Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Tổng quan: Những tiến bộ về công nghệ sinh học trong sản xuất giống cá pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.27 KB, 2 trang )

Tổng quan: Những tiến bộ về
công nghệ sinh học trong sản
xuất giống cá

Nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm thuỷ sản đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu
tạo ra càng nhiều con giống với chất lượng tốt hơn. Mặc dù kỹ thuật sản xuất giống
cá của các khu vực trên thế giới tương đối giống nhau, việc cải tiến các qui trình
này cho phù hợp với từng loài nuôi là việc làm cần thiết.

Hệ thống nuôi và chế độ dinh dưỡng là 2 khâu chủ yếu được cải ti
ến nhằm nâng
cao tỉ lệ sống và làm giảm giá thành con giống. Tùy vào nguồn thức ăn tự nhiên
cung cấp và mật độ ương, cá có thể được ương nuôi theo 3 phương thức: quảng
canh, bán thâm canh và thâm canh. Cá ương theo phương thức quảng canh có chất
lượng tương đương với cá tự nhiên và giá thành thấp nhất. Phương thức ương thâm
canh được ứng dụng trên hầu hết các loài cá biển vì với hệ thống ương thâm canh
có thể s
ản xuất số lượng lớn con giống trên một đơn vị thể tích, dễ quản lý và có
thể điều khiển được các yếu tố môi trường. Hai hệ thống ương được vận hành có
hiệu quả cao ở châu Âu là hệ thống nước trong tuần hoàn kín và hệ thống nước
xanh mở. Tuy nhiên hệ thống ương nước trong ít được sử dụng trong sản xuất
giống thương phẩm. Ngượ
c lại hệ thống ương nước chảy thường được ứng dụng
nhiều hơn ở Mỹ.

Luân trùng (Brachionus spp.) và ấu trùng Artemia là 2 loại thức ăn tự nhiên chính
cho cá bột của hầu hết các loài cá trong giai đoạn phát triển sớm, thức ăn nhân tạo
được cung cấp sau khi dạ dày hình thành và hoàn chỉnh chức năng. Kỹ thuật nuôi
luân trùng ngày càng hoàn thiện với mật độ sinh khối lên đến 20.000-35.000 cá
thể/mL, thậm chí đạt đế
n 190.000 cá thể/mL. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao,


Artemia còn được sử dụng như một hệ thống vận chuyển axit béo thiết yếu,
vitamin từ các nguồn khác nhau cho cá bột thông qua quá trình giàu hoá. Tuy
nhiên, nghiên cứu nhằm giảm sự phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên là xu hướng được
khuyến cáo.

Các nghiên cứu về hệ men tiêu hoá của và thức ăn chế biến cho thấy khả năng thay
thế thức ăn tự nhiên bằng thức ăn chế biến trong các giai đoạn phát triển sớm của
cá bột. Thành phần thức ăn chế biến được khuyến cáo cho cá biển gồm có 40-50%
chất đạm; 10% chất thuỷ phân đạm; 28% chất béo (trong đó Lecithin 7%, HUFAs
3%); tinh bột, vitamin và khoáng chiếm 14%. Hormone và vắc xin cũng được phối
chế với thức ăn chế biến để đưa vào cơ thể cá bột. Vi
ệc quản lý khu hệ vi khuẩn
trong hệ thống nuôi có tác động tốt đến việc sản xuất thức ăn tự nhiên, ương nuôi
cá bột và sử dụng thức ăn chế biến đây cũng là một trong những nhân tố chính làm
gia tăng sản lượng cá giống. Hiểu rõ sự biến đổi của khu hệ vi khuẩn đối với thức
ăn sẽ cho lợi gấp đôi trong việc giảm chi phí th
ức ăn và phòng ngừa dịch bệnh.
Việc quản lý khu hệ vi khuẩn trong hệ thống nuôi cần có những nghiên cứu sâu
hơn.

×