TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TRẦN BẢO TRANG
THỬ NGHIỆM ƯƠNG
CÁ LĂNG (Mystus wyckii Bleeker, 1858)
VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm ương cá Lăng (Mystus wyckii Bleeker, 1858) với
các mật độ khác nhau” được thực hiện tại Trại Cá Thực Nghiệm – Khoa
Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ, trong thời gian từ tháng 03 – 06/2006.
Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm: (i) Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng
và tỉ lệ sống của cá Lăng bột ương trong giai đặt trong ao và (ii) Ảnh hưởng
của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Lăng bột ương trong bể
ximăng.
Cả 2 thí nghiệm đều được bố trí ở 3 nghiệm thức mật độ 300con/m
2
,
400con/m
2
và 500con/m
2
với 3 lần lặp lại. Hệ thống giai ương đặt trong ao và
có sục khí với kích cỡ mỗi giai là 1x1x1m. Hệ thống bể ương được bố trí có
mái che và có sục khí với kích thước mỗi bể là 1x1x1m
Trong thí nghiệm 1 (ương trong giai) nghiệm thức mật độ 300con/m
2
cho
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất qua các giai đoạn 10, 20, 30 và 40 ngày ương
(cụ thể là 63,46%/ngày; 37,66%/ngày; 26,11%/ngày và 21,42%/ngày). Đồng
thời ở mật độ này cũng cho tỉ lệ sống cao nhất (53,78%)
Trong thí nghiệm 2 (ương trong bể) nghiệm thức mật độ 300con/m
2
cho
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất qua các giai đoạn 10, 20, 30 và 40 ngày ương
(cụ thể là 55,56%/ngày; 36,95%/ngày; 26,25%/ngày và 21,40%/ngày). Đồng
thời ở mật độ này cũng cho tỉ lệ sông cao nhất (90,67%).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
PHẦN I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung đề tài 2
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm phân loại và hình thái 3
2.1.1. Đặc điểm phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái 3
2.2 Phân bố 4
2.3 Dinh dưỡng 4
2.4 Sinh trưởng 4
2.5 Sinh sản 5
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3.1 Thời gian thực hiện đề tài 7
3.2 Vật liệu nghiên cứu 7
3.3 Phương pháp nghiên cứu 7
3.3.1 Bố trí thí nghệm 7
3.3.2 Chăm sóc và quản lý 9
3.4 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 10
3.4.1 Một số yếu tố môi trường 10
3.4.2 Khảo sát tăng trưởng của cá Lăng ương 10
3.4.3 Tính toán kết quả 10
3.4.4 Phương pháp xử lí số liệu 11
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
4.1 Các yếu tố môi trường nước 12
4.1.1 Nhiệt độ 12
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
4.1.2 pH 13
4.1.3 Oxy 13
4.1.4 NH
4
và H
2
S 16
4.2 Sự tăng trưởng của cá Lăng trong quá trình ương 20
4.2.1 Sự tăng trưởng của cá Lăng ở thí nghiệm 1 20
4.2.2 Sự tăng trưởng của cá Lăng ở thí nghiệm 2 21
4.3 Tỉ lệ sống 23
4.3.1 Tỉ lệ sống của cá Lăng ở thí nghiệm 1 23
4.3.2 Tỉ lệ sống của cá Lăng ở thí nghiệm 2 24
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 26
5.1 Kết luận 26
5.2 Đề xuất 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHỤ LỤC
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức trong 2 thí nghiệm
Bảng 4.2: pH trung bình giữa các nghiệm thức trong 2 thí nghiệm
Bảng 4.3: Oxy trung bình giữa các nghiệm thức trong 2 thí nghiệm
Bảng 4.4: H
2
S và NH
4
trung bình của các nghiệm thức
Bảng 4.5: Tăng trưởng về khối lượng của cá lăng ở thí nghiệm 1 (ương trong
giai)
Bảng 4.6: Tăng trưởng về chiều dài của cá Lăng ở thí nghiệm 1
Bảng 4.7: Tăng trưởng về khối lượng của cá lăng ở thí nghiệm 2 (ương trong
bể)
Bảng 4.8: Tăng trưởng về chiều dài của cá lăng ở thí nghiệm 2
Bảng 4.9: Tỉ lệ sống của cá lăng ở thí nghiệm 1
Bảng 4.10: Tỉ lệ sống của cá lăng ở thí nghiệm 2
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Biến động oxy (sáng và chiều) của thí nghiệm 1 qua các đợt thu mẫu
Hình 4.2: Biến động oxy (sáng và chiều) của thí nghiệm 2 qua các đợt thu mẫu
Hình 4.3: Biến động H
2
S của thí nghiệm 1 qua các đợt thu mẫu
Hình 4. 4: Biến động NH
4
của thí nghiệm 1 qua các đợt thu mẫu
Hình 4.5: Biến động H
2
S của thí nghiệm 2 qua các đợt thu mẫu
Hình 4.6 : Biến động NH
4
của thí nghiệm 2 qua các lần thu mẫu
Hình 4.7: Cá Lăng giống sau 40 ngày ương
Hình 4.8: Tỉ lệ sống của cá lăng ở thí nghiệm 1
Hình 4.9: Tỉ lệ sống của cá lăng ở thí nghiệm 2
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
TRẦN BẢO TRANG
THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ LĂNG
(Mystus wyckii Bleeker,1858)
VỚI CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
DƯƠNG NHỰT LONG
NGUYỄN HOÀNG THANH
2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm ương cá Lăng (Mystus wyckii Bleeker, 1858) với
các mật độ khác nhau” được thực hiện tại Trại Cá Thực Nghiệm – Khoa
Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ, trong thời gian từ tháng 03 – 06/2006.
Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm: (i) Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng
và tỉ lệ sống của cá Lăng bột ương trong giai đặt trong ao và (ii) Ảnh hưởng
của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Lăng bột ương trong bể
ximăng.
Cả 2 thí nghiệm đều được bố trí ở 3 nghiệm thức mật độ 300con/m
2
,
400con/m
2
và 500con/m
2
với 3 lần lặp lại. Hệ thống giai ương đặt trong ao và
có sục khí với kích cỡ mỗi giai là 1x1x1m. Hệ thống bể ương được bố trí có
mái che và có sục khí với kích thước mỗi bể là 1x1x1m
Trong thí nghiệm 1 (ương trong giai) nghiệm thức mật độ 300con/m
2
cho
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất qua các giai đoạn 10, 20, 30 và 40 ngày ương
(cụ thể là 63,46%/ngày; 37,66%/ngày; 26,11%/ngày và 21,42%/ngày). Đồng
thời ở mật độ này cũng cho tỉ lệ sống cao nhất (53,78%)
Trong thí nghiệm 2 (ương trong bể) nghiệm thức mật độ 300con/m
2
cho
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất qua các giai đoạn 10, 20, 30 và 40 ngày ương
(cụ thể là 55,56%/ngày; 36,95%/ngày; 26,25%/ngày và 21,40%/ngày). Đồng
thời ở mật độ này cũng cho tỉ lệ sông cao nhất (90,67%).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
iv
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cảm tạ ii
Tóm tắt iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
PHẦN I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Nội dung đề tài 2
PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm phân loại và hình thái 3
2.1.1. Đặc điểm phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái 3
2.2 Phân bố 4
2.3 Dinh dưỡng 4
2.4 Sinh trưởng 4
2.5 Sinh sản 5
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3.1 Thời gian thực hiện đề tài 7
3.2 Vật liệu nghiên cứu 7
3.3 Phương pháp nghiên cứu 7
3.3.1 Bố trí thí nghệm 7
3.3.2 Chăm sóc và quản lý 9
3.4 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu 10
3.4.1 Một số yếu tố môi trường 10
3.4.2 Khảo sát tăng trưởng của cá Lăng ương 10
3.4.3 Tính toán kết quả 10
3.4.4 Phương pháp xử lí số liệu 11
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12
4.1 Các yếu tố môi trường nước 12
4.1.1 Nhiệt độ 12
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
v
4.1.2 pH 13
4.1.3 Oxy 13
4.1.4 NH
4
và H
2
S 16
4.2 Sự tăng trưởng của cá Lăng trong quá trình ương 20
4.2.1 Sự tăng trưởng của cá Lăng ở thí nghiệm 1 20
4.2.2 Sự tăng trưởng của cá Lăng ở thí nghiệm 2 21
4.3 Tỉ lệ sống 23
4.3.1 Tỉ lệ sống của cá Lăng ở thí nghiệm 1 23
4.3.2 Tỉ lệ sống của cá Lăng ở thí nghiệm 2 24
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 26
5.1 Kết luận 26
5.2 Đề xuất 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHỤ LỤC
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức trong 2 thí nghiệm
Bảng 4.2: pH trung bình giữa các nghiệm thức trong 2 thí nghiệm
Bảng 4.3: Oxy trung bình giữa các nghiệm thức trong 2 thí nghiệm
Bảng 4.4: H
2
S và NH
4
trung bình của các nghiệm thức
Bảng 4.5: Tăng trưởng về khối lượng của cá lăng ở thí nghiệm 1 (ương trong
giai)
Bảng 4.6: Tăng trưởng về chiều dài của cá Lăng ở thí nghiệm 1
Bảng 4.7: Tăng trưởng về khối lượng của cá lăng ở thí nghiệm 2 (ương trong
bể)
Bảng 4.8: Tăng trưởng về chiều dài của cá lăng ở thí nghiệm 2
Bảng 4.9: Tỉ lệ sống của cá lăng ở thí nghiệm 1
Bảng 4.10: Tỉ lệ sống của cá lăng ở thí nghiệm 2
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Biến động oxy (sáng và chiều) của thí nghiệm 1 qua các đợt thu mẫu
Hình 4.2: Biến động oxy (sáng và chiều) của thí nghiệm 2 qua các đợt thu mẫu
Hình 4.3: Biến động H
2
S của thí nghiệm 1 qua các đợt thu mẫu
Hình 4. 4: Biến động NH
4
của thí nghiệm 1 qua các đợt thu mẫu
Hình 4.5: Biến động H
2
S của thí nghiệm 2 qua các đợt thu mẫu
Hình 4.6 : Biến động NH
4
của thí nghiệm 2 qua các lần thu mẫu
Hình 4.7: Cá Lăng giống sau 40 ngày ương
Hình 4.8: Tỉ lệ sống của cá lăng ở thí nghiệm 1
Hình 4.9: Tỉ lệ sống của cá lăng ở thí nghiệm 2
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
1
PHẦN I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Nhờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với
tổng diện tích mặt nước 954.350 ha, chiếm gần 1/4 diện tích của ĐBSCL, trong
đó diện tích mặt nước ngọt chiếm tới 641.350 ha với hệ thống sông ngòi chằng
chịt thuộc hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi
thủy sản nước ngọt phát triển mạnh mẽ.
Với các đối tượng nuôi truyền thống và chiếm ưu thế như: cá Tra, cá Ba sa,…
các loài này đã đem lại giá trị xuất khẩu rất cao, góp phần nâng cao thu nhập và
cải thiện đời sống cho người nông dân trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên hiện
nay các đối tượng này gặp không ít khó khăn như: giá cả trong năm biến động
mạnh, rào cản kỹ thuật và rào cản kinh tế từ các nước nhập khẩu, sự bùng phát
của dịch bệnh… Điều này làm tăng rủi ro cho người nuôi. Vì thế những đối tượng
nuôi mới có giá trị kinh tế đang được các nhà lãnh đạo cũng như nhà khoa học và
người nuôi quan tâm.
Cá Lăng (Mystus wyckii Bleeker, 1858) là loài cá da trơn khá phổ biến ở ĐBSCL
và có giá trị kinh tế cao, có thịt thơm ngon và được nhiều người tiêu dùng ưa
chuộng. Thực tiển sản xuất cho thấy cá Lăng là loài có giá trị thương phẩm khá
cao, giá 1 kg cá thương phẩm ngoài thị trường có thể dao động từ 30.000 –
60.000 đồng (Ngọc, 2002). Trước năm 2002 thông tin liên hệ đến sự hiểu biết của
con người về những loài cá nầy chưa nhiều, các tài liệu nghiên cứu trước đây về
loài cá nầy phần lớn tập trung vào việc mô tả, nhận dạng và phân loại cùng một
số đặc điểm sinh thái học của loài.
Để nhân rộng và phát triển một đối tượng nuôi cho người dân thì việc đảm bảo
chủ động nguồn giống là rất quan trọng. Năm 2004 Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy
sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ bước đầu đã thành công trong việc nghiên
cứu sinh sản nhân tạo cá Lăng. Do vậy việc ứng dụng các thành quả nghiên cứu
sinh sản nhân tạo góp phần chủ động sản xuất giống cá Lăng cung cấp cho nông
hộ phát triển mô hình nuôi sẽ là một trong nhiều giải pháp kỹ thuật góp phần khai
thác thật sự hiệu quả tiềm năng đất, mặt nước và thủy sinh vật tạo ra các mô hình
nuôi thủy sản phát triển. Được sự phân công của Bộ môn Kỹ thuật nuôi Thủy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
2
Sản, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ, đề tài:“Thử nghiệm ương cá Lăng
(Mystus wyckii Bleeker, 1858) với các mật độ khác nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định tỉ lệ sống và tăng trọng của cá Lăng trong quá trình ương từ cá bột đến
cá giống với mật độ ương khác nhau trong bể ximăng và trong giai, làm cơ sở cho
việc xây dựng hoàn chỉnh qui trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Lăng cho vùng
ĐBSCL.
1.3 Nội dung đề tài
Các nội dung ương cá Lăng bột trong giai đặt trong ao đất và trong bể xi măng
với các mật độ khác nhau bao gồm:
* Khảo sát điều kiện môi trường trong các hệ thống ương cá lăng với các mật
độ khác nhau.
* Khảo sát tăng trọng của cá lăng trong các hệ thống ương với các mật độ
khác nhau.
* Khảo sát tỉ lệ sống của cá lăng trong các hệ thống ương với các mật độ khác
nhau.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
3
PHẦN II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Bộ cá trơn (Siluriformes) là một trong những bộ có số lượng loài tương đối phong
phú và sống chủ yếu ở nước ngọt và nước lợ. Trong bộ này có rất nhiều loài có
giá trị kinh tế cao và được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, gồm các loài cá như:
cá Tra, cá Ba Sa, cá Bông Lau, cá Vồ Đém,…
2.1. Đặc điểm phân loại và hình thái
2.1.1. Đặc điểm phân loại
Loài cá Lăng nghiên cứu có tên khoa học là Mystus wyckii (Bleeker, 1858), loài
này có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chorada
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus wyckii (Bleeker, 1858)
Theo Mai Đình Yên (1978) ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có 3 loài cá Lăng sau:
Hemibagrus elongatus Gunther, 1864
Hemibagrus centralus: cá Lăng Quãng Bình
Hemibagrus vietnamicus: cá Lăng, cá Huốc
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) đối với các tỉnh phía
Nam, bên cạnh loài cá Lăng vàng (Mystus nemurus) thì cá Lăng Ki (Mystus
wyckii) là một trong các loài cá da trơn phân bố khá phổ biến trong các thủy vực
nước chảy ở vùng ĐBSCL.
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Mai Đình Yên và ctv (1992) thì loài cá Lăng (Mystus wyckii) có đặc điểm
về hình thái như sau:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
4
Thân thon dài, dẹp ngang. Đầu rất rộng và dẹp đứng, trơn. Mắt trung bình, nằm
gần đỉnh đầu. Răng lá mía trên một dãy cong và liên tục. Có 4 đôi râu, râu mũi
dài gần mắt, râu hàm đến vây hậu môn, râu cằm và râu hàm dưới đến màng mang.
Gai cứng vây lưng và vây ngực có răng cưa ở mặt sau. Vây mỡ và vây hậu môn
trung bình. Vây đuôi chẻ hai.
Thân màu vàng thẫm, phần lưng thẫm, phần bụng trắng hơn. Vây ngực và vây
bụng xám nhạt. Có 1 đốm đen sau màng mang gần gốc vây ngực.
2.2 Phân bố
Bộ Siluriformes phân bố rất rộng, người ta đã tìm thấy chúng hiện ở Bắc, Trung
và Nam Phi, Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á…Ngoại trừ 2 họ Ariidae và
Plotosidae phân bố ở nước lợ nhưng di cư vào nước ngọt tìm mồi. Cho nên có thể
nói bộ Siluriformes là bộ cá nước ngọt. Riêng cá Lăng phân bố ở Sumatra, Java,
Thái Lan, Lào, Camphuchia và ĐBSCL Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, 1993)
2.3 Dinh dưỡng
Theo nhận định của Nikolski (1963) thì những loài cá có tính ăn thiên về động vật
sẽ có chỉ số L
i
/L
c
≤ 1, cá ăn tạp có L
i
/L
c
= 1-3 và cá ăn tạp thiên về thực vật có trị
số L
i
/L
c
≥ 3 (L
i
là chiều dài ruột và L
c
là chiều dài toàn thân).
Theo Vachta (1994) ở giai đoạn cá con thức ăn của cá Trơn bao gồm: giáp xác
nhỏ, Rotifer, Copepoda và Phytoplanton. Ngày tuổi càng tăng tỉ lệ giáp xác nhỏ
càng giảm, trong khi Copepoda và giáp xác lớn càng tăng. Ngoài ra cá Trơn cũng
có thể ăn thức ăn ở nền đáy thủy vực như: giun ít tơ, ấu trùng Chironomus
(Nguyễn Bạch Loan, 1998)
Theo Mai Đình Yên (1983); Rainboth (1996) và Phạm Báu và ctv (2000) cá Lăng
là loài cá ăn tạp, sống đáy và động vật đáy là những loại thức ăn ưa thích nhứt của
cá như giun, ốc, cá nhỏ kết quả khảo sát cho thấy chỉ số Li/Lo (%) = 89,35.
Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2001) phân tích thức ăn trong dạ dày của cá Lăng
Mystus wyckii bằng phương pháp tần số xuất hiện ghi nhận được: mùn bã hữu cơ
(72%); giáp xác (32%); cá con (28%); nhuyễn thể (4%); thức ăn khác (68%)
2.4 Sinh trưởng
Theo Nguyễn Tuần (2000) thì cá bột cá Ba sa vừa mới nở rất yếu, cá nằm ở đáy.
Vài giờ sau khi nở cá bột bắt đầu bơi lên theo đường thẳng đứng, khi chạm mặt
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
5
nước cá bột ngừng bơi và rơi tự do xuống phía dưới, khi chạm đáy cá bột tiếp tục
bơi lên phía trên. Động tác này lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau khi nở 24 giờ miệng
được hình thành, cá xuất hiện râu. Cá bột bắt đầu bơi ngang. Ngày tuổi thứ 2 cá
bột có răng phát triển đầy đủ, xuất hiện sắc tố trên đầu, màng đuôi kéo dài, râu
dài thêm, vây đuôi chưa phân thùy, phần phía trên của vây đuôi phát triển hơn
phần phía dưới, vây mỡ hình thành. Ngày thứ 3 noãn hoàng tiêu biến dần, kích
thước nhỏ lại. Cá bột bắt đầu ăn thức ăn ngoài, thức ăn chủ yếu là động vật phù
du. Răng phát triển đầy đủ, râu dài thêm. Phần trên vây đuôi dài thêm, phần giữa
vây hơi lõm vào, nhưng chưa chia thùy rõ rệt. Ngày thứ 4 miệng phát triển tương
đối hoàn chỉnh và di chuyển về phía mõm. Hình thành đầy đủ các tia vây hậu
môn. Vây mỡ và vây hậu môn phát triển to ra. Ngày thứ 5 xuất hiện mầm vây
lưng và vây bụng. Ngày thứ 6 hình thành đầy đủ các phụ bộ. Đến ngày thứ 13 cá
bột hình thành đầy đủ các cơ quan. Sắc tố xuất hiện toàn thân, thân có màu ánh
bạc và có hình dạng như cá trưởng thành.
Theo Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo (1988) nghiên cứu trên cá Lăng
(Mystus nemurus) cho thấy cá Lăng có chiều dài dưới L
t
= 30cm (L
0
= 20cm) có
sự tăng trưởng nhanh theo chiều dài hơn khối lượng, ngược lại cá có chiều dài từ
30cm (L
0
= 20cm) trở lên có sự tăng nhanh về khối lượng. Giữa con đực và con
cái có cùng kích thước, cá cái có khối lượng lớn hơn. Cá cái sinh trưởng khối
lượng nhanh nhất vào năm II và III. Theo tính toán lý thuyết thì sự sinh trưởng
theo chiều dài gần như dừng lại khi cá đạt đến tuổi thứ VI và sự sinh trưởng về
khối lượng tăng không đáng kể. Kích thước tối đa của cá cái đạt được khoảng
L
t
=50cm (L
0
= 38cm) với khối lượng W
t
= 900g
Ấu trùng cá Lăng (Mystus wyckii) mới nở có tổng chiều dài là 4,99mm. Miệng
phát triển đầy đủ khoảng 26 giờ sau khi nở. Ấu trùng sau khi nở 1,5 ngày tuổi thì
bắt đầu ăn ngoài (Amornsakum, 2000).
Theo Phạm Thị Hằng (2005) ở nhiệt độ trung bình 28,5
0
C; oxy hoà tan
6,1mgO
2
/lít, sau 21 giờ trứng đã nở thành cá bột tính từ lúc thụ tinh. Cá nở 3 ngày
tuổi có chiều dài trung bình 4,7mm. Sau 14 ngày tuổi cá Lăng có chiều dài trung
bình 20,3mm và khối lượng trung bình 124mg. Sau 30 ngày tuổi cá có chiều dài
trung bình 49,9mm và khối lượng trunh bình 116 mg.
Cá Lăng (Mystus wyckii) có cỡ khai thác trung bình từ 10 – 30 cm, mẫu lớn nhất
đến 48 cm (Mai Đình Yên và ctv, 1997)
2.5 Sinh sản
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
6
Mỗi loài cá có tuổi thành thục riêng và thay đổi theo từng điều kiện cụ thể của
môi trường sống, chế độ dinh dưỡng. Theo qui luật chung cá sống ở vĩ độ cao,
nhiệt độ thấp thì có tuổi thành thục lần đầu cao hơn so với cá cùng loài nhưng
sống ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao. Chế độ dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn
đến tuổi thành thục, những nơi có đủ dinh dưỡng cá thành thục nhanh hơn và hệ
số thành thục cao hơn; nhưng những loài ăn tạp và phiêu sinh thì ảnh hưởng của
dinh dưỡng không rõ ràng như những loài ăn mồi sống và phổ thức ăn hẹp
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Tuổi thành thục của cá Trơn khác nhau tùy theo loài và từng điều kiện cụ thể của
môi trường sống. Trong bộ Siluriformes, họ Bagridae và Clariidae có tuổi thành
thục thấp nhất (1 năm) nhưng các loài cá Trê Châu Phi lại có tuổi thành thục 2
năm. Họ cá Tra Pangasiidae và Ariidae có tuổi thành thục muộn hơn (3 - 4 năm)
(Nguyễn Văn Trọng, 1994)
Theo Mai Đình Yên (1983) cá Lăng đạt đến 3 tuổi thì thành thục. Mùa sinh sản từ
tháng 4 – 6. Bãi đẻ là nơi nước chảy, trứng hơi dính và chìm dưới đáy.
Theo Phạm Thị Hằng (2005), đã tiến hành nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo
cá Lăng (Mystus wyckii) bằng hai loại kích dục tố như HCG với liều lượng là
3000UI/kg cá cái và LHR-Ha với liều lượng là 100
µ
g + 5mg Motilium/kg cá cái.
Cả hai thí nghiệm đều chích liều sơ bộ não thùy 3mg/kg cá cái, sau đó bố trí vào
bể composite 1,5 m
3
sục khí mạnh và tạo vòi phun mưa, sau 6 giờ chích liều
quyết định. Kết quả ở lô thí nghiệm LHR-Ha tỉ lệ rụng trứng đạt 50%, còn lô thí
nghiệm HCG thì 100% cá không rụng trứng.
Hệ số thành thục của cá cao nhất ở tháng 10 (9,4%) kế đến là tháng 11 (6,19%)
và thấp nhất là tháng 12 (3,08%). Ðiều này cho thấy đây là muà vụ sinh sản của
cá và tháng 12 là cuối mùa sinh sản của cá Lăng ngoài tự nhiên. Sức sinh sản của
cá dao động từ 320.000 - 358.213 trứng/kg cá cái (Nguyễn Văn Triều, 2002)
Nghiên cứu sản xuất giống cho thấy có thể kích thích cá Lăng sinh sản bằng
hormon (Amornsakun, 2000). Kết quả thử nghiệm khả năng sản xuất giống cho
thấy thời gian cá Lăng rụng trứng sau khi tiêm liều quyết định dao động từ 12 -
18 giờ, trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 25 – 26 ºC, tỉ lệ cá rụng trứng
dao động từ 90 - 100 %, nhưng tỉ lệ nở hiện vẫn còn rất thấp chỉ đạt khoảng 1,1
%, thời gian phát triển phôi từ 60 - 64 giờ ở nhiệt độ 27 – 29 ºC.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
7
PHẦN III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 03/2006 – 06/2006
Địa điểm: Thử nghiệm ương cá Lăng tại Trại Cá Thực Nghiệm - Khoa Thủy Sản
- Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Giai ương với kích cỡ 1x1x1m: 9 cái
Bể ximăng với kích cỡ 1x1x1m: 9 bể
Máy đo oxy hiệu HANNA
Máy đo pH và nhiệt độ hiệu HANNA
Cân điện tử
Một số dụng cụ cần thiết khác
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghệm
Nguồn cá bột
Sử dụng cá Lăng bột do sinh sản nhân tạo của Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước
Ngọt – Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.
Kích thích cá lăng sinh sản nhân tạo
Chọn cá lăng bố mẹ cho sinh sản nhân tạo:
+ Cá cái: khỏe mạnh, có bụng to mềm đều, lỗ sinh dục có màu hồng
+ Cá đực: khỏe mạnh, có gai sinh dục dài và ửng hồng
Cá cái sau khi được chọn cho sinh sản nhân tạo sẽ được chích liều sơ bộ bằng não
thùy với liều lượng 3 mg/kg cá cái và cho vào bể composite có sục khí mạnh và
tạo vòi phun mưa.
Cá đực không chích liều sơ bộ và được nhốt riêng với cá cái trong bể composite
có sục khí mạnh.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
8
Sau 5 – 6 giờ chích liều sơ bộ cá đực và cá cái sẽ được tiến hành chích liều quyết
định với liều lượng là 100µg LHR-Ha + 5mg Motilium/kg cá cái và liều lượng
hormone dùng cho cá đực bằng 1/3 liều dùng cho cá cái.
Cá cái sau khi chích liều quyết định sẽ được thăm trứng thường xuyên để kiểm tra
mức độ rụng trứng của cá để tiến hành vuốt trứng.
Trứng cá sau khi vuốt ra sẽ được rãi thên giá thể là khung lưới và cho vào thau có
sục khí mạnh để ấp
Sau khi thu hoạch cá bột được 3 ngày tuổi, tiến hành ương cá trên bể ximăng và
trong giai đặt trong ao đất với các mật độ khác nhau:
3.3.1.1 Thí nghiệm 1
Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Lăng bột ương
trong giai đặt trong ao
Nghiệm thức I II III
Mật độ (con/m
2
) 300 400 500
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm được thực hiện trong giai đặt trong ao đất. Diện tích mỗi giai là 1m
2
,
giai được làm bằng lưới với kích thước mắt lưới là 1mm. Bên trong các giai được
lót một lớp vải để tránh cá bột giai đoạn còn nhỏ có thể thoát ra ngoài ao. Sau 10
ngày thả ương lớp vải được tháo bỏ để giai ương được thông thoáng với môi
trường ao.
Ao đặt các giai ương chịu sự tác động của thủy triều do ao có hệ thống cống tự
động thông với kênh dẫn nước vào ruộng.
Ở mỗi giai ương đều được lắp hệ thống sục khí để cung cấp oxy cho cá.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Nghiệm thức I (300 con/m
2
) : giai 1, 5, 6
Nghiệm thức II (400 con/m
2
) : giai 3, 4, 7
Nghiệm thức III (500 con/m
2
) : giai 2, 8, 9
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
9
3.3.1.2 Thí nghiệm 2
Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Lăng bột ương
trong bể ximăng
Nghiệm thức I II III
Mật độ (con/m
2
) 300 400 500
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại
Thí nghiệm được tiến hành trong bể ximăng. Diện tích mỗi bể là 1m
2
, hệ thống bể
được đặt trong nhà. Mỗi bể đều được lắp hệ thống sục khí để đảm bảo oxy cho cá
ương.
Trong qua trình ương nước ở các bể được thay thường xuyên và đồng loạt, mỗi
lần thay từ 50 - 70% lượng nước có trong bể
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Nghiệm thức I (300 con/m
2
) : bể 4, 5, 7
Nghiệm thức II (400 con/m
2
) : bể 1, 3, 6
Nghiệm thức III (500 con/m
2
) : bể 2, 8, 9
3.3.2 Chăm sóc và quản lý hệ thống thí nghiệm
Trong quá trình ương sử dụng thức ăn tươi sống (thức ăn tự nhiên chủ yếu là
rotifera, moina và trùng chỉ) ở giai đọan ban đầu và thức ăn viên công nghiệp có
hàm lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng protein dao động từ 32 - 36 %. Khẩu phần
ăn cung cấp cho cá ương dao động từ 12 - 120 %/trọng lượng cá/ngày, đồng thời
được điều chỉnh về số lượng theo sự phát triển trọng lượng của cá ương. Giai
đoạn từ 20 – 30 ngày tuổi, sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm dao động từ 28 –
30 %. Cá giống sẽ được thu hoạch khi cá đạt kích cở từ 3 – 5 cm chiều dài sau 30
- 45 ngày ương
Ngày
tuổi
Thức ăn Khẩu phần
(%/khối lượng/ngày)
Số lần cho
ăn/ngày
3 - 7 Moina 100 – 120 6
8 - 15 Trùng chỉ 80 – 100 4
16 - 30 Trùng chỉ +Thức ăn viên
(Pro=35%)
30 – 40 4
30 - 45 Thức ăn viên (Pro = 35%) 20 3
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
10
Thức ăn viên được sự dụng là loại thức ăn Tây Đô (thức ăn chìm) có thành phần
dinh dưỡng như sau:
Protein 35%
Lipid 5%
Xơ 3%
Canxi 2%
3.4 Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu
3.4.1 Một số yếu tố môi trường
- Nhiệt độ nước: đo bằng máy DO meter HANNA, đo 3 ngày/lần (sáng 7h, chiều
17-18h).
- pH: đo bằng máy pH meter HANNA, đo 3 ngày/lần, cùng thời điểm với đo nhiệt
độ nước.
- Oxy hoà tan: đo bằng DO meter HANNA, đo 6 ngày/lần ở độ sâu cách mặt
nước 3cm, cùng thời điểm với đo nhiệt độ và pH
- N-NH
4
+
: thu mẫu 7ngày/lần, mẫu được thu vào chai nhựa và trữ lạnh, sau đó
được phân tích bằng phương pháp indophenole blue method. Đo bằng máy quang
phổ.
- H
2
S: thu mẫu 7 ngày/lần. Mẫu được thu bằng chai nút mài nâu và trữ lạnh, sau
đó được phân tích trong phòng thủy hóa bằng phương pháp Iodine.
3.4.2 Khảo sát tăng trưởng của cá Lăng ương
Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá theo từng giai đoạn
Cân và đo chiều dài của cá 10 ngày 1 lần
Số mẫu cá thu: 30 con /1 bể hoặc giai ương cho một lần thu mẫu
Xác định tỉ lệ sống của cá khi kết thúc thí nghiệm
3.4.3 Tính toán kết quả
• Tăng trưởng về trọng lượng (g/ngày)
P
2
- P
1
DWG (g/ngày) =
t
2
- t
1
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
11
Trong đó:
DWG (Daily weight gain) mức tăng trọng của cá/ngày
P
1
, P
2
là trọng lượng trung bình tại t
1
, t
2
L
1
, L
2
là chiều dài trung bình tại t
1
, t
2
• Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày)
Ln P
2
- Ln P
1
SGR (%/ngày) = x 100
t
2
- t
1
Trong đó:
SGR (Special growth rate): tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày)
P
1
là giá trị trọng lượng tại thời điểm t
1
( g)
P
2
là giá trị trọng lượng tại thời điểm t
2
( g)
Số lượng cá giống thu hoạch
• Tỷ lệ sống (%) = x 100
Số lượng cá bột thả ương
3.4.4 Phương pháp xử lí số liệu
Tất cả các dẫn liệu của đề tài đặt ra được thu thập, phân tích và đánh giá thông
qua phân tích thống kê sinh học bằng phần mềm Statistica và Excel (dựa vào
bảng ANOVA)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
12
PHẦN IV
KẾT QUẢ & THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường nước
4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các hoạt động
sống như: sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư thủy sinh vật, đặc biệt đối
với cá, vì cá là động vật biến nhiệt (Trương Quốc Phú, 2000). Theo Niconski
(1951) thì nhiệt độ cơ thể cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 –
1
0
C. Thường nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi là từ 20 – 30
0
C. Giới
hạn cho phép là từ 10 – 40
0
C, nếu nhiệt độ lớn hơn 40
0
C hay nhỏ hơn 10
0
C ít loài
nào có khả năng sống sót.
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức trong 2 thí nghiệm
Nhiệt độ (
0
C)
I (300c/m
2
) II (400 c/m
2
) III (500 c/m
2
)
Sáng 29,27 ± 0,55 29,38 ± 0,45 29,25 ± 0,50 TN 1
Chiều 30,61± 0,54 30,62 ± 0,51 30,61 ± 0,58
Sáng 27,37 ± 0,67 27 42 ± 0 68 27,42 ± 0,72 TN2
Chiều 28,89 ± 0,85 28,97 ± 0,86 29,00 ± 0,77
Trong suốt thời gian thí nghiệm qua các lần thu mẫu nhận thấy nhiệt độ trung
bình giữa các nghiệm thức chênh lệch rất ít.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trung bình của thí nghiệm 1 (ương trong
giai) dao động từ 29,25 – 29,38
0
C vào buổi sáng và 30,61 – 30,62
0
C vào buổi
chiều. Sự chênh lệch về nhiệt độ không đáng kể là do các giai ương được đặt
trong cùng một ao nên cùng chịu sự tác động chung của điều kiện ngoại cảnh. Và
nhiệt độ trong ao nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cá bột.
Thí nghiệm 2 (ương trong bể), nhiệt độ trung bình dao động từ 27,37 – 27, 42
0
C
vào buổi sáng và 28,87 – 29
0
C vào buổi chiều. Đây là khoảng nhiệt độ khá thích
hợp cho sự sinh trưởng của cá bột.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trần Bảo Trang Luận văn tốt nghiệp đại học 2006
13
Nhiệt độ trung bình sáng và chiều của thí nghiệm 1 luôn thấp hơn thí nghiệm 2 có
thể do ảnh hưởng từ mái che của khu thí nghiệm.
4.1.2 pH
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián
tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh
dưỡng
Bảng 4.2: pH trung bình giữa các nghiệm thức trong 2 thí nghiệm
pH
I (300c/m
2
) II (400 c/m
2
) III (500 c/m
2
)
Sáng 7,15 ± 0,11 7,18 ± 0,13 7,18 ± 0,15 TN 1
Chiều 7,14 ± 0,21 7,15 ± 0,22 7,17 ± 0,21
Sáng 7,41 ± 0,34 7,38 ± 0,32 7,37± 0,35 TN 2
Chiều 7,45 ± 0,25 7,43 ± 0,27 7,43 ± 0,27
Kết quả cho thấy pH trong cả 2 thí nghiệm dao động không lớn
Ở thí nghiệm 1 pH dao động từ 7,15 – 7,18 vào buổi sáng và từ 7,14 – 7,17 vào
buổi chiều
Thí nghiệm 2 pH dao động từ 7,37 – 7,41 vào buổi sáng và từ 7,43 – 7,45 vào
buổi chiều.
Theo Swingle (1969) thì pH nước thích hợp cho sự phát triển của cá trong khoảng
6,5 – 9, pH quá thấp hay quá cao cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sinh
sản của cá. Theo Nguyễn Văn Bé (1995) pH thích hợp nhất cho việc nuôi cá
nước ngọt là 7.
Như vậy khoảng pH ở cả 2 thí nghiệm là thích hợp cho việc ương nuôi cá Lăng,
cụ thể ở thí nghiệm 1 pH dao động từ 7,14–7,18 và từ 7,37–7,45 ở thí nghiệm 2.
4.1.3 Oxy
Hàm lượng oxygen là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hoà tan trong
môi trường nước, nó rất cần đối với đời sống của thủy sinh vật. Giá trị nầy có
trong môi trường nước chủ yếu là từ sản phẩm của quá trình quang hợp bởi thực
vật thuỷ sinh và sự khuếch tán từ không khí vào, đối với thuỷ vực nước tĩnh thì
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu