Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.66 KB, 6 trang )





Bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi

Bệnh Alzheimer là bệnh người già thường mắc phải . Căn bệnh này gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chính bản thân người bệnh và gia đình.
 Siêu vi khuẩn kháng thuốc có nguy hiểm ?
 Da bị tổn thương vì đi bơi quá nhiều
 Dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Bệnh Alzheimer là một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay. Sa sút trí tuệ
(dementia) là mất khả năng về trí lực và giao tiếp xã hội ở mức độ gây khó khăn
cho cuộc sống hàng ngày. Sự thoái hóa mô não đang bình thường với nhiều nguyên
nhân chưa được biết rõ, gây nên sự suy sụp dần dần trí nhớ và trí tuệ bệnh nhân.
Các dấu hiệu và triệu chứng
*Phần lớn bệnh nhân Alzheimer đều có những dấu hiệu bệnh chung như sau:
Tính hay quên liên tục và tăng dần: Bệnh Alzheimer khởi đầu bằng một giai đoạn
quên, đặc biệt là quên những sự việc mới diễn ra hoặc những việc đơn giản. Nhưng
về sau triệu chứng quên cứ tồn tại và tăng dần. Bệnh nhân thường quên nội dung
các cuộc nói chuyện, quên các đồ vật, đặt sai vị trí của chúng, thường đặt chúng
không đúng theo logic và công dụng. Bệnh nhân thường quên tên bạn bè, rồi cuối
cùng quên hẳn cả tên những người thân trong gia đình và tên các đồ vật thường
dùng nhất, như cái lược, đồng hồ,…

Khó khăn trong suy nghĩ trừu tượng: Bệnh nhân Alzheimer gặp rắc rối với sổ tiết
kiệm của họ, nhất là phải nhận ra và hiểu các con số.
Khó khăn trong tìm kiếm ngôn từ chính xác để diễn đạt: Thật là một thử thách lớn
lao cho các bệnh nhân Alzheimer khi phải tìm kiếm các từ ngữ chính xác để diễn
đạt những suy nghĩ của mình và ngay cả chỉ để hiểu kịp các cuộc nói chuyện. Việc
đọc và viết cũng gặp khó khăn.


Mất định hướng: Bệnh nhân Alzheimer bị mất định hướng về thời gian và không
gian. Họ không nhớ rõ ngày giờ, bị lạc trong chính ngôi nhà của mình. Sau cùng
bệnh nhân hay đi lang thang ra khỏi nhà.
Mất khả năng phân tích và suy xét: Bệnh nhân Alzheimer giờ đây gặp phải trở ngại
lớn trong việc thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kế hoạch, những quyết
định và suy xét.
Thực hiện các công việc quen thuộc khó khăn: Những công việc quen thuộc hàng
ngày cần phải làm qua các bước tuần tự, ví dụ như việc nấu ăn, đã trở thành một
cuộc chiến đấu khó khăn cho người bệnh. Cuối cùng thì bệnh nhân Alzheimer quên
cả cách thực hiện những công việc cơ bản nhất, như đánh răng chẳng hạn.
Thay đổi nhân cách: Người bệnh có tính khí thay đổi thất thường. Họ hoài nghi hết
thảy mọi người, cố chấp và cách ly với xã hội. Lúc còn sớm, triệu chứng này có thể
là phản ứng của người bệnh với tâm trạng thất vọng khi họ nhận thấy mình không
thể kiểm soát đượoc trí nhớ. Vì vậy mà trầm cảm hay đi đôi với bệnh Alzheimer.
Mất ngủ cũng thường xảy ra. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân trở nên khó tính,
hay kích động và cư xử không phù hợp.
Những cách ngăn ngừa bệnh alzheimer:
1. Thách thức bản thân mình: Ngày càng nhiều bằng chứng về y khoa cho thấy
việc kích thích não (suy nghĩ) suốt đời là chìa khóa cho việc nuôi dưỡng và duy trì
các tế bào não khỏe mạnh, chặn đứng việc giảm trí nhớ và có thể ngăn chặn được
bệnh Alzheimer. Hãy thử làm công việc mình thích thú (có lương hay tình
nguyện), theo đuổi các sở thích (như chơi cây cảnh, sưu tầm tem, …), tham gia tích
cực vào các hoạt động xã hội, học ngoại ngữ, ca hát, hay cách dùng các phần mềm
vi tính (computer software).

2. Dùng 1 liều thấp thuốc aspirin hàng ngày: Một số công trình nghiên cứu phát
hiện mối liên hệ giữa việc dùng aspirin (hoặc các loại thuốc kháng viêm non-
steroid khác) và sự giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
3. Bổ sung Vitamin C và E: Một nghiên cứu ở trường ĐH John Hopkins cho thấy
Vitamin C và E dùng chung có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

4. Hàng ngày nên dùng loại thuốc “bổ” multivitamin (đa sinh tố): chứa hàm lượng
thích hợp a-xít phô-líc (acid folic tức là Vitamin B9) cùng các Vitamin B khác (tức
là Vitamin B complex) vì chúng làm giảm mức homocysteine, 1 loại a-xít amin tạo
ra do sự phân hủy đạm động vật. Người có homocysteine ở mức cao có nhiều khả
năng bị bệnh Alzheimer.
5. Nấu nướng với các loại gia vị có dược tính tố: Nghệ, gừng, ớt chẳng những
thêm hương vị cho món ăn mà còn là những chất kháng viêm thiên nhiên (còn gọi
là kháng ô-xi hóa: anti-oxidant) .
6. Dùng những thực phẩm giàu chất béo omega-3: trong đó phải kể cá hồi hoang
dã vùng Alaska , cá mòi, bột hạt lanh (flaxseed) mới xay, và hạt óc chó (walnut).
7. Đưa vào bữa ăn nhiều trái cây, rau củ trồng theo lối hữu cơ (không dùng phân
hóa học / thuốc trừ sâu).
8. Hạn chế dùng các loại dầu thực vật có chứa chất béo poly-unsaturated (như dầu
hướng dương, dầu bắp, dầu safflower) mà thay bằng dầu ô-liu ép nguội (không
nấu).

×