Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giáo án lịch sử 6 bài 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ

GIÁO
Lịch sửÁN
và địa
lý 6
MÔN
HỌC
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Anh
Tổ: Lịch sử và Địa lý
Năm học: 2022 – 2023


CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
(Thời lượng thực hiện : (02 tiết)
I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt: Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông
Hằng và ảnh hưởng của nó đến sự hình thành của nền văn minh Ấn Độ. Xác định được những
đặc điểm chính của chế độ xã hội Ấn Độ thời cổ đại. Kể tên được những thành tựu văn hóa tiêu
biểu của Ấn Độ.
1. Về kiến thức: Những điều kiện tự nhiên của Ấn Độ thời cổ đại: Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại
: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu.
2. Về năng lực: Trình bày được những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành của nền
văn minh Ấn Độ qua hình ảnh lược đồ; Trình bày được những đặc điểm của chế độ xã hội ở Ấn
độ cổ đại; Liệt kê được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ.
3. Về phẩm chất: Thể hiện được tôn trọng trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ đã để lại
cho nhân loại.
II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Lịch sử và Địa lí 6 (Kết nối tri thức và cuộc sống) , lược
đồ Ấn Độ cổ đại, lược đồ Ấn Độ ngày nay, tranh cảnh liên quan tới nội dung bài học


III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a. Mục tiêu: HS bước đầu hình dung được những điều thú vị về đất nước Ấn Độ thời cổ đại, từ
đó xác định được những nội dung cơ bản của bài học cần phải tìm hiểu, hứng thú tìm hiểu về đất
nước Ấn Độ thời cổ đại.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK


và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: HS làm việc theo cặp đơi,quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi của GV : Em có biết vì
sao lễ hội tôn giáo này thu hút đông đảo người dân Ấn Độ tham gia?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách thảo luận theo cặp đôi. GV quan sát , điều hành.
Sản phẩm : Vì đó là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng, người Ấn tin rằng khi tắm nước sơng
Hằng thì tội lỗi của họ sẽ được gột rửa.
Bước 3: GV quan sát và chọn 1-2 HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của HS lên
bảng, yêu cầu 1-2 HS khác bổ sung
Bước 4: GV kết luận như mục Sản phẩm và mở rộng thêm: Hình ảnh trên là một lễ hội tôn giáo
thiêng liêng của người Ấn Độ, lễ hội này có nguồn gốc từ xa xưa, cho đến ngày nay vẫn được
duy trì và là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới. Vậy, sông Hằng và sông Ấn những con sông lớn nhất Ấn Độ, đã có vai trị như thế nào trong việc hình thành, phát triển nền
văn minh Ấn Độ cổ đại? Nền văn minh đó có gì đặc biệt ? Nền văn minh đó đã để lại những di
sản gì cho nhân loại? Bài học ngày hơm nay sẽ góp phần làm rõ.
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên (20 phút)


a. Mục tiêu: HS trình bày được những đặc điểm của điều kiện tự nhiên , từ đó chỉ ra được những
tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ đại thơng qua lược đồ.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV cho HS quan sát lược đồ hình 2 trong SGK


và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: HS hãy mô tả vị trí địa lí, Ấn Độ cổ đại, Hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên
của lưu vực sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ?
Bước 2: HS xác định nhiệm vụ, làm việc cá nhân. GV quan sát, điều hành


Sản phẩm:
Vị trí và điều kiện tự nhiên: là bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển
từ Tây sang Đơng. Phía bắc được bao bọc bởi dãy Hi-ma-lay-a - một vòng cung khổng lồ.
Những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Hằng và sông Ấn ở Ấn Độ:
+ Ấn Độ có đồng bằng sơng Ấn, sơng Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới, được phù sa màu mỡ
của hai con sông này bồi tụ.
+ Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô cằn.
+ Vùng cực Nam và dọc hai bờ ven biền là những đống bằng nhỏ hẹp.
- Khí hậu: Lưu vực sơng Ấn khí hậu khơ nóng, ít mưa. ơ lưu vực sơng Hằng có gió mùa nên
lượng mưa nhiều.
Bước 3: GV quan sát, chọn 1 vài bạn lên trình bày kết quả tại chõ, đồng thời yêu cầu các HS
khác theo dõi, nhân xét, bổ sung kết quả. Sau phần trình bày sản phẩm, góp ý của các HS khác,
GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận : Điểu kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác
so với Ai Cập và Lưỡng Hà? HS suy nghĩ, thảo luận để trả lời câu hỏi.
Bước 4: GV kết luận như mục Sản phẩm và mở rộng thêm :
Giống nhau:
- Ấn Độ, Ai Cập và Lưỡng Hà cả 3 đều nằm ở lưu vực các con sơng lớn, nhiều phù sa, khí hậu
thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp
Khác nhau: ở vị trí địa lí:
- Lưỡng Hà:
+ Nằm trên lưu vực hai con sơng Ơ-phơ-rat ( Euphrates) và Ti-go-rơ.
+ Là vùng bình nguyên
- Ai Cập:



+ Nằm ở phía đơng bắc châu Phi, dọc hai bên bờ sơng Nin
+ Phía bắc vùng hạ Ai Cập, nơi sơng Nin đổ ra Địa Trung hải
+ Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi, đồi cát
+ Phía tây và đơng giáp sa mạc
- Ấn Độ:
+ Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đơng
+ Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a
+ Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn
HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở
3. Hoạt động 3: Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại (20 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được những đặc điểm của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV cho HS quan sát sơ đồ hình 3 SGK

Sau đó giao nhiệm vụ cho HS thực hiện theo 4 nhóm là 4 tổ để hoàn thành bảng sau:


Các tầng lớp đẳng cấp

Đặc điểm

Bước 2:
HS xác định nhiệm vụ, tiến hành thảo luận theo nhóm. GV quan sát, hỗ trợ kẻ bảng nhiệm vụ lên
bảng
Sản phẩm :
Các tầng lớp đẳng cấp
Đẳng cấp thứ nhất là Bra-man

Đặc điểm

gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý
tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-mơn), họ là
chúa tể, có địa vị cao nhất.

Đẳng cấp thứ hai là Ksa-tri-a

gồm tầng lớp q tộc, vương cơng và vũ sĩ,
có thể làm vua và các thứ quan lại.

Đẳng cấp thứ ba là Vai-si-a

gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và
thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước,
cung phụng cho đẳng cấp Bra-man và Ksa-tria.

Đẳng cấp thứ tư là Su-dra

gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh
phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm

thuê làm mướn
Bước 3: GV cử đại diện 1 nhóm lên trình bành sản phẩm. GV ghi kết quả vào bảng nhiệm vụ
trên bảng và u cầu các nhóm cịn lại bổ sung tại chỗ .
Bước 4: GV kết luận như mục Sản phẩm , GV bổ sung thêm : Khoảng năm 2500 TCN, người
bản địa Đa- va đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn. Giữa thiên
niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-viđa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng


tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na. HS lắng nghe , quan sát và
ghi nội dung vào vở

Hoạt động 4: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
a. Mục tiêu: HS liệt kê được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV dẫn dắt thực hiện, chia học sinh thành 2 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ
như sau:
Nội dung: HS nhận phiếu thảo luận, đọc nội dung về những thành tựu văn hóa tưu biểu trong
SGK và hồn thành sơ đồ tư duy sau

Bước 2: HS xác định nhiệm vụ, tiến hành thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ HS
Sản phẩm: Kết quả củ HS trình bày trong phiếu học tập:

Chữ viết

Hin-du

Y học

Thuốc tê

Tôn giáo
Phật giáo
Các số từ 0- 9

Chùa hang A-gian-ta

Thành tựu
Kiến trúc điêu
khắc



Văn học

Ma-ha-bha-rata

Tháp San-chi

Ra-ma-y-na

Bước 3: GV lần lượt mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm, GV u cầu các nhóm
cịn lại nhận xét và bổ xung. HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào vở
Bước 4: GV kết luận như mục sản phẩm, GV bổ sung thêm : Nền văn minh Ấn Độ cổ đại có
nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiếu lĩnh vực, đóng góp lớn cho nền văn minh nhân loại:
- Chữ viết: nhiều loại chữ cổ, trong đó chữ Phạn có ảnh hưởng rất lớn đến Ấn Độ và Đông Nam
Á sau này.
- Văn học: hai bộ sử thi vĩ đại có sức ảnh hưởng lớn đó là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Tơn giáo: ra đời nhiều tôn giáo lớn như đạo Bà La Môn, đạo Phật.
- Kiến trúc: tiêu biểu là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.
- Toán học: tạo ra hệ số có 10 chữ số, đặc biệt có giá trị là chữ số 0.
HS lắng nghe và ghi chép lại vào vở.
5. Hoạt động 5: Luyện tập (15 phút)


a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt
động hình thành kiến thức về Ấn Độ thời cổ đại
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS như sau:
Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận, làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ
Câu 1: Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực
A. Nam Á.
B. Tây Á.

C. Đông Nam Á.
D. Đông Bắc Á
Câu 2: Dãy núi nào chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực Bắc Ấn và Nam Ấn?
A. Dãy An-pơ.
B. Dãy Vin-đi-a.
C. Dãy At-lát.
D. Dãy Hi-ma-lay-a.
Câu 3: Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực hai con sơng nào?
A. Hồng Hà và Trường Giang.
B. Ơ-phơrat và Ti-gro.
C. Ấn và Hằng.
D. Hồng và Mã
Câu 4: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Ấn Độ cổ đại là


A. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. trồng trọt và thương nghiệp.
C. thủ công nghiệp và trồng trọt.
D. trồng trọt và chăn nuôi.
Đáp án: D
Lời giải: Cư dân Ấn Độ cổ đại họ sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và
chăn ni.
Câu 5: Khoảng 2500 TCN, nhóm người nào đã xây dựng những thành thị dọc hai bên bờ sông
Ấn?
A. Người Đra-vi-đa.
B. Người Xu-me.
C. Người Hi Lạp.
D. Người A-ri-a.
Câu 6: Nhóm người nào sau đây đã thiết lập chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ?
A. Người Đra-vi-đa.

B. Người Xu-me.
C. Người Hi Lạp.
D. Người A-ri-a.
Câu 7: Đẳng cấp nào có vị thế cao nhất ở Ấn Độ?
A. Bra-man.
B. Ksa-tri-a.


C. Vai-si-a.
D. Su-đra.
Câu 8: Đẳng cấp nào có vị thế thấp nhất ở Ấn Độ?
A. Bra-man.
B. Ksa-tri-a.
C. Vai-si-a.
D. Su-đra.
Câu 9: Quốc gia nào là quê hương của Phật giáo và Hin-đu giáo?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Hi Lạp.
D. Ai Cập.
Câu 10: Vị thần nào sau đây không phải của người Ấn Độ ?
A. Thần Sáng tạo.
B. Thần Hủy diệt.
C. Thần Bảo tồn.
D. Thần sông Nin.
Câu 11: Chữ viết của người Ấn Độ là
A. chữ Phạn.
B. chữ tượng hình.



C. chữ La Mã.
D. chữ hình nêm.
Câu 12: Một trong những bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là
A. Gin-ga-nét
B. Kinh Thi.
C. Ma-ha-bha-ra-ta.
D. Nạn hồng thủy.
Câu 13: Các số từ 0 đến 9 là phát minh của người
A. Hi Lạp.
B. Ấn Độ.
C. Ai Cập.
D. Rô-ma
Câu 14: Một trong những cơng trình bằng đá cổ nhất của Ấn Độ cịn lại đến ngày nay là
A. Kim Tự tháp.
B. Vạn Lí Trường thành.
C. vườn treo Ba-bi-lon.
D. đại bảo tháp San-chi.
Câu 15: Tác phẩm điêu khắc nào từ thời cổ đại đã trở thành biểu tượng của đất nước Ấn Độ
ngày nay?
A. Cột đá sư tử của vua A-sô-ca.


B. Tượng thần Dớt.
C. Tượng Vệ lữ thành Mi-lô.
D. Tượng lữ thần A-tê-na.
Bước 2:
HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng, GV quan sát HS
Sản phẩm: Kết quả trình bày trong phiếu học tập
1
A


2
B

3
C

4
D

5
A

6
D

7
A

8
D

9
B

10
D

11
A


12
C

13
C

14
D

15
A

Bước 3: GV lần lượt mời một số HS bất kì để trình bày sản phẩm của mình, những HS khác lắng
nghe và nhận xét nếu có
Bước4: GV ghi kết quả đúng lên bảng và yêu cầu HS tự sữa chữa lại bài nếu sai, sau đó GV sẽ
thu lại phiếu học tập

6. Hoạt động 6: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: HS thể hiện được lòng trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho
nhân loại
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như sau :
Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ:
(1). Nhiệm vụ tại lớp: Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc
được bảo tồn đến ngày nay?
(2). Nhiệm vụ về nhà: Sưu tầm tư liệu (tranh ,ảnh,video,..) về đời sống văn hóa , vật chất của con
người Ấn Độ thời cổ đại.



Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hướng dẫn.
Sản phẩm: HS trình bày kết quả vào vở ghi, giấy nháp,…
(1). Thành tựu văn hóa của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày
nay:
- Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời có đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na,
giai đoạn sau này có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á.
- Lịch: Người Ấn Độ cổ đại đã biết làm lịch.
- Toán học: Họ cũng là chủ nhân của 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới,
đặc biệt là chữ số 0.
- Tôn giáo: đạo Bà La Môn, đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo), Phật giáo
- Kiến trúc: Cơng trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp
San-chi.
(2) Tư liệu tranh, ảnh, video,.. về đời sống văn hóa , vật chất của con người Ấn Độ thời cổ đại.
Bước 3 và Bước 4: GV quan sát, chọn 1-2 HS hoàn thành sản phẩm sớm nhất đứng tại chỗ trình
bày nhanh kết quả. GV nhận xét và ghi điểm. Sau đó GV yêu cầu cả lớp về nhà hoàn thiện cả 2
sản phẩm và nộp lại trước buổi học tiếp theo

PHỤ LỤC TÀI LIỆU SỐ KÈM THEO
1. SGK Lịch sử và Địa lí 6 ( Kết nối tri thức với cuộc sống)
2. Một số hình ảnh liên quan đến bài học thuộc SGK Lịch sử và Địa lí 6 ( Kết nối tri thức và
cuộc sống)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×