Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Dự báo và hoạch định tổng hợp cho công ty cơ khí công nông nghiệp phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.18 KB, 6 trang )

Chương 1: Giới thiệu
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương 1 gồm những nội dung:
♦ Lý do hình thành đề tài
♦ Ý nghóa và phạm vò đề tài.
♦ Mục tiêu nghiên cứu
♦ Phương pháp nghiên cứu.
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Công ty TNHH cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ là một doanh nghiệp vừa và
nhỏ, được hình thành và phát triển lên từ gia đình, hoạt động trong lónh vực sản
xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành nông nghiệp lúa gạo.
Do đặc thù phát triển của công ty, nên quá trình bố trí sản xuất và nhân sự còn
nhiều điểm chưa hợp lý. Hiện nay, công ty đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt
nhân sự, đặc biệt là ở khu vực sản xuất.
Trong những năm gần đây, các đơn hàng của công ty đang tăng nhanh, đặc biệt là
vào giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 5, nhu cầu tăng rất nhiều so với các tháng còn
lại (do nhu cầu gạo xuất khẩu tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm và bắt đầu vào vụ
mùa đông xuân).
Nhu cầu tăng nhanh đã dẫn đến năng lực sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của
khách hàng. Công nhân tại xưởng phải thường xuyên tăng ca, mức độ tăng ca cao
đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của công nhân.
Bên cạnh đó, hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng đã dẫn đến việc không thể đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng vào mùa vụ, đó là nguyên nhân giao hàng trễ
thường xuyên xảy ra trong hai năm trở lại đây (thời gian giao hàng trễ đôi khi kéo
dài đến 2 tháng). Trong khi đó, ở những tháng khác lại không tận dụng hết năng
lực sản xuất vốn có.
Chính vì thế, dự báo nhu cầu sản phẩm và hoạch đònh tổng hợp là điều hoàn toàn
cần thiết cho công ty. Dự đoán được nhu cầu sản phẩm trong tương lai, công ty có
thể chủ động chọn cho mình một kế hoạch hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của
thò trường với mức chi phí tối ưu.


Qua việc dự báo và hoạch đònh tổng hợp, công ty sẽ khắc phục được những vấn đề
còn tồn tại, đồng thời qua đó cũng tận dụng được các nguồn tài nguyên trong sản
xuất và tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.
1
Chương 1: Giới thiệu
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Dự báo nhu cầu sản phẩm cho quý I năm 2008.
 Hoạch đònh tổng hợp sản xuất cho quý I năm 2008.
1.3. Ý NGHĨA VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Ý nghóa:
Đề tài này giúp công ty xác đònh được nhu cầu sản phẩm và có thêm những cơ sở
để quyết đònh phương pháp sản xuất trong thời gian sắp đến. Bên cạnh đó, giúp cho
công ty có thể ra quyết đònh bố trí lại tình hình nhân sự tại công ty một cách hợp lý
hơn.
Dự báo nhu cầu và hoạch đònh tổng hợp sản xuất sẽ giúp công ty chủ động hơn
trong việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, khắc phục được việc giao hàng
trễ hẹn và lựa chọn được chiến lược sản xuất phù hợp với mức chi phí thấp nhất.
Giúp bản thân tác giả hiểu rõ hơn về hệ thống sản xuất hiện tại, ứng dụng được
những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, tác giả cũng học hỏi
và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống trong quá trình thực hiện đề tài này.
Phạm vi đề tài:
Dự báo nhu cầu máy của công ty vào quý I năm 2008. Dựa vào kết quả dự báo
máy và kết quả dự báo phụ tùng để hoạch đònh tổng hợp sản xuất tại 2 phân xưởng
của Công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp BÙI VĂN NGỌ.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau khi tìm hiểu hình thức hoạt động và sản xuất của công ty. Tác giả nhận thấy sự
cần thiết của đề tài đối với công ty và quyết đònh chọn lựa đề tài này.
Phương pháp thực hiện đề tài được trình bày theo thứ tự theo các bước trong mô
hình sau.
Mô hình nghiên cứu thực hiện đề tài

Để hình thành đề tài này, tác giả tiến hành tìm hiểu các vấn đề khó khăn mà doanh
nghiệp gặp phải, lựa chọn đề tài để giải quyết được các vấn đề của công ty.
Qua tìm hiểu và phân tích hiện trạng, nhận thức được các vấn đề khó khăn hiện
nay của công ty, tác giả nhận thấy đề tài hoạch đònh tổng hợp sẽ giải quyết tạm
thời được các vấn đề mà công ty đang gặp phải.
2
Chương 1: Giới thiệu
Sau khi nhận dạng vấn đề và hình thành đề tài, tác giả tiến hành liệt kê ra tất cả
các thông tin cần thiết cho đề tài.
Thông tin được thu thập trong đề tài gồm 2 loại: Thông tin thứ cấp và thông tin sơ
cấp.
Thông tin thứ cấp: Được thu thập từ các phòng ban trong công ty (số liệu dự báo
về phụ tùng, hàng tồn kho, doanh số, doanh thu, chi phí có liên quan đến quá trình
sản xuất…)
Thông tin sơ cấp: Thông qua quan sát và phỏng vấn trực tiếp để hiểu rõ hiện trạng
sản xuất của công ty.
Các thông tin sau khi được thu thập sẽ được xử lý để đảm bảo tính chính xác cho
việc dự báo và hoạch đònh.
Sau khi thu thập và xử lý các thông tin, tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình dự
báo và hoạch đònh tổng hợp cho công ty.
3
Nhận dạng vấn đề tồn tại
Thu thập thông tin
Xử lý thông tin
Hình thành mô hình
nghiên cứu
Dự báo nhu cầu sản phẩm
Hoạch đònh sản xuất
Mô hình nghiên cứu
Mô hình dự báo

Tổng hợp số liệu
Chọn mô hình dự báo
Thử nghiệm trên mô hình
Tổng hợp kết quả dự báo
Dự báo sản phẩm
Mô hình hoạch đònh
Tổng hợp số liệu
Lập các kế hoạch
Lựa chọn kế hoạch tối
ưu
Phân tích đặc điểm
của từng kế hoạch
Chương 1: Giới thiệu
Mô hình dự báo:
Sau khi thu thập số liệu của các sản phẩm, tác giả tiến hành phân tích đặc điểm
của sản phẩm như: xu hướng phát triển, đặc điểm của số liệu, chu kỳ phát triển,
hoặc có thể có các yếu tố tác động…Sau đó, tiến hành phân loại chúng theo những
nhóm khác nhau.
Các sản phẩm cùng nhóm sẽ được dự báo theo cùng một phương pháp dự báo, tác
sẽ chọn ra một sản phẩm tiêu biểu để xây dựng mô hình dự báo cho nhóm sản
phẩm.
Sau khi dự báo thử nghiệm trên một sản phẩm, nếu sai số nằm trong giới hạn cho
phép chấp nhận, tác giả mới bắt đầu tiến hành dự báo cho tất cả các sản phẩm
trong nhóm.
Mô hình hoạch đònh:
Các kết quả dự báo sản phẩm sẽ được tổng hợp, nhu cầu sản phẩm được chuyển
đổi thành nhu cầu thời gian cần sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Hình 1 -1: Cách tổng hợp thời sản xuất sản phẩm
Phương pháp chuyển đổi được minh họa bằng ví dụ sau:
Bảng 1 – 1: Chuyển đổi nhu cầu phụ tùng thành nhu cầu thời gian cần sản xuất

Phụ Tùng Nhu cầu dự báo Đơn vò Thời gian sản xuất (Phút)
Loại A 200 Cái 3.000
Loại B 300 Thanh 5.000
Loại C 50 Cục 500
4
Dự báo nhu cầu phụ tùng
(Thời gian)
Dự báo nhu cầu máy
(Thời gian)
Dự báo nhu cầu dây
chuyền
(Thời gian)
Tổng thời gian cần sản xuất để
đáp ứng được nhu cầu
Chương 1: Giới thiệu
Loại D 250 Cặp 800
Khác 100 Bộ 1.500
Tổng 800 Cái 10.800
Bảng 1 – 2: Chuyển đổi nhu cầu máy thành nhu cầu thời gian cần sản xuất
Máy Nhu cầu dự báo Đơn vò Thời gian sản xuất
(Phút)
Máy A 510 Máy 80.000
Máy B 100 Máy 8.500
Máy C 280 Máy 5.000
Máy D 10 Máy 2.000
Khác 80 Máy 10.000
Tổng 980 Máy 105.500
Bảng 1 – 3: Chuyển đổi nhu cầu dây chuyền thành nhu cầu thời gian cần sản
xuất
Dây chuyền máy CRM 10T Đơn vò Thời gian sản xuất

(Phút)
Máy C 2 Máy 1.000
Máy E 8 Máy 20.000
Máy C 1 Máy 7.000
Phụ tùng D 10 Bộ 2.000
Phụ tùng khác 15 Cái 1000
Tổng 36 Máy 24.000
Bảng 1 – 4: Bảng tổng hợp khả năng chưa đáp ứng nhu cầu
5

×