Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Vai trò và ý nghĩa kinh tế của lưỡng cư pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.5 KB, 2 trang )

Vai trò và ý nghĩa kinh tế của lưỡng cư
1. Vai trò đối với nông nghiệp
Đa số lưỡng cư có ích đối với nông nghiệp vì chúng tiêu diệt một số lớn sâu bọ phá
hoại mùa màng. Trong vấn đề này, lưỡng cư có ưu điểm hơn so với chim về một số mặt:
lưỡng cư chủ yếu tiêu diệt sâu bọ về ban đêm, bổ sung cho chim vì khi đó chim đã về tổ,
lưỡng cư tiếp xúc vơi sâu bọ gần hơn chim và khả năng phát hiện saau bọ nhạy hơn chim vì
màu sắc nguỵ trang của sâu bọ không có tác dụng gì đối với lưỡng cư, vì lưỡng cư chỉ nhìn
thấy những vật cử động. Lưỡng cư có mặt ở hầu khắp các sinh cảnh của hệ sinh thái nông
nghiệp và là thiên địch của nhiều loài sâu bọ thuộc các bộ trong lớp Sâu bọ. Ở một số nước
như Anh, Hà Lan, Bỉ, cóc được nhập để nuôi trong vườn hoặc ở các khu vực trồng mía.
Ngoài ra, người ta đã tính, cứ 100 con ếch chỉ trong một vụ hè đã có thể tiêu diệt 100
nghìn sâu hại trên ha. Ấu trùng lưỡng cư ăn tảo khuê (Diatomae), tảo lục (Chlorophyraceae)
mà cá con ít sử dụng đến nên không ảnh hưởng đến nghề nuôi cá. Mặt khác nó còn là thức ăn
cho cá, vì thế đã làm giàu cho các khu vực nước ngọt.
2. Vai trò đối với y học và sức khoẻ con người
Đại bộ phận ếch nhái tiêu diệt một số lớn vật chủ trung gian như: muỗi, ấu trùng thân
mềm và giun… Thịt cóc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em, nhựa cóc (thiềm tô) chữa kinh giật và
có tác dụng làm vết thương chóng thành sẹo. Y học dùng ếch để phát hiện phụ nữ có thai từ
sớm, nhựa độc của cóc được chiết rút để lấy ra những alcalotie để chế thuốc. Ếch là động vật
thí nghiệm dùng trong y học, nghiên cứu khoa học và trong các trường học.
3. Vai trò thực phẩm đặc sản
Ở nhiều nước trên thế giới những lưỡng cư cỡ lớn được dùng làm thực phẩm đặc sản.
Ở Việt Nam, thịt ếch đồng, ếch nhẽo, ếch vạch (ếch ang), ếch gai được coi là thực phẩm được
ưa chuộng. Hiện nay phong trào nuôi ếch đồng đang được phát triển ở nhiều nơi. Dù rằng
lưỡng cư có mang đến cho con người những mặt lợi ích nhất định, song chúng vẫn có những
mặt hại như chúng mang vi khuẩn truyền bệnh tula (Bacterium tulareuse) và một số loài là vật
chủ trung gian mang giun kí sinh cho gia súc và gia cầm.
Hiện nay một số lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do bị săn bắt làm thực
phẩm, hoặc do sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và gây ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần
được bảo vệ và được tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế: ếch đồng…
Vai trò và ý nghĩa kinh tế của bò sát


1. Vai trò trong tự nhiên
Trong tự nhiên bò sát đóng một vai trò đáng kể. Đa số thằn lằn và rắn tiêu diệt nhiều
loài động vật, đặc biệt sâu bọ và gặm nhấm… mặt khác chúng lại trở thành thức ăn cho chim
và những loài thú (cầy, hổ, cáo…) nên đảm bảo cân bằng sinh học trong tự nhiên.
2. Vai trò đối với nông nghiệp
Trong tự nhiên đa số bò sát tiêu diệt đáng kể sâu bọ và gặm nhấm pha hoại mùa màng.
Nhưng có một số bò sát gây hại nông nghiệp như rắn liu điu, rắn mồng, rắn nước… Nhiều
loài rắn (rắn nước, rắn ráo thường, rắn ráo trâu, rắn hoa cỏ nhỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang
chúa) ăn thằn lằn, rắn, chuột là những loài có ích cho nông nghiệp.
3. Vai trò đối với y dược và sức khoẻ con người
Nọc độc của nhiều loài rắn (rắn hổ mang, rắn lục…) được chế biến làm thuốc chữa
bệnh viêm khớp, thuốc giảm đau, chữa hen phế quản, bệnh rong huyết, phong bế sự phát triển
của những tế bào ung thư… Rượi tam xà ngâm 3 loại rắn (hổ mang, cạp nong, rắn ráo) chữa
viêm, đau khớp, tăng cường thể lực. Rượi ngâm tắc kè chữa hen xuyễn, đồng thời là thuốc bổ.
Yếm rùa dùng nấu cao (cao quy bản) chữa bệnh còi xương ở trẻ em. Mật trăn làm tan những
vết bầm tím do tụ máu. Tuy nhiên có nhiều loài bò sát (rắn, thằn lằn, rùa) mang ve bét truyền
bệnh dịch nguy hiểm cho con người và gia súc, rắn độc cắn chết người.
4. Vai trò thực phẩm đặc sản và công nghệ
Thịt và trứng một số bò sát (ba ba, rùa, một số loài rắn) là thực phẩm đặc sản có giá
trị. Một số sản phẩm công nghiệp và đồ trang trí được chế tạo từ một số loài bò sát (mai đồi
mồi, da cá sấu, kì đà, trăn, rắn, mẫu nhồi trang trí từ loài bò sát đẹp…)
Nhiều loài bò sát được nhân nuôi trên quy mô lớn để làm thực phẩm và lấy các sản
phẩm khác như: nuôi trăn (lấy mỡ trăn và nấu cao), rắn hổ mang (lấy nọc độc dùng trong y
học), nuôi kỳ đà (lấy da và thực phẩm), nuôi cá sâu (lấy da và thực phẩm), nuôi rùa và ba ba
(thực phẩm và mai), nuôi rắn ráo trâu (làm thực phẩm)…

×