Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Chẩn đoán đột quỵ bằng cách nào? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96 KB, 3 trang )




Chẩn đoán đột quỵ bằng
cách nào?


Nếu bạn hay người thân của bạn mắc đột quỵ hay có những dấu hiệu cảnh
báo đột quỵ hay có những yếu tố nguy cơ, việc cần đến sự chăm sóc y tế là
rất quan trọng. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh và thăm khám để tìm ra nguyên nhân của
vấn đề và xác định phương pháp trị liệu tốt nhất. Không bao giờ được cho
rằng những vấn đề này là không quan trọng và nó sẽ tự mất đi, cũng như
không bao giờ tự mình đưa ra chẩn đoán bệnh.
Chú ý: Nếu bạn hay người thân của bạn có các triệu chứng của đột quỵ cần
gọi ngay cho trung tâm cấp cứu gần nhất vì đột quỵ là một cấp cứu trong y
học.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khai thác bệnh sử
Bác sĩ hay nhân viên y tế sẽ hỏi bạn những câu hỏi về tình huống bị bệnh để
khai thác cẩn thận về bệnh sử. Nếu bệnh nhân không thể giao tiếp thì người
nhà bệnh nhân hay người chứng kiến bệnh sẽ cung cấp những thông tin này.
Thầy thuốc sẽ hỏi về những bệnh mà bạn đang mắc và tất cả những bệnh
trước kia mà bệnh nhân đã mắc đặc biệt là những bệnh di truyền trong gia
đình bệnh nhân. Cần mang theo những đơn thuốc mà bệnh nhân đang dùng
hay những giấy ra viện của những đợt nhập viện trước.
Bước 2: Thăm khám bệnh
Bác sĩ sẽ đo mạch, huyết áp và thăm khám các cơ quan khác (tim, phổi
…).Thăm khám thần kinh bao gồm những test chi tiết cho hệ thống cơ, thần
kinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức mạnh, cảm giác, sự phối hợp và phản xạ. Thêm
vào đó, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi để kiểm tra về trí nhớ, khả năng ngôn
ngữ và khả năng suy nghĩ của bệnh nhân.


Dựa vào những kết quả hỏi bệnh và thăm khám ở trên, bác sĩ có thể đặt ra
những test chẩn đoán khác để nắm rõ về bệnh. Hãy đặt những câu hỏi về
những vấn đề mà bạn quan tâm cho bác sĩ hay nhân viên y tế.

×