Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Đề thi HSG Lớp 12 vòng 1 tỉnh Long An năm 2013 môn Văn bảng A ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
LONG AN Môn thi: Ngữ Văn (Bảng A)
Ngày thi: 23/10/2012
Thời gian: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (8,0 điểm)
“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè
bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “ Nhưng mình
hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây
nữa:“Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay
lại ko được học chung dzới nhau gùi”.Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @
da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với
nhau rồi”.
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của
học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.
(Trích “Ngôn ngữ chat” - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng
tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ
@”,… như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về việc này.

Câu 2 : (12,0 điểm)
Viết về một tác phẩm văn học Việt Nam đã mang lại cho anh (chị) niềm yêu thích
hoặc yêu thích thêm việc học môn Ngữ văn (tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn
1930 đến nay và được học trong các bài Đọc văn, không tính các bài đọc thêm).

HẾT



 Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
LONG AN
Đáp án đề thi chính thức (Bảng A)
Môm: Ngữ Văn
Ngày thi: 23/10/2012
(Đáp án này có 5 trang)
I.YÊU CẦU CHUNG:
- Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng chính xác; có kĩ
năng làm văn nghị luận tốt: kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc.
- Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức biểu đạt, kết hợp nhiều thao tác lập
luận trong bài văn.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính chất định hướng. Giám
khảo cần vận dung linh hoạt cẩn thận và tinh tế khi chấm bài của học sinh. Khi
chấm, cần lưu ý tính chỉnh thể. Đặc biệt là những thí sinh có sáng tạo trong kết cấu,
trong lập luận, trong cách dùng từ đặt câu mà sự sáng tạo đó hợp lí không sai lệch tư
tưởng.
- Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu. Đáp án chỉ nêu những ý chính trong
thang điểm. Khi triển khai sẽ thống nhất ra thang điểm chi tiết.
II.YÊU CẦU CỤ THỀ:
Câu Đáp án Điểm

Câu 1 “Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa
sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin
tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái
trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi
@ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học
chung dzới nhau gùi”.Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @
da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được

học chung với nhau rồi”.
Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong
cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh”.
(Trích “Ngôn ngữ chat” - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai)
Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói
quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ ngôn ngữ chat”,
“ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong đoạn trích trên. Anh
(chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về việc này.
8,0
1)V
ề h
ình

th
ức v
à k
ĩ năng
:
- Thí sinh được tự do chọn lựa các phương thức biểu đạt và thao tác
lập luận, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn.
- Thí sinh được tự do huy động tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống và cả những hiểu biết và trải nghiệm của riêng
mình. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ đây là vấn đề xã hội thuộc
dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Thí sinh xác định đây là một hiên tượng đời sống của lứa tuổi mình
và viết với tâm thế của người trong cuộc. Để từ đó có cách ứng xử
đúng đắn với những hiện tượng mới lạ phát sinh trong cuộc sống
hiện đại, khi những hiện tượng mới lạ đó có khi góp phần hủy hoại
những giá trị truyền thống tốt đẹp mà tuổi trẻ vô tư lại vô tình góp

một phần không nhỏ.
2,0 điểm:
- Biết cách làm văn nghị luận XH.
- Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Văn viết sáng tạo.
- Biết cách kết hợp các thao tác lập luận.
1,5 điểm
- Biết cách làm văn nghị luận XH.
- Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
1,0 điểm
- Biết cách làm văn nghị luận XH.
- Lập luận chưa tốt.
0,5 điểm
- Kết cấu không rõ ràng.
- Văn viết còn gặp nhiều lỗi các loại.
0,0 điểm: Kĩ năng kém cỏi.
2,0
2.Về nội dung:
6,0
a) Giới thiệu vấn đề
0,5
a) Giải thích làm rõ hiện tượng cuộc sống
- Tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn
ngữ@ là tên gọi chung của hình thức chữ viết dùng để tán gẩu trên
mạng thông qua máy vi tính hoặc điện thoại di động. Do sử dụng bàn
phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất tiện khi
viết tiếng Việt, nên ban đầu có một số người nhất là giới trẻ có một
sáng kiến viết tắt một cách tùy tiện cho nhanh. Hiện tượng này lan
dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong một bộ
phận không nhỏ của lớp trẻ hiện nay.

1,0
b) Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Tình trạng hiện nay của hiện tượng trên: (1,0 điểm)
+ Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính,
nay lan dần sang các lĩnh vực khác như nói, viết các loại văn bản
khác nhau trong sinh hoạt và học tập. (0.5 điểm)
+ Lớp trẻ tuổi teen 9x, 8x mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn
bệnh này là căn bệnh mới trong học đường và lây lan rất mạnh.
Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo dục đã lên tiếng việc
này trên các phương tiện thông tin (0.5 điểm)
- Nguyên nhân của hiện tượng trên: (1,0 điểm)
+ Do thời gian gấp gáp trên mạng. (0,25 điểm)
+ Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng,
hoặc muốn tự khẳng định mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người
thân cho vui. (0,25 điểm)
+ Do tuổi trẻ vô tư, vô tình không thấy hết tác hại của hiện tượng
trên…(0,5 điểm)
- Hậu quả của hiện tượng trên: (1,0 điểm)
+ Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, hủy hoại giá trị truyền thống. (0,5
điểm)
+ Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là thói
xấu nói năng, tư duy một cách tùy tiện, cẩu thả. (0,5 điểm)
- Cách khắc phục hiện tượng trên: (1,0 điểm)
+ Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên
không thể tẩy chay một cách máy móc một chiều, tránh cách xử lí
cực đoan. (0,25 điểm)
+ Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vô tình của mình
có thể gây nên một tác hại khó lường. (0,25 điểm)
+ Tiếp thu có chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ

không được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và học tập. (0,5 điểm)
c) Bài học cho bản thân:
- Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh
trong cuộc sống hiện đại. Nhất là khi những hiện tượng này mâu
thuẫn với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời. (0,25 điểm)
-Vì vậy, yêu cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng
hiện tượng để tiếp thu những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại
những giá trị truyền thống. (0,25 điểm)

4,0
0,5
Câu 2 Viết về một tác phẩm văn học Việt Nam đã mang lại cho anh (chị)
niềm yêu thích hoặc yêu thích thêm việc học môn Ngữ văn (tác phẩm
được sáng tác trong giai đoạn 1930 đến nay và được học trong các bài
Đọc văn, không tính các bài đọc thêm).

12,0
1) Về hình thức và kĩ năng:
- Xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học.
- Mặc dù đề bài không thể hiện vấn đề lí luận cụ thể bên ngoài,
nhưng vấn đề lí luận bên trong thí sinh tự rút ra đó là mối quan hệ
giữa nhà văn, tác phẩm với người đọc. Mối quan hệ ấy thể hiện qua
việc được học tác phẩm và việc cảm thụ những giá trị của tác phẩm
văn học mang lại. Từ đó, dẫn đến việc người đọc yêu thích tác giả,
tác phẩm và yêu thích học môn văn.
2,5 – 3,0 điểm:
- Biết cách làm văn nghị luận XH.
- Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Văn viết sáng tạo.
- Biết cách kết hợp các thao tác lập luận.

2,0 điểm
- Biết cách làm văn nghị luận XH.
- Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
1,5 điểm
- Biết cách làm văn nghị luận XH.
- Lập luận chưa tốt.
1,0 điểm
- Kết cấu không rõ ràng.
- Văn viết còn gặp nhiều lỗi các loại.
0,5 - 0 điểm: Kĩ năng kém, quá kém.


3,0
2) Về nội dung:
9,0
a) Giới thiệu tác phẩm mà thí sinh cho rằng học nó làm mình yêu
thích hoặc yêu thích thêm việc học môn văn
+ Tác giả. (1,0 điểm)
+ Tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật, ). (2,0
điểm)
3,0



b) Thí sinh sử dụng các thao tác lập luận làm rõ việc tác phẩm văn
học đó tác động đến mình như thế nào thông qua các giá trị mà tác
phẩm mang lại, để có được tình cảm yêu thích văn chương nói
chung và yêu thích việc học văn nói riêng.
- Giá trị nhận thức. (2,0 điểm)
- Giá trị giáo dục. (2,0 điểm)

- Giá trị thẩm mĩ. (2,0 điểm)
* Tự chọn các dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng minh họa cho
từng luận điểm.

6,0

Lưu ý:
1) Đối với thí sinh không làm đúng yêu cầu câu 2 sẽ không chấm điểm câu này
vì không có kĩ năng phân tích đề và kiến thức lịch sử văn học không vững, cụ
thể các trường hợp sau đây:
+ Chọn tác phẩm văn học nước ngoài.
+ Chọn bài đọc thêm.
+ Chọn tác phẩm ra đời ngoài giai đoạn văn học 1930 đến nay.
2) Đối với những thí những thí sinh chọn đoạn trích, nếu:
+ Từ đoạn trích mà có nói đến toàn bộ tác phẩm thì vẫn chấm bình thường.
+ Chọn đoạn trích mà không nói đến toàn bộ tác phẩm thì chấm, nhưng sẽ bị
trừ điểm tùy theo mức độ.


Hết



×