Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG XOANG HANG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 21 trang )







HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG XOANG HANG












Mục đích của bài này là điểm lại những tổn thương xoang hang tương đối
thường gặp như u, viêm và bệnh lý mạch máu. Thường gặp nhất là các u
nguồn gốc thần kinh và u mạch hang. Các u vùng mũi hầu, đáy sọ và
xoang bướm có thể lan đến xoang hang như là các di căn theo đường máu
và quanh dây thần kinh. Các tổn thương viêm, nhiễm trùng và tạo mô hạt
cho thấy bắt thuốc dạng đường hoặc dạng nốt màng não xoang hang
nhưng thường có đặc điểm MRI không đặc hiệu. Trong nhiều trường hợp
này, có một tổn thương ở nơi nào khác gợi ý chẩn đoán. MRI nhạy trong
phát hiện các tổn thương mạch máu như dò động mạch cảnh xoang hang,
phình mạch và huyết khối.
Xoang hang chứa các cấu trúc mạch máu thần kinh sống có thể bị ảnh
hưởng bởi các tổn thương mạch máu, u, nhiễm trùng và thâm nhiễm xuất


phát ở ngay xoang hang hoặc lan từ các vùng trong và ngoài sọ kế cận.
Bệnh nhân có hội chứng xoang hang thường bị liệt một hoặc nhiều dây
thần kinh sọ (III-VI) có thể kèm theo liệt cơ mắt. Bác sĩ lâm sàng cần biết
kiểu tổn thương xoang hang, mối tương quan với các cấu trúc mạch máu
thần kinh chính, và độ lan vào các mô xung quanh. Các dấu hiệu này là
quan trọng để quyết định phương pháp điều trị như vi phẫu, xạ trị hoặ điều
trị nội khoa cũng như lập kế hoạch đúng cho phẫu thuật, xạ trị hoặc điều
trị nội khoa. Vì đặc điểm MRI của nhiều tổn thương giống nhau và thường
không đặc hiệu nên chúng tôi nhấn mạnh các đặc điểm này cho phép đưa
ra chẩn đoán phân biệt hợp lý.
< ![endif] >< ![endif] >
Protocol hình ảnh và giải phẫu
Khảo sát hình ảnh MRI xoang hang gồm hình T2W, FLAIR và T1W
thường qui cho toàn bộ não. Hình T1W sau tiêm có độ dày <= 3mm trên
mặt cắt axial và coronal với ít nhất một mặt phẳng có xoá mỡ. Hình ảnh
axial cắt mỏng sau tiêm thuốc có thể dùng kỹ thuật GRE 3D. Nói chung
chúng ta tạo ảnh từ đỉnh hốc mắt qua bể trước cầu não. Hình ảnh T2W 3D
cắt mỏng (CISS 3D) có thể cho phép nhìn các dây thần kinh sọ riêng biệt
trong xoang hang và các bể kế cận. CT tốt nhất là sử dụng máy đa lát cắt
sau tiêm thuốc cản quang. Thu hình ảnh axial và coronal với độ dày lát cắt
<1mm và tái tạo ở mắt phẳng khác.
Xoang hang được cấu tạo gồm hai lá màng cứng tách ra để hình thành
kênh tĩnh mạch có vách. Mỗi thành màng cứng gồm một lá ngoài áp sát
xương và lá trong tiếp xúc với máu hoặc dịch não tuỷ. Xoang hang trải dài
từ đỉnh hốc mắt và khe ổ mắt trên ở phía trước đến khoang Meckel và
màng cứng phía sau hơn và các lỗ để các dây thần kinh đi vào. Đường
kính ngang xoang hang 5-7mm, đường kính dọc 5-8mm và đường kính
trước sau 10-15mm. Xoang hang gồm một mạng lưới các kênh tĩnh mạch
nhỏ có thể chia thành các khoang khác nhau. Dòng tĩnh mạch chính đi vào
xoang hang là tĩnh mạch mắt trên và tĩnh mạch mắt dưới, đám rối chân

bướm và tĩnh mạch Sylvien. Dòng ra khỏi xoang hang qua xoang đá trên
và xoang đá dưới Động mạch cảnh trong nằm phía trong cùng của xoang
hang và chứa ngã ba cảnh. Các dây thần kinh III, IV và nhánh 1, 2 của
thần kinh V (từ trên xuống dưới) nằm ở thành màng cứng phía ngoài của
xoang hang (được gọi là ngã ba vận nhãn). Thần kinh V chạy vào phần
trung tâm của xoang hang phía dưới ngoài động mạch cảnh trong. Ở bên
trong, xoang hang là một khoang nhiều vách, bắt thuốc tương phản mạnh
của máu tĩnh mạch chảy chậm hơn. Động mạch cảnh trong là cấu trúc có
tín hiệu trống. Đôi khi xoang hang chứa mỡ bình thường (hình 1). Vùng
mỡ này có thể nổi trội ở người béo phì, hoặc có hội chứng Cushing hoặc
điều trị steroid ngoại sinh.

Hình 1. Lắng đọng mỡ bình thường. Hình axial CT không cản quang thấy
lắng đọng mỡ bình thường được phát hiện tình cờ ở xoang hang phía sau.
Lắng đọng mỡ này có thể gặp ở người béo phì, dùng corticosteroid hoặc
hội chứng Cushing. Khi không có các tình trạng này, chúng không có ý
nghĩa.
Các tổn thương u
Schwannoma
Schwannoma dây V là tổn thương xoang hang thường gặp nhất. và trong
50% trường hợp có hình dáng “quả tạ” (dumbbell) điển hình với phần u to
ở khoang Meckel và bể trước cầu não và phần eo ở lỗ thần kinh sinh ba.
Ngược lại, nó có thể chỉ thấy trong khoang Meckel (hình 2). U có thể có
dạng đặc hoặc thành phần nang hoặc xuất huyết, đôi khi có mức dịch. Các
u nhỏ có khuynh hướng đồng nhất trong khi u lớn thường có hình ảnh
không đồng nhất. Schwannoma là khối tín hiệu thấp hoặc đồng tín hiệu
trên T1W, hầu hết tăng tín hiệu trên T2W và bắt thuốc. Manh mối chẩn
đoán là u đi theo đường đi của dây thần kinh từ chỗ xuất phát.
Schwannoma có thể xuất phát từ các dây thần kinh sọ khác trong xoang
hang, đặc biệt dây thần kinh III. Nhiều schwannoma xoang hang và thần

kinh VIII hai bên gặp ở bệnh nhân neurofibromatosis type II.

Hình 2. Schwannoma. Hình axial T1w sau tiêm thấy khối bắt thuốc giới
hạn rõ (mũi tên) liên quan khoang Meckel phải. Mặc dầu dấu hiện này
không đặc hiệu, khối thường gặp nhất ở vị trí này là schwannoma.
U sợi thần kinh dạng đám rối (plexiform neurofibroma)
U sợi thần kinh dạng đám rối thường liên quan nhiều nhất với dây V, đặc
biệt là nhánh 1 và nhánh 2. Đặc điểm hình ảnh gợi ý là là lớn dây thần
kinh dạng hình thoi hoặc ngoằn ngoèo, tín hiệu không đồng nhất. Không
giống như schwannoma, u sợi thần kinh ít lan đến khoang Meckel. Chúng
thường gặp ở 30% bệnh nhân neurofibromatosis type I nhưng hiếm khi ằm
ngoài bệnh này.
U bao dây thần kinh ngoại biên ác tính.
U bao dây thần kinh ác tính là sarcoma grade cao, có thể thâm nhiễm
xoang hang. Kích thước u lớn (> 5cm), bờ thâm nhiễm kém rõ, phát triển
nhanh, tín hiệu u không đồng nhất, và mòn lỗ nền sọ tỉ lệ nghịch với kích
thước u gợi ý bản chất ác tính (hình 3). Dấu hiệu hình ảnh không đặc hiệu
và chẩn đoán bằng mô học.

Hình 3. U bao dây thần kinh ác tính. Hình coronal T1W sau tiêm cho thấy
khối lớn dạng xâm nhập liên quan xoang hang trái, bao bọc động mạch
cảnh trong (mũi tên), bào mòn sàn hố sọ giữa, lan vào vùng thái dương
dưới.
U mạch hang (cavernous hemangioma)
Hemangioma xoang hang thường gặp hơn ở bệnh nhân nữ khoảng 50 tuổi.
Nó nằm trong số các u xoang hang nguyên phát thường gặp nhất cùng với
schwannoma và u màng não. U này được hình thành bởi các khoang dạng
xoang kèm lớp lót nội mô chứa dòng máu chảy chậm hoặc máu ứ đọng
Chẩn đoán trước phẫu thuật là quan trọng vì khuynh hướng chảy máu
trong lúc cắt bỏ. Các u này gần như tăng tín hiệu trên T1W và T2W và

bám vào thành ngoài xoang hang, chẩn đoán có thể gợi ý khi lấp đầy dần
thuốc sau tiêm. Mặt khác, chúng cho thấy bắt thuốc mạnh không đồng
nhất hoặc đồng nhất không đặc hiệu (hình 4).

Hình 4. U mạch hang. A. Axial T1W sau tiêm thấy khối lớn bắt thuốc
mạnh đồng nhất xuất phát từ thành ngoài xoang hang trái. B, axial T1w
sau tiêm của u mạch hang khác, thấy bắt thuốc không đồng nhất, cũng
xuất phát từ thàn ngoài xoang hang, đẩy động mạch cảnh trong (mũi tên)
vào trong. Khi có một khối xuất phát từ thành ngoài xoang hang, chẩn
đoán phân biệt quan trọng là u mạch hang với u màng não.
U màng não
Hầu hết u màng não xoang hang xuất phát từ thành màng cứng phía ngoài,
nhưng đôi khi có ngoại lệ là nằm bên trong xoang hang. U màng não
thường giảm hoặc đồng tín hiệu so với chất xám trên tất cả các chuỗi xung
và bắt thuốc mạnh (hình 5A). Đuôi màng cứng thờng có thể thấy chạy ra
khỏi bờ u và thường đi vào lều tiểu não cùng bên. U màng não gây chít
hẹp lòng động mạch cảnh trong. U màng não có thể lan vào bên trong
xoang hang và khoang Meckel và đi qua lỗ dây thần kinh sinh ba vào bể
trước cầu não. Chúng có thể có hình ảnh tương tự schwannoma (hình 5B).

Hình 5. U màng não. A. Axial T2w thấy u màng não đồng tín hiệu với
chất trắng, liên quan xoang hang phải và lan từ khoang Meckel vào khe ổ
mắt trên. B, Axial T1W sau tiêm ở một bệnh nhân khác cho thấy phần lớn
khối choán chỗ bắt thuốc đồng nhất trong khoang Meckel nhưng lan qua
lỗ dây thần kinh sinh ba vào bể trước cầu não. Schwannoma cần xem xét
trong chẩn đoán phân biệt.
U tuyến yên
U tuyến yên có thể phát triển ra phía ngoài và xâm lấn xoang hang Dấu
hiệu xâm lấn xoang hang là bao bọc động mạch cảnh trong trong xoang
hang > 30% đường kính hoặc u lan ra phía ngoài đến đỉnh (12 giờ) của

động mạch chảnh trong. Sự len vào của mô mềm bất thường giữa thành
ngoài xoang hang và động mạch cảnh trong là một dấu chỉ tín cậy của xâm
lấn xoang hang. không giống như u màng não, u tuyến yên không làm hẹp
động mạch cảnh trong.
U hắc tố bào (melanocytoma)
U hắc tố bào nguyên phát bắt nguồn từ màng mềm của xoang hang. Tổn
thương tăng tín hiệu kèm những vùng lốm đốm sắc nét giảm tín hiệu trên
T1W và tín hiệu thấp trên T2W, không bắt thuốc. Về mắt hình ảnh có thể
không phân biệt được với melanoma màng não nguyên phát, schwannoma
hắc tố bào và u mạch hang.
U nguyên sống (chordoma)
U nguyên sống là một u xương bản vuông đường giữa nguyên phát xâm
lấn tại chỗ, cũng có thể bắt nguồn hơi ở phía ngoài từ khớp bán động
bướm-chẩm và có thể lan vào xoang hang. Trên T1W, u có tín hiệu trung
gian với những vùng tín hiệu cao khu trú biểu hiện của xuất huyết hoặc
protein cao. U có tín hiệu tương đối cao trên T2W với những vùng tín hiệu
thấp biểu hiện những mảnh còn lại hoặc xương tù. CT thấy phá huỷ xương
và đóng vôi.
Sarcoma sụn (chodrosarcoma)
Sarcoma sụn có thể bắt nguồn từ khớp bán động đá-bản vuông và thâm
nhiễm xoang hang. CT cho thấy đóng vôi lốm đốm và/hoặc vô định hình.
Trên MRI, u thấy tín hiệu thay đổi trên T1w và tín hiệu cao đặc trưng trên
T2W. Các vùng tín hiệu cao trên T1W có thể phản ảnh xuất huyết hoặc
mucin. Tín hệu cao không đồng nhất trên T2W có thể do các ổ sụn xơ
hoặc các vùng khoáng hoá dạng sụn. Bắt thuốc trung bình hoặc rõ rệt và
thường không đồng nhất, mặc dù đôi khi đồng nhất (hình 6).

Hình 6. Sarcoma sụn. A coronal T1W sau tiêm thấy khối choán chỗ lớn
không đồng nhất liên quan xoang hang trái, yên, vùng trên yên, hố sọ giữa
cùng bên và vùng thái dương dưới. Khối có thành phần nang phía ngoài.

B, axial T2W thấy phần đặc của khối tăng tín hiệu, dấu hiệu điển hình của
chodrosarcoma.
Carcinoma mũi hầu
Carcinoma mũi hầu là u ác tính ngoài sọ xâm lấn xoang hang thường gặp
nhất. Lan vào nội sọ có thể xảy ra trực tiếp qua mòn xương đáy sọ hoặc
lan quanh dây thần kinh qua các nhánh của thần kinh sinh ba (hình 7). U
có thể lan qua khớp bán động đá-chẩm và lỗ rách vào xoang hang dưới
hoặc qua ống cảnh để vào xoang hang mà không có phá hủy xương. Khi
xâm lấn xoang hang, hiện diện khối choán chỗ mũi hầu lớn. Nói chung u
giảm hoặc đồng tín hiệu (so với cơ) trên T1W, giảm tín hiệu trên T2W, bắt
thuốc tương phản từ trung bình đến mạnh.

Hình 7. Carcinoma tế bào vảy mũi hầu. Axial T2W cho thấy khối tương
đối giảm tín hiệu liên quan đến xoang hang trái và hố yên, lan vào khí bào
sàng sau. Nói chung khối xâm lấn giảm tín hiệu trên T2W hoặc là u hoặc
là nhiễm trùng do nấm.
U xơ mạch người trẻ (juvenile angiofibroma)
U xơ mạch người trẻ là một u giàu mạch máu ảnh hưởng hầu hết ở các bé
trai vị thành niên. Nó có thể lan vào đáy sọ và phần trước của xoang hang
qua lỗ tròn, ống chân bướm (vidian canal) hoặc lỗ rách. U có thể xâm lấn
xoang hang trực tiếp do mòn xương chân bướm. Tín hiệu trống đặc trưng
trên MRI, biểu hiện cấu trúc mạch máu lớn, điển hình cho u này (hình 8).

Hình 8. U xơ mạch người trẻ. Hình axial T1W sau tiêm cho thấy u rất lớn
liên quan cả hai xoang hang và bao quanh động mạch cảnh trong (mũi
tên). Khối lan vào hố yên, xoang cạnh mũi, hố sọ giữa phải và cả hai hốc
mắt. Ghi nhận tín hiệu dòng trống (đầu mũi tên) do mạch máu lớn.
Carcinoma xoang bướm
U ác tính xoang bướm gồm carcinoma tế bào vảy và adenocarcinoma.
Chúng có xu hướng hủy xương và lan trực tiếp đến xoang hang.

Carcinoma xoang bướm thường có tín hiệu thấp đến trung gian trên T1W,
thấp trên T2W và bắt thuốc. Chúng có dấu hiệu hình ảnh không đặc hiệu
ngoại trừ thường lệch tâm ở vị trí xoang bướm.
Sarcoma cơ vân (Rhabdomyosarcoma)
Sarcoma cơ vân là u trung mô ác tính thường gặp nhất ở trẻ em. Tổn
thương xoang hang thường gặp và có tiên lượng nặng. Phá hủy đáy sọ
kèm tổn thương nội sọ và xoang hang trong các trường hợp tiến triển. Tín
hiệu u đồng với mô cơ xung quanh trên T1W và tăng tín hiệu trên T2W.
Khối bắt thuốc hơn mô cơ xung quanh.
Di căn
Di căn đến xoang hang có thể theo đường máu hoặc quanh dây thần kinh
Các u xa lan theo đường máu đến xoang hang thường là ung thư thận, dạ
dày, tuyến giáp, phổi và vú. MRI cho thấy lớn xoang hang, lồi thành ngoài
ra phía ngoài và thay thế khoang Meckel bằng mô mềm bắt thuốc mạnh
(hình 9). Lan quanh dây thần kinh thường gặp dọc theo nhánh thần kinh
V. Lan quanh dây thần kinh thường gặp nhất là carcinoma tế bào vảy và
carcinoma dạng nang tuyến nhưng cũng có thể gặp trong lymphoma,
melanoma, carcinoma tế bào đáy, sarcoma cơ vân, các u nguồn gốc thần
kinh và u xơ mạch người trẻ. Đặc điểm MRI của u lan quanh dây thần
kinh gồm lớn và bắt thuốc dây thần kinh, lớn và phá hủy lỗ nền sọ (hình
10).

Hình 9. Di căn. Axial T1W sau tiêm thấy khối bắt thuốc (từ carcinoma vú
nguyên phát) ở khoang Meckel trái (mũi tên). Khi không có u nguyên phát
ở nơi nào khác, cần phải xem xét chẩn đoán phân biệt schwannoma.

Hình 10. U lan quanh dây thần kinh. Hình coronal T1W sau tiêm thấy
dày, bắt thuốc nhánh V3 (mũi tên) của dây thần kinh V phải ở bệnh nhân
bị carcinoma nang tuyến trong mũi hầu. B, lát coronal phía sau hơn A, u
xâm lấn hạch Gasser và lấp đầy khoang Meckel (mũi tên).

Lymphoma và leukemia
Như di căn, lymphoma và leukemia đến xoang hang bằng cách lan trực
tiếp từ tổn thương nguyên phát hoặc lan theo đường máu. MRI cho thấy
tổn thương thâm nhiễm đáy sọ xâm lấn xoang hang mà không làm hẹp
động mạch. Lymphoma và leukemia có thể gây lớn xoang hang lan tỏa và
bắt thuốc xoang hang tương tự như hình ảnh di căn. Mặc dù chúng có xu
hướng giảm tín hiệu trên T2W, hầu hết không có dấu hiệu MRI đặc hiệu,
nhưng chẩn đoán có thể gợi ý do kết quả lâm sàng.
Các rối loạn tăng trưởng lympho sau ghép tạng
Rối loạn tăng trưởng lympho sau ghép tạng là một biến chứng ghép tạng
và suy giảm miễn dịch mạn tính biến thiên từ tăng sản tế bào B đến
lymphoma non-Hodgkin. Nó có thể biểu hiện hạch cổ, các khối choán chỗ
khu trú liên quan vòng bạch huyết Waldeyer và hiếm khi có tổn thương
xoang hang. Các tăng trưởng dạng lympho này thường có hình ảnh đồng
hoặc giảm tín hiệu trên T1W và T2W vì mật độ té bào thưa và giống
lymphoma. Đặc điểm hình ảnh không đặc hiệu và chẩn đoán dựa vào lâm
sàng.
Các nang bì (dermoid) và thượng bì (epidermoid)
Nang thượng bì có thể có nguồn gốc ngoài xoang hang và lan vào xoang
hang, bắt nguồn ở thành bên xoang hang (nang giữa màng cứng) hoặc là
tổn thương trong xoang hang thực sự. Khối giảm/đồng tín hiệu trên T1W
và tăng tín hiệu trên T2W. Trên FLAIR và các hình T2W phân giải cao
cho thấy tín hiệu không đồing nhất. Nang này không bắt thuốc. Nang
thượng bì có khuếch tán hạn chế với tín hiệu cao hơn dịch não tủy trên
hình khuếch tán (hình 11).

Hình 11. Epidermoid. A, axial T1W thấy khối lớn (E) trong khoang
Meckel phải. Khối này không bắt thuốc và gần như đồng tín hiệu với dịch
não tủy. B, axial T2W ở bệnh nhân này cho thấy khối (E) gần nhu đồng tín
hiệu vời dịch não tủy. Mặc dù kích thước khối lớn nhưng dâu hiệu lâm

sàng nhẹ. Chẩn đoán phân biệt gồm thoát vị màng não trong thái dương.
Nang bì trong xoang hang thường ở giữa màng cứng và có bờ trơn láng,
hình tròn, đẩy động mạch cảnh trong vào trong mà không làm hẹp rõ rệt.
Tổn thương này nói chung tăng tín hiệu trên T1W và giảm tín hiệu trên
T2W nhưng đôi khi có tín hiệu hỗn hợp trên T2W.
Các rối loạn tăng trưởng mô bào
Tăng sinh mô bào Langerhan làm một bệnh hiếm có thể tổn thương đáy sọ
ở trẻ em. Khi đáy sọ bị ảnh hưởng, nói chung có thể chia thành hai dạng.
Dạng thường gặp hơn được giới hạn đến phần đá của xương thái dương,
trong khi dạng ít gặp có thể xuất phát bất kỳ nơi đâu trong đáy sọ và lan
vào hố sọ giữa và xoang hang.
Bệnh Rosai-Dorfman là một rối loạn tăng trưởng mô bào ít gặp bệnh
nguyên không rõ, có thể thâm nhiễm xoang hang. Nó có thể bắt đầu ở
hạch cổ, nhưng các vị trí ngoài hạch như hốc mũi, ổ mắt và tuyến mang tai
cũng được báo cáo. Bệnh thường biểu hiện là khối choán chỗ bắt thuốc
dựa vào màng cứng ở lồi não, vùng trên yên, xoang hang và vùng xương
đá-bản vuông.
Bệnh Erdheim-Chester là một dạng tăng sinh mô bào không phải
Langerhan hiếm gặp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Nó có thể thâm nhiễm
hạ đồi, hốc mắt, màng cứng và xoang hang. Nó có khối choán chỗ màng
cứng ở vùng cạnh yên, liềm đại não và lều tiểu não. Tổn thương bắt thuốc
mạnh sau tiêm.
Các tổn thương viêm, nhiễm trùng và tạo mô hạt
Hội chứng Tolosa-Hunt
Hội chứng Tolosa - Hunt là từ chỉ giả u sau hốc mắt lan đến xoang hang.
Tam chứng lâm sàng gồm liệt vận nhãn một bên, liệt các thần kinh sọ và
đáp ứng ngoạn mục với corticosteroids toàn thân. Bệnh thường bị một bên
nhưng có thể hai bên (5%). Mô bệnh học cho thấy quá trình viêm không
đặc hiệu độ thấp với lympho bào và tương bào. các dấu hiệu MRI gồm lớn
xoang hang chứa mô mềm bất thường, đồng tín hiệu với cơ trên T1W và

sáng hoặc tối trên T2W, bắt thuốc kèm hẹp khu trú động mạch cảnh trong
(hình 12).

Hình 12. Hội chứng Tolosa-Hunt. A, axial T2w thấy mô mềm giảm tín
hiệu khắp xoang hang phải và lan vào khe ổ mắt trên. B, coronal T1W sau
tiêm thấy bắt thuốc mạnh và lan tỏa, liên quan khoang Meckel.
U nguyên bào sợi cơ dạng viêm (inflammatory myofibroblastic tumor)
U nguyên bào sợi cơ dạng viêm là một bệnh hiếm ảnh hưởng đến hốc mắt
và lan vào xoang hang ở 10% bệnh nhân. Bệnh có đặc điểm là thâm nhiễm
tế bào viêm và đáp ứng xơ khác nhau. Đặc điểm MRI điển hình là lớn khu
trú cơ ngoài hốc mắt và tổn thương mô mềm thay thế mô mỡ, có thể lan
vào xoang hang. Tổn thương giảm hoặc đồng tín hiệu trên T2W, phụ
thuộc vào lượng mô xơ và tế bào, bắt thuốc. U này có thể không phân biệt
được với viêm giả u vô căn trên hình ảnh (hình 13).

Hình 13. U nguyên bào sợi cơ dạng viêm. Axial T1W sau tiêm thấy dày
và thâm nhiễm cơ ngoài ổ mắt, nhiều hơn ở cơ thẳng trong (R) và lan vào
xoang hang cùng bên (mũi tên). Có bắt thuốc nổi bất các cơ này và mỡ sau
hốc mắt.
Viêm dày màng não phì đại vô căn
Viêm dày màng não phì đại vô căn là bệnh viêm hiếm gặp với tổn thương
màng cứng lan tỏa, có thể lan vào xoang hang. MRI thấy dày màng cứng
và bắt thuốc, có thể lan rộng hoặc khu trú hơn (hình 14). Khi liềm não và
lều tiểu não bí tổn thương, thường thấy lan vào xoang hang. Bệnh này có
thể dẫn đến huyết khối xoang hang, phù chất trắng và não úng thủy do
tăng áp lực tĩnh mạch.

Hình 14. Viêm dày màng não vô căn. Hình coronal T1w sau tiêm thấy dày
không đặc hiệu xoang hang phải ngang mức lỗ bầu dục. Có lẽ có dày nhẹ
thành ngoài màng cứng ở xoang hang đối bên.

Viêm dày màng não do lao
Ở một số nơi trên thế giới, lao tương đối thường gặp, gây viêm dày màng
não, tạo ra khối ngoài trục lan tỏa hoặc khu trú dọc theo bề mặt xoang
hang. Tổn thương bắt thuốc mạnh đồng nhất và có thể có dạng nốt. Chúng
có tín hiệu xám trên T2W. Sự hiện diện viêm màng não bể nền có thể gợi
ý chẩn đoán. Có thể hình ảnh giống với sarcoid.
Nhiễm trùng nấm
Nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn có thể ảnh hưởng đến xoang bướm ở
bệnh nhân giảm miễn dịch và có thể lan vào nội sọ với xâm lấn xoang
hang. Nhiễm trùng này thấy tín hiệu thấp trên T1W và T2W, có thể qui
cho sự hiện diện của các thành phần sắt từ và calcium trong nấm và sự
lắng kết chất nhầy. Bắt quang mạnh không đồng nhất (hình 15).
Mucormycosis mũi-não thường là nhiễm trùng cơ hội bộc phát cấp, có thể
ảnh hưởng đến ổ mắt và các xoang cạnh mũi. MRI gồm khối mô mềm bắt
thuốc ở đỉnh hốc mắt và xoang hang kèm dày và đẩy lệch cơ thẳng trong
ra ngoài, tổn thương xoang sàng kế cận. Lan vào xoang hang có thể dẫn
đến huyết khối và dày thành động mạch cảnh trong với hẹp lòng động
mạch. Actinomycosis hiếm gặp và có thể đi vào xoang hang qua sự lan
trực tiếp từ tai hoặc xoang hoặc theo đường máu. Các đặc điểm MRI
không đặc hiệu. Các nhiễm trùng này cần lưu ý ở bệnh nhân giảm miễn
dịch có bất kỳ một kiểu bệnh lý xoang cạnh mũi lan ra khỏi thành xương
của xoang.

Hình 15. Nhiễm trùng nấm. Coronal T1W sau tiêm thấy tổn thương do
Aspergillus niêm mạc xoang bướm trái (mũi tên trắng),

la n ra ngoài và
dẫn đến huyết khối xoang hang kế cận (mũi tên đen). Động mạch cảnh
trong xoang hang (đầu mũi tên) bị hẹp và thành động mạch dày đáng kể.
B, ở bệnh nhân khác, hình axial T1W sau tiêm thấy bắt thuốc niêm mạc

xoang bướm phải kèm khối mô mềm bắt thuốc ở xoang hang đồng bên
(bao gồm khoang Meckel), với hẹp động mạch cảnh trong và dày thành rõ
rệt.
Bệnh u hạt Wegener (Wegener granulomatosis)
Bệnh u hạt Wegener là bệnh hiếm nguyên nhân không rõ liên quan với u
hạt hoại tử ở các xoang cạnh mũi, hốc mũi và/hoặc hốc mắt. Tổn thương
xoang hang hiếm gặp. MRI thấy dày và bắt thuốc màng não lan đến xoang
hang. Xoang hang có tín hiệu thấp do sự hiện diện của mô xơ và bắt thuốc
mạnh đồng nhất. Trong hầu hết các bệnh nhân, chẩn đoán được xác định
trước khi có bất kỳ một khảo sát hình ảnh nào.
Sarcoidosis
Tổn thương màng cứng có thể gặp trong sarcoidosis và lan đến xoang
hang. Sự hiện diện của nhiều tổn thương dựa vào màng cứng, viêm dày
màng não hoặc bắt thuốc màng mềm, dày các dây thần kinh sọ, dày hạ đồi,
nhiều tổn thương não rải rác và tổn thương chất trắng đa ổ quanh não thất
có thể đưa ra khả năgn chẩn đoán sarcoidosis. Hình ảnh tổn thương không
đặc hiệu, nhưng tổn thương có xu hướng tối trên T2W và có thể kèm phù
não kế cận.
Các tổn thương mạch máu
Dò động mạch cảnh xoang hang
Dò động mạch cảnh xoang hang là sự thông nối bất thường giữa hệ động
mạch cảnh và xoang hang, có thể chia thành 4 kiểu. Dò động mạch cảnh
xoang hang trực tiếp (kiểu A) là thông nối dòng chảy cao giữa động mạch
cảnh và xoang hang xảy ra sau chấn thương hoặc do vỡ phình động mạch
cảnh trong xoang hang. Các tổn thương này cấp tính với lồi mắt theo mạch
đập, phù kết mạc và hội chứng xoang hang. Dò động mạch cảnh xoang
hang màng cứng (kiểu B-D) là dò dòng chảy thấp xảy ra giữa các nhánh
màng não của động mạch cảnh và xoang hang, xu hướng có triệu chứng
nhẹ hơn dò trực tiếp. Các dấu hiệu MRI của dò động mạch cảnh xoang
hang gồm dãn xoang hang với nhiều cấu trúc tín hiệu trống kèm lồi mắt và

dãn tĩnh mạch mắt trên. Trên hình GRE, dòng trống cho thấy tín hiệu cao.
Sự hiện diện của tăng tín hiệu liên quan dòng chảy trên hình MRI chụp
mạch gợi ý chẩn đoán trong bối cảnh lâm sàng đúng. Các dấu hiệu phụ
khác là hình ảnh “bẩn” của mỡ sau hốc mắt và lớn các cơ ngoài ổ mắt. Do
sự hiện diện của thông nối trong xoang hang, dò dòng cvhảy rất cao có thể
dẫn đến lớn cả hai xoang hang (hình 16).

Hình 16. Dò động mạch cảnh xoang hang. Hình ảnh axial gốc từ hình
chụp mạch MR cho thấy tăng tín hiệu liên quan dòng chảy ở phần trong
của xoang hang trái (mũi tên) do dò kiểu trực tiếp.
Phình mạch
Phình động mạch cảnh xoang hang chiếm 5% các phình mạch lớn (đường
kinh >2.5cm). Chúng có thể gây hội chứng xoang hang do hiệu ứng choán
chỗ, viêm hoặc vỡ vào xoang hang với hậu quả gây dò động mạch cảnh
xoang hang. Hầu hết là vô căn, nhưng đôi khi có thể do chấn thương hoặc
nhiễm trùng. Phình mạch rõ rệt thấy tín hiệu trống trên hình MRI spin
echo. Phình mạch lớn gây huyết khối cho thấy tín hiệu hỗn hợp biểu hiện
các giai đoạn khác nhau của cục máu đông trong thành (do bóc tách mạn
tính) hoặc trong lòng. Dòng máu đi qua phần còn lại của lòng có tín hiệu
trống trên hình spin echo và tín hiệu cao trên hình GRE (hình 17).

Hình 17. Phình động mạch cảnh trong xoang hang. A, axial thấp phình
(A) động mạch cảnh trong xoang hang trái. Ghi nhận artifact dòng chảy
khẳng định bản chất do mạch đập của tổn thương. B, Hình coronal MIP từ
hình chụp mạch CT ở bệnh nhân này thấy phình động mạch cảnh trong
xoang hang trái.
Huyết khối
Huyết khối xoang hang có thể do nhiễm trùng từ các khoang mũi xoang,
hốc mắt và/hoặc một phần ba giữa mặt. Các dấu hiệu MRI của huyết khối
xoang hang gồm thay đổi tín hiệu và/hoặc kích thước và đường bờ xoahg

hang. Mặc dầu huyết khối bán cấp bộc lộ tín hiệu cao trên tất cả các chuỗi
xung và dễ nhận thấy, huyết khối cấp có thể đồng tín hiệu và khó chẩn
đoán. Bắt thuốc viền ngoại vi của xoang hang lớn có thể gợi ý cục máu
đông bên trong. Các dấu hiệu gián tiếp có thể giúp gợi ý chẩn đoán là dãn
tĩnh mạch mắt trên, lồi mắt và tăng bắt thuốc màng cứng dọc theo bờ
ngoài của xoang hang và liều tiểu não cùng bên (hình 18). Sự hiện diện
viêm xoang và các triệu chứng lâm sàng phù hợp khẳng định chẩn đoán.

Hình 18. Huyết khối xoang hang. A, Coronal T1W sau tiêm thấy lớn và
bắt thuốc không đồng nhất xoang hang phải, chứa các vùng tín hiệu thấp
(mũi tên) tương ứng cục máu đông. B, coronal T1W sau tiêm ở bệnh nhân
khác thấy cục máu đông lớn không bắt thuốc gây phình lớn xoang hang
trái. Động mạch cảnh trong cùng bên bị hẹp nhẹ.
CAO THIÊN TƯỢNG
Nguồn
Imaging Lesions of the Cavernous Sinus
A.A.K. Abdel Razek
a
and M. Castillo
b

a
Department of Diagnostic Radiology, Masnoura Faculty of Medicine,
Mansoura, Egypt
b
Department of Radiology, University of North Carolina, Chapel Hill, NC
American Journal of Neuroradiology 30:444-452, March 2009

×