Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Cách Viết Tiểu Sử Ngắn Gọn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.26 KB, 3 trang )

Cách Viết Tiểu Sử Ngắn Gọn



Việc chuẩn bị một bản tiểu sử ngắn gọn về bản thân, và thực hành trước khi tham
gia phỏng vấn việc làm sẽ luôn không bao giờ thừa mà nó còn đem lại cho bất cứ
người tìm việc nào những lợi ích to lớn. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách
gọt giũa và phát huy bản tiểu sử cá nhân ngắn gọn của mình.


Trước khi đặt bút, bạn hãy dành vài phút để tìm câu trả lời cho câu hỏi mà bất cứ
nhà tuyển dụng nào cũng hỏi các ứng viên khi tham gia phỏng vấn “Hãy cho tôi biết
đôi nét về anh!” Giờ hãy bắt tay vào làm việc và để ý xem liệu bạn có thể trả lời lưu
loát câu hỏi về chính bản thân bạn, cũng như nêu lên những thành tích học tập, làm
việc một cách chính xác và nổi bậc hay không? Hay phải dừng lại suy nghĩ giữa
chừng để điều chỉnh lại lời nói, sắp xếp lại ý và phải bắt đầu lại từ đầu…?


Bạn có lẽ đã tự thấy rằng dù bạn nghĩ mình hiểu rõ về bản thân, nhưng sẽ rất khó
khăn để biểu đạt cho người khác thấy một cách ngắn gọn, rõ ràng, trôi chảy nếu
không suy nghĩ và tập luyện trước.


Vậy, chuẩn bị thế nào để có bản tiểu sử hay để trình bày khi được nhà tuyển dụng
yêu cầu? Đối với một bản tiểu sử xin việc làm truyền thống ấn tượngchúng ta có
mẫu sau:


1. Bắt đầu bằng họ tên, gia đình, nguyên quán của mình. Sau đó đến phần học vấn
gồm quá trình học tập, thành tích ở trường, những lời nhận xét từ trường học hay sở
thích của bạn.




2. Trình bày đôi nét về người chủ gần nhất nếu bạn đã từng đi làm, đồng thời bao
gồm cả chức danh, thời gian làm việc cho công ty đó.


3. Bạn cần trình bày hai hoặc ba yêu cầu công việc mà bạn phải gánh vác ở đó.


4. Những thành tích nổi bậc bạn đạt được ở vị trí việc làm gần nhất của bạn là gì,
hãy nêu ra! Đồng thời, bao gồm cả điểm mạnh và khả năng của bạn.


5. Liệt kê khéo léo những vị trí trước đây để cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đã
có sự thăng tiến trong sự nghiệp.


6. Cuối cùng điều người tìm việc không thể quên đó là nêu lên mục đích nghề nghiệp
của mình là gì.


Sau đây là một bản tiểu sử mẫu đã tạo được dấu ấn tốt trong lòng nhà tuyển dụng
của một Giám Đốc Marketing đầy kinh nghiệm.

“Tôi được sinh ra ở Hà Nội, từ khi lên 8 tôi đã cũng gia đình chuyển vào Hồ Chí Minh
để sinh sống. Sau khi tốt nghiệp khoa Toán trường Đại Học Tổng Hợp thành phố Hồ
Chí Minh, tôi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 2 năm.


Trong 6 năm qua, tôi làm việc cho công ty SENTEX – công ty đa quốc gia chi nhánh

tại Hồ Chí Minh. Vị trí việc làm gần đây nhất tôi đảm nhận là phụ trách bộ phận tiếp
thị và phát triển sản phẩm. Trong phòng tôi quản lý gồm 50 nhân viên Marketing
thuộc 4 ngành chức năng khác nhau với ngân sách trong khoảng 1 triệu đô Mỹ.
Trong quá trình làm việc, tôi đã làm rất chăm chỉ để tăng năng suất và tạo ra khả
năng cạnh tranh của phòng. Những nổ lực luôn được đền đáp, dưới sự dẫn dắt của
mình tôi đã giúp công ty đạt doanh thu tăng gấp đôi ở thị trường thuốc tây.


Trước khi đầu quân vào SENTEX, tôi từng làm nhân viên quản lý sản phẩm sau đó
trở thành quản đốc sản phẩm cho ANCO ở Đà Nẵng.


Tôi hiểu được điểm mạnh của mình chính là có khả năng tiên đoán, phân tích thị
trường, sự nhiệt tình với công việc mình đảm nhận và luôn có chiến lược để đáp ứng
yêu cầu từ cấp trên. Tôi đã áp dụng chúng rất thành công khi làm việc, cụ thể năm
1995, tôi nhận thấy lực lượng bán hàng của chúng tôi trên thị trường đang lãng phí
nguồn nhân lực, làm việc bị động do cơ cấu thiếu hiệu quả và tiếp nhận thông tin
kém. Bằng đề xuất cải tổ cách tiếp thị hiệu quả, tôi đã giúp làm sống lại chương trình
này, và thành quả đạt được là khả năng bán hàng đã tăng lên 40%.


Mục đích tôi hướng đến là được làm việc trong lĩnh vực quản lý tiếp thị. Tôi cũng sẽ
tiếp tục tập trung vào lĩnh vực y tế. Đặc biệt, tôi thấy thích thú với việc làm phát triển
kinh doanh cùng với việc lập kế hoạch cho các dự án mới.”


Qua ví dụ trên người tìm việc cần lưu ý rằng, dù rằng quá trình làm việc và hoạt
động của bạn sẽ có nhiều sự kiện diễn ra nhưng đừng nhắc đến những chi tiết phụ
mà chỉ nên chọn lọc những điểm nổi bậc, sáng giá trong bản tiểu sử ngắn gọn
khoảng 250 từ mà thôi.



Cuối cùng, đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng đã đọc qua phần tiểu sử trong bộ hồ sơ
xin việc ấn tượng của mình rồi thì bạn không cần thiết phải làm gì nữa. Hãy tự tập
trình bày mẫu cho đến lúc bạn cảm thấy dễ dàng khi trả lời câu hỏi về bản thân mình
một cách lưu loát vì “Hãy cho tôi biết đôi nét về anh!” là câu hỏi mà hầu hết ứng viên
đều phải “thông qua” khi phỏng vấn!


×