Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Đông Vân Cương Kho Báu Của Nghẹ THuật Điêu Khắc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.28 KB, 7 trang )



Đông Vân Cương Kho
Báu Của Nghẹ THuật
Điêu Khắc




Động Vân Cương có lịch sử lâu đời, quy mô rộng lớn, nội
dung phong phú, điêu khắc tinh tế, được vinh dự xem như
một kỳ tích trong lịch sử mỹ thuật Trung Quốc. Quần thể
động tại đây, hình tượng của mỗi thể loại nhân vật như Phật,
Bồ Tát, chư vị Thanh Văn đệ tử, Hộ pháp, Chư thiên v.v
mỗi mỗi đều có thần thái riêng biệt, sinh động như sống; hình
thể kiến trúc mô phỏng gỗ đa dạng, phong cách cổ kính chất
phác; phù điêu về sự tích Đức Phật nét khắc điêu luyện, có
chủ đề đột phá; hoa văn trang trí tinh tế ưu nhã, cấu hình
phong phú.

Từ kinh thành hùng vĩ của Hy Lạp cổ đến thị trấn Giang Nam
đầy mưa; từ sa mạc Sa-ha-ra đến trùng trùng bức thành tuyết
ở đại lục Nam cực. Thành phố mà chúng ta đang sống so với
tinh cầu bao la này giống như khoảng không gian trên miệng
một cái giếng khô. Kiếp sống ngắn ngủi chỉ vài mươi năm, ai
có cơ hội được đi khắp các nơi quả là điều hiếm có và may
mắn. Có điều, cho dù không thể đích thân đi đến, nhưng tâm
niệm chúng ta cũng có thể chắp thêm đôi cánh mạng internet,
bước lên một bước là đến được nơi mà chỉ có thể thấy qua
trong sách vở. Du hành, cũng chỉ có thể trên bản đồ mà thôi.


Động Vân Cương là động đá lớn nhất Trung Quốc, hiệp với
động Đôn Hoàng, động Long Môn ở Lạc Dương và động
Mạch Tích Sơn gọi là bốn kho báu nghệ thuật điêu khắc đá
lớn của Trung Quốc. Động vân Cương ở vào phía Nam chân
núi Vũ Châu cách thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây khoảng
16 km về hướng Tây, động mở ra theo hướng dựa vào núi,
công trình điêu khắc dài khoảng 1km, uy thế lẫm lẫm, nội
dung phong phú. Hang động chính có 45 cái, còn lại những
động lớn nhỏ 252 cái, tạo tượng có hơn 51000 tượng, đều là
đại biểu cho nghệ thuật điêu khắc đá Phật giáo kiệt xuất của
Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 5-6. Trong đó, động Đàm
Diệu thứ 5 thiết kế bố cục chặt chẽ nhất quán, là một kiệt tác
kinh điển đầu tiên trong thời điểm cao trào của nghệ thuật
Phật giáo Trung Quốc. Động Vân Cương cũng là một trong
những kho báu nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng thế giới. Năm
1961, Viện quốc vụ chính thức công bố động Vân Cương là
đơn vị văn vật trọng điểm cần được bảo hộ của cả nước. Năm
2001, động lại được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế
giới. Ngày 8 tháng 5 năm 2007, động Vân Cương thuộc
thành phố Đại Đồng được Cục du lịch quốc gia Trung Quốc
chính thức phê chuẩn làm khu du lịch quốc gia cấp 5A, trở
thành nơi tham quan du lịch quan trọng của các giới nhân sĩ
trong nước và cũng là thắng cảnh du lịch mà các bạn quốc tế
ngưỡng mộ hướng về. Trong quần thể điêu khắc dài 1km,
tượng lớn cao khoảng mười mấy mét, tượng nhỏ khoảng mấy
cm, đá lớn gối nhau, điêu khắc dày đặc, tạo nên một quang
cảnh hùng vĩ.




Trong quần thể điêu khắc đó, có tượng ngồi ngay ngắn trang
nghiêm vô cùng linh động; có tượng đang ca múa, thần thái
hân hoan; hoặc có tượng đang đánh trống, gõ chuông; có
tượng nâng lên khúc sáo; có tượng ôm đàn tỳ bà, tất cả đều
rất thong dong tự tại, như đang mỉm cười đón chào du khách.
Diện mạo và phục trang của tượng Phật, Chư thiên, tín đồ và
người cúng dường đều mang đậm nét trí tuệ và sự cần lao của
nhân dân lao động thời xưa. Những tượng Phật và tượng của
các nhân vật hộ pháp này đều lộ rõ sắc thái của người nước
ngoài. Trên căn bản nghệ thuật điêu khắc truyền thống của
Trung Quốc, nghệ nhân còn hấp thu và tiêu hóa được tinh
hoa nghệ thuật kiền đà la của Ấn Độ và nghệ thuật của Ba
Tư. Đây là sự kết tinh lao động trí tuệ mang tính sáng tạo của
nhân dân Trung Quốc thời xưa và cũng là một minh chứng
lịch sử cho sự giao hảo hữu nghị giữa Trung Quốc và các
quốc gia khác. Động Vân Cương có lịch sử hơn 1500 năm,
khai mở vào năm 460, do cao tăng Đàm Diệu phụng chỉ đảm
nhiệm.

Toàn thể quần thể động phân làm 3 phần: phía Đông, ở giữa
và phía Tây. Trang thờ Phật trong động phân bố dày đặc
giống như tổ ong. Những động lớn, vừa và nhỏ độ thưa dày
đồng bộ bao quanh lưng đồi Vân Cương. Các động ở phía
Đông đa phần lấy tháp làm chủ thể, cho nên gọi là động
Tháp; các động ở giữa, mỗi động đều phân làm hai gian trước
và sau, tượng Phật chính đặt ở giữa, vách động và nóc động
khảm đầy phù điêu; các động ở phía Tây đa số là những động
cỡ vừa và nhỏ cùng những trang thờ nhỏ được điêu khắc
thêm vào sau này, thời điểm kiến tạo tương đối trể, phần đa
là những tác phẩm sau thời Bắc Ngụy dời đô đến Lạc Dương.

Toàn thể quần động khí phách hào hùng, diện mạo trang
nghiêm, kỹ nghệ điêu khắc thanh nhã, chủ đề có tính đột phá.
Thần thái của các hình tượng nhân vật tôn giáo được điêu
khắc mỗi người một vẻ. Trên nghệ thuật điêu khắc tạo hình,
các nghệ nhân đã tiếp nối và phát triển được truyền thống tốt
đẹp của nghệ thuật thời kỳ Tần, Hán, đồng thời còn hấp thu
được tinh hoa của nghệ thuật kiền đà la, sáng tạo nên phong
cách nghệ thuật độc đáo Vân Cương, trở thành nguồn tư liệu
nghiên cứu vô cùng quý giá trong lĩnh vực điêu khắc, kiến
trúc, âm nhạc, tôn giáo.

×