Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý.(P1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.34 KB, 6 trang )




Những điều cần biết khi
bắt đầu làm quản lý.(P1)
Một số điều các bạn trẻ nên biết trước khi ngồi vào ghế quản lý hay bắt đầu
kinh doanh. Ở đây không bàn tới khía cạnh bạn bán cái gì, bán như thế nào
và bán cho ai? Nội dung ấy đã được đề cập trong một số bài viết trên. Ở đây,
tôi muốn đề cập đến những gì không có trong sách vở, không mang tính Hàn
lâm.

Những điều cần biết khi bắt đầu làm quản lý.(P1)
1. Phải biết mình là ai?

Nghe thì đơn giản nhưng xưa nay không nhiều người trả lời thấu đáo câu hỏi
này cho chính bản thân mình. Nếu không biết mình là ai bạn sẽ không thể
quản lý được mình, không quản lý được mình thì sao bạn có thể quản lý
được người khác? Không biết mình là ai bạn sẽ không thể đánh giá đúng bản
thân mình được. Thông thường, người ta hay đánh giá bản thân cao hơn
những gì họ có, đó là căn nguyên của thất bại. Vì thế, cần đánh giá đúng bản
thân để biết mình có thể làm gì và không thể làm gì, cái gì bạn có thể làm tốt
và cái gì có thể làm tệ. Đánh giá đúng bản thân còn giúp hoàn thiện mình, bù
đắp những điểm khiếm khuyết. Đơn giản nếu mình là người có khí chất linh
hoạt lại đi chọn các ngành kế toán để làm việc thì nếu không thất bại cũng
không khi nào thành công được, mình là người rất dốt tư duy mà học đòi
làm kiến trúc sư thì thật là thảm họa Nên để trở thành một quản lý giỏi bạn
phải trả lời thấu đáo câu hỏi này.

2. Hiểu những người xung quanh.

Bạn phải biết điều này, bạn là nhà quản trị, bạn không hiểu đối thủ nó sẽ giết


bạn, bạn không hiểu đối tác sao người ta có thể hợp tác lâu dài với bạn được,
bạn không hiểu khách hàng liệu bạn có bán được sản phẩm không? Hay gần
nhất, bạn không hiểu được nhân viên của mình thì làm cách nào để bạn quản
lý được họ, làm sao để họ ủng hộ bạn được? Không quản lý được nhân viên
thì làm sao có thể điều hành. Rõ ràng là người quản lý bạn phải hiểu nhân
viên mới giao đúng việc, đúng người, phải hiểu để ứng xử với từng người
cho phù hợp. Đây cùng là điều tiên quyết, bởi các cụ ta có câu, biết người
biết ta trăm trận trăm thắng. Còn làm sao có thể hiểu người xung quanh, đây
là một vấn đề rộng và khá phức tạp, tôi không bàn đến trong bài viết này.

3. Tiết kiệm.

Nếu phải chọn giữ tăng trưởng hay tăng doanh số và cắt giảm chi phí bạn
hãy chọn cách giảm chi phí. Đó cách dễ hơn nhiều so với việc tăng doanh số
mà lợi nhuận mang về cũng không hề nhỏ từ việc tiết kiệm. Xin nhắc lại ở
đây là tiết kiệm về chi phí trong hoạt động chứ không phải tiết kiệm theo
nghĩa thông thường trong cuộc sống của bạn. Bạn nên tiết kiệm từ thời gian
cho các hoạt động, bố trí nhân sự hợp lý trong các bộ phận sao cho để tối đa
năng suất làm việc cắt giảm được càng nhiều chi phí bạn càng thu về lợi
nhuận lớn.

4. Chi tiết.

Là nhà quản lý bạn phải có tầm nhìn lớn, tuy nhiên trong điều hành hằng
ngày bạn phải chi tiết, càng chi tiết càng tốt thậm chí tới mức cái kim sợi
chỉ. Chả có lý do gì bạn là chủ hay là người quản lý doanh nghiệp lại không
biết tường tận về doanh nghiệp của mình, và cũng chỉ biết tường tận chi tiết
bạn mới có thể quản lý được. Đừng ủy thác việc biết này cho người khác,
bởi họ sẽ không chịu trách nhiệm gì nếu thất thoát xảy ra.


5. Đặt lợi nhuận lên trên hết.

Ở đây tôi không bàn đến khía cạnh xã hội nên xin đừng bắt bẻ. Trong kinh
doanh thì đây là mục tiêu tối thượng, đừng sập bẫy tăng trưởng, đừng ham
hình thức, đừng bị cuốn vào các hoạt động của đối thủ. Phải luôn tâm niệm
rằng, lợi nhuận là số 1, tất cả xếp thứ 2 trở đi. Làm sao để hiệu quả sử dụng
đồng vốn là cao nhất? Khi đạt lợi nhuận rồi hãy tính đến tăng trưởng đó mới
là kinh doanh.

6. Phải biết cúi đầu và luôn kiên nhẫn.

Cúi đầu ở đây không phải là đầu hàng, là hèn nhát cũng không phải là bạn
phải cúi đầu quỵ lụy ai đó mà là sự tôn trọng với đối thủ, với đối tác. Bạn cứ
thử vênh mặt lên mà xem, các công ty khác có tìm mọi cách để dìm bạn chết
không? Nói cách khác là bạn đừng ngạo mạn, dù công ty bạn mới hay phát
triển lớn mạnh, thưa với bạn là những năm qua nhiều ông lớn phá sản lắm
rồi. Và bạn cũng phải kiên nhẫn, bởi kiên nhẫn là tạo ra sức mạnh, càng
nhẫn nhịn nhiều thì sức mạnh càng lớn. Nếu bạn bị chèn ép phải kiên nhẫn
xử lý, nếu việc kinh doanh của bạn chưa như ý muốn hãy kiên nhẫn thêm,
đừng vội từ bỏ. Không ai thích kẻ khác hơn mình và không có thứ gì dễ
dàng đạt được nên phải biết cúi đầu và kiên nhẫn.

7. Đừng ngại đi vay.

Tôi khẳng định rằng không có doanh nghiệp nào chưa từng đi vay. Vay
không phải là xấu, vay cũng không hẳn vì không có tiền mà đi vay. Doanh
nghiệp lớn vay lớn, doanh nghiệp nhỏ vay nhỏ, bởi nếu không doanh nghiệp
nào đi vay các ngân hàng phá sản ngay lập tức, ngân hàng phá sản thì nền
kinh tế cũng sụp đổ. Nền kinh tế không còn thì lấy gì cho doanh nghiệp bạn
hoạt động…Nên nếu đã sẵn sàng với kế hoạch kinh doanh của mình, tôi

khuyên bạn nên mạnh dạn mang hồ sơ tới ngân hàng để vay vốn.

8. Hãy đi học.

Tôi không phủ nhận chủ nghĩa kinh nghiệm, xong một nhà quản lý giỏi
không đơn thuần chỉ dựa trên kinh nghiệm mà bạn phải có lý luận, phải hiểu
lý do của hành động, hiểu quy luật hoạt động của sự vật hiện tượng, tức bạn
phải biết tại sao nó lại như thế này mà không là thế kia. Hành động theo cảm
tính có thể đúng có thể sai nhưng hoạt động của doanh nghiệp thì không thể
theo kiểu đánh bạc vậy được. Nên lời khuyên cho các nhà quản lý là hãy tích
cực học tập.

9. Phải kiểm tra.

Là chủ hay là quản lý, bạn không phải làm tất cả mọi việc và cũng không thể
làm tất cả. Giao việc, ủy quyền là một trong những kỹ năng quan trọng của
nhà quản lý. Tuy nhiên bạn phải kiểm tra, nghe báo cáo hoặc đơn giản chỉ
nhìn kết quả là chưa đủ, bạn phải làm động tác kiểm tra. Ngồi phòng lạnh
chỉ đạo hay đọc và nghe báo cáo của nhân viên dưới quyền là điều nên tránh.
Tất cả 8 điều trên bạn có thể làm rất tốt, nhưng nếu bạn quan liêu bỏ qua
điều này cái giá bạn trả sẽ rất lớn. Xinh nhắc lại, phải kiểm tra.

10. Mở cửa hậu trước khi bước vào cửa chính.

Hay nói cách khác hãy để một đường thoát cho mình. Có một thực tế là sẽ
không có cái gì chắc chắn cả cho đến khi ta biết được điều đó. Và nên để
cho mình có cơ hội để sửa chữa sai lầm nếu mắc phải, tuy nhiên điều ấy chỉ
đến khi bạn còn lối để quay về. Chứ nếu hy sinh rồi thì còn gì để sửa chữa
nữa đâu, lúc đó người khác sẽ lấy bạn ra để rút kinh nghiệm.


×