành vi hung tính do giáo viên đánh giá

76

Bảng 3.18

Kết quả sử dụng các biện pháp giảm thiểu hành vi hung
tính ở phụ huynh

78

Bảng 3.19

Chương trình hoạt động phịng ngừa hành vi hung tính
thơng qua giáo dục kỹ năng sống


10


DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒ

Biều đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1

Mức độ tham gia các chương trình kỹ năng sống về 74
chăm sóc sức khỏe tâm thần

Biểu đồ 3.2

Cách xử lý hành vi hung tính ở giáo viên và phụ 75
huynh


11

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các vấn đề hành vi, cảm xúc ở học sinh là những vấn đề cần được quan tâm.
Đặc biệt là những vấn đề bạo lưc, hung tính xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi
học sinh, thanh thiếu niên. Hành vi hung tính là một trong những nguyên nhân dẫn
đến những xung đột bạo lưc với các biểu hiện: gây gổ, hung hăng, dễ dàng bị kích
động, cáu kỉnh, bưc bội, cứng đầu, thù địch với người khác. Mối quan hệ của trẻ có
hành vi hung tính với gia đình, bạn bè và thầy cơ giáo ln ln căng thẳng và mâu

th̃n. Điều đó có thể dẫn đến suy yếu sức khỏe của trẻ. Ngồi ra, hung tính trở
thành một đặc điểm tính cách ổn định, tiêu cưc ảnh hưởng đến quá trình phát triển
nhân cách và xã hội của các em trong thời kỳ sau đó. Lứa tuổi trung học là lứa tuổi
quá trình nhận thức của các em mới bắt đầu, việc hình thành nhân cách của trẻ có sư
tác động rất lớn từ gia đình nhà trường và xã hội. Chính ở lứa tuổi trung học học khi
ta nhìn nhận sớm được biểu hiện hung tính ở trẻ sẽ có những giải pháp hữu hiệu và
thiết thưc cho những bước phát triển sau này, giảm thiểu và ngăn chặn được vấn nạn
bạo lưc học đường, bởi vì rất khó thay đổi hành vi một con người một khi họ đã
hoàn thiện về mặt nhân cách.
Giáo dục kỹ năng sống là một hoạt động mang tính tích cưc nhằm thúc đẩy
sư phát triển các kỹ năng cá nhân cho học sinh ứng phó với các vấn đề trong cuộc
sống. Thưc tế cho thấy hiện nay học sinh thiếu các kĩ năng cơ bản cần có trong cuộc
sống hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng quản lý căng
thẳng. Trong khi để học tập sinh sống và làm việc trong xã hội hiện đại những kĩ
năng này không thể thiếu, nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục và xã hội học
cho rằng việc nhiều bộ phận học sinh ở nước ta hiện nay thiếu các kĩ năng để có thể
đương đầu và giải quyết các vấnn đề trong cuộc sống có một nguyên nhân là trong
suốt một thời gian dài chúng ta chỉ quan tâm đến giáo dục trí dục mà khơng quan
tâm đến giáo dục kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng sống góp phần giảm tình trạng bạo
lưc học đường đang có xu hướng gia tăng như hiện tượng đánh, chửi nhau, dùng
những lời lẽ không đạo đức của học sinh đối với giáo viên, nhiều trường nhiều địa
phương lấy thánh tích làm chất lượng giáo dục mà ít quan tâm đến sư chăm ngoan,


12

chuyên cần, phát triển nhân cách cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các
em thích nghi với cuộc sống hiện đại ngày nay, giúp các em thành công hơn trong
tương lai.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một cách cung cấp cho học sinh kĩ

năng làm việc mà các em rất cần trong tương lai, đây cũng là cách hình thành nhân
cách, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Trang bị cho học sinh những kĩ năng bảo vệ
sức khỏe, xây dưng hành vi lành mạnh tạo khả năng bảo vệ sức khỏe cho mình và
cho mọi người trong cộng đồng. Giáo dục kĩ năng sống làm tăng mối quan hệ thân
thiện giữa thầy cô và học sinh, tăng sư hứng thú, tư tin, chủ động trong học tập, thúc
đẩy các hành vi tích cưc ở lứa tuổi thanh thiếu niên, giảm tỷ lệ nghiện ma tùy với
bản thân, gia đình và xã hội, giảm thiểu các hành vi tiêu cưc, các hành vi phạm
pháp, hành vi gây hấn, chống đối xã hội,…
Từ cơ sở trên, tơi chọn vấn đề “Phịng ngừa hành vi hung tính ở học sinh
lớp 10 trường THPT Cần Giuộc, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An thông qua
giáo dục kỹ năng sống” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn góp thêm
một cái nhìn mới, một số biện pháp mới về vấn đề ngăn ngừa hành vi hung tính cho
học sinh trung học phổ thơng Cần Giuộc nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện
Cần Giuộc nói chung.
2. Mục đích của nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thưc tiễn, luận văn đề xuất biện pháp quản lý
giáo dục phịng ngừa hành vi hung tính cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Cần
Giuộc, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sởl lý luận về phịng ngừa hành vi hung tính ở học sinh
trường THPT thông qua giáo dục kĩ năng sống
3.2 Khảo sát và phân tích thưc trạng hành vi hung tính ở học sinh ở trường
THPT Cần Giuộc huyện Cần Giuộc tỉnh Long An thông qua giáo dục kĩ năng sống


13

3.3 Đề xuất và khảo nghiệm sư cần thiết, tính khả thi của giáo dục kỹ năng
sống nhằm phòng ngừa hành vi hung tính ở học sinh trường THPT Cần Giuộc
huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.

4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phòng ngừa hành vi hung tính ở học sinh ở trường THPT Cần Giuộc huyện
Cần Giuộc tỉnh Long An.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh và giáo viên ở trường THPT Cần Giuộc huyện Cần Giuộc tỉnh
Long An
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, điều tra, khảo sát các đối tượng liên quan tại trường THPT
Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
5.2. Về khách thể nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu học sinh đầu cấp THPT ở Trường THPT Cần Giuộc, huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An.
5.3. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại Trường THPT Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long
An
5.4. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021
Từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2021: nghiên cứu thưc trạng, biểu hiện hành vi
hung tính của học sinh lớp 10 Trường THPT Cần Giuộc


14

Từ tháng 5/2021- 7/2021 : Xây dưng chương trình giáo dục kỹ năng sống
phịng ngừa hành vi hung tính dành cho học sinh trường THPT Cần Giuộc.
Từ tháng 7/2021 tiến hành thử nghiệm một chương tình phịng ngừa ngừa
hành vi hung tính dành cho học sinh trường THPT Cần Giuộc và hoàn thành báo
cáo.

6. Giả thuyết khoa học
Học sinh THPT có biểu hiện hành vi hung tính sẽ gây khó khăn cho việc
thiết lập các mối quan hệ xung quanh, kết quả học tập và quá trình phát triển của
bản thân học sinh, đồng thời gây khó khăn cho những người làm giáo dục, thầy cô
và phụ huynh. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT là một trong những con
đường để thưc hiện phòng ngừa hành vi hung tính của học sinh lớp 10 trường
THPT. Nếu có chương trình phịng ngừa hành vi hung tính phù hợp sẽ giúp học sinh
học tập tốt hơn, thiết lập tốt các mối quan hệ xung quanh, giảm thiểu đáng kể các
hành vi không mong đợi trong môi trường học đường và nhà trường sẽ hoàn thành
tốt hơn nhiệm vụ giáo dục.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, phân tích và tổng hợp các
tài liệu, các nghiên cứu trong và ngồi nước để tìm hiểu thưc trạng nghiên cứu vấn
đề hành vi hung tính ở học sinh THPT, từ đó xây dưng cơ sở lý luận và công cụ (bộ
câu hỏi điều tra) cho đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi: Đây là phương
pháp chính của đề tài nhằm thu thập các thông tin định lượng về thưc trạng nhận
thức, mức độ biểu hiện về hành vi hung tính.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu thống kê: Phương pháp này được thưc hiện
bằng phần mềm SPSS 22.0 nhằm thưc hiện các phép thống kê (mô tả, suy luận) để
thu thập các kết quả điều tra từ phiếu hỏi.
8. Đóng góp mới của luận văn


15

Vận dụng vấn đề nghiên cứu để phòng ngừa hành vi hung tính cho học sinh
lớp 10 ở Trường THPT Cần Giuộc thơng qua chương trình giáo dục kỹ năng sống
và có thể mở rộng ra trong tỉnh Long An cũng như những địa phương có điều kiện
kinh tế xã hội tương tư.

9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phịng ngừa hành vi hung tính ở học sinh lớp 10
trường THPT thông qua giáo dục kĩ năng sống
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thưc tiễn


16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHỊNG NGỪA HÀNH VI HUNG TÍNH
CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT THƠNG QUA GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỐNG
1.1. Tởng quan về về phịng ngừa hành vi hung tính
Trên thế giới, hành vi hung tính và hành vi hung tính ở trẻ em và thanh thiếu
niên là vấn đề đã và đang thu hút nhiều cơng trình nghiên cứu với quy mơ khác
nhau, cả trên bình diện lý luận lẫn thưc tiễn. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên
cứu về phịng ngừa hành vi hung tính ở học sinh trung học phổ thơng thưc sư chưa
nhiều.
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của hành vi hung tính bằng
các cơng cụ khác nhau, một vấn đề cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đó là
tìm ra các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu hành vi hung tính.
Năm 1976, Robert A. Baron đã tiến hành thưc nghiệm để chứng minh rằng
hành vi hung tính sẽ giảm xuống khi trạng thái cá nhân không căng thẳng. Nghiên
cứu bổ sung khác của Norma Feshbach và Seymour Feshbach (1981) khẳng định
rằng sư cảm thông xung khắc với hành vi hung tính [5]. Kết quả của các thưc
nghiệm mở ra hướng tác động đến hành vi hung tính, đó là làm cho trạng thái tâm lý
của cá nhân thoải mái, giáo dục sư cảm thông, đồng cảm với người khác.

Đối với học sinh trung học phổ thơng nói riêng và học sinh nói chung, gần
một nửa thời gian hàng ngày các em diễn ra tại trường. Nhà trường, giáo viên và
bạn học có ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ, trong đó có hành vi hung tính. Do đó,
đã có nhiều nhà nghiên cứu đề xuất các biện pháp, mơ hình can thiệp phịng ngừa từ
phía nhà trường đối với hành vi này. Một chương trình dưa vào trường học để giảm
thiểu hành vi hung tính có tên là Making Choices (Fraser, Nash, Galinsky và
Darwin, 2001). Chương trình được thiết kế gồm 31 bài học để dạy cho trẻ cách giải
quyết các vấn đề xã hội và nâng cao các mối quan hệ. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng chương trình Making Choices có hiệu quả trong việc giảm sư hung tính cơng
khai. Đây cũng là chương trình phịng ngừa hành vi hung tính có hiệu quả. Chương


17

trình này có thể thích nghi cho trẻ từ trước tiểu học đến trung học cơ sở [dẫn theo
41].
Năm 2013, Pamela Orpinas và Arthur M. Horne đã nghiên cứu Phương pháp
tiếp cận tập trung vào giáo viên thông qua chương trình GREAT (Guiding
Responsibility and Expectations for Adolescents for Today and Tomorrow) nhằm
ngăn ngừa và giảm thiểu HVHT ở học sinh. Trên thưc tế, giáo viên ít được đào tạo
để hỗ trợ các vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh. Chương trình được xây dưng
dưa trên cách tiếp cận Nhận thức – xã hội. Mục tiêu của chương trình nhằm: 1)
Nâng cao nhận thức của giáo viên về HVHT, hình thức, hậu quả, ảnh hưởng của
mội trường học đường đến HVHT của trẻ; 2) Phát triển các chiến lược ngăn ngừa
HVHT; 3) Nâng cao kỹ năng quản lý của giáo viên để giải quyết HVHT; 4) Nâng
cao kỹ năng để giúp học sinh là mục tiêu của HVHT. Phương pháp giảm thiểu
HVHT dưa vào giáo viên có nhiều ưu điểm, tuy nhiên sẽ khó triển khai đồng bộ trên
diện rộng do các yếu tố liên quan đến kinh tế, văn hố xã hội và chương trình giáo
dục của nhà trường [40].
Gia đình là mơi trường xã hội đầu tiên mà trẻ tham gia và có ảnh hưởng lớn

đến sư hình thành và phát triển tâm lý của đứa trẻ đó. Do vậy, việc giảm thiểu
HVHT của trẻ cần có sư tham gia của gia đình. Mơ hình GREAT như đã trình bày ở
trên khơng chỉ được triển khai ở trường học mà cịn được triển khai tại gia đình.
Chương trình được thiết kế gồm 15 buổi học, mỗi buổi 2 tiếng về các nội dung như:
quy tắc và vai trị của gia đình, sư hợp tác giữa gia đình và nhà trường, giao tiếp
trong và ngồi gia đình, quản lý cảm xúc và sư tức giận, chọn bạn, tìm sư hỗ trợ và
kết nối với cộng đồng. Tất cả những người chăm sóc trẻ trong gia đình đều có thể
tham gia [25].
Trong nghiên cứu của mình, Patterson đã đưa ra phương pháp tiếp cận làm
việc với toàn bộ gia đình để can thiệp hành vi hung tính ở trẻ. Phương pháp này yêu
cầu phải quan sát sư tương tác và sư khuyến khích tiêu cưc lẫn nhau giữa các thành
viên trong gia đình, từ đó mơ tả bản chất của vấn đề cho bố mẹ và dạy họ những kỹ
năng quản lý ứng xử của con cái. Những kỹ năng, cách thức mà Patterson đề xuất
gồm: không nhượng bộ trước ứng xử bạo lưc của con, không được sử dụng bạo lưc


18

để đáp lại khi con sử dụng bạo lưc, kiểm soát bạo lưc của con bằng cách ngừng đấu,
xác định những hành vi khiêu khích nhất của con và xây dưng hệ thống quy tắc
thưởng – phạt đối với những hành vi đó; ln khuyến khích khi con có những ứng
xử hợp quy tắc bằng các tình cảm yêu thương [3tr505].
Mikayo Ando và cộng sư (2007) đã nghiên cứu hiệu quả của chương trình
tâm lý giáo dục nhằm can thiệp HVHT ở trẻ đầu tuổi dậy thì tại Nhật Bản. Mục tiêu
của chương trình nhằm đào tạo, trang bị kỹ năng và năng lưc xã hội để giải quyết
vấn đề, đặc biệt là giải quyết xung đột. Chương trình bao gồm bốn bài học được
điều chỉnh để phù hợp với thưc tế giáo dục của Nhật Bản. Mỗi một buổi học diễn ra
50 phút trong bốn tuần liên tục. Buổi 1: trẻ xác định mục tiêu của khoá học, nhận
diện các hành vi tích cưc và tiêu cưc. Buổi 2: Trẻ học cách giải quyết các xung đột
bằng việc sử dụng thích hợp các kỹ năng giao tiếp. Buổi 3: Trẻ được tăng cường các

kỹ năng giải quyết xung đột và chống lại áp lưc của bạn bè. Buổi 4: Trẻ tìm hiều về
cơ chế và cách quản lý căng thẳng, nâng cao năng lưc tư chủ và ứng phó với những
đau khổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả bước đầu của chương trình trong
việc tác động làm giảm HVHT ở trẻ [36].
Việc can thiệp đối với trẻ hung tính, đặc biệt là những trẻ hung tính mang
tính bệnh lý cần có sư tham gia của các nhà trị liệu tâm lý. Năm 2008, Janet G.
Froeschle và Mark Riney đã nghiên cứu hiệu quả của phương pháp trị liệu nghệ
thuật Adlerian đối với trẻ có HVHT. Trị liệu Adlerian sử dụng các kỹ thuật ám thị,
khuyến khích, quan tâm, đương đầu, hoàn thành bài tập về nhà … [28].
Howard A. Paul (2013) đã tìm hiểu việc ứng dụng liệu pháp Nhận thức –
hành vi nhằm can thiệp đối với trẻ có HVHT. Liệu pháp này được tiến hành trong
mười buổi với những nội dung khác nhau. Trong buổi đầu tiên, trẻ sẽ được giáo dục
tâm lý về HVHT, lý do phải điều trị hành vi này. Buổi hai: trẻ được dạy về những
dấu hiệu để dừng lại và suy nghĩ về hậu quả của sư hung tính. Buổi ba: trẻ nhận
diện các dấu hung tính của cơ thể cả ở bên trong và bên ngoài, trẻ được dạy các liệu
pháp thư giãn. Buổi 4: trẻ tìm hiểu về mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và HVHT,
đồng thời xác định các vấn đề, mơ tả nó và đưa ra các giải pháp khác nhau có thể
có. Buổi 5: trẻ sẽ phân tích và lưa chọn giải pháp cho HVHT của mình. Buổi 6: Trẻ


19

đánh giá kết quả khi thưc hiện giải pháp. Buổi 7: Trẻ được tiếp cận và thưc hành
một số kỹ năng xã hội nhằm giảm thiểu HVHT. Buổi 8: liên quan đến việc tăng kỹ
năng quyết đoán trong việc lưa chọn giải pháp giải quyết vấn đề mà không làm tổn
thương người khác. Buổi 9: Trẻ được trang bị thêm các kỹ năng xã hội để giải quyết
xung đột, đặc biệt là với người lớn. Buổi cuối cùng: tổng kết các kỹ năng đã học và
phản hồi về quá trình điều trị. Trong quá trình trị liệu, trẻ phải làm các bài tập về
nhà và được học những kỹ năng để quản lý sư tức giận, để thư giãn. Việc can thiệp
có sư phối hợp của phụ huynh. Những số liệu nghiên cứu thưc nghiệm cho thấy liệu

pháp này có thể giảm thiểu HVHT của trẻ [34].
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Bahr Weiss, Đặng Hoàng Minh và cộng sư đã cơng bố thích nghi văn
hố Chương trình Chăm sóc sức khoẻ tâm thần dưa vào trường học (RECAP) vào
Việt Nam với tên là “Nối kết”. Đây là một chương trình can thiệp dưa vào trường
học nhằm hỗ trợ những trẻ gặp khó khăn đồng thời cả vấn đề hành vi và cảm xúc, ở
mức độ nhẹ và trung bình. Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ giáo viên nâng
cao kỹ năng của họ trong việc giúp học sinh sử dụng kĩ năng xã hội phù hợp, quản
lý hành vi, giúp học sinh học cách thương lượng để giải quyết các mẫu thuẫn với
bạn cùng lứa, học cách thương lượng và tôn trọng người lớn khi có bất đồng xảy ra
… [9].
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2002) cho rằng đồng cảm là một biện pháp
quan trọng để có thể giải quyết xung đột ở trẻ mẫu giáo. Từ đó, tác giả đề ra các
biện pháp nhằm giúp trẻ biết đặt mình vào vị trí của người khác, biết cảm thông và
chia sẻ để giải quyết xung đột một cách hiệu quả, hạn chế các hành vi có thể làm
tổn thương người khác [dẫn theo 8].
Tác giả Knud S Larsen và Lê Văn Hảo (2010) đã đề cập đến một số biện
pháp để giảm thiểu hành vi hung tính, bao gồm sử dụng hình phạt nhẹ kết hợp tham
vấn, sử dụng quá trình thấu cảm, tư làm phân tán hoặc sao nhãng để kiềm chế sư ấm
ức nhằm phịng ngừa hành vi hung tính, biết đối đầu với ấm ức và xin lỗi, rèn luyện
phát triển các kỹ năng giao tiếp, nâng cao kỹ năng thương thuyết thoả hiệp...[6,
tr314 -322].


20

Tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng (2012) đã đưa ra quy trình can thiệp đối với
trẻ có hành vi hung tính gồm hai bước: làm việc với cha mẹ và giáo viên; tiến hành
trị liệu cho trẻ hung tính. Trong đó, tác giả cho rằng phương pháp trị liệu nhận thức
– hành vi, trị liệu bằng trò chơi và huấn luyện các kỹ năng kiểm soát cảm xúc là

phương pháp có hiệu quả nhất để loại bỏ hành vi hung tính [7] .
Tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng để can thiệp sớm cho trẻ có hành vi
hung tính, cần giảng giải cho bố mẹ những phương pháp kiểm soát con cái hiệu
quả; thúc đẩy phát triển các kỹ năng xã hội ở trẻ có hành vi hung tính. Đồng thời
cần tạo dưng một môi trường không bạo lưc, tạo khoảng khơng gian chơi có khả
năng giảm thiểu xung đột (không cho trẻ chơi đồ chơi bạo lưc, cung cấp đủ đồ chơi
để trẻ không tranh giành...). Việc can thiệp với hành vi hung tính phải phù hợp với
các dạng hung tính của trẻ. Với trẻ hung tính cơng cụ nên dạy cho trẻ những hành vi
ứng xử đúng chuẩn mưc như chia sẻ, đồng thuận, hợp tác. Với trẻ có tính nóng nảy
cần dạy trẻ cách kiềm chế sư tức giận, đè nén xu hướng bạo lưc với bạn chơi [3,
tr507].
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về hành vi hung tính nói chung, hành vi
hung tính ở trẻ vị thành niên nói riêng khá đa dạng. Các tác giả đã tiến hành nghiên
cứu nhiều khía cạnh khác nhau của hành vi hung tính, hành vi hung tính ở học sinh;
đã thiết kế các công cụ đánh giá hành vi hung tính; nghiên cứu thưc trạng hành vi
hung tính và xây dưng những chương trình nhằm can thiệp, phịng ngừa để giảm
thiểu hành vi hung tính ở lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, các cơng trình chủ yếu tập
trung vào can thiệp và trị liệu dưa trên phương diện cá nhân theo từng độ tuổi,
nhóm tuổi. Các nghiên cứu về hành vi hung tính ở Việt Nam đã được triển khai
nhưng chưa nhiều và chưa toàn diện. Phần lớn các nghiên cứu về hành vi hung tính
ở trong nước đều xoay quanh cơ sở lý thuyết, phương pháp tiếp cận và chưa có sư
đồng bộ trong nghiên cứu thưc tiễn, đặc biệt hành vi hung tính ở học sinh trung học
phổ thơng và biện pháp phịng ngừa bằng chương trình kỹ năng sống chưa được đề
cập đến như một vấn đề cấp thiết có ảnh hưởng tới hành vi bạo lưc ở lứa tuổi trưởng
thành hoặc rối loạn nhân cách. Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu trên
thế giới và ở Việt Nam về hành vi hung tính, đề tài có thể tham khảo, kế thừa và


21


phát triển các kết quả nghiên cứu này để xây dưng cơ sở lý luận, thiết kế công cụ
nghiên cứu nhằm tìm hiểu thưc trạng hành vi hung tính ở học sinh trung học phổ
thông và xây dưng kế hoạch phịng ngừa thơng qua chương trình kỹ năng sống một
cách phù hợp.
1.2. Lý luận về phòng ngừa hành vi hung tính vi cho học sinh lớp 10 trường

THPT thơng qua giáo dục kĩ năng sống
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm hành vi hung tính
Theo quan điểm của tâm lý học lâm sàng và tâm bệnh học, hành vi hung tính
thể hiện những xung động thiên về tính chất bệnh lý. Đó là kiểu hành vi tấn cơng
gây tổn hại hoặc tổn thương cho người khác, vi phạm các chuẩn mưc xã hội, hành
vi được lặp đi lặp lại kéo dài. Kiểu hành vi này thường có ở nhiều mơi trường như
gia đình, nhà trường hay ngồi xã hội. Beck cho rằng, những rối nhiễu hành vi xuất
hiện khi người ta nhìn nhận mọi thứ trên đời này như là một nơi đầy rẫy sư nguy
hiểm. Trong quá trình nhận thức, cách hiểu này đã dẫn đến những lệch lạc hành vi,
ứng xử cộc cằn, thô lỗ và có thể là bạo lưc [4].
Theo J.P. Chaplin, hành vi hung tính là sư tấn cơng; là hành động khơng
thân thiện chống lại một cách trưc tiếp con người hoặc một đối tượng nào đó.
Delgado (1967) cho rằng, tính hung tính của lồi người có phản ứng hành vi được
biểu hiện thông qua sức mạnh của sư nỗ lưc mang lại sư đau khổ và gây thiệt hại
cho cá nhân và cho xã hội. A. Bace xem xét hành vi hung tính như một phản ứng
mà kết quả của nó là những tác động đau đớn. Wilson (1975) cho rằng, hành vi
hung tính có các hành vi thể chất hoặc sư đe dọa của 45 hành động đó từ hướng một
cá thể làm giảm bớt sư tư do hoặc là sư thích ứng bẩm sinh của cá thể khác. Theo
Slaby và Parke (1983), hành vi hung tính được định nghĩa như bất kỳ hành vi nào
có mục đích nhằm gây tổn hại hoặc bị thương về thể chất và tâm lý tới các cá nhân
và những người khác [10], [11].
Đối với Cairns (1994), những hành vi hung tính là những hành vi nhằm mục
đích gây tổn hại hoặc thương tích. Cịn theo Baron (1977), hành vi hung tính là bất

kỳ hình thức nào của hành vi hướng tới mục tiêu làm hại hoặc làm bị thương một


22

người mà người đó có động lưc để tránh những hành vi như vậy. Định nghĩa này chỉ
tập trung vào hành vi hung tính mà tránh nói đến các vấn đề về nguồn gốc của sư
hung tính. Đồng thời nó cũng giới hạn hành vi hung tính ở lời nói hoặc các cuộc tấn
công, diễn ra trong trường hợp do người kia muốn tránh tác hại của hành vi hung
tính hướng tới họ [4].
Ferguson và Beaver (2009) định nghĩa "hành vi gây hấn là hành vi với ý định
gia tăng sư thống trị xã hội của sinh vật liên quan tới vị trí thống trị của những sinh
vật khác”. Hành vi săn mồi và bảo vệ không được xem là gây hấn. Gây hấn tồn tại
dưới nhiều hình thức: thể chất, tinh thần hay lời nói [27, tr286–294].
Trong đề tài này, từ cách hiểu về hành vi và hung tính, chúng tơi cho rằng
Hành vi hung tính là cách xử sư của con người trong hoàn cảnh cụ thể, được biểu
hiện ra ngồi bằng lời nói, cử chỉ nhằm gây tổn thương cho người khác hoặc cho
bản thân.
1.2.1.2. Khái niệm phòng ngừa

Phòng ngừa đã được khái niệm là bao gồm một hoặc những điều sau đây: (a)
ngăn chặn một hành vi có vấn đề đã từng xảy ra; (b) trì hỗn sự khởi đầu của một
hành vi có vấn đề, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ xảy ra vấn đề; (c)
giảm tác động của một hành vi có vấn đề; (d) củng cố kiến thức, thái độ và hành vi
thúc đẩy hạnh phúc về mặt tinh thần và thể chất; và (e) thúc đẩy các chính sách thể
chế, cộng đồng và chính phủ nhằm nâng cao hơn nữa hạnh phúc về thể chất, xã hội
và tình cảm của cộng đồng lớn hơn [40, tr733]. Khái niệm này phù hợp với định
nghĩa của Caplan (1964) đã xác định các can thiệp phòng ngừa là phòng ngừa sơ
cấp, thứ cấp và thứ ba, và với định nghĩa của Gordon (1987) đã xác định các can
thiệp phòng ngừa là phổ biến, được lưa chọn và chỉ định cho những người khơng có

nguy cơ, tại rủi ro, và trải qua các dấu hiệu ban đầu của vấn đề, tương ứng. Ý tưởng
của Gordon đã được Viện Y học thông qua (1994). Một báo cáo tiếp theo của Viện
Y học đã mở rộng khn khổ phổ qt, có chọn lọc và được chỉ định này để bao
gồm “việc nâng cao sức khỏe tâm thần” [19, tr65]. Trong toàn bộ tài liệu này, các
thuật ngữ phòng ngừa, (các) can thiệp phòng ngừa, (các) chương trình phịng ngừa


23

và các dịch vụ phòng ngừa được sử dụng. Các hoạt động được gộp chung bởi các
thước đo này có thể tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào trong số năm khía cạnh của
phịng ngừa được đưa vào khái niệm về phòng ngừa của Romano và Hage (2000).
Mặc dù khơng gian ngăn cản việc giải thích cặn kẽ tất cả các loại chương trình, các
quyết định về cách thức và thời điểm can thiệp có thể dẫn đến các kết quả khác
nhau, các tác động phụ trợ khác nhau và các cách tiếp cận vấn đề khác nhau trong
các nền văn hóa và bối cảnh. Tài liệu về Sư cần thiết Các Hướng dẫn Phòng ngừa
được khuyến nghị dưa trên những lợi ích tiềm năng của chúng đối với công chúng
và thưc hành tâm lý học chuyên nghiệp. Hướng dẫn hỗ trợ phòng ngừa như một lĩnh
vưc thưc hành, nghiên cứu và đào tạo quan trọng cho các nhà tâm lý học. Hướng
dẫn tăng cường chú ý đến việc phịng ngừa trong APA, khuyến khích các nhà tâm lý
học tham gia vào các hoạt động phòng ngừa liên quan đến lĩnh vưc hành nghề của
họ [30, tr20-26].


Các can thiệp phịng ngừa phổ biến: Nhắm mục tiêu đến cơng chúng hoặc toàn
bộ dân số chưa được xác định trên cơ sở rủi ro của từng cá nhân. Sư can thiệp là
mong muốn cho tất cả mọi người trong nhóm đó. Các can thiệp phổ cập có lợi
thế khi chi phí cho mỗi cá nhân thấp, can thiệp hiệu quả và được người dân chấp

nhận, và rủi ro thấp từ can thiệp.

• Các can thiệp phịng ngừa có chọn lọc: Nhắm mục tiêu đến các cá nhân hoặc
một nhóm dân số có nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần cao hơn đáng kể so
với mức trung bình. Rủi ro có thể sắp xảy ra hoặc có thể là rủi ro suốt đời. Các
nhóm nguy cơ có thể được xác định dưa trên các yếu tố nguy cơ sinh học, tâm lý
hoặc xã hội được biết là có liên quan đến sư khởi phát của rối loạn tâm thần,
cảm xúc hoặc hành vi. Các biện pháp can thiệp có chọn lọc là thích hợp nhất nếu
chi phí của chúng vừa phải và nếu nguy cơ tác động tiêu cưc là tối thiểu hoặc
khơng tồn tại.
• Các biện pháp can thiệp phòng ngừa được chỉ định: Nhắm mục tiêu đến những
người có nguy cơ cao được xác định là có các dấu hiệu hoặc triệu chứng tối
thiểu nhưng có thể phát hiện được báo trước rối loạn tâm thần, cảm xúc hoặc


24

hành vi hoặc các dấu hiệu sinh học cho thấy khuynh hướng mắc chứng rối loạn
đó, nhưng khơng đáp ứng các mức chẩn đoán hiện tại thời gian. Các biện pháp
can thiệp được chỉ định có thể hợp lý ngay cả khi chi phí can thiệp cao và ngay
cả khi can thiệp đó có một số rủi ro [30].
1.2.1.3. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống là q trình tác động sư phạm có mục đích, kế hoạch
đến học sinh để giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, những thao tác,
hành vi cư xử đúng mưc trong mối quan hệ xã hội, giúp cho nhân cách của mỗi học
sinh phát triển đúng đắn và thích ứng tốt nhất với mơi trường sống. Việc giáo dục
những kỹ năng sống là sư bổ sung về kiến thức và năng lưc cần thiết cho các cá
nhân thanh thiếu niên học sinh để họ có thể hoạt động độc lập và chủ động tránh
những khó khăn trong thưc tế cuộc sống [14].
Giáo dục Kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cưc trong xã hội hiện đại,
là xây dưng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cưc
trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp.

1.2.1.4. Khái niệm phịng ngừa hành vi hung tính thơng qua giáo dục kỹ năng sống

Dưa trên khái niệm phòng ngừa của Romano và Hage (2000) chúng tơi đưa
ra khái niệm phịng ngừa hành vi hung tính thơng qua chương trình giáo dục kỹ
năng sống bao gồm những điều sau đây: (a) ngăn chặn một hành vi hung tính có thể
xảy ra thơng qua chương trình giáo dục kỹ năng sống; (b) bằng chương trình kỹ
năng sống giúp học sinh trì hỗn sự khởi đầu của một hành vi hung tính, đặc biệt là
đối với những học sinh có nguy cơ xuất hiện hành vi hung tính; (c) thơng qua
chương trình giáo dục kỹ năng sống giảm tác động của các hành vi hung tính; (d)
củng cố kiến thức, thái độ và hành vi thúc đẩy hạnh phúc về mặt tinh thần và thể
chất thông qua chương trình giáo dục kỹ năng sống; và (e) thúc đẩy các chính sách
thể chế, cộng đồng và chính phủ nhằm nâng cao hơn nữa hạnh phúc về thể chất, xã
hội và tình cảm của cộng đồng lớn
1.2.1.5. Khái niệm học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông


25

Học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông nằm trong độ tuổi vị thành niên
và là giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên và giai đoạn giữa của tuổi thanh niên.
Học sinh lớp 10 trường trung học phổ thơng cịn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn
phát triển bắt đầu từ từ lúc dậy thì và kết thúc dậy thì khi bước vào tuổi người lớn
[12].
1.2.2. Các biểu hiện hành vi hung tính
Hành vi hung tính có những đặc điểm sau:
- Tính có ý thức: Hành vi hung tính là hành vi có chủ ý, có ý thức nhằm gây tổn hại
hoặc gây thương tích cho người, vật cho dù mục đích có đạt được hay khơng.
- Tính biểu hiện: Hành vi hung tính được biểu hiện đa dạng qua hành vi ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ. Chủ thể của hành vi hung tính có xu hướng dùng sức mạnh cơ
học, sử dụng công cụ hoặc lời nói để gây tổn thương cho người khác.

- Tính xâm hại: Hành vi hung tính hướng đến việc gây tổn thương cho người khác
hoặc cho bản thân cả về mặt thể chất và tinh thần. Những hành vi này vi phạm các
chuẩn mưc đạo đức.
Hành vi hung tính được biểu hiện thông qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ, điệu bộ
một cách trưc tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể:
- Biểu hiện qua hành vi ngôn ngữ: Chủ thể sử dụng những lời lẽ nhằm chê bai, lăng
mạ, xúc phạm, miệt thị, hạ thấp hay không coi trọng giá trị của người khác (cho
rằng họ ngu ngốc, xấu xa, phủ nhận thành cơng của người khác...), nhận xét về hình
thức, trí tuệ, khả năng của người đó bằng những lời lẽ gây tổn thương hay lời lẽ
mang tính chất khủng bố, đe dọa tạo ra khơng khí căng thẳng sợ hãi, lo lắng làm
cho người khác ln cảm thấy khơng an tồn. Ngồi ra, chủ thể có thể to tiếng qt
tháo hoặc ngược lại là làu bàu, cắm cảu, sử dụng những từ tục tĩu hoặc có những lời
nói khiêu khích, thách thức, chống đối mọi người xung quanh.
- Biểu hiện qua hành vi phi ngơn ngữ: chủ thể có những hành động sử dụng sức
mạnh cơ bắp (các bộ phận cơ thể như chân, tay, đầu, răng...) với các hành vi như đá,
đấm, đánh, cào, cấu, tát, xô đẩy, cắn...để gây đau đớn cho người khác hoặc cho bản


×